0
Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Những quy định cơ bản

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 45 -45 )

- Quyền đối với việc nêu nguồn gốc tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm (Điều 106A) bao gồm: quyền nêu tên tác giả, quyền

2.2.1.2.2. Những quy định cơ bản

- Về điều kiện bảo hộ, điều kiện cấp bằng sáng chế được quy định ở khoản 101 và 102 Điều 35 Luật Sáng chế Hoa Kỳ. Cụ thể, về những sáng chế có thể được cấp bằng (inventions patentable), Điều 101 quy định:

“Bất kỳ một sáng chế, khám phá hay bất kỳ quá trình, máy móc, quá trình sản xuất, thành phần có tính mới và sáng tạo nào hoặc bất kỳ sự cải tiến mới và sáng tạo nào cũng đều có thể được cấp bằng sáng chế tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu của từng trường hợp”.

- Về khả năng được cấp bằng sáng chế Điều 102 quy định:

(1). Sáng chế mà họ yêu cầu đã được cấp bằng sáng chế, được miêu tả trong một ấn phẩm công cộng, hoặc được sử dụng công cộng, được bán hoặc bất kỳ hình thức công cộng nào khác trước ngày có hiệu lực của sáng chế đang yêu cầu.

(2). Sáng chế mà họ yêu cầu đã được miêu tả trong một bằng sáng chế nào khác như quy định tại Điều 151 hoặc trong đơn cấp bằng sáng chế đã được công khai hoặc được xem như là đã công khai theo Điều 122b, theo đó những sáng chế này đã được đứng tên một người khác”.

Bên cạnh đó Điều 102 (Pre AIA) bổ sung các điều kiện để cấp bằng sáng chế nếu như không rơi vào các trường hợp:

“(a). Sáng chế đã được biết đến hoặc sử dụng bởi những người khác ở Hoa Kỳ, hoặc đã được cấp bằng sáng chế, hoặc đã được mô tả trong một ấn phẩm công cộng ở Hoa Kỳ hoặc ở nước ngoài trước khi bằng sáng chế cho sáng chế này được cấp cho người làm đơn, hoặc

(b). Sáng chế đã được cấp bằng sáng chế hoặc được mô tả trong một ấn phẩm công cộng ở Hoa Kỳ hoặc nước ngoài hoặc được sử dụng công cộng, được bán ở nước ngoài hơn 1 năm trước khi bằng sáng chế cho sáng chế này được cấp cho người làm đơn ở Hoa Kỳ, hoặc

(c). Người đó đã từ bỏ sáng chế, hoặc

(d). Sáng chế đó đã được cấp lần đầu hoặc là đối tượng của một bằng sáng chế của người làm đơn hoặc đại diện theo pháp luật của người đó hoặc đã đăng ký ở nước ngoài từ 12 tháng trở lên trước khi đăng ký sáng chế ở Hoa Kỳ, hoặc

(e). Sáng chế đã được mô tả trong một đơn xin cấp bằng sáng chế được công khai trước đó theo Điều 122(b) bởi bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào khác ở Hoa Kỳ trước khi sáng chế được cấp bằng cho người làm đơn, hoặc trước khi người đó làm đơn trừ trường hợp đó là đơn cấp bằng sáng chế quốc tế như mô tả tại Điều 351(a), hoặc

(f). Người đó không phải là người thật sự sáng chế ra đối tượng xin cấp bằng sáng chế

(g). Có bất kỳ nhà sáng chế có liên quan đến việc tạo ra sáng chế phản đối rằng sáng chế này chưa bị từ bỏ, bỏ qua, hoặc thương lượng để người làm đơn có quyền sở hữu nó”.

Như vậy, có thể thấy Điều 102 không có bất kỳ trường hợp loại trừ cấp bằng sáng chế đối với phần mềm máy tính. Theo đó, bất kỳ một phần mềm máy tính nào có tính mới và tính sáng tạo mà không rơi vào các trường hợp theo quy định sẽ được cấp bằng sáng chế và được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với tư cách là một sáng chế.

- Về nội dung bảo hộ, Luật Sáng chế Hoa Kỳ tập trung nhiều hơn vào các vấn đề điều kiện bảo hộ, ngoại lệ, thủ tục cấp bằng sáng chế, cơ quan có thẩm quyền và giải quyết tranh chấp phát sinh hơn là quy định về nội dung bảo hộ. Vấn đề này được quy định một cách khái quát ở Điều 273 về các quyền đối với sáng chế khi có sự vi phạm trong sử dụng thương mại. Theo đó, tác giả, chủ sở hữu bằng sáng chế có quyền nghiên cứu việc khai thác thương mại đối với sáng chế, quyền chuyển nhượng sáng chế, quyền ngăn cản các hành vi sử dụng trái phép sáng chế, quyền khởi kiện về hành vi vi phạm,….

- Về thời hạn bảo hộ, theo khoản (2) điểm (a) Điều 154, thời hạn bảo hộ cho các sáng chế đã được cấp bằng sáng chế là 20 năm kể từ ngày bằng sáng chế có hiệu lực. Bên cạnh đó, Luật Sáng chế còn cho phép tác giả/chủ sở hữu bằng sáng chế gia hạn hiệu lực của bằng sáng chế với các mức phí khác nhau theo Điều 41 với thời gian từ ba năm sáu tháng tới mười một năm sáu tháng với mức phí từ 980 đến 4.110 đô la Mỹ.

Có thể thấy việc bảo hộ phần mềm máy tính với tư cách sáng chế là một bước đột phá giúp tăng cường hiệu quả của việc bảo hộ khi mà ngành công nghệ thông tin nói chung và phần mềm máy tính nói riêng đang phát triển mạnh mẽ. Đây là một hướng đi mới với pháp luật Việt Nam và cần phải được nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng trong tương lai để hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, nâng cao hiệu quả bảo hộ phần mềm máy tính ở Việt Nam.

Cũng giống như Hoa Kỳ, Ấn Độ là một trong những quốc gia có nền công nghệ thông tin cực kỳ phát triển và Ấn Độ cũng là nước đi theo xu hướng không chỉ bảo hộ phần mềm máy tính theo chế định quyền tác giả theo Luật Quyền Tác giả mà còn bảo hộ với tư cách sáng chế theo Luật Sáng chế.

2.2.2.1. Luật Quyền tác giả

Luật Quyền tác giả Ấn Độ 1953 sửa đổi, bổ sung năm 2013 tuy không chi tiết như Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ nhưng đã khái quát các nội dung cơ bản về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nói chung và phần mềm máy tính nói riêng như đối tượng bảo hộ, nội dung bảo hộ, thời hạn bảo hộ,…

2.2.2.1.1. Điều kiện bảo hộ

Cũng giống như pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Ấn Độ không quy định trực tiếp phần mềm máy tính là một đối tượng bảo hộ. Thay vào đó, khoản 1 Điều 13 quy định đối tượng bảo hộ quyền tác giả theo Luật Quyền tác giả Ấn Độ bao gồm:

“(a) Tác phẩm văn học, nghệ thuật, nhạc, kịch nguyên gốc; (b) Tác phẩm điện ảnh;

(c) Bản ghi âm”.

Tuy nhiên Điều 14 về ý nghĩa của Quyền tác giả quy định: “Với mục đích của luật này, “quyền tác giả” nghĩa là những quyền phụ thuộc vào các quy định của luật này dành cho tác giả của những tác phẩm nghệ thuật hoặc những công việc hoặc một phần công việc sau”. Trong đó, điểm (b) quy định về những quyền của tác giả đối với phần mềm máy tính. Như vậy, phần mềm máy tính là một trong những đối tượng bảo hộ quyền tác giả theo Luật Quyền tác giả Ấn Độ.

Về điều kiện bảo hộ, khoản 2 Điều 13 quy định: “Quyền tác giả sẽ không được bảo hộ cho những tác phẩm được quy định ở khoản 1, thay vào đó sẽ áp dụng Điều 40, 41, trừ khi:

(i) Trường hợp tác phẩm đã được công bố, việc công bố lần đầu diễn ra ở Ấn Độ, hoặc việc công bố lần đầu diễn ra ở ngoài Ấn Độ nhưng tác giả là công dân Ấn Độ;

(ii) Trường hợp tác phẩm chưa được công bố, khi sáng tạo ra tác phẩm, tác giả là công dân Ấn Độ hoặc đang cư trú tại Ấn Độ;

(iii) Trường hợp tác phẩm là công trình kiến trúc được đặt tại Ấn Độ”.

Đối với các trường hợp tác giả không công bố tác phẩm lần đầu tại Ấn Độ hoặc không thường trú tại Ấn Độ hoặc không phải là công dân Ấn Độ, sẽ được bảo hộ quyền tác giả theo Điều 40 nếu tác giả là công dân hoặc công bố lần đầu hoặc vào thời điểm sáng tạo tác phẩm là công dân hoặc thường trú tại quốc gia mà quốc gia đó cùng với Ấn Độ là thành viên của các điều ước quốc tế về quyền tác giả.

Có thể thấy, về điều kiện bảo hộ, pháp luật Ấn Độ cũng có những điểm tương đồng nhất định đối với pháp luật Hoa Kỳ, tuy nhiên, pháp luật Hoa Kỳ mở rộng hơn về các trường hợp bảo hộ cho tác phẩm của tác giả không phải là công dân hoặc thường trú tại nước mình.

2.2.2.1.2. Nội dung bảo hộ

Khác với pháp luật Hoa Kỳ và pháp luật Việt Nam, Luật Quyền tác giả Ấn Độ dành riêng những quy định về quyền tác giả áp dụng cho phần mềm máy tính. Cụ thể:

- Quyền bán, cho thuê hoặc bán, cho thuê thương mại: Theo điểm b Điều 14 tác giả của phần mềm máy tính có thể bán hoặc cho thuê hoặc bán hay cho thuê thương mại bất cứ bản sao nào của phần mềm máy tính.

- Các quyền như đối với tác phẩm văn học, được quy định ở điểm b Điều 14, bao gồm:

“(i) Sao chép tác phẩm ra bất kì hình thức nào bao gồm cả hình thức điện tử;

(ii) Phát hành bản sao của tác phẩm ra thị trường; (iii) Trình diễn, công bố tác phẩm ở nơi công cộng; (iv) Tạo ra những bản ghi âm, ghi hình về tác phẩm; (iv) Tạo ra những bản dịch của tác phẩm;

(vi) Tạo ra những tác phẩm phái sinh từ tác phẩm”.

- Quyền chuyển nhượng tác phẩm, được quy định ở Điều 20.

- Quyền từ bỏ tác phẩm được quy định ở Điều 21 cho phép tác giả của tác phẩm trong đó có phần mềm máy tính được phép từ bỏ quyền tác giả của mình.

So với các quyền tác giả được quy định trong pháp luật Hoa Kỳ, quyền tác giả theo pháp luật Ấn Độ nhiều hơn về số lượng. Tuy nhiên, việc áp dụng dẫn chiếu sẽ dẫn đến một số quyền tác giả không khả thi trên thực tế khi áp dụng đối với phần mềm máy tính ví dụ quyền trình diễn, quyền tạo ra bản ghi âm, ghi hình. Bên cạnh đó, pháp luật Ấn Độ cũng có một số quyền thực sự có ý nghĩa đối với việc bảo hộ phần mềm máy tính như quyền tạo ra những bản dịch từ một phần mềm máy tính. Tương tự như những tác phẩm văn học, phần mềm máy tính được viết bằng một ngôn ngữ lập trình nhất định để phù hợp với một hệ thống nhất định, bản thân phần mềm máy tính chạy trên các nền tảng khác nhau đòi hỏi ngôn ngữ lập trình khác nhau, ví dụ cùng là phần mềm Microsoft Office

nhưng phần mềm chạy trên hệ điều hành Windows khác với phần mềm chạy trên hệ điều hành Mac OS, lại càng khác với phần mềm chạy trên hệ điều hành cho các thiết bị di dộng như iOS, Android, Windowsphone,… Vì vậy, khi muốn sử dụng phần mềm đó trên một hệ thống khác mà vẫn tiết kiệm được công sức lao động, lập trình viên có thể dịch ngôn ngữ lập trình của phần mềm này sang một thứ ngôn ngữ khác. Việc quy định quyền dịch là một điểm thú vị và đáng học hỏi của pháp luật Ấn Độ.

2.2.2.1.3. Thời hạn bảo hộ

Thời hạn bảo hộ được quy định trong Chương V từ Điều 22 đến Điều 29 Luật Quyền tác giả Ấn Độ gồm các trường hợp khác nhau về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như: quy định chung, thời hạn bảo hộ tác phẩm khuyết danh, tác phẩm hợp tuyển, tác phẩm ghi âm, ghi hình, nhiếp ảnh,… Trong đó, thời hạn bảo hộ quyền tác giả áp dụng cho phần mềm máy tính được xác định theo Điều 22, 23, 24, cụ thể:

- Đối với phần mềm máy tính đã được công bố, thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 60 năm kể từ khi tác giả chết theo Điều 22;

- Đối với phần mềm máy tính khuyết danh hoặc không xác định được tác giả, thời hạn bảo hộ là 60 năm kể từ khi phần mềm máy tính lần đầu tiên được công bố theo Điều 23;

- Đối với phần mềm máy tính do nhiều tác giả sáng tạo nên, thời hạn bảo hộ là 60 năm kể từ khi tác giả còn sống cuối cùng của phần mềm máy tính đó chết theo Điều 23;

- Đối với phần mềm máy tính mà tác giả của nó đã chết trước khi luật này có hiệu lực, thời hạn bảo hộ quyền tác giả là 60 năm kể từ khi phần mềm máy tính đó được công bố lần đầu theo Điều 24.

Có thể thấy, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính theo pháp luật Ấn Độ dài hơn so với quy định của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Việt Nam, tuy nhiên, quy định này hoàn toàn phù hợp với các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như Hiệp định TRIPs, Hiệp ước WCT,....

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 45 -45 )

×