0
Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính của các quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 25 -25 )

của các quốc gia trên thế giới

Hiện nay, đa số các quốc gia trên thế giới đều có pháp luật của riêng mình trong đó có quy định các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có phần mềm máy tính. Tuy nhiên, tác giả chi xin đề cập đến pháp luật sở hữu trí tuệ của các nước có nền công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như Hoa Kỳ, Châu Âu, Ấn Độ.

Ở Hoa Kỳ, phần mềm máy tính được bảo hộ theo chế định quyền tác giả. Theo đó, Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ 1992 gồm 11 chương và 68 điều quy định khá cụ thể về các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền tác giả bao gồm: tác giả, đối tượng bảo hộ, thời gian bảo hộ, các biện pháp thực thi quyền tác giả, cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, phần mềm máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học với các nội dung tương ứng. Ngoài ra, phần mềm máy tính còn được bảo hộ với tư cách là sáng chế theo Luật Sáng chế gồm 37 chương và 376 điều quy định các vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế trong đó không loại trừ phần mềm.

Ở Ấn Độ, Luật Quyền tác giả (Copyright Act) 1957 được sửa đổi, bổ sung năm 2013 gồm 18 chương 86 điều, quy định các vấn đề chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có phần mềm máy tính. Nội dung cụ thể của việc bảo hộ được quy định trong Luật Sáng chế (Indian Patent Act)

1970 gồm 23 chương 163 điều quy định chủ yếu về điều kiện bảo hộ, thủ tục cấp bằng sáng chế, cơ quan có thẩm quyền, giải quyết tranh chấp,... trong đó không loại trừ việc bảo hộ phần mềm máy tính với tư cách sáng chế.

Ở Châu Âu, phần mềm máy tính không được bảo hộ với tư cách sáng chế mà chỉ bảo hộ với tư cách quyền tác giả, cơ sở pháp lý của việc bảo hộ phần mềm máy tính ở Châu Âu là Bộ Luật Quyền tác giả (Copyright Code) 2002 gồm 5 chương 28 điều, quy định một cách đơn giản về đối tượng bảo hộ và các quyền được bảo hộ, cùng với đó là các văn bản hướng dẫn như Chỉ thị 2009/24/EC ngày 23/4/2009 của Hội đồng Châu Âu EC.

CHƯƠNG II.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 25 -25 )

×