Nội dung và thời hạn bảo hộ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 34 - 36)

- Nguyên tắc đối xử quốc gia: giống như các điều ước quốc tế đa phương, nguyên tắc đối xử quốc gia trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí

2.1.2.2. Nội dung và thời hạn bảo hộ

So với các điều ước quốc tế đa phương, nội dung bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính nói riêng trong các điều ước quốc tế song phương về cơ bản không mâu thuẫn với các điều ước quốc tế đa phương, tuy nhiên, tùy vào mối quan hệ hợp tác giữa các bên mà mỗi bên có thể giành cho công dân của nước còn lại những ưu đãi hơn trong việc bảo hộ. Cụ thể, trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2000, ngoài các quyền như: quyền phân phối, quyền cho thuê, quyền truyền đạt đến công chúng, khoản 2 điều 4 Hiệp định bổ sung thêm quyền nhập khẩu (điểm A).

Về thời hạn bảo hộ, nếu như theo các điều ước quốc tế đa phương như đã nêu, thời hạn bảo hộ đối với phần mềm máy tính là 50 năm thì theo các điều ước quốc tế song phương, thời hạn này có thể kéo dài thêm. Cụ thể, khoản 3 điều 4 Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ 2000 quy định: “Mỗi Bên quy định rằng, trường hợp thời hạn bảo hộ của một tác phẩm được tính không căn cứ theo đời người, thì thời hạn đó không ít hơn 75 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được công bố hợp

pháp lần đầu tiên, hoặc nếu tác phẩm không được công bố hợp pháp trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được tạo ra, thì thời hạn đó không ít hơn 100 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được tạo ra”.

Như vậy, đối với trường hợp tác giả là công dân Hoa Kỳ và công dân Việt Nam, thời gian bảo hộ phần mềm máy tính của công dân một quốc gia tại quốc gia còn lại trong trường hợp thời hạn bảo hộ không tính theo đời người là 75 năm kể từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được công bố một cách hợp pháp, hoặc 100 năm tính từ khi kết thúc năm dương lịch kể từ ngày mà tác phẩm được tạo ra nếu tác phẩm không được công bố hợp pháp trong vòng 25 năm từ ngày tạo ra tác phẩm. Tuy nhiên, có thể thấy, trong trường hợp thời hạn bảo hộ được tính theo đời người thì các Điều ước quốc tế trên vẫn không xác định được thời hạn bảo hộ mà cần phải dựa vào Công ước Berne.

2.2. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính theo

pháp luật quốc gia

Đa số các quốc gia trên thế giới đều có những quy định về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính, nếu như các điều ước quốc tế song phương và đa phương đưa ra các quy định khung về bảo hộ thì pháp luật quốc gia quy định những vấn đề cụ thể về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính nói riêng. Vì vậy, pháp luật của các quốc gia là thành viên của các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ có những điểm chung nhất định . Tuy nhiên, pháp luật mỗi quốc gia, trên cơ sở điều kiện của nước mình, lại có những quy định riêng, đặc thù và hết sức độc đáo mà các quốc gia khác có thể học hỏi để hoàn thiện pháp luật nước mình. Hiện nay, so với mặt bằng chung của thế giới, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Châu Âu là những nơi có ngành công nghệ thông tin rất phát triển cùng với đó là rất nhiều quy định chặt chẽ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với những đối tượng thuộc ngành công nghệ thông tin trong đó có phần mềm máy tính. Vì vậy, tác giả chọn pháp luật Hoa Kỳ, Ấn Độ và Châu Âu để nghiên cứu, phân tích các quy định về

vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính từ đó đưa ra những bài học áp dụng vào pháp luật Việt Nam.

2.2.1. Pháp luật Hoa Kỳ

Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, Hoa Kỳ vảo hộ phần mềm máy tính như bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, là quốc gia hàng đầu về công nghệ thông tin trên thế giới, ngoài việc bảo hộ phần mềm máy tính với tư cách quyền tác giả theo Luật Quyền tác giả, Hoa Kỳ còn là nước tiên phong trong việc bảo hộ phần mềm máy tính với tư cách sáng chế theo Luật Sáng chế. Vì vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính theo pháp luật Hoa Kỳ cần phải được xem xét, nghiên cứu dưới hai góc độ: Luật Quyền Tác giả và Luật Sáng chế.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w