0
Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DAØI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 5 TUẦN 8 (Trang 28 -28 )

III. Các hoạt động:

VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DAØI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN

DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN

I. Mục tiêu:

Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài chỉ ghi đơn vị đo làm. Bảng phụ, phấn màu, tình huống giải đáp.

- Trò: Bảng con, vở nháp kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài. SGK, vở bài tập.

III. Các hoạt động:

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

4’ 1. Bài cũ: Luyện tập chung

- Nêu cách so sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau?

- Học sinh nêu - Nêu tên các đơn vị đo độ dài từ lớn

đến bé?

- Nêu tên các đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn?

 Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Lớp nhận xét 1’ 2. Giới thiệu bài mới:

“Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân”

33’ 3. Phát triển các hoạt động:

9’ * Hoạt động 1:

1/ Hệ thống bảng đơn vị đo độ dài:

- Hoạt động cá nhân, lớp

Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, động não, thực hành

- Tiết học hôm nay, việc đầu tiên thầy và trò chúng ta cùng nhau hệ thống lại bảng đơn vị đo độ dài.

- Giáo viên hỏi - học sinh trả lời - học sinh thực hành điền vào vở nháp đã chuẩn bị sẵn ở nhà; giáo viên ghi bảng:

- Nêu lại các đơn vị đo độ dài bé hơn m.

dm ; cm ; mm - Kể tên các đơn vị đo độ dài lớn hơn

m.

km ; hm ; dam 2/ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo

độ dài liền kề:

- Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời, thầy hệ thống: 1 km bằng bao nhiêu hm 1 km = 10 hm 1 hm bằng 1 phần mấy của km 1 hm = 10 1 km hay = 0,1 km 1 hm bằng bao nhiêu dam 1 hm = 10 dam

1 dam bằng bao nhiêu m 1 dam = 10 m 1 dam bằng bao nhiêu hm 1 dam =

10 1

hm hay = 0,1 hm - Tương tự các đơn vị còn lại

3/ Giáo viên cho học sinh nêu quan hệ

giữa 1 số đơn vị đo độ dài thông dụng: - Mỗi đơn vị đo độ dài bằng 10 1 (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó. - Giáo viên đem bảng phụ ghi sẵn:

1 km = m 1 m = cm 1 m = mm 1 m = km = km 1 cm = m = m 1 mm = m = m

- Học sinh hỏi - Học sinh trả lời - Giáo viên ghi kết quả

- Giáo viên giới thiệu bài dựa vào kết quả: từ 1m = 0,001km

1mm = 0,001m

Ghi bảng: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

- Giáo viên cho học sinh làm vở bài tập số 1 hoặc bảng con.

- Học sinh làm vở hoặc bảng con. - Học sinh sửa bài miệng nếu làm vở.

 Giáo viên nhận xét

10’ * Hoạt động 2: HDHS đổi đơn vị đo độ dài dựa vào bảng đơn vị đo

- Hoạt động nhóm đôi

Phương pháp: Thực hành, động não, quan sát, hỏi đáp

- Giáo viên đưa ra 4 hoặc 5 bài VD - Học sinh thảo luận

6m 4 dm = km - Học sinh nêu cách làm 6 m 4 dm = 6 4 m = 6 , 4 m 10 8 dm 3 cm = dm 8 m 23 cm = m 8 m 4 cm = m

- Học sinh trình bày theo hiểu biết của các em.

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết dưới dạng số thập phân.

- Học sinh thảo luận tìm cách giải đổi ra vở nháp.

* Học sinh thảo luận tìm được kết quả và nêu ý kiến:

- Thời gian 5’

* Tình huống xảy ra

- Giáo viên chỉ ghi kết quả đúng

1/ Học sinh đưa về phân số thập phân → chuyển thành số thập phân 2/ Học sinh chỉ đưa về phân số thập phân.

3/ 4m 7dm: học sinh đổi 4m = 40dm cộng với 7dm = 47dm rồi đưa về phân số thập phân → đổi về số thập phân.

* Sau cùng giáo viên đồng ý với cách làm đúng và giới thiệu cách đổi nhờ bảng đơn vị đo.

* Để đổi các số đo độ dài thành số thập phân nhanh, chính xác các bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Điền từng hàng đơn vị đo vào bảng (mỗi hàng 1 chữ số).

Bước 2: Đặt dấu phẩy hoặc dời dấu phẩy sau đơn vị đề bài hỏi.

10’ * Hoạt động 3: Luyện tập - Hoạt động cá nhân, lớp

Phương pháp: Thực hành, động não, quan sát

* Lưu ý: Hàng đơn vị đo bị khuyết thêm 1 chữ số 0.

Bài 2:

- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề - Học sinh đọc đề - Giáo viên yêu cầu HS làm vở - Học sinh làm vở

- Giáo viên nhận xét, sửa bài - Học sinh thi đua giải nhanh hái hoa điểm 10.

- Giáo viên chọn 10 bạn làm nhanh sẽ được tặng 1 bạn 1 bông hoa điểm 10.

- Chọn các bạn giải nhanh sửa bảng lớp (mỗi bạn 1 bài).

Bài 3:

- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề - Học sinh đọc đề - Giáo viên yêu cầu HS làm vở - Học sinh làm vở

- Giáo viên tổ chức cho HS sửa bài bằng hình thức bốc thăm trúng thưởng.

- Học sinh sửa bài - Giáo viên chuẩn bị sẵn số hiệu của

từng học sinh trong lớp.

- Học sinh nhận xét - Giáo viên bốc ngẫu nhiên trúng số

thứ tự em nào em đó lên sửa.

4’ * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động nhóm

Phương pháp: T. hành, động não Đại diện 4 nhóm: mỗi nhóm 4 bạn - HS nhắc lại kiến thức vừa học.

- Mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề?

346m = hm

7m 8cm = m

8m 7cm 4mm = cm - Tên đơn vị lớn hơn m, nhỏ hơn m?

- Nêu phương pháp đổi. - Thi đua: Bài tập 1’ 4. Tổng kết - dặn dò:

- Nhắc học sinh ôn lại kiến thức vừa học. - Chuẩn bị: “Luyện tập” - Nhận xét tiết học

---

Tiết 2: LỊCH SỬ

XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH

I. Mục tiêu:

- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An: ngày 12/9/1930, hàng vạn nông dân của huyện Hưng Yên, Nam Đàn với với khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục la rộng ở Nghệ Tĩnh.

- Biết một số biêu rhiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:

+ Trong những năm 1930 – 1931, ở vùng nông thôn Nghệ Tĩnh, nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.

+ Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị xóa bỏ.

+ Các phong tục lạc hậu bị xóa bỏ.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trong SGK/16 Bản đồ Nghệ An - Hà Tĩnh hoặc bản đồ Việt Nam Tư liệu lịch sử bổ sung

- Trò : Xem trước bài, tìm hiểu thêm lịch sử của phong trào XVNT.

III. Các hoạt động:

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

4’ 1. Bài cũ: Đảng CSVN ra đời

- GV đính một lẳng hoa, sau hoa có 1 thăm mang nội dung câu hỏi sau:

- Học sinh chọn hoa mình thích → trả lời câu hỏi.

nào?

b) Đảng CSVN ra đời vào thời gian nào? Do ai chủ trì?

c) Ý nghĩa lịch sử của sự kiện thành lập Đảng CSVN?

1’ 2. Giới thiệu bài mới:

“Xô Viết Nghệ Tĩnh”

→ Giáo viên ghi tựa bài bảng lớp 30’ 3. Phát triển các hoạt động:

12’ * Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc biểu tình ngày 12/9/1930

- Hoạt động cá nhân

Phương pháp: Hỏi đáp, trực quan - Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Ngày 12-9-1930, ... hàng trăm người bị thương”

- Học sinh đọc SGK + chú ý nhớ các số liệu ngày tháng xảy ra cuộc biểu tình (khoảng 3 - 4 em)

- Giáo viên tổ chức thi đua “Ai mà tài thế?”

Hãy trình này lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An

- Học sinh trình bày theo trí nhớ (3- 4 em)

- HS nào trình bày tốt được thưởng (Học sinh cần nhấn mạnh: 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh)  Giáo viên nhận xét, tuyên dương

 Giáo viên chốt + giới thiệu hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh: Ngày 12/9/1930, hàng vạn nông dân huyện Hưng Yên (Nghệ An) kéo về thị xã Vinh, vừa đi vừa hô to khẩu hiệu chống đế quốc...Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp nhưng không ngăn được nên đã cho máy bay ném bom vào đoàn người, làm hàng trăm người bị thương, 200 người chết. Từ đó, ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh.

→ Ghi bảng: ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh.

- Học sinh đọc lại (2 - 3 em) - Giáo viên nhắc lại những sự kiện

tiếp theo trong năm 1930: Suốt tháng 9 và tháng 10/1930 nông dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị, đồn điền, nàh ga, công sở... Những kẻ đứng đầu các thôn xã bỏ trốn hoặc đầu hàng. Nhân dân cử người ra lãnh đạo. Lần đầu tiên, nhân dân có chính quyền của mình.

→ Giáo viên chốt ý:

Từ khi nhân dân ta có chính quyền, có người lãnh đạo thì đời sống trong các

thôn xã như thế nào, các em bước sang hoạt động 2.

15’ * Hoạt động 2: Tìm hiểu những chuyển biến mới trong các thôn xã

- Hoạt động nhóm, lớp

Phương pháp: T.luận, giảng giải - Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 nhóm (hoặc 6 nhóm)

- HS họp thành 4 nhóm - Giáo viên đính sẵn nội dung thảo

luận dưới các tên nhóm: Hưng Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vinh.

- 4 nhóm trưởng lên nhận câu hỏi và chọn tên nhóm + nhận phiếu học tập - Câu hỏi thảo luận

a) Trong thời kì 1930 - 1931, ở các thôn xã của Nghệ Tĩnh đã diễn ra điều gì mới?

b) Sau khi nắm chính quyền, đời sống tinh thần của nhân dân diễn ra như thế nào?

c) Bọn phong kiến và đế quốc có thái độ như thế nào?

d) Hãy nêu kết quả của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh?

→ Giáo viên phát lệnh thảo luận - Các nhóm thảo luận → nhóm trưởng trình bày kết quả lên bảng lớp.

→ Giáo viên nhận xét từng nhóm → Các nhóm bổ sung, nhận xét

Dự kiến:

a) Không hề xảy ra lưu manh, trộm cắp. Bãi bỏ ma chay, đình đám, phong tục lạc hậu, rượu chè, cờ bạc... Đời sống tưng bừng, phấn khởi. b) Đời sống tinh thần của nhân dân có nhiều thay đổi: tối nào đình làng cũng vui như hội, bà con nô nức đi họp, nghe nói chuyện, giải thích chính sách hoặc bàn công việc chung. → Giáo viên nhận xét → trình bày

thêm:

Bọn đế quốc, phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đóng đồn bốt, triệt hạ làng xóm. Hàng ngàn Đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết.

c) Bọn đế quốc, phong kiến dùng mọi thủ đoạn dã man để đàn áp.

d) Đến giữa năm 1931, phong trào bị dập tắt.

→ Giáo viên nhận xét + chốt - Học sinh đọc lại

3’ * Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh

Phương pháp: Động não 1’ 4. Tổng kết - dặn dò:

- Học bài

- Chuẩn bị: Hà Nội vùng đứng lên - Nhận xét tiết học

---

Tiết 3 :

TẬP LAØM VĂN

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 5 TUẦN 8 (Trang 28 -28 )

×