1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

104 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

phân tích các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệđối với phần mềm máy tính theo Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Dân sự;- Năm 2007, bài viết của tác giả Nguyễn Như Hà “Một h

Trang 1

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiêncứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưatừng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Tuấn Dũng

Trang 2

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các

giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội với lòng nhiệt tình

và sự tận tụy đã truyền đạt cho học viên những kiến thức

về pháp luật cũng như những bài học trong công việc và trong cuộc sống.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Giảng viên chính, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Lan ở Tổ bộ môn Tư pháp Quốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện luận văn thạc sỹ

Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến bố

mẹ và gia đình- những người luôn bên tôi động viên và giúp đỡ trong cuộc sống cũng như trong học tập Để hoàn thiện luận văn này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến bạn bè- những người đã giúp tôi có những ý kiến khách quan về nội dung luận văn Và với tất cả những người đang đọc luận văn này, cảm ơn các bạn đã chọn luận văn của tôi để tham khảo và nghiên cứu, hy vọng nó sẽ có ích cho các bạn.

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH 5

1.1 Khái quát về phần mềm máy tính 5

1.1.1 Khái niệm phần mềm máy tính 5

1.1.2 Đặc điểm riêng của phần mềm máy tính 10

1.1.3 Vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính 14

1.2 Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính 17

1.2.1 Điều ước quốc tế đa phương 17

1.2.2 Điều ước quốc tế song phương 19

1.2.3 Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính của các quốc gia trên thế giới 19

CHƯƠNG II BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ 21

2.1 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính theo điều ước quốc tế 21

2.1.1 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính theo điều ước quốc tế đa phương 21

2.1.2 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính theo điều ước quốc tế song phương 26

2.2 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính theo pháp luật quốc gia 28

2.2.1 Pháp luật Hoa Kỳ 29

2.2.2 Pháp luật Ấn Độ 39

2.2.3 Pháp luật Châu Âu 44

Trang 5

ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH Ở VIỆT NAM VÀ KINH

NGHIỆM TỪ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ 51 3.1 Thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính ở Việt Nam hiện nay 51

3.1.1 Điểm tích cực 513.1.2 Điểm hạn chế 543.1.3 Những hạn chế của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính ở Việt Nam 56

3.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền

sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính ở Việt Nam

trong thời gian tới 59

3.2.1 Xây dựng một luật riêng về phần mềm máy tính 603.2.2 Ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể về bảo hộ phần mềm máy tính 62

3.3 Kinh nghiệm từ pháp luật quốc tế để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ phần mềm máy tính 63

3.3.1 Bảo hộ phần mềm máy tính với tư cách sáng chế 633.3.2 Bổ sung, làm rõ các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính 663.3.3 Thống nhất hai thuật ngữ “phần mềm máy tính” và “chương trình máy tính” 67

KẾT LUẬN 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

HÌNH ẢNH MINH HỌA

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong những năm qua, ngành công nghệ thông tin ở ViệtNam đang không ngừng phát triển Việt Nam là một trong nhữngthị trường công nghệ thông tin rất tiềm năng với nguồn nhân lựcdồi dào và có chất lượng cao, có khả năng thu hút nhiều doanhnghiệp nước ngoài đến đầu tư và mở rộng thị trường Theo dự báocủa báo transworldnews.com, tốc độ tăng trưởng của ngành côngnghệ thông tin Việt Nam có thể lên đến 16%/năm trong giai đoạn2011-2015, doanh thu từ công nghệ thông tin có thể đạt đến 4,5 tỷUSD/năm vào năm 2015[48] Tuy nhiên, để dự báo trên thành hiệnthực thì yêu cầu cấp thiết là phải tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệđối với phần mềm máy tính

Hiện nay, mặc dù tình hình bảo hộ có nhiều chuyển biến tíchcực tuy nhiên tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam vẫnrất cao và đang giảm dần nhưng tương đối chậm [xem bảng 1 phụlục] Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng mộttrong những nguyên nhân cơ bản đó là pháp luật về bảo hộ phầnmềm máy tính còn nhiều hạn chế Để khắc phục hạn chế của phápluật, việc phân tích, nghiên cứu các quy định về bảo hộ phần mềmmáy tính của pháp luật quốc tế là rất cần thiết Trong đó, pháp luậtcủa các quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển mạnh như:Hoa Kỳ, Ấn Độ, Châu Âu cần phải được đặc biệt quan tâm Từnhững nghiên cứu về pháp luật quốc tế về vấn đề bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính, chúng ta có thể rút ranhững bài học kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằmnâng cao hiệu quả bảo hộ phần mềm máy tính Có như vậy, ViệtNam mới có thể phát triển ngành công nghệ thông tin một cáchnhanh chóng và bền vững Đây cũng là lý do mà tác giả chọn đề

tài “Pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần

Trang 7

mềm máy tính và kinh nghiệm áp dụng cho pháp luật Việt Nam”

làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước.

Từ thế kỷ 20 đến nay, cùng với sự phát triển bùng nổ củangành công nghệ thông tin trên toàn cầu, các quốc gia ngày càngquan tâm hơn tới vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phầnmềm máy tính Các nghiên cứu về vấn đề này vì thế cũng tăng lên.Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu được viết dưới dạng bàitham luận, hội thảo hoặc các ý kiến tranh luận như:

- Mars Friedman và Linsey H Taylor, Những vấn đề cơ bản về

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính theo pháp luật Hoa Kỳ, Hoa Kỳ, 1997;

- Mark H Webbink, Một mô hình bảo hộ mới về quyền sở hữu

trí tuệ đối với phần mềm, Hoa Kỳ, 2004;

- Michael Current, Quyền Sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy

tính, Hoa Kỳ, 2005.

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phầnmềm máy tính là vấn đề còn khá mới cả về lý luận và thực tiễnnhất là đối với việc bảo hộ theo pháp luật quốc tế Một số đề tàinghiên cứu khoa học, luận án về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trítuệ đối với phần mềm máy tính theo pháp luật Việt Nam đó là:

- Năm 2002, bài viết của tác giả Nguyễn Định Huy, “Một vài

suy nghĩ về bảo hộ phần mềm máy tính ở Việt Nam” trên Tạp chí

Khoa học số ra tháng 8/2002 Nội dung của bài viết tập trung vàocác quy định của bộ luật dân sự 1995 về bảo hộ phần mềm máytính;

- Năm 2006, luận văn thac sỹ của tác giả Phạm Minh Sơn

“Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính, một số vấn đề lý

luận và thực tiễn” Nội dung luận văn tập trung chủ yếu vào việc

Trang 8

phân tích các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệđối với phần mềm máy tính theo Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Dân sự;

- Năm 2007, bài viết của tác giả Nguyễn Như Hà “Một hướng

tiếp cận bảo hộ phần mềm máy tính trong thế giới hội nhập” trên

Tạp chí Hoạt động khoa học số 596;

- Năm 2009, bài viết của tác giả Trần Văn Hải: “Chương

trình máy tính nên được bảo hộ là đối tượng nào của quyền sở hữu trí tuệ” trên Tạp chí Khoa học số 596 Nội dung của bài viết

là phân tích cơ sở của việc bảo hộ phần mềm máy tính với tưcách quyền tác giả và hướng đi mới cho việc bảo hộ phần mềmmáy tính trên cơ sở tham khảo pháp luật của một số quốc giatrên thế giới

Các công trình nghiên cứu khoa học trên một mặt chỉ tậptrung phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính mà không đisâu nghiên cứu các quy định cụ thể của pháp luật quốc tế Mặtkhác, sự phát triển quá nhanh của ngành công nghệ thông tinkhiến nội dung của các các công trình nghiên cứu trên bị ảnhhưởng nhất định Tuy nhiên, những bài viết của các tác giả đãphân tích cơ bản về pháp luật Việt Nam và đề xuất những phươnghướng hoan thiện pháp luật trong tương lai, đó là cơ sở để tác giảtiếp tục nghiên cứu, phát triển, so sánh với pháp luật nước ngoài

để xây dựng và hoàn thiện luận văn của mình

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trítuệ đối với phần mềm máy tính theo pháp luật quốc tế trong đó

có các điều ước quốc tế như: Hiệp định TRIPs, Hiệp ước WCT vàpháp luật của các quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triểnnhư Hoa Kỳ, Ấn Độ, Châu Âu

Trang 9

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đây là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, do vậy, luận văntập trung nghiên cứu về các vấn đề: Định nghĩa phần mềm máytính; Nội dung quy định của điều ước quốc tế và pháp luật một sốquốc gia tiêu biểu về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phầnmềm máy tính; Từ đó so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm choViệt Nam; Đồng thời kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật

về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính ở ViệtNam

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiệntrên nền tảng phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng,Duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, trên cơ sở các quanđiểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam

Luận văn được kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoahọc: phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phân tích, chứngminh, thống kê, so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận với thựctiễn,

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:

- Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản liên quan đếnviệc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính

- Luận văn làm sáng tỏ được quy định của các điều ước quốc tế

và pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo hộ quyền sở hữu trítuệ đối với phần mềm máy tính

- Đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp kiến nghịhoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đốivới phần mềm máy tính trên cơ sở các quy định của pháp luậtquốc tế

Nhiệm vụ: Luận văn tổng hợp và phân tích khái niệm về

phần mềm máy tính Trên cơ sở đó, luận văn tìm hiểu quy định về

Trang 10

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính theo phápluật quốc tế Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Namtrong việc bảo hộ và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật ViệtNam nhằm tăng cường hiệu quả của việc bảo hộ.

6 Những kết quả nghiên cứu mới

- Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phần mềmmáy tính

- Luận văn tìm hiểu và nghiên cứu quy định của pháp luậtquốc tế về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềmmáy tính;

- Luận văn đưa ra những phương hướng mới để xây dựng vàhoàn thiện pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả của việc bảo hộquyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính

7 Cơ cấu luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, các Phụ lục và Danh mục tàiliệu tham khảo Nội dung luận văn được bố cục thành 3 chương cụthể như sau:

- Chương I: Khái quát về phần mềm máy tính và pháp luật về

vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính;

- Chương II: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm

máy tính theo pháp luật quốc tế;

- Chương III: Thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với

phần mềm máy tính ở Việt Nam và kinh nghiệm từ pháp luậtquốc tế

Trang 11

CHƯƠNG I.

KHÁI QUÁT VỀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ VẤN

ĐỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM

MÁY TÍNH 1.1 Khái quát về phần mềm máy tính

1.1.1 Khái niệm phần mềm máy tính

1.1.1.1 Dưới góc độ tin học

Máy tính là một trong những sáng chế cực kỳ quan trọng củaloài người Xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 40 của thế kỷtrước, đến những năm 70, sự ra đời của những chiếc máy tính cánhân đã khởi đầu cho ngành công nghệ thông tin phát triển mạnh

mẽ hiện tại [41] Ngày nay, máy tính đã và đang tham gia ngàycàng sâu rộng vào cuộc sống và công việc của con người Thậm chísản xuất máy tính đã trở thành một ngành công nghiệp thực thụvới lượng máy tính được tiêu thụ lên đến 355,2 triệu chiếc vàdoanh thu lên đến 329 tỷ USD năm 2011 [42] Cùng với sự pháttriển của khoa học kỹ thuật, kích thước máy tính ngày càng thunhỏ, sức mạnh của chúng ngày càng tăng và máy tính đã trởthành một công cụ không thể thiếu đối với con người

Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng về cơ bản, máy

tính có thể được hiểu theo khái niệm sau “Máy tính điện tử hay

còn gọi là máy vi tính (sau đây gọi tắt là máy tính) được hiểu là một thiết bị điện tử có khả năng xử lý dữ liệu theo một tập hợp của các mệnh lệnh máy tính đã được chứa sẵn bên trong máy một cách tạm thời hay vĩnh viễn” [1;tr.17] Để máy tính có thể hoạt

động mà không cần đến sự can thiệp của con người, máy tính cầnphải có 2 bộ phận cấu thành đó là phần cứng (hardware) và phầnmềm (software) Chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, phầncứng muốn hoạt động được thì phải có phần mềm hỗ trợ và phầnmềm chỉ hoạt động được dựa trên cấu tạo phần cứng tương tích

Trang 12

Phần cứng có thể hiểu là tất cả những bộ phận vật lý cấu tạonên một chiếc máy tính, ví dụ: màn hình hiển thị, chuột, ổ đĩa, bộnhớ, Ngược lại với phần cứng là phần mềm, có thể coi phầnmềm là “linh hồn” của máy tính, nó có thể được hiển thị thôngqua màn hình giao tiếp nhưng chúng ta không thể cầm, nắm haythực hiện những tác động vật lý khác được Trong thời đại côngnghệ thông tin đang phát triển vũ bão hiện nay, việc phát triểnphần mềm máy tính ngày càng được chú trọng và công nghiệpphần mềm đã trở thành một ngành công nghiệp độc lập bêncạnh công nghiệp máy tính Khi tiếp cận phần mềm máy tínhdưới góc độ nghiên cứu, chúng ta cần phải hiểu khái niệm phầnmềm máy tính cả về tin học lẫn luật học.

Dưới góc độ tin học, đã có nhiều khái niệm phần mềm máytính được đưa ra và các khái niệm này về cơ bản là giống nhau:

- Theo từ điển kỹ thuật trực tuyến TheFreeDictionary, “Phần

mềm máy tính là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một bài toán nào đó”[43].

- Trong các giáo trình về công nghệ thông tin, khái niệm

“phần mềm máy tính” cũng được định nghĩa như sau: “phần

mềm là một tập hợp của các lệnh được cài đặt bên trong máy tính giúp cho chúng có thể hoạt động xử lý thông tin” [2;tr.76]

Trên thực tế, có rất nhiều các loại phần mềm máy tính vớinhiều tính năng, công dụng, cấu trúc khác nhau, vì vậy, khi tiếp

cận khái niệm “phần mềm máy tính” dưới góc độ tin học, có nhiều

cách phân loại phần mềm khác nhau dựa trên những tiêu chí nhấtđịnh:

- Căn cứ vào vai trò của phần mềm đối với hoạt động của máy tính, có thể chia phần mềm máy tính thành

phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và phần mềm chuyển

Trang 13

dịch mã Phần mềm hệ thống là phần mềm có tác dụng quản lí hệ

thống, hỗ trợ và cung cấp các tài nguyên đồng thời điều hành cáchoạt động của máy tính ví dụ: hệ điều hành Windows, trình điềukhiển thiết bị (device driver), Phần mềm ứng dụng là phầnmềm giúp máy tính thực hiện một công việc cụ thể, ví dụ:Microsoft office là phần mềm soạn thảo văn bản, bảng tính,phần mềm Bách khoa antivirus (BKAV) là phần mềm diệt virus,Acrobat Reader là phần mềm đọc văn bản,… Phần mềm chuyểndịch mã (bao gồm trình biên dịch và trình thông dịch) là nhữngchương trình đóng vai trò đọc các câu lệnh từ mã nguồn đượcviết bởi các lập trình viên theo một ngôn ngữ lập trình và dịch

nó sang dạng ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu được

- Căn cứ vào yếu tố giá cả, phần mềm máy tính được chia

làm phần mềm thu phí và phần mềm miễn phí Phần mềm thuphí là phần mềm mà tác giả hoặc chủ sở hữu phần mềm yêucầu người sử dụng phần mềm phải trả cho họ một khoản phí để

sử dụng, ví dụ: Hệ điều hành Mac OS, phần mềm chỉnh sửa ảnhAdobe Photoshop, phần mềm diệt virus Kaspersky… Phần mềmmiễn phí là phần mềm mà tác giả hoặc chủ sở hữu phần mềmkhông yêu cầu người sử dụng phải trả phí để sử dụng, ví dụ: bộ

gõ Unikey, trình dọn dẹp thư mục C Cleaner, phần mềm chơivideo VLC…

- Căn cứ vào khả năng tiếp cận và sao chép mã nguồn của phần mềm, phần mềm máy tính được chia thành phần

mềm mã nguồn đóng và phần mềm mã nguồn mở Phần mềm

mã nguồn đóng là phần mềm mà các lệnh lập trình của nó khôngđược tác giả hoặc chủ sở hữu công khai và những người khác phảihỏi ý kiến nếu muốn khai thác, sử dụng Ngược lại phần mềm mãnguồn mở là phần mềm mà các lệnh lập trình của nó được công

bố công khai và mọi người có thể sử dụng, khai thác nó màkhông cần sự đồng ý của tác giả hay chủ sở hữu phần mềm Đa

Trang 14

số các phần mềm mã nguồn mở đều miễn phí nhưng phần mềm

mã nguồn mở và phần mềm miễn phí là 2 khái niệm không hoàntoàn trùng nhau, một số phần mềm mã nguồn mở tiêu biểu như:

Hệ điều hành Linux, phần mềm Open Office,…

Ngoài ra, chúng ta cần phải nhắc đến ngôn ngữ hệ thống vàngôn ngữ lập trình của phần mềm máy tính, nó không phải là phầnmềm máy tính mà chỉ là ngôn ngữ để xây dựng phần mềm Tuynhiên, khi xem xét bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềmmáy tính, người ta chủ yếu căn cứ vào ngôn ngữ xây dựng phầnmềm (mã nguồn và mã máy) đây là 2 yếu tố rất quan trọng trongpháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máytính Theo đó:

- Ngôn ngữ hệ thống (mã máy) được xem là ngôn ngữ

dùng để giao tiếp với máy tính ở dạng mã máy Ngôn ngữ nàyđược nhà sản xuất thiết kế riêng cho từng loại Các chương trìnhnày chứa toàn số nhị phân (chỉ gồm hai con số 0 và 1) Ngôn ngữ

hệ thống tiêu biểu là ngôn ngữ Assembler;

- Ngôn ngữ lập trình (mã nguồn) được xem là ngôn ngữ

máy tính Nó được thiết kế thích hợp cho những đòi hỏi của các lậptrình viên Nó thường dùng để viết các ứng dụng trong thực tế, cácloại ngôn ngữ lập trình tiêu biểu như: BASIC, COBOL, FORTRAN,…

1.1.1.2 Dưới góc độ luật học

Như đã nêu, phần mềm máy tính chỉ mới xuất hiện từ thậpniên 40 của thế kỷ trước trở lại đây, vì vậy, phần mềm máy tínhvới tư cách là một đối tượng điều chỉnh của pháp luật còn khá nontrẻ so với các đối đượng điều chỉnh khác của pháp luật cả ở trênthế giới lẫn ở Việt Nam Dưới góc độ pháp luật, hiện đang có haikhái niệm “phần mềm máy tính” (computer software) và “chươngtrình máy tính” (computer program) tồn tại song song

Tại điều 101 Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ-nơi khai sinh ra máytính, thuật ngữ “chương trình máy tính” được sử dụng và được định

Trang 15

nghĩa: “chương trình máy tính là tập hợp các lệnh hoặc các chỉ dẫn

được sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong máy tính nhằm đem lại một kết quả nhất định”.

Ở phần diễn giải Chỉ thị 2009/24/EC ngày 23/4/2009 của Hộiđồng Châu Âu EC, thuật ngữ “chương trình máy trính” cũng được sử

dụng và được mô tả: “Chương trình máy tính giúp các thiết bị của

máy tính liên kết và làm việc với nhau”.

Ở Việt Nam, phần mềm máy tính lần đầu được đề cập đếntrong Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướngdẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ LuậtDân sự, trong đó, khoản 14 Điều 4 Nghị định này định nghĩa:

“Phần mềm máy tính bao gồm chương trình máy tính, tài liệu mô

tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, cơ sở dữ liệu”.

Khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 lại sử

dụng thuật ngữ “chương trình máy tính” và định nghĩa : “Chương

trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả

cụ thể”.

Tuy nhiên, khoản 12 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin

2006 lại sử dụng thuật ngữ “phần mềm” và định nghĩa: “Phần

mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu,

mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định”.

Trong các sách báo, tạp chí Luật học, các tác giả cũng cónhững cách định nghĩa khác nhau về phần mềm máy tính Cụ thể:

- Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam của trường Đại học

luật Hà Nội định nghĩa: “Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu:

Được hiểu là một hoặc một nhóm chương trình được biểu hiện dưới dạng chuỗi lệnh viết theo ngôn ngữ lập trình nhất định và các tệp

Trang 16

dữ liệu có liên quan chỉ dẫn cho máy tính biết phải làm gì để thực hiện được nhiệm vụ đề ra, có thể cài đặt như một phần mềm của máy tính hoặc có thể sắp xếp dưới hình thức văn bản, đĩa mềm, đĩa CD-ROM” [3; tr.45].

- Luận văn “Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính, một

số vấn đề lý luận và thực tiễn”, tác giả Phạm Minh Sơn cũng định nghĩa:“Phần mềm máy tính/Chương trình máy tính là tập hợp các

chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể theo mong muốn” [22,

tr.6]

Có thể thấy, qua thời gian định nghĩa “phần mềm máy tính”

đã ngày càng hoàn thiện, chính xác Đồng thời khái niệm “phầnmềm máy tính” trong các công trình nghiên cứu luật học về cơ bảnthống nhất với khái niệm trong các văn bản luật ở điểm: là một tậphợp các lệnh giúp cho máy tính có thể thực thi được một công việc

cụ thể Tuy nhiên hiện có hai thuật ngữ tồn tại song song: “phầnmềm máy tính” và “chương trình máy tính” Hai thuật ngữ nàyđược sử dụng như nhau và chưa có sự thống nhất một cách rõràng, cụ thể cùng với đó là khái niệm “phần mềm” với nội hàm của

“phần mềm” rộng hơn, nó là những phần mềm máy tính giúp điềukhiển các thiết bị số: máy ảnh, máy nghe nhạc, đang ngàycàng có cấu trúc và tính năng tương đồng với những chiếc máytính

Như vậy, khái niệm phần mềm máy tính cần được nhậnthức một cách đầy đủ và thống nhất hơn Theo đó, thuật ngữ

“phần mềm máy tính” hay “phần mềm” sẽ bao quát và điềuchỉnh đầy đủ hơn các đối tượng bảo hộ vì vậy, tác giả sử dụngthống nhất thuật ngữ “phần mềm máy tính” trong luận văn này.Đồng thời, khái niệm phần mềm cũng nên có sự sửa đổi như

Trang 17

sau: “Phần mềm máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện

dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính hoặc các thiết bị có cấu trúc phần cứng tương đương máy tính đọc được và có khả năng làm cho máy tính hay các thiết bị khác tương đương thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể theo mong muốn”.

1.1.2 Đặc điểm riêng của phần mềm máy tính

Theo các pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam,phần mềm máy tính được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như tácphẩm văn học nghệ thuật Xuất phát từ định nghĩa, phần mềmmáy tính bao gồm các mã, lệnh lập trình giúp máy tính có thể thựchiện được một công việc cụ thể, những mã, lệnh lập trình này trênphương diện nào đó cũng giống với một tác phẩm văn học đượcviết trên một ngôn ngữ cụ thể nên có thể bảo hộ quyền sở hữu trítuệ đối với phần mềm máy tính như bảo hộ quyền tác giả Tuynhiên, trên thực tế, phần mềm máy tính có rất nhiều điểm khácbiệt so với tác phẩm văn học nghệ thuật và chỉ khi hiểu rõ nhữngđiểm khác biệt này ta mới có thể áp dụng chính xác các quy định

về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật vàophần mềm máy tính

1.1.2.1 Phần mềm máy tính bao gồm nhiều yếu tố tạo

nên

Khi đặt ra vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm như:tiểu thuyết, kịch nói, tác phẩm mỹ thuật, người ta chỉ xem xét nódưới hai góc độ là nội dung và hình thức thể hiện bởi khi xây dựngmột tác phẩm văn học nghệ thuật, tác giả cũng chủ yếu xoayquanh 2 bước: Một là, tìm cho mình những ý tưởng sáng tạo, mới lạ,độc đáo để xây dựng nội dung cho tác phẩm Hai là, thể hiện ýtưởng, nội dung tác phẩm của mình dưới dạng một hình thức vậtchất nhất định để mọi người có thể thưởng thức, nắm bắt được Tuy

Trang 18

nhiên, phần mềm máy tính thì không đơn giản như vậy mà nó baogồm rất nhiều công đoạn phức tạp khác nhau Việc xây dựng mộtphần mềm máy tính có thể được mô tả một cách đơn giản gồm cácbước sau [25]:

- Thứ nhất, xây dựng ý tưởng về phần mềm máy tính: qua

phán đoán hoặc nắm bắt nhu cầu thị trường, doanh nghiệp hoặcchuyên gia công nghệ thông tin nghiên cứu, xây dựng và đánh giá

ý tưởng phát triển một phần mềm đảm nhiệm các chức năng hoặcgiải quyết các nhiệm vụ nào đó

- Thứ hai, thiết kế cấu trúc hệ thống: là công đoạn xác định

các module (môđun) cần thiết và mối quan hệ giữa các module đó,bao gồm việc lồng ghép các module, thiết kế dòng điều khiển chảytrong hệ thống (trình tự tham gia giải quyết công việc của cácmodule) và xác định dòng dữ liệu tương ứng (dòng thông tin traođổi giữa các module) Bản thân việc thiết kế một nhóm module cóquan hệ hữu cơ với nhau để đảm nhiệm được một (hoặc một số)chức năng cụ thể có thể xem như một giải pháp kỹ thuật dướidạng thiết kế cơ cấu, còn việc thiết kế các dòng điều khiển vàdòng dữ liệu tiêu đề xử lý được một nhiệm vu cụ thể lại có thể xemnhư một giải pháp kỹ thuật dạng thiết kế quy trình

- Thứ ba, thiết kế kiểu dữ liệu trừu tượng: mỗi nhiệm vụ,

chức năng mà một module phải giải quyết sẽ được phân chi tiếthơn thành các phép toán hoặc tác vụ cần thực hiện, cùng kiểu dữliệu tương ứng mà mỗi phép toán, tác vụ sẽ vận dụng

- Thứ tư, thiết kế giải thuật và cấu trúc dữ liệu: giải thuật là

một chuỗi các bước chi tiết phải thực hiện để hoàn thành một phéptoán, tác vụ và mỗi phép toán, tác vụ có thê được giải quyết bằngmột số giải thuật khác nhau Tương ứng, cấu trúc dữ liệu cũng làbước thiết kế cụ thể hơn cho mỗi kiểu dữ liệu đã được xác định ởcông đoạn thiết kế kiếu dữ liệu trừu tượng qua 6 thông số: kiểu dữliệu cơ sở, giá trị, biến, mảng, biểu ghi và trỏ

Trang 19

- Thứ năm, xây dựng mã nguồn: dựa trên các giải thuật chi

tiết và cấu trúc dữ liệu tương ứng, lập trình viên sẽ viết mã nguồn(chuỗi câu lệnh được viết bằng ngôn ngữ lập trình)[xem hình 2 phụlục] và sau đó biên dịch sang mã máy (được dịch từ mã nguồn rachuỗi các ký tự 0 và 1 tương ứng để máy tính có thể hiểu và chấphành) tương ứng với loại phần cứng mà phần mềm sẽ được cài đặt

Ngoài ra, để có thể xúc tiến thương mại một phần mềm máytính, hàng loạt các tài liệu khác cần được thiết kế, biên soạn như:hướng dẫn cài đặt, sử dụng, sửa lỗi, nâng cấp Do đó, có thể xemmột phần mềm hoàn chỉnh được bao gồm 4 yếu tố cơ bản: tài liệuthiết kế, mã chạy phần mềm (mã nguồn và mã máy), tài liệu hỗtrợ và sưu tập dữ liệu số đi kèm, trong đó, sưu tập dữ liệu số baogồm các cơ sở dữ liệu và các tác phẩm số hoặc số hóa

Có thể thấy, việc bảo hộ phần mềm máy tính theo chế độbảo hộ dành cho tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật nhưcách của Việt Nam và đa số quốc gia trên thế giới đã có những hạnchế nhất định Quan điểm phần mềm máy tính bao gồm các mã,lệnh lập trình được viết theo một thứ ngôn ngữ riêng, nó giống nhưmột tác phẩm văn học được viết bằng một thứ ngôn ngữ nhất địnhnên phải bảo hộ phần mềm máy tính như bảo hộ quyền tác giả đốivới tác phẩm văn học là đúng nhưng chưa đủ Bảo hộ theo cáchnày không thể bao quát hết tất cả những đối tượng cấu tạo nênphần mềm máy tính như đã nêu trên

1.1.2.2 Phần mềm máy tính liên quan chặt chẽ đến các

đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ

Xét về khía cạnh pháp lý, tác phẩm văn học nghệ thuật chỉgồm 2 yếu tố là nội dung và hình thức thể hiện Vì vậy, bảo hộquyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật chỉ cầnđến chế định bảo hộ quyền tác giả Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên,phần mềm máy tính có rất nhiều yếu tố để tạo nên và và các yếu tố

Trang 20

này có liên quan chặt chẽ đến các đối tượng khác của quyền sở hữu trítuệ Bao gồm:

- Một là, bí mật kinh doanh Để xây dựng một phần mềm

máy tính, doanh nghiệp hoặc lập trình viên phải nghiên cứunhu cầu thị trường để tìm ra ý tưởng về một phần mềm mới cókhả năng khai thác thương mại Để làm được điều này, trên thực

tế doanh nghiệp phải tiến hành các cuộc họp bàn, phân tích và thểhiện các ý tưởng này qua một bản kế hoạch hay dự án cụ thể Saukhi đã có những ý tưởng, lập trình viên phải tiến hành thiết kế cấutrúc hệ thống và thiết kế kiểu dữ liệu trừu tượng rồi viết mã nguồn

và dịch sang mã máy Để tạo sự đột phá trên thị trường, trước khinhững phần mềm này được công bố, các bản kế hoạch, bản thiết

kế, các dòng mã chắc chắn sẽ không được doanh nghiệp công bốcông khai mà được giữ kín thông tin như là một trong những bí mậtkinh doanh của doanh nghiệp

- Hai là, sáng chế Điều này thể hiện rất rõ ở công đoạn thiết

kế cấu trúc hệ thống và thiết kế kiểu dữ liệu trừu tượng Bằng cáchtạo ra các module và sắp xếp nó theo một trật tự nhất định đểluồng dữ liệu được xử lí một cách trôi chảy nhất và công việcđược thực hiện một cách nhanh nhất từ đó thiết kế các phéptoán để thực hiện các công việc này Nhờ đó, phần mềm máy tính

có những tính năng mới, sáng tạo và hiệu quả hơn so với các phầnmềm cạnh tranh khác Ví dụ: tính năng trượt để mở khóa; thanhcuộn quán tính trên hệ điều hành iOS [xem hình 3 phụ lục] Nhưvậy, lập trình viên đã đưa ra được những giải pháp công nghệ mới,sáng tạo hơn và những thiết kế của họ gần như là sáng chế

- Ba là, sưu tập dữ liệu, mỹ thuật ứng dụng Phần mềm máy

tính không chỉ bao gồm các mã/lệnh lập trình mà nó còn bao gồm

cả tài liệu hỗ trợ và sưu tập số kèm theo Nhiệm vụ của nó là giúpcho phần mềm được thể hiện sinh động trên màn hình máy tính(giao diện) một cách sinh động và dễ hiểu nhất Mỗi phần mềm

Trang 21

trên màn hình hiển thị đều có những cách thiết kế giao diện khácnhau [xem hình 4 phụ lục] Không đơn thuần chỉ là những nét vẽ,cách bố trí vu vơ, không mục đích mà giao diện của phần mềm cótác dụng rất lớn: nó giúp mọi người có thể dễ dàng sử dụng phầnmềm; nó tạo ra sự khác biệt đặc trưng giúp người dùng có thể dễdàng phân biệt nó với các phần mềm máy tính khác có cùng chứcnăng; ngoài ra nó còn thể hiện tính sáng tạo, thẩm mĩ của lập trìnhviên và giúp phần mềm có khả năng thu hút người dùng tốt hơn.

Như vậy, để xem xét vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đốivới phần mềm máy tính một cách toàn diện nhất là khi mà côngnghệ thông tin nói chung và phần mềm máy tính nói riêng pháttriển bùng nổ như hiện nay, không thể chỉ dựa hoàn toàn vào chếđịnh bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuậtđược mà cần phải xem xét nó dưới nhiều góc độ khác của quyền

sở hữu trí tuệ

1.1.2.3 Phần mềm máy tính có thể dễ dàng nhân bản mà

không hề ảnh hưởng đến chất lượng

Đối với một tác phẩm văn học nghệ thuật, người nghệ sĩtìm cho mình những ý tưởng sáng tạo độc đáo, mới lạ và phải thểhiện ý tưởng đó dưới một hình thức vật chất nhất định để mọingười có thể tiếp cận được ý tưởng đó Ở đây, yếu tố hình thức thểhiện rất quan trọng bởi pháp luật chỉ bảo hộ tác phẩm văn họcnghệ thuật về hình thức thể hiện chứ không bảo hộ về nộidung, ví dụ: một nghệ nhân tạo ra một bình gốm sứ với hoa văntinh xảo thì sản phẩm này sẽ được bảo hộ với tư cách là một tácphẩm tạo hình, nếu tạo ra một bình gốm với cấu tạo và hoa văngiống như thế là vi phạm quyền tác giả nhưng nếu vẽ lại bìnhgốm ấy thì không hề vi phạm

Chính vì phụ thuộc vào yếu tố hình thức thể hiện bên ngoàinên đa phần khi sao chép những tác phẩm văn học nghệ thuật thìchất lượng và giá trị của nó sẽ bị thay đổi ít nhiều, ví dụ: với bức

Trang 22

tranh nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo De Vinci, có rấtnhiều cách để sao chép như vẽ lại, chụp lại, tuy nhiên, những bản

vẽ, bản chụp lại này chắc chắn sẽ không thể hiện được hết nhữnggiá trị nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm, đồng thờigiá trị của những bản sao chép này sẽ không thể bằng được bảngốc

Phần mềm máy tính thì ngược lại với các tác phẩm văn họcnghệ thuật Nó được ví như là “linh hồn” của máy tính và chúng

ta không thể cầm nắm hay thực hiện bất kì một tác động vật lýnào khác dù vẫn nhìn thấy nó Phần mềm máy tính là một sảnphẩm phi vật chất, nó chỉ tồn tại trong những cấu tạo vật chấtnhất định (phần cứng) như:đĩa CD, ổ đĩa cứng, usb,… Chính vìvậy, so với tác phẩm văn học nghệ thuật, phần mềm máy tính dễdàng nhân bản hơn rất nhiều Đặc biệt hơn, những bản sao này cóchất lượng gần như không hề thay đổi so với bản gốc của chúng vàcũng không hề thay đổi theo không gian, thời gian Thậm chí, sovới các đối tượng khác của quyền tác giả, khả năng nhân bản củaphần mềm máy tính còn vượt trội ở điểm tự bản thân nó có thểnhân bản chính nó Vì phần mềm máy tính là một tập hợp cáclệnh lập trình giúp cho máy tính có thể thực thi được một côngviệc nhất định nên các lập trình viên hoàn toàn có thể lập trìnhcho phần mềm máy tính tiến hành tự sao chép ra nhiều bản khácnhau Trên thực tế sự lây lan đến mức chóng mặt của nhữngphần mềm độc hại được gọi dưới cái tên virus hay malware làmột ví dụ, chỉ cần cài lên một máy tính, nó sẽ tự nhân bản vàsao chép đến các máy tính khác theo cấp số nhân

Khả năng nhân bản là một ưu điểm của phần mềm máy tínhtrong sản xuất công nghiệp Sự tiến bộ trong công nghệ số giúpcho việc nhân bản ngày càng dễ dàng và thuận lợi đồng thời giảmthiểu chi phí cho việc sao chép và phân phối các bản sao phầnmềm máy tính [23; tr.192] Tuy nhiên đây cũng là một nhược điểm

Trang 23

rất lớn trong vấn đề bảo hộ quyền tác giả và là một trong nhữngđiểm mấu chốt cần phải xem xét để xây dựng cơ chế, chính sáchbảo hộ phần mềm máy tính một cách hợp lý nhất.

1.1.3 Vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối

với phần mềm máy tính

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay,máy tính và phần mềm máy tính ngày càng đi sâu vào các hoạtđộng sản xuất và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong côngviệc cũng như trong cuộc sống của con người Đặc biệt đối với ViệtNam là một nược có nền kinh tế với mức tăng trưởng cao cũng nhưdân số trẻ nên có thể tiếp thu rất nhanh các thành tựu về côngnghệ thông tin của thế giới và đó là một ưu thế rất lớn khi thu hútđầu tư và phát triển kinh tế nói chung và ngành công nghệ thôngtin nói riêng Chính vì vậy, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệđối với phần mềm máy tính có vai trò hết sức quan trọng khôngchỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả quốc gia

1.1.3.1 Đối với doanh nghiệp

Như đã phân tích ở trên, phần mềm máy tính gồm rất nhiềuyếu tố tạo nên và để tạo ra một phần mềm máy tính phải trải quarất nhiều công đoạn khác nhau, vì vậy, khi xây dựng một phầnmềm máy tính nhất là những phần mềm hệ thống như hệ điềuhành, doanh nghiệp phải huy động một khối lượng lớn nhân lựccũng như bỏ ra rất nhiều chi phí để nghiên cứu, phân tích Bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính chính là sựcông nhận của nhà nước và cả xã hội đối với công sức, tài sản vàtrí tuệ mà doanh nghiệp bỏ ra để xây dựng nên những phần mềmhữu ích phục vụ cho sản xuất và cho cuộc sống

Những quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệđối với phần mềm máy tính tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhất

là các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vào ngành côngnghệ thông tin nói chung và phát triển phần mềm nói riêng ở trong

Trang 24

nước Nhờ có các quy định về bảo hộ, các doanh nghiệp sở hữuhợp pháp phần mềm máy tính có các quyền về tài sản (quyền saochép, quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, ) cũng như về nhânthân (quyền đặt tên, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của phần mềm, )đối với phần mềm máy tính của mình Nhờ đó, các doanh nghiệp

sở hữu phần mềm sẽ có lợi thế rất lớn trong phát triển kinh doanh,phân phối và phát triển phần mềm của mình

Những quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối vớiphần mềm máy tính còn là chỗ dựa để các doanh nghiệp sở hữuphần mềm máy tính chống lại những hành vi cạnh tranh khônglành mạnh Phần mềm máy tính rất dễ sao chép và chất lượngcủa bản sao chép tương đương bản gốc nên nếu không có các quyđịnh về bảo hộ thì phần mềm máy tính sẽ bị sao chép tràn lan và

sử dụng trái phép với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với chi phí màdoanh nghiệp sản xuất phần mềm đã bỏ ra Khi mà doanh nghiệpkhông thu hồi được chi phí bỏ ra để sản xuất, nghiên cứu và pháttriển phần mềm thì tất yếu họ sẽ gặp khó khăn với các doanhnghiệp khác kinh doanh phần mềm máy tính sao chép trái phép.Thậm chí, những doanh nghiệp này nhờ việc sao chép trái phép vàbán phần mềm với giá rẻ còn có thể phát triển mạnh mẽ hơn và dầndần lấn át cả các doanh nghiệp sáng tạo ra phần mềm gốc Chỉ khi cócác quy định về bảo hộ với các quy định bảo vệ quyền lợi của chủ

sở hữu phần mềm cũng như các chế tài xử lý đối với các hành vi viphạm, doanh nghiệp mà nhất là doanh nghiệp nước ngoài mới có

cơ sở để bảo vệ quyền lợi của mình trước những ý đồ khai thácphần mềm trái phép

Những quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối vớiphần mềm không những tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanhnghiệp sở hữu phần mềm mà còn góp phần đảm bảo quyền lợicho những doanh nghiệp sử dụng phần mềm máy tính mộtcách hợp pháp Khi sử dụng phần mềm máy tính một cách hợp

Trang 25

pháp, những doanh nghiệp này có thể yên tâm trong việc sử dụngphần mềm trong sản xuất, kinh doanh cũng như để tạo ra nhữngsản phẩm trí tuệ khác Đồng thời, họ sẽ được sự hỗ trợ tối đa củadoanh nghiệp sản xuất phần mềm.

1.1.3.2 Đối với quốc gia

Việc bảo hộ phần mềm máy tính sẽ đáp ứng nhu cầu của nềnkinh tế thị trường trên thế giới Các quy định về bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính nói riêng và bảo hộ cácquyền liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung là một trong nhữngyêu cầu bắt buộc đối với các quốc gia khi muốn gia nhập Tổ chứckinh tế thế giới WTO Việc thực hiện bảo hộ tốt quyền sở hữu trítuệ sẽ thu hút tốt hơn nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệpnước ngoài cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các doanhnghiệp trong nước phát triển, đặc biệt là các quốc gia như ViệtNam, vì:

- Đối với các quốc gia phát triển trên thế giới nhất là cácquốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển mạnh như: Hoa Kỳ,Nhật Bản, Anh, các sản phẩm về công nghệ trong đó có phầnmềm máy tính được đặc biệt quan tâm đầu tư và phát triển do

đó, những quốc gia này là nơi sản xuất ra các phần mềm máytính nổi tiếng, được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, ví dụnhư hệ điều hành Windows, phần mềm tìm kiếm Google, Vìvậy, khi các quốc gia này đầu tư phát triển phần mềm máy tính

ra nước ngoài, họ đều yêu cầu phần mềm của mình phải được bảo

hộ ở quốc gia sở tại

- Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đaphần tuy có sự phát triển khá nhanh về công nghệ thông tinnhưng vẫn chưa đủ tầm để xây dựng những phần mềm máy tính

có tính chất quan trọng và quy mô lớn mà các phần mềm này phảimua của các nước phát triển-mạnh về công nghệ thông tin hoặccần có sự tham gia hỗ trợ của những nước này Chính vì vậy, việc

Trang 26

thu hút đầu tư nước ngoài vào việc phát triển phần mềm là điềuhết sức cần thiết và chỉ có bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối vớiphần mềm máy tính thì các doanh nghiệp nước ngoài mới có đượcmột sân chơi lành mạnh, công bằng để hợp tác và phát triển Đồngthời, nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ quốc tế, các doanhnghiệp trong nước có thể mở rộng đầu tư và phát triển phần mềm

ra nước ngoài

1.2 Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần

mềm máy tính

1.2.1 Điều ước quốc tế đa phương

Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máytính phần lớn được nhắc tới như là một phần của vấn đề bảo hộquyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật Tuy nhiên,máy tính và phần mềm máy tính chỉ mới xuất hiện từ khoảngnhững năm 40 của thế kỷ trước nên các điều ước quốc tế quyđịnh về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máytính chỉ mới xuất hiện cách đây không lâu, bao gồm:

- Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ:

Vào đầu những năm 90, nền kinh tế và hoạt động thương mạitrên toàn cầu đang phát triển nhanh chóng và những trường hợp

sử dụng trái phép tài sản thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang ngàycàng tăng nhất là trong lĩnh lực thương mại Vì vậy, vào năm

1994, các quốc gia thành viên Tổ chức thương mại thế giới(WTO) đã tiến hành ký kết Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liênquan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Hiệp định nàychính thức có hiệu lực vào tháng 1/1995

Hiệp định TRIPS gồm 7 phần và 73 điều quy định về nhiềukhía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ nên về vấn đề bảo hộ quyềntác giả, Hiệp định chủ yếu áp dụng trực tiếp công ước Berne vềquyền tác giả Tuy nhiên, nó có vai trò rất quan trọng trong việc

Trang 27

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính bởi hiệpđịnh này đã đề cập đến phần mềm máy tính và quy định phầnmềm máy tính phải được bảo hộ như tác phẩm văn học theo Côngước Berne (Điều 10) Đồng thời, Hiệp định cũng quy định mối liênquan của nó với Công ước Berne đó là các nước tham gia hiệp địnhnày cũng phải tuân thủ các điều từ Điều 1 đến Điều 21 và phụ lụccủa Công ước Berne 1971 (Điều 9) Theo đó, Công ước Berne gồm

38 điều và phụ lục (7 điều), có nội dung chính là thừa nhận quyềncủa tác giả đối với tác phẩm của mình và quy định các tác phẩmđược bảo hộ phải bao trùm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnhvực văn học, nghệ thuật, khoa học và tác phẩm phái sinh từnhững tác phẩm này không phân biệt phương thức hay hìnhthức thể hiện Đồng thời, công ước đề ra các nguyên tắc bảo hộ(Nguyên tắc đối xử công dân, nguyên tắc bảo hộ tự động,nguyên tắc tính độc lập về quyền tác giả), thời gian bảo hộ vàcác quyền tài sản (quyền dịch, quyền in sao, quyền biểu diễn)

và quyền nhân thân (quyền công bố, quyền đề tên, quyền bảo

vệ sự toàn vẹn của tác phẩm và quyền thu hồi)

Về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềmmáy tính, Hiệp định TRIPS chỉ quy định các nguyên tắc bảo hộ(Điều 3, Điều 4), thời hạn bảo hộ (Điều 12), các trường hợp hạnchế và ngoại lệ (Điều 13); còn nội dung bảo hộ thì áp dụng cácquy định của Công ước Berne nhưng Hiệp định có thêm một quyđịnh cụ thể về quyền cho thuê chương trình máy tính (Điều 11).Hiện nay, Việt Nam đã tham gia hiệp định TRIPs, hiệp định có hiệulực ở Việt Nam từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO

- Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT):

Đây là Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức sở hữu trí tuệthế giới (WIPO), được kí kết tại Geneva ngày 20/12/1996 Hiệp ướcgồm có 25 điều trong đó có điều khoản về bảo lưu, dẫn chiếutới công ước Berne (Điều 1) Khác với công ước Berne, Hiệp ước

Trang 28

WCT nhấn mạnh về yếu tố bản quyền và khai thác bản quyềntác phẩm nên nội dung của công ước chủ yếu đề cập đến cácquyền tài sản đối với tác phẩm.

Đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phầnmềm máy tính, Hiệp ước quy định phần mềm máy tính sẽ đượcbảo hộ ở 2 khía cạnh: phần mềm máy tính không phân biệt cáchthức và hình thức thể hiện (Điều 4); các dữ liệu được sưu tập dướibất cứ hình thức nào mà tạo nên những sáng tạo trí tuệ (Điều 5)

Về nội dung bảo hộ, so với công ước Berne và Hiệp định TRIPS,Hiệp ước của WIPO quy định thêm về quyền phân phối (Điều 6)

và quyền truyền đạt đến công chúng (Điều 8) Việt Nam hiệnchưa tham gia Hiệp ước của WIPO 1996

1.2.2 Điều ước quốc tế song phương

Bên cạnh các điều ước quốc tế đa phương, để thuận lợihơn cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộphần mềm máy tính nói riêng, các quốc gia có thể ký với nhaucác điều ước quốc tế song phương về sở hữu trí tuệ với nội dungchặt chẽ hơn và dành nhiều ưu đãi hơn cho thành viên của cácnước ký kết Việt Nam đã ký kết với một số quốc gia các hiệp địnhsong phương về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như: Hiệp định vềthiết lập quan hệ quyền tác giả năm 1998 và quan hệ thương mạinăm 2000 với Hoa Kỳ; Hiệp định Bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp táctrong lĩnh vực sở hữu trí tuệ với Liên bang Thụy Sỹ năm 1999, Bên cạnh đó, Việt Nam và các quốc gia khác còn tiến hành ký cácbản ghi nhớ về sở hữu trí tuệ: Bản ghi nhớ giữa Cục Bản quyềntác giả Văn học-Nghệ thuật Việt Nam và Cục sở hữu trí tuệvương quốc Thái Lan về hợp tác trong lĩnh vực quyền tác giả vàquyền kệ cận năm 1999; Bản ghi nhớ giữa Cục Sở hữu trí tuệVương quốc Thái Lan với các cơ quan liên quan của Việt Nam vềhợp tác và thúc đẩy bảo hộ Sở hữu trí tuệ năm 2004; Bản ghi nhớgiữa Cục bản quyền tác giả nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và

Trang 29

Cục bản quyền tác giả Văn học-Nghệ thuật Việt Nam về hợp táctrong lĩnh vực quyền tác giả và quyền kệ cận năm 1998 Nội dungcủa các văn bản này về cơ bản giống như các điều ước quốc tế

đa phương về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có quyền sởhữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính

1.2.3 Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với phần

mềm máy tính của các quốc gia trên thế giới

Hiện nay, đa số các quốc gia trên thế giới đều có pháp luậtcủa riêng mình trong đó có quy định các vấn đề liên quan đến bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có phần mềm máy tính Tuynhiên, tác giả chi xin đề cập đến pháp luật sở hữu trí tuệ củacác nước có nền công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như Hoa

hộ, thời gian bảo hộ, các biện pháp thực thi quyền tác giả, cơ quan

có thẩm quyền Trong đó, phần mềm máy tính được bảo hộ nhưtác phẩm văn học với các nội dung tương ứng Ngoài ra, phầnmềm máy tính còn được bảo hộ với tư cách là sáng chế theo LuậtSáng chế gồm 37 chương và 376 điều quy định các vấn đề về bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế trong đó không loại trừphần mềm

Ở Ấn Độ, Luật Quyền tác giả (Copyright Act) 1957 được sửađổi, bổ sung năm 2013 gồm 18 chương 86 điều, quy định các vấn

đề chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có phần mềmmáy tính Nội dung cụ thể của việc bảo hộ được quy định trongLuật Sáng chế (Indian Patent Act) 1970 gồm 23 chương 163 điềuquy định chủ yếu về điều kiện bảo hộ, thủ tục cấp bằng sángchế, cơ quan có thẩm quyền, giải quyết tranh chấp, trong đó

Trang 30

không loại trừ việc bảo hộ phần mềm máy tính với tư cách sángchế.

Ở Châu Âu, phần mềm máy tính không được bảo hộ với tưcách sáng chế mà chỉ bảo hộ với tư cách quyền tác giả, cơ sởpháp lý của việc bảo hộ phần mềm máy tính ở Châu Âu là BộLuật Quyền tác giả (Copyright Code) 2002 gồm 5 chương 28điều, quy định một cách đơn giản về đối tượng bảo hộ và cácquyền được bảo hộ, cùng với đó là các văn bản hướng dẫn như Chỉthị 2009/24/EC ngày 23/4/2009 của Hội đồng Châu Âu EC

Trang 31

CHƯƠNG II.

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY

TÍNH THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

2.1 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính

theo điều ước quốc tế

2.1.1 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm

máy tính theo điều ước quốc tế đa phương

Như đã đề cập ở trên, về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trítuệ đối với phần mềm máy tính, hiện nay hiệp định TRIPs vàcông ước WCT là hai điều ước quốc tế đa phương được áp dụngphổ biến, nội dung của những điều ước này có thể khác nhaunhưng chúng có sự tương đồng nhất định về cấu trúc, bao gồm:nguyên tắc bảo hộ, điều kiện bảo hộ, nội dung bảo hộ, thời hạn bảo

hộ Bên cạnh đó cả hai điều ước quốc tế này đều có những quyđịnh về việc tuân thủ và áp dụng công ước Berne như mộtnguồn bổ sung (Điều 9 Hiệp định TRIPs và Điều 1 Hiệp ướcWCT)

2.1.1.1 Nguyên tắc bảo hộ

Đối với các điều ước quốc tế, nguyên tắc bảo hộ đối với phầnmềm máy tính được quy định chung theo nguyên tắc bảo hộquyền tác giả, bao gồm:

- Nguyên tắc đối xử quốc gia:

Nguyên tắc đối xử quốc gia được hiểu là quốc gia thànhviên phải bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ quốc gia thành viênkhác như bảo hộ các tác phẩm của công dân nước mình

Về nguyên tắc đối xử quốc gia, khoản 1 Điều 3 Hiệp định

TRIPs quy định: “Mỗi thành viên phải chấp nhận cho các công dân

của các thành viên khác sự đối xử không kém thiện chí hơn so với

Trang 32

sự đối xử của Thành viên đó đối với công dân của mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ”.

Khoản 3 điều 5 Hiệp ước WCT cũng quy định: “Việc bảo hộ

ở quốc gia gốc do luật pháp quốc gia đó quy định Nếu tác giả không phải là công dân của quốc gia gốc, nhưng tác phẩm được Công ước bảo hộ, thì tác giả đó được hưởng các quyền giống như tác giả ở quốc gia đó”.

So với công ước Berne, Hiệp định TRIPs quy định thêm chế độđãi ngộ tối huệ quốc trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó cóquyền tác giả và phần mềm máy tính Điều 4 Hiệp định này quy

định: “Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên,

chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một Thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác” Điều này nghĩa là nếu Việt Nam dành cho tác giả của

phần mềm máy tính là công dân của bất kỳ nước nào bất kỳmột đặc quyền hay sự miễn trừ nào thì cũng phải dành đặc quyềnhay sự miễn trừ đó cho tác giả phần mềm máy tính là công dâncủa tất cả các nước khác là thành viên của Hiệp định TRIPs

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên có thể thấy, phầnmềm máy tính của tác giả là công dân của các nước thành viên

sẽ được bảo hộ tương đương với phần mềm máy tính của tác giả

là công dân của các nước thành viên còn lại mà không có một sựràng buộc, hạn chế hay phân biệt đối xử nào

- Nguyên tắc bảo hộ tự động:

Nguyên tắc bảo hộ tự động được hiểu là các tác phẩm sẽđược bảo hộ một cách tự động mà không phải thông qua bất cứhình thức nào như: thủ tục đăng ký, nộp lưu chiểu hay các thủtục tương tự Trong Hiệp ước WCT, khoản 2 điều 5 cũng khẳng

định:“Việc hưởng và thực hiện các quyền này không phải làm bất

Trang 33

kỳ một thủ tục nào, không kể tác phẩm đó có được bảo hộ hay không bảo hộ ở quốc gia”.

Vì các quốc gia tham gia Hiệp ước WCT và Hiệp định TRIPsphải tuân thủ các quy định của Công ước Berne nên các nguyêntắc được quy định trong Hiệp ước WCT và Hiệp định TRIPs so vớiCông ước Berne cũng có sự tương đồng nhất định Trong đó,khoản

2 điều 5 công ước Berne cũng quy định: “Việc hưởng và thực hiện

các quyền lợi này không lệ thuộc vào một thể thức, thủ tục nào hết”.

Như vậy, phần mềm máy tính theo các điều ước quốc tếtrên sẽ được bảo hộ một cách tự động mà không nhất thiết phảithông qua bất kỳ thủ tục đăng ký nào Tuy nhiên, việc bảo hộnày không thể tiến hành tùy tiện mà chỉ khi những phần mềmmáy tính này được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thứcvật chất nhất định nào đó

- Nguyên tắc bảo hộ độc lập:

Nguyên tắc bảo hộ độc lập được hiểu là việc được hưởng vàthực thi các quyền tác giả theo công ước ở các quốc gia thành viênkhác là độc lập với các quyền tác giả được hưởng ở nước xuất xứcủa tác phẩm Nguyên tắc bảo hộ độc lập không được quy địnhtrực tiếp trong Hiệp định TRIPs, Hiệp ước WCT hay các điều ướcquốc tế song phương khác Tuy nhiên, do các điều ước quốc tế nàyđều có các quy định về việc áp dụng các quy định từ Điều 1 đếnĐiều 21 Công ước Berne nên nguyên tắc bảo hộ độc lập được quyđịnh trong công ước Berne cũng là một trong những nguyên tắcbảo hộ phần mềm máy tính

Khoản 2 điều 5 Công ước Berne quy định: “Việc hưởng và

thực hiện này hoàn toàn độc lập không tùy thuộc vào việc tác phẩm có được bảo hộ hay không ở quốc gia gốc của tác phẩm”.

Như vậy, đối với một phần mềm máy tính, tác giả được hưởngquyền tác giả theo công ước Berne tại các nước thành viên công

Trang 34

ước độc lập với với quyền mà tác giả được hưởng tại quốc gia gốc

mà tác giả hiện đang có quốc tịch

2.1.1.2 Điều kiện bảo hộ

Hiệp định TRIPs 1994 là Điều ước quốc tế đầu tiên trên thếgiới quy định về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phầnmềm máy tính sau đó là Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả 1996

và các điều ước quốc tế đa phương khác Tất cả các điều ước quốc

tế còn lại chỉ nhắc đến phần mềm máy tính như là một đối tượngđược bảo hộ quyền tác giả và đưa ra những quy định về việc ápdụng từ Điều 1 đến Điều 21 Công ước Berne chứ không có nhữngquy định trực tiếp về điều kiện bảo hộ Vì vậy, điều kiện bảo hộ đốivới phần mềm máy tính theo các điều ước quốc tế phần lớn dựavào công ước Berne về quyền tác giả Cụ thể:

Trang 35

theo đó những tác phẩm được công bố ở hai hay nhiều nước trongthời hạn 30 ngày kể từ lần công bố đầu tiên được coi là công bốđồng thời ở nhiều nước.

Căn cứ vào nguyên tắc bảo hộ tự động và bảo hộ độc lập đốivới phần mềm máy tính, có thể thấy phần mềm máy tính sẽđược bảo hộ tại các quốc gia thành viên của các điều ước quốc

tế đã được kể ra ở trên mà không cần phải thông qua bất cứmột hình thức hay thủ tục đăng ký nào đồng thời việc tác giảphần mềm máy tính được hưởng những quyền này không phụthuộc vào việc phần mềm máy tính đó có được bảo hộ haykhông ở quốc gia gốc của tác phẩm

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phần mềm máy tính

luôn được bảo hộ Khoản 2 Điều 2 Công ước Berne quy định: “Luật

pháp Quốc gia thành viên của Liên Hiệp có thẩm quyền quyết định không bảo hộ các tác phẩm nói chung hoặc những thể loại khác cụ thể nào đó, trong khi các tác phẩm ấy chưa được ấn định trên một hình thái vật chất” Như vậy, để chắc chắn được bảo hộ, phần

mềm máy tính phải được định hình trên một hình thái vật chấtnhất định như trên máy tính, đĩa CD, tài liệu hướng dẫn,

2.1.1.3 Nội dung bảo hộ

Nội dung bảo hộ là những quyền mà tác giả của phần mềmmáy tính được quy định trong các điều ước quốc tế Bao gồmquyền nhân thân và quyền tài sản

- Quyền nhân thân:

Các điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam thamgia có quy định về phần mềm máy tính hầu như chỉ quy định vềcác khía cạnh thương mại của quyền tác giả Vì vậy, để xác địnhquyền nhân thân của tác giả theo các điều ước quốc tế này phải

áp dụng Công ước Berne

Khoản 1 Điều 6bis công ước Berne quy định: “Độc lập với

quyền kinh tế của tác giả và cả sau khi quyền này đã được chuyển

Trang 36

nhượng, tác giả vẫn giữ nguyên quyền được đòi thừa nhận mình là tác giả của tác phẩm và phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những vi phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tăm tác giả” Như vậy tác giả nói

chung và tác giả phần mềm máy tính nói riêng có 2 quyền nhânthân là Quyền đứng tên trên tác phẩm và quyền bảo vệ sự toànvẹn của tác phẩm

- Quyền tài sản:

Khác với quyền nhân thân, các điều ước quốc tế về quyềntác giả mà Việt Nam tham gia có quy định trực tiếp về phầnmềm máy tính đều có những quy định về quyền tài sản đối vớitác giả phần mềm máy tính Trong đó:

+ Hiệp định TRIPs quy định tuân thủ hoàn toàn các điều từđiều 1 đến điều 21 Công ước Berne (Điều 9) trong đó có các quyềnnêu trên đồng thời bổ sung thêm quyền cho thuê (Điều 11)

+ Hiệp ước WCT cũng có quy định về việc tuân thủ Công ướcBerne (Điều1) và bổ sung thêm: quyền phân phối (Điều 6), quyềncho thuê (Điều 7), quyền truyền đạt đến công chúng (Điều 8)

+ Công ước Berne quy định các quyền tài sản của tác giả đốivới tác phẩm bao gồm: Quyền dịch (Điều 8), quyền sao chép (Điều9), quyền trình diễn (chỉ áp dụng với tác phẩm kịch và âm nhạc)(Điều 11), quyền phát sóng và quyền liên quan (Điều 11), quyềnphóng tác, cải biên, chuyển thể (Điều 12) Song song với các điềuluật này, Công ước Berne còn quy định về một số trường hợp ngoại

lệ của nó nhằm mục đích vừa thúc đẩy nghiên cứu, sáng tạo vănhọc, nghệ thuật, vừa đảm bảo quyền lợi của tác giả

2.1.1.4 Thời hạn bảo hộ

Điều 12 Hiệp định TRIPs quy định: “Trừ tác phẩm nhiếp ảnh

và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, nếu thời hạn bảo hộ tác phẩm không được tính theo đời người, thời hạn đó không được dưới 50 năm kể từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được công bố

Trang 37

một cách hợp pháp, hoặc 50 năm tính từ khi kết thúc năm dương lịch kể từ ngày mà tác phẩm được tạo ra nếu tác phẩm không được công bố hợp pháp trong vòng 50 năm từ ngày tạo ra tác phẩm”.

Khoản 1 Điều 7 Công ước Berne quy định: “Thời hạn bảo hộ

theo Công ước này sẽ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm sau khi tác giả chết”.

Đối với trường hợp tác phẩm khuyết danh, khoản 3 Công ướcBerne quy định thời hạn bảo hộ trong trường hợp này chấm dứt sau

50 năm sau khi tác phẩm được phổ cập đến công chúng một cáchhợp pháp Tuy nhiên, nếu bút danh được tiết lộ hoặc tác giả mộttác phẩm khuyết danh hay bút danh tiết lộ danh tính của mìnhtrong thời gian đã nói ở trên, thời hạn bảo hộ là thời hạn được quy

định ở khoản 1.

2.1.2 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm

máy tính theo điều ước quốc tế song phương

So với các điều ước quốc tế đa phương, các quy định về bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính trong các điềuước quốc tế song phương thường không được quy định một cách

cụ thể mà dẫn chiếu đến các điều ước quốc tế đa phương Nộidung của các điều ước quốc tế song phương thường chỉ lànguyên tắc bảo hộ cũng như các quyền cơ bản của tác giả vànhấn mạnh đến những quy định về nghĩa vụ hợp tác giữa các bên

2.1.2.1 Nguyên tắc bảo hộ

- Nguyên tắc đối xử quốc gia: giống như các điều ước

quốc tế đa phương, nguyên tắc đối xử quốc gia trong vấn đề bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệđối với phần mềm máy tính nói riêng luôn là một nguyên tắc cơbản và được quy định ở phần đầu của mỗi điều ước

Điều 2 Hiệp định hợp tác về Sở hữu trí tuệ Việt Nam –

Hoa Kỳ 1998 quy định: “Mỗi bên ký kết, phù hợp với luật và các

Trang 38

thủ tục của mình, sẽ dành cho các tác phẩm của những tác giả, nhà sáng tạo và nghệ sĩ là công dân hoặc người thường trú của Bên ký kết kia và cho các tác phẩm công bố lần đầu tại lãnh thổ của Bên ký kết kia sự bảo hộ quyền tác giả không kém thuận lợi hơn sự bảo hộ mà Bên đó dành cho công dân nước mình”

Nguyên tắc này tiếp tục được ghi nhận trong Hiệp định

Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2000 ở khoản 1 điều 3: “Mỗi

bên dành cho công dân của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó dành cho công dân của mình trong việc xác lập, bảo hộ, hưởng và thực thi tất cả các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó”

Khoản 1 điều 4 Hiệp định hợp tác về sở hữu trí tuệ Việt Nam –

Thụy Sỹ 1999 cũng quy định: “Các Bên ký kết sẽ dành cho công

dân của nhau sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử

mà mỗi Bên ký kết dành cho công dân nước mình trong việc bảo

hộ sở hữu trí tuệ Việc miễn giảm nghĩa vụ này phải theo quy định của Hiệp định TRIPS, đặc biệt là Điều 3 của Hiệp định đó”

- Nguyên tắc bảo hộ tự động: nguyên tắc này được quy

định ở khoản 2 điều 3 Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ:

“Một bên không đòi hỏi những người có quyền phải tuân thủ bất kỳ yêu cầu về thủ tục hình thức hoặc điều kiện nào (kể cả việc định hình, công bố hoặc khai thác trong lãnh thổ của một Bên) như là một điều kiện để được hưởng sự đối xử quốc gia quy định tại Điều này nhằm xác lập, hưởng, thực thi và thực hiện các quyền và lợi ích liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan”

- Nguyên tắc tối huệ quốc: nguyên tắc này được quy

định ở khoản 2 điều 4 Hiệp định hợp tác về sở hữu trí tuệ Việt

Nam – Thụy Sỹ: “Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một

sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một Bên ký kết dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của Bên ký kết

Trang 39

kia Việc miễn giảm nghĩa vụ này phải theo quy định của Hiệp định TRIPs, đặc biệt là Điều 4 và 5 của Hiệp định đó”

2.1.2.2. Nội dung và thời hạn bảo hộ

So với các điều ước quốc tế đa phương, nội dung bảo hộquyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đốivới phần mềm máy tính nói riêng trong các điều ước quốc tế songphương về cơ bản không mâu thuẫn với các điều ước quốc tế đaphương, tuy nhiên, tùy vào mối quan hệ hợp tác giữa các bên màmỗi bên có thể giành cho công dân của nước còn lại những ưu đãihơn trong việc bảo hộ Cụ thể, trong Hiệp định Thương mại ViệtNam – Hoa Kỳ 2000, ngoài các quyền như: quyền phân phối, quyềncho thuê, quyền truyền đạt đến công chúng, khoản 2 điều 4 Hiệpđịnh bổ sung thêm quyền nhập khẩu (điểm A)

Về thời hạn bảo hộ, nếu như theo các điều ước quốc tế đaphương như đã nêu, thời hạn bảo hộ đối với phần mềm máy tính là

50 năm thì theo các điều ước quốc tế song phương, thời hạn này

có thể kéo dài thêm Cụ thể, khoản 3 điều 4 Hiệp định Thương mại

Việt Nam-Hoa Kỳ 2000 quy định: “Mỗi Bên quy định rằng,

trường hợp thời hạn bảo hộ của một tác phẩm được tính không căn cứ theo đời người, thì thời hạn đó không ít hơn 75 năm kể

từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được công bố hợp pháp lần đầu tiên, hoặc nếu tác phẩm không được công bố hợp pháp trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được tạo ra, thì thời hạn đó không

ít hơn 100 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được tạo ra”.

Như vậy, đối với trường hợp tác giả là công dân Hoa Kỳ vàcông dân Việt Nam, thời gian bảo hộ phần mềm máy tính củacông dân một quốc gia tại quốc gia còn lại trong trường hợp thờihạn bảo hộ không tính theo đời người là 75 năm kể từ khi kết thúcnăm dương lịch mà tác phẩm được công bố một cách hợp pháp,hoặc 100 năm tính từ khi kết thúc năm dương lịch kể từ ngày mà

Trang 40

tác phẩm được tạo ra nếu tác phẩm không được công bố hợppháp trong vòng 25 năm từ ngày tạo ra tác phẩm Tuy nhiên, cóthể thấy, trong trường hợp thời hạn bảo hộ được tính theo đờingười thì các Điều ước quốc tế trên vẫn không xác định được thờihạn bảo hộ mà cần phải dựa vào Công ước Berne.

2.2 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy

tính theo pháp luật quốc gia

Đa số các quốc gia trên thế giới đều có những quy định vềviệc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính, nếunhư các điều ước quốc tế song phương và đa phương đưa ra cácquy định khung về bảo hộ thì pháp luật quốc gia quy định nhữngvấn đề cụ thể về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộquyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính nói riêng Vì vậy,pháp luật của các quốc gia là thành viên của các điều ước quốc

tế về sở hữu trí tuệ có những điểm chung nhất định Tuy nhiên,pháp luật mỗi quốc gia, trên cơ sở điều kiện của nước mình, lại cónhững quy định riêng, đặc thù và hết sức độc đáo mà các quốc giakhác có thể học hỏi để hoàn thiện pháp luật nước mình Hiện nay,

so với mặt bằng chung của thế giới, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Châu Âu lànhững nơi có ngành công nghệ thông tin rất phát triển cùng với đó

là rất nhiều quy định chặt chẽ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đốivới những đối tượng thuộc ngành công nghệ thông tin trong đó cóphần mềm máy tính Vì vậy, tác giả chọn pháp luật Hoa Kỳ, Ấn Độ

và Châu Âu để nghiên cứu, phân tích các quy định về vấn đềbảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính từ đóđưa ra những bài học áp dụng vào pháp luật Việt Nam

2.2.1 Pháp luật Hoa Kỳ

Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, Hoa Kỳ vảo

hộ phần mềm máy tính như bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩmvăn học nghệ thuật Tuy nhiên, là quốc gia hàng đầu về côngnghệ thông tin trên thế giới, ngoài việc bảo hộ phần mềm máy

Ngày đăng: 19/10/2014, 18:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kiến trúc máy tính và Hệ điều hành, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kiến trúc máy tính và Hệ điều hành
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kỹ nghệ phần mềm, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỹ nghệ phần mềm
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Công an Nhân dân
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp Quốc tế, Nxb Công an Nhân Dân, Hà Nội, 2008;B. Văn bản pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tư pháp Quốc tế
Nhà XB: Nxb Công an Nhân Dân
20. Trần Văn Hải, Chương trình máy tính nên được bảo hộ là đối tượng nào của quyền sở hữu trí tuệ, Tạp chí Khoa học số 596, tháng 1/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình máy tính nên được bảo hộ là đối tượng nào của quyền sở hữu trí tuệ
21. Leander Karney, Steve Jobs-Thiên tài gàn dở và câu chuyện thần kì về quả táo, Nxb Thời đại, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Steve Jobs-Thiên tài gàn dở và câu chuyện thần kì về quả táo
Nhà XB: Nxb Thời đại
22. Phạm Minh Sơn, Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính, một số vấn đề lý luận và thực tiễn
23. TS. Phùng Trung Tập, Các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ
Nhà XB: Nxb Tư pháp
7. Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ Luật Dân sự Khác
8. Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự Khác
9. Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 100/2006/NĐ-CP Khác
10. Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ Khác
11. Hiệp định TRIPs 1994 về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Khác
14. Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1998 về Thiết lập quan hệ quyền tác giả Khác
15. Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 2000 về Quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ Khác
16. Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Thụy Sỹ 1999 về Bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ Khác
18. Bản ghi nhớ giữa Cục Bản quyền tác giả Văn học-Nghệ thuật Việt Nam và Cục sở hữu trí tuệ vương quốc Thái Lan về hợp tác trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền kệ cận năm 1999 Khác
19. Bản ghi nhớ giữa Cục Sở hữu trí tuệ Vương quốc Thái Lan với các cơ quan liên quan của Việt Nam về hợp tác và thúc đẩy bảo hộ Sở hữu trí tuệ năm 2004;C. Các tài liệu tham khảo khác Khác
24. Quy chế thẩm định đơn sáng chế ban hành kèm theo Quyết định số 487/QĐ/SHTT ngày 31/3/2010 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ.D. Các trang web Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2:  Một đoạn mã nguồn phần mềm Google Chrome - PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Hình 2 Một đoạn mã nguồn phần mềm Google Chrome (Trang 86)
Bảng 1  Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính ở Việt Nam từ năm - PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Bảng 1 Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính ở Việt Nam từ năm (Trang 91)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w