- Quyền đối với việc nêu nguồn gốc tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm (Điều 106A) bao gồm: quyền nêu tên tác giả, quyền
2.2.1.2.1. Lịch sử pháp luật về bảo hộ phần mềm máy tính với tư cách sáng chế
2.2.1.2.1. Lịch sử pháp luật về bảo hộ phần mềm máy tính với tư cách sáng chế sáng chế
Trong các điều ước quốc tế về quyền tác giả và theo pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, phần mềm máy tính chỉ được bảo hộ như tác phẩm văn học. Tuy nhiên. Hoa Kỳ, với tư cách là quốc gia hàng đầu về công nghệ thông tin, là nơi xuất hiện những chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới đã tiên phong trong việc mở rộng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính không chỉ theo Luật Quyền tác giả mà còn theo Luật Sáng chế.
Trước năm 1970, phần mềm máy tính chưa có tiền lệ được bảo hộ với tư cách là sáng chế ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên từ năm 1972 với vụ Gottschalk và Benson về sáng chế đối với 1 thuật toán chuyển số nhị phân sang số thập phân của chương trình máy tính [45]. Kết quả, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã không chấp nhận một quyết định loại bỏ sáng chế đối với bất kỳ chương trình dành cho máy tính. Năm 1981, Tòa Tối cao cũng tuyên bố:
“Một đơn đề nghị dẫn tới đối tượng không được quy định trong luật sẽ không phải là nằm ngoài luật nếu nó chỉ đơn giản sử dụng công thức toán học, chương trình máy tính hoặc máy tính kỹ thuật số” và có thể được cấp bằng sáng chế nếu chứa đựng “một công thức toán học mà việc thực hiện hoặc áp dụng công thức trong cấu trúc hoặc giải pháp, khi xét tới tổng thể có thể thực hiện được chức năng mà luật sáng chế bảo hộ”. Nhờ vào tiền lệ này mà số lượng bằng sáng chế đối với phần mềm ở Hoa Kỳ đã tăng lên nhanh chóng [xem biểu đồ 1 phụ lục]. Năm 1996 Phòng sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã ban hành Bộ hướng dẫn cuối cùng liên quan tới giám sát máy tính và ghi nhận: “ứng dụng mang tính thực tế của phát minh liên quan tới máy tính là đối tượng hợp pháp. Yêu cầu này có thể được nhận thức từ các quy dịnh cấm các phát minh xuất phát từ ý tưởng trừu tượng, theo quy luật tự nhiên hay hiện tượng tự nhiên”[39].
Tháng 10/2005, USPTO đã đưa ra bản quy tắc về việc liên kết sáng chế với phần mềm, trong đó điều kiện để cấp bằng sáng chế đối với phần mềm
là nó phải thực sự hữu ích, cụ thể và hữu hình, người nộp đơn phải giải thích sáng chế bằng cách minh họa sáng chế, giải thích sự hữu ích, tính kỹ thuật và tầm quan trọng của nó.
Trên thực tế, bảo hộ phần mềm máy tính theo Luật Sáng chế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với ngành công nghiệp phần mềm đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thời buổi hiện tại. Như phân tích ở trên, phần mềm máy tính không đơn thuần là tập hợp các lệnh lập trình mà còn bao gồm cách sáng tạo, thiết kế, sắp đặt các module để việc xử lý dữ liệu diễn ra một cách tốt nhất, dựa vào đó, phần mềm máy tính đem đến những tính năng mới, sáng tạo và khác biệt với các phần mềm máy tính cùng loại. Dựa vào các bằng sáng chế đối với phần mềm của các doanh nghiệp phần mềm ở Hoa Kỳ hiện nay, có thể thấy, sáng chế không được cấp cho toàn bộ phần mềm mà chỉ một số tính năng đáp ứng được các yêu cầu theo luật định mới được cấp bằng sáng chế, ví dụ: bằng sáng chế số EP 2,058,868 - cách xem/cuộn thư viện ảnh; EP 2098948 - nhận biết các thao tác của người dùng để kích hoạt cảm ứng đa điểm; EP 1,964,022 - Phương thức mở khóa máy bằng cách kéo hình ảnh trên màn hình cảm ứng,...[46]. Việc bảo hộ các tính năng của phần mềm máy tính với tư cách sáng chế sẽ giúp cho việc bảo hộ phần mềm máy tính trở nên toàn diện và đầy đủ hơn.