0
Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Nguyên tắc bảo hộ độc lập:

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 29 -29 )

Nguyên tắc bảo hộ độc lập được hiểu là việc được hưởng và thực thi các quyền tác giả theo công ước ở các quốc gia thành viên khác là độc lập với các quyền tác giả được hưởng ở nước xuất xứ của tác phẩm. Nguyên tắc bảo hộ độc lập không được quy định trực tiếp trong Hiệp định TRIPs, Hiệp ước WCT hay các điều ước quốc tế song phương khác. Tuy nhiên, do các điều ước quốc tế này đều có các quy định về việc áp dụng các quy định từ Điều 1 đến Điều 21 Công ước Berne nên nguyên tắc bảo hộ độc lập được quy định trong công ước Berne cũng là một trong những nguyên tắc bảo hộ phần mềm máy tính.

Khoản 2 điều 5 Công ước Berne quy định: “Việc hưởng và thực hiện này hoàn toàn độc lập không tùy thuộc vào việc tác phẩm có được bảo hộ hay không ở quốc gia gốc của tác phẩm”. Như vậy, đối với một phần mềm máy tính, tác giả được hưởng quyền tác giả theo công ước Berne tại các nước thành viên công ước độc lập với với quyền mà tác giả được hưởng tại quốc gia gốc mà tác giả hiện đang có quốc tịch.

2.1.1.2. Điều kiện bảo hộ

Hiệp định TRIPs 1994 là Điều ước quốc tế đầu tiên trên thế giới quy định về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính sau đó là Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả 1996 và các điều ước quốc tế đa phương khác. Tất cả các điều ước quốc tế còn lại chỉ nhắc đến phần mềm máy tính như là một đối tượng được bảo hộ quyền tác giả và đưa ra những quy định về việc áp dụng từ Điều 1 đến Điều 21 Công ước Berne chứ không có những quy định trực tiếp về điều kiện bảo hộ. Vì vậy, điều kiện bảo hộ đối với phần mềm máy tính theo các điều ước quốc tế phần lớn dựa vào công ước Berne về quyền tác giả. Cụ thể:

- Tác giả:

Về điều kiện bảo hộ đối với tác giả, khoản 1 Điều 3 Công ước Berne quy định rất nhiều trường hợpkhác nhau sẽ được bảo hộ tác phẩm, bao gồm:

+ Tác giả là công dân của một trong những nước thành viên cho dù đã công bố tác phẩm hay chưa;

+ Tác là là người cư trú thường xuyên tại một trong những nước thành viên;

Có thể thấy, điều kiện về quốc tịch và nơi cư trú là hai điều kiện cơ bản để bảo hộ phần mềm máy tính theo điều ước quốc tế về mặt tác giả. Đây cũng là quy định khung để pháp luật của rất nhiều quốc gia xây dựng và áp dụng.

- Tác phẩm:

Về điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm, khoản 2 Điều 3 Công ước Berne cũng quy định tác phẩm được công bố lần đầu tiên ở một trong những nước thành viên hoặc công bố đồng thời ở nhiều nước trong đó có một nước là thành viên. Để làm rõ quy định này, khoản 4 điều 3 giải thích yếu tố “công bố đồng thời ở nhiều nước”, theo đó những tác phẩm được công bố ở hai hay nhiều nước trong thời hạn 30 ngày kể từ lần công bố đầu tiên được coi là công bố đồng thời ở nhiều nước.

Căn cứ vào nguyên tắc bảo hộ tự động và bảo hộ độc lập đối với phần mềm máy tính, có thể thấy phần mềm máy tính sẽ được bảo hộ tại các quốc gia thành viên của các điều ước quốc tế đã được kể ra ở trên mà không cần phải thông qua bất cứ một hình thức hay thủ tục đăng ký nào đồng thời việc tác giả phần mềm máy tính được hưởng những quyền này không phụ thuộc vào việc phần mềm máy tính đó có được bảo hộ hay không ở quốc gia gốc của tác phẩm.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phần mềm máy tính luôn được bảo hộ. Khoản 2 Điều 2 Công ước Berne quy định: “Luật pháp Quốc gia thành viên của Liên Hiệp có thẩm quyền quyết định không bảo hộ các tác phẩm nói chung hoặc những thể loại khác cụ thể nào đó, trong khi các tác

phẩm ấy chưa được ấn định trên một hình thái vật chất”. Như vậy, để chắc chắn được bảo hộ, phần mềm máy tính phải được định hình trên một hình thái vật chất nhất định như trên máy tính, đĩa CD, tài liệu hướng dẫn,...

2.1.1.3. Nội dung bảo hộ

Nội dung bảo hộ là những quyền mà tác giả của phần mềm máy tính

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 29 -29 )

×