Thứ ba, việc có một luật riêng về phần mềm máy tính là điều rất cần thiết khi mà ngành công nghệ thông tin đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 72 - 73)

thiết khi mà ngành công nghệ thông tin đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Đây là một trong những ngành công nghệ cao với tầm quan trọng cực kỳ lớn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện tại và tương lai, vì vậy, có một luật riêng về phần mềm máy tính là điều hết sức bình thường và phù hợp với xu thế của thời đại.

Hạn chế:

- Thứ nhất, việc tạo ra một luật chuyên ngành đòi hỏi rất nhiều thời gian công sức và tiền bạc. Vì vậy, tuy việc xây dựng luật riêng về phần mềm máy tính là phù hợp với xu thế trong tương lai, tuy nhiên thời điểm hiện tại đòi hỏi các nhà làm luật phải có sự cân nhắc một cách kỹ lưỡng về sự cần thiết, hiệu quả áp dụng.

- Thứ hai, việc có một luật riêng về bảo hộ phần mềm máy tính sẽ làm lãng phí các quy định hiện hành của luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả. Ở một khía cạnh nhất định, phần mềm máy tính là tập hợp của những mã, lệnh lập trình theo một ngôn ngữ lập trình nhất định và có thể áp dụng chế định quyền tác giả dành cho tác phẩm văn học nghệ thuật để bảo hộ. Nếu muốn bảo hộ phần mềm máy tính theo một khía cạnh khác có thể sử dụng thêm các chế định bổ sung như sáng chế, thiết kế,...

- Thứ ba, hiện nay pháp luật của các quốc gia trên thế giới đã có những văn bản luật áp dụng dành riêng cho phần mềm máy tính như Chỉ thị 2009/24/EC của Hội đồng Châu Âu, Nghị định 339 ngày 20/12/2001 của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về bảo hộ phần mềm máy tính. Tuy nhiên, những văn bản này chưa phải là một luật hay bộ luật mà chỉ là các văn bản hướng dẫn. Việc xây dựng một luật riêng về phần mềm máy tính

ở Việt Nam vì thế mà sẽ khó khăn hơn vì không có những bài học kinh nghiệm từ những quốc gia khác.

Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy, việc có một luật riêng về phần mềm máy tính là điều cần thiết trong tương lai nhưng ở thời điểm hiện tại cần phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam.

3.2.2. Ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể về bảo hộ phần mềm máy tính

Ưu điểm:

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 72 - 73)