1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế

29 315 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 220,37 KB

Nội dung

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng . Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh . Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên .

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT

- -BÀI THẢO LUẬN

Học phần: Luật Sở hữu trí tuệ

Đề tài: Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Trang 2

Nhóm đánh giá

GV đánh giá

Trang 3

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ

QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ

I.1 Khái niệm

I.1.1 Định nghĩa

- Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao

gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp vàquyền đối với giống cây trồng1

- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế,

kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thươngmại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyềnchống cạnh tranh không lành mạnh2

- Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải

quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên3

Từ định nghĩa trên ta có thể thấy được bản chất của sáng chế là giải pháp kỹthuật Chỉ những giải pháp kỹ thuật mới do con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhữngnhu cầu cần thiết trong hoạt động lao động sản xuất của con người Giải pháp kỹ thuậtđược hiểu là một phương thức để giải quyết một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kỹ thuật.Nói một cách khác, giải pháp kỹ thuật hướng đến mục tiêu làm chủ thiên nhiên củacon người Giải pháp kỹ thuật có thể dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình và đó phải lànhững sản phẩm hoặc quy trình do con người tạo ra chứ không phải là những gì tồn tạitrong tự nhiên và được con người phát hiện ra

I.1.2 Đặc điểm

a Đặc điểm của sáng chế

- Do con người sáng tạo ra mới hoàn toàn mà không phải tìm thấy trong tựnhiên

- Đáp ứng nhu cầu cần thiết trong hoạt động lao động sản xuất của con người

- Thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính kỹ thuật

1 Xem khoản 1 điều 4 LSHTT

2 Xem khoản 4 điều 4 LSHTT

3 Xem khoản 12 điều 4 LSHTT

Trang 4

- Sáng chế phải có tính mới so với trình độ kỹ thuật và mỹ thuật trên thế giới.

b Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

- Về bản chất, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là quyền của chủ sởhữu sáng chế được độc quyền khai thác sáng chế của họ và ngăn cản người khác sửdụng sáng chế có tính năng tương tự trong một thời gian nhất định và trên một lãnh thổnhất định

- Việc công nhận danh hiệu sáng chế được thực hiện thông qua cấp bằng Bảnthân việc cấp bằng bảo hộ dựa trên nguyên tắc có đi có lại: chủ sở hữu sáng chế, giảipháp hữu ích phải mô tả đầy đủ sáng chế, giải pháp hữu ích của mình để thế giới cókiến thức áp dụng sau khi hết thời hạn bảo hộ Ngược lại, cơ quan nhà nước có thẩmquyền công nhận chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích được độc quyền khai thác cácđối tượng này một thời gian để có một khoản lợi nhuận từ việc sáng tạo

Trang 5

CHƯƠNG II PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

ĐỐI VỚI SÁNG CHẾII.1 Điều kiện bảo hộ

Điều kiện bảo hộ sáng chế là tổng hợp có chọn lựa các yêu cầu, chuẩn mức vềmặt kỹ thuật, bản chất do hệ thống pháp luật quy định để xem xét khả năng xác lập,bảo vệ, phát huy quyền sở hữu đối với một đối tượng là sáng chế Cụ thể hơn, điềukiện bảo hộ sáng chế là những yêu cầu của Nhà nước đặt ra đối với nội dung, hìnhthức và giá trị của giải pháp kỹ thuật được bộc lộ và đề cập tới trong sáng chế

Điều kiện bảo hộ được quy định tại Điều 58 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009:

“Điều 58 Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

1 Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2 Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.”

Như vậy, sáng chế được bảo hộ dưới hai hình thức Đó là cấp bằng độc quyềnsáng chế và cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích Nhìn nhận một cách khái quát, haihình thức này khác nhau ở hai điều kiện: trình độ sáng tạo và có phải là hiểu biết thôngthường hay không

a.Về tính mới

Ở đây “mới” có nghĩa là không trùng với những giải pháp kỹ thuật đã nộp đơn

hoặc được bảo hộ; chưa bị bộc lộ công khai ngoài ý muốn của chủ thể, dưới hình thức

sử dụng hoặc mô tả tới mức một người trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thểthực hiện được giải pháp đó Thời điểm xác định tính mới là ngày ưu tiên (đó là ngày

Trang 6

nộp đơn hợp lệ, hoặc ngày ưu tiên theo Công ước Paris Trình độ kỹ thuật trên thế giới

là tất cả những gì đã được công bố vào ngày được hưởng quyền ưu tiên (là ngày nộpđơn hoặc ngày được hưởng quyền ưu tiên theo yêu cầu của chủ thể)

Để đánh giá tính mới của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn yêu cầu bảo hộ, Cục

Sở hữu trí tuệ phải tiến hành tra cứu thông tin từ ba nguồn bắt buộc:

(i)Tất cả các đơn khác đã được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận có cùng chỉ sốphân loại, tính đến chỉ số phân lớp (chỉ số hạng thứ ba) và có ngày ưu tiên sớm hơn

(ii) Các đơn sáng chế và các patent do các Tổ chức, quốc gia khác công bố hoặccấp trong vòng 25 năm trước ngày ưu tiên của đơn

(iii) Trong trường hợp cần thiết và có thể, việc tra cứu được mở rộng đến cácbáo cáo khoa học, báo cáo kết quả của các chương trình, đề tài nghiên cứu…thuộccùng lĩnh vực kỹ thuật được công bố và lưu giữ tại Trung tâm Thông tin tư liệu khoahọc và công nghệ quốc gia

Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009 quy định về cách xác định tính

mới của sáng chế4

“Điều 60 Tính mới của sáng chế

1 Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

2 Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

3 Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng

ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

4 Xem Điều 60 LSHTT sđ 2009

Trang 7

b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức”.

Mục đích của chủ sở hữu sáng chế khi xin đăng ký bảo hộ là hướng tới việc họ

có thể độc quyền khai thác đối tượng được bảo hộ, đảm bảo thu hồi vốn đầu tư, thu lợimột cách hợp pháp và tái đầu tư để tạo ra các sản phẩm mới Điều này có nghĩa là chủ

sở hữu sáng chế muốn được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, vàviệc pháp luật quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sáng chế cũng nhằm bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu sáng chế, rộng hơn nữa là bảo vệ cho lợi ích củađất nước, tuy nhiên ở Khoản 2 Điều 60 được đề cập ở trên, sáng chế được coi là có

tính mới khi “Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người

có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó”, và không được coi là có

tính mới theo điểm a và điểm c Khoản 3 Điều này Vấn đề đặt ra là trong thực tế xảy ratrường hợp chủ sở hữu sáng chế thực hiện mọi biện pháp nhưng không thể kiểm soátđược việc sáng chế bị mất tính mới do hành vi của người thứ ba thì rõ ràng là quyền vàlợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bị xâm hại Nhóm 2 nhận định rằng quy định tạiKhoản 2 và điểm a, c Khoản 3 Điều 60 là chưa thực sự hợp lý bởi tính mới của sángchế trong trường hợp này mất đi là do yếu tố khách quan chứ không phải do yếu tố chủquan từ phía chủ sở hữu sáng chế, kết quả của việc sáng chế mất tính mới trong trườnghợp này nó không được pháp luật bảo hộ,lúc đó mục đích bảo hộ cho chủ sở hữu sángchế của pháp luật không đạt được Nhưng chúng tôi cũng chưa tìm được phương án tối

ưu cho vấn đề này bởi việc pháp luật không bảo hộ cũng không phải là không có căn

cứ bởi một giải pháp kỹ thuật mà đã công khai mọi người đều biết thì sẽ không đảmbảo tính mới chưa xét đến việc tính mới bị mất đi có phải do lỗi chủ quan của chủ sởhữu sáng chế hay không

Trang 8

hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trongnước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng kýsáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế

đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người cóhiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng

c.Về khả năng áp dụng

Theo Điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 20096, sáng chế được coi là cókhả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàngloạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thuđược kết quả ổn định Để thoả mãn các điều kiện này, các thông tin về bản chất củagiải pháp cùng với các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết phải được trình bày mộtcách rõ ràng đầy đủ đến mức cho phép người có trình độ hiểu biết trung bình tronglĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra và có thể sử dụng, khai thác giảipháp đó nhiều lần với kết quả như nhau và giống với kết quả nêu trong đơn Như vậy,giải pháp kỹ thuật bị coi là không có khả năng áp dụng nếu chúng đi ngược lại cácnguyên lý cơ bản của khoa học (ví dụ giải pháp kỹ thuật về động cơ vĩnh cửu khôngtuân theo nguyên lý bảo toàn năng lượng); đối tượng có chứa mâu thuẫn nội tại; để cóthể thực hiện được giải pháp, người thực hiện phải có kỹ năng đặc biệt và kỹ năng đókhông thể truyền thụ hoặc chỉ dẫn được cho người khác; hay thiếu các chỉ dẫn quantrọng nhất để thực hiện giải pháp

II.2 Các đối tượng không được bảo hộ

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế được quy định tại Điều

59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009:

“Điều 59: Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

1 Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

2 Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

3 Cách thức thể hiện thông tin;

4 Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

6 Xem Điều 62 LSHTT 2005 sửa đổi 2009

Trang 9

- Các đối tượng không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn ứng dụng công

nhiệp của sáng chế như: phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học; giải

pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kĩ thuật (Khoản 1, Khoản 4 Điều 59).

Ngoài ra, vì một số điểm tương đồng mà sáng chế thường dễ bị nhầm lẫn vớiphát minh Nhưng trên thực tế đấy là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Về bản chất,phát minh là việc nhận ra quy luật tự nhiên vốn tồn tại, trong khi sáng chế là tạo raphương tiện mới về mặt kỹ thuật chưa từng tồn tại Phát minh không thể trực tiếp ápdụng vào đời sống mà phải thông qua sáng chế Cùng với thời gian, sáng chế có thểsuy giảm, tiêu vong theo tiến độ của khoa học công nghệ, kỹ thuật, còn phát minh luôntồn tại trong lịch sử nhân loại.Vì vậy, Luật Sở hữu trí tuệ không bảo hộ phát minh vớidanh nghĩa sáng chế mà có cơ chế pháp lý khác

- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động tri óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính; cách thức thể hiện thông tin (Khoản 2 Điều 59)

Các đối tượng này chỉ thuần tuý là sự thể hiện thông tin chứ không là một giảipháp kỹ thuật Do đó, không thể có khả năng áp dụng chúng vào sản xuất công nghiệptrong thực tiễn được Các đối tượng “sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thựchiện các hoạt động tri óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, chươngtrình máy tính được” bảo hộ theo quy định quyền tác giả Vì vậy, các đối tượng nàykhông được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

- Giống thực vật, giống động vật; Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải quy trình vi sinh (Khoản 5, Khoản 6 điều 59).

Trang 10

Các đối tượng này được bảo hộ trong lĩnh vực khác bởi những đặc điểm khácbiệt của các đối tượng này Ví dụ như Quy trình để tạo ra một giống cây trồng mớithường mất rất nhiều thời gian và tiền bạc Trong khi đó, việc sao chép giống cây trồnglại có thể được thực hiện nhanh chóng theo nhiều cách thức khác nhau, như: chiết cây,giâm cây hoặc gieo hạt … Việc thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế (tối đachỉ 20 năm) lại không phù hợp đối với đối tượng giống cây trồng mới (thời gian khaithác giống cây trồng có thể kéo dài đến 25 năm hoặc hơn thế) Do vậy, đòi hỏi các cầnphải xây dựng cơ chế bảo hộ hữu hiệu, riêng biệt cho đối tượng giống cây trồng mới,đảm bảo cho người tạo giống cây trồng có thể khai thác lợi nhuận và tái đầu tư cho cáchoạt động sáng tạo của mình.

- Phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán, chữa bệnh cho người và động vật (Khoản 7 Điều 59).

Loại trừ đối tượng này ra khỏi phạm vi sáng chế được bảo hộ bởi vì việc tìm raphương pháp phòng và chữa bệnh cần phải mở rộng phạm vi áp dụng vì mục đíchnhân đạo có tầm quan trọng rất lớn đến lợi ích cộng đồng, nhu cầu phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước và không thể đưa ra để tư nhân hóa hoặc thương mại hóa được

II.3 Đăng ký sáng chế

II.3.1 Quyền đăng ký sáng chế

Theo quy định tại Điều 86, 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009 và Điều

9 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, các tổ chức, cá nhân sau đây có quyềnđăng ký sáng chế do mình sáng tạo ra hoặc do mình đầu tư tạo ra sáng chế:

- Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;

- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hìnhthức giao việc, thuê việc để tạo ra sáng chế, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

và thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật;

- Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo rasáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký sáng chế và quyền đăng ký

đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;

Trang 11

- Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kĩ thuật, kinhphí từ ngân sách nhà nước :

+ Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộkinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước

Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhànước thực hiện quyền đăng ký nói trên;

+ Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinhphí, phương tiện vật chất - kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với

tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tưcủa Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký nóitrên;

+ Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu - pháttriển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuậnhợp tác nghiên cứu - phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng kýsáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợptác đó, thuộc về Nhà nước Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu -phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên

Như vậy, các chủ thể có quyền đăng ký sáng chế sẽ tiến hành nộp đơn lên cơquan nhà nước có thẩm để xin cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế của mình Sángchế chỉ được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ khi đã đăng ký sáng chế

(1)Nộp đơn đăng ký

Nộp đơn đăng ký là cách để các chủ thể xác lập quyền sở hữu công nghiệp đốivới sáng chế

Cách thức nộp đơn được tiến hành như sau:

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổchức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng kýxác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại ViệtNam

Trang 12

- Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước

ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lậpquyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam7

Trong quá trình nộp đơn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để đảm bảo choviệc bảo hộ tối ưu nhất, pháp luật đã quy định hai nguyên tắc Đó là nguyên tắc nộpđơn đầu tiên và nguyên tắc ưu tiên

 Về nguyên tắc ngày nộp đơn đầu tiên được áp dụng như sau:

+ Khi có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, cáckiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau; các nhãn hiệutrùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụtrùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng

ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau

+ Văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho những đối tượng trong một đơn duy nhấthợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng cácđiều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ

+ Nếu có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằngbảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉđược cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận củatất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứngcủa các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ8

+ Ngoài ra, trong trường hợp đã nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam hoặc tại cácquốc gia là thành viên của Công ước Paris về sở hữu công nghiệp, Công ước PCT vềbảo hộ sáng chế thì người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho đốitượng đã được nộp trong đơn đầu tiên trong thời hạn nhất định (theo công ước Paris,thời hạn hưởng quyền ưu tiên đối với sáng chế là 12 tháng tính từ ngày nộp đơn đơnđầu tiên)

 Về nguyên tắc hưởng quyền ưu tiên:

7 Xem điều 89 LSHTT

8 Xem điều 90 LSHTT

Trang 13

Quyền ưu tiên là quyền là quyền của người nộp đơn trên cơ sở một đơn hợp lệlần đầu tiên đã được nộp tại một quốc gia khác là thành viên điều ước quốc tế có quyđịnh về quyền ưu tiên, trong một thời hạn nhất định, người nộp đơn có thể nộp đơnyêu cầu bảo hộ sáng chế đó tại một quốc gia thành viên khác và đơn nộp sau đó đượccoi như nộp cùng ngày với đơn đầu tiên.

Ví dụ: Ngày 02/02/2004 một công dân Việt Nam nộp đơn đăng ký bảo hộ mộtkiểu dáng công nghiệp là X' tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam Ngày 02/05/2004 mộtcông dân Pháp cũng nộp đơn đăng ký chính đối tượng X' đó tại cơ quan sở hữu trí tuệcủa Pháp Ngày 05/05/2004 công dân Việt Nam đó mới nộp đơn đăng ký bảo hộ đốitượng này tại Pháp Theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên thì đơn của công dân Pháp nộp

ở Pháp sẽ hợp lệ (vì đơn nộp sớm hơn tại Pháp)

Tuy nhiên trong trường hợp này công dân Việt Nam có thể xin hưởng quyền ưutiên trên cơ sở đơn đã nộp sớm hơn tại Việt Nam (nộp ngày 2/2/2004) Do đó đơn củacông dân Việt Nam nộp ở Pháp sẽ được tính là ngày 2/2/2004 Nguyên tắc quyền ưu

tiên được quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009 về nguyên tắc ưu

tiên:

“Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền

yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;

b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này;

c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Trang 14

Ngoài ra, Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế cũng được quy định tại Điều

10 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp như sau:

“Quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu quy

định tại Điều 91 của Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng như sau:

1 Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó;

b) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris và đơn có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng

ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu;

c) Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: sáu tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế;

d) Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu tại điểm b khoản này trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên;

đ) Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

2 Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.”

Việc quy định quyền ưu tiên mang lại lợi ích thiết thực cho người nộp đơn khiđơn này muốn đạt được sự bảo hộ của nhiều quốc gia khác nhau, họ không phải nộp

Ngày đăng: 09/05/2018, 08:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w