Quyền tài sản:

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

- Quyền nhân thân:

Các điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam tham gia có quy định về phần mềm máy tính hầu như chỉ quy định về các khía cạnh thương mại của quyền tác giả. Vì vậy, để xác định quyền nhân thân của tác giả theo các điều ước quốc tế này phải áp dụng Công ước Berne.

Khoản 1 Điều 6bis công ước Berne quy định: “Độc lập với quyền kinh tế của tác giả và cả sau khi quyền này đã được chuyển nhượng, tác giả vẫn giữ nguyên quyền được đòi thừa nhận mình là tác giả của tác phẩm và phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những vi phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tăm tác giả”. Như vậy tác giả nói chung và tác giả phần mềm máy tính nói riêng có 2 quyền nhân thân là Quyền đứng tên trên tác phẩm và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

- Quyền tài sản:

Khác với quyền nhân thân, các điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam tham gia có quy định trực tiếp về phần mềm máy tính đều có những quy định về quyền tài sản đối với tác giả phần mềm máy tính. Trong đó:

+ Hiệp định TRIPs quy định tuân thủ hoàn toàn các điều từ điều 1 đến điều 21 Công ước Berne (Điều 9) trong đó có các quyền nêu trên đồng thời bổ sung thêm quyền cho thuê (Điều 11).

+ Hiệp ước WCT cũng có quy định về việc tuân thủ Công ước Berne (Điều1) và bổ sung thêm: quyền phân phối (Điều 6), quyền cho thuê (Điều 7), quyền truyền đạt đến công chúng (Điều 8).

+ Công ước Berne quy định các quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm bao gồm: Quyền dịch (Điều 8), quyền sao chép (Điều 9), quyền trình diễn (chỉ áp dụng với tác phẩm kịch và âm nhạc) (Điều 11), quyền phát sóng và quyền liên quan (Điều 11), quyền phóng tác, cải biên, chuyển thể (Điều 12). Song song với các điều luật này, Công ước Berne còn quy định về một số trường hợp ngoại lệ của nó nhằm mục đích vừa thúc đẩy nghiên cứu, sáng tạo văn học, nghệ thuật, vừa đảm bảo quyền lợi của tác giả.

2.1.1.4. Thời hạn bảo hộ

Điều 12 Hiệp định TRIPs quy định: “Trừ tác phẩm nhiếp ảnh và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, nếu thời hạn bảo hộ tác phẩm không được tính theo đời người, thời hạn đó không được dưới 50 năm kể từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được công bố một cách hợp pháp, hoặc 50 năm tính từ khi kết thúc năm dương lịch kể từ ngày mà tác phẩm được tạo ra nếu tác phẩm không được công bố hợp pháp trong vòng 50 năm từ ngày tạo ra tác phẩm”.

Khoản 1 Điều 7 Công ước Berne quy định: “Thời hạn bảo hộ theo Công ước này sẽ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm sau khi tác giả chết”.

Đối với trường hợp tác phẩm khuyết danh, khoản 3 Công ước Berne quy định thời hạn bảo hộ trong trường hợp này chấm dứt sau 50 năm sau khi tác phẩm được phổ cập đến công chúng một cách hợp pháp. Tuy nhiên, nếu bút danh được tiết lộ hoặc tác giả một tác phẩm khuyết danh hay bút danh tiết lộ danh tính của mình trong thời gian đã nói ở trên, thời hạn bảo hộ là thời hạn được quy định ở khoản 1.

2.1.2. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính theo điều ước quốc tế song phương

So với các điều ước quốc tế đa phương, các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính trong các điều ước quốc tế

song phương thường không được quy định một cách cụ thể mà dẫn chiếu đến các điều ước quốc tế đa phương. Nội dung của các điều ước quốc tế song phương thường chỉ là nguyên tắc bảo hộ cũng như các quyền cơ bản của tác giả và nhấn mạnh đến những quy định về nghĩa vụ hợp tác giữa các bên.

2.1.2.1. Nguyên tắc bảo hộ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w