1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về hội đồng quản trị của công ty cổ phần và thực tiễn áp dụng tại Công ty Hóa chất Việt Trì

106 735 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Trong công ty, người bỏ vốn là các cổ đông, Giám đốc điều hành doanh nghiệp còn Hội đồng quản trị – đại diện cho cổ đông, bảo đảm doanh nghiệp có được quản lí tốt và đi đúng hướng hay kh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LÊ THỊ KIM XUYẾN

PHÁP LUẬT VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI

CÔNG TY HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số : 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Quang

HÀ NỘI - 2010

Trang 2

MỤC LỤC

Trang Lời cam đoan

1.1 Khái luận chung về Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần 5

1.1.1 Khái lược về công ty cổ phần 5

1.1.2 Hội đồng quản trị trong mối tương quan với các thiết chế

1.1.3 Mô hình và cơ chế hoạt động của Hội đồng quản trị 11

1.1.4 Phong cách làm việc của Hội đồng quản trị 17

1.1.5 Mô hình Tricker - một khuôn khổ để phân tích về các hoạt

động của Hội đồng quản trị 18

1.2 Một số nội dung về quản trị công ty theo OECD 20

1.2.1 Nhận thức về quản trị công ty theo OECD 20

1.2.2 Trách nhiệm của Hội đồng quản trị theo OECD 21

1.3 Khái lược pháp luật về Hội đồng quản trị ở Việt Nam 22

1.3.1 Nhận thức bước đầu về pháp luật Hội đồng quản trị 22

1.3.2 Đặc điểm của pháp luật về Hội đồng quản trị 26

1.3.3 Những nội dung cơ bản của pháp luật về Hội đồng quản trị 30

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘI ĐỒNG 32

QUẢN TRỊ Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP

DỤNG TẠI CÔNG TY HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ

2.1.1 Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị 32

2.1.2 Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị 34

2.1.3 Miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng

2.1.4 Thành phần Hội đồng quản trị 38

2.1.5 Chủ tịch Hội đồng quản trị 39

Trang 3

2.1.6 Thẩm quyền của Hội đồng quản trị 44

2.1.7 Trách nhiệm và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị, thành viên 48

Hội đồng quản trị

2.1.8 Cuộc họp của Hội đồng quản trị 50

2.1.9 Các Tiểu ban của Hội đồng quản trị 52

2.1.10 Thư ký Hội đồng quản trị 53

2.2 Thành viên Hội đồng quản trị độc lập 56

2.3 Một số quy định khác của pháp luật về Hội đồng quản trị 59

2.3.1 Vai trò định hướng chiến lược của Hội đồng quản trị 65

2.3.2 Trách nhiệm trung thực và tránh các xung đột về quyền lợi 65

của các thành viên Hội đồng quản trị 68

Chương 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 70

GÓP PHẦN HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH

CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỘI ĐỒNG

QUẢN TRỊ

3.1 Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về Hội đồng quản trị 70

3.2 Khuyến nghị của OECD về trách nhiệm của Hội đồng quản trị 71

3.3 Một số đề nghị cụ thể của tác giả góp phần hoàn thiện những

quy định của pháp luật Việt Nam về Hội đồng quản trị 75

3.3.1 Đối với những quy định về Hội đồng quản trị theo 76

Luật doanh nghiệp 2005

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á

CIEM: Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông

IFC: Quỹ tiền tệ quốc tế

HĐQT: Hội đồng quản trị

NXB: Nhà xuất bản

OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

VNR: Câu lạc bộ 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

WB: Ngân hàng Thế giới

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong cơ cấu của công ty cổ phần, Hội đồng quản trị là một thiết chế quan trọng, từng được ví như “khối óc” của công ty Hiện nay, Hội đồng quản trị được sự quan tâm không chỉ ở các quốc gia đang chuyển đổi như Trung Quốc, Việt Nam mà ngay cả các nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật… Sự phá sản của các đại công ty ở Mỹ trong những năm gần đây như Worldcom, Tyco, Enron…đặt ra nhiều vấn đề quản lý, điều hành trong công ty, đặc biệt vai trò, trách nhiệm của Hội đồng quản trị, thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả và các nhà quản lý trên toàn thế giới.Vai trò của Hội đồng quản trị, nhân tố quan trọng trong việc tạo sự tin cậy trên thị trường đầu tư, đã được chú trọng quan tâm hơn

Một cuộc điều tra định tính đối với các nhà quản lý quỹ được thực hiện bởi các nhà tư vấn Mỹ, Mckiney, năm 1997, đã chỉ ra rằng các nhà quản lý quỹ nên tăng thêm khoảng 11 – 16% vốn đầu tư cho công ty được coi là có nhà quản lý tốt Bởi hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vốn kinh doanh của các công ty được huy động phần lớn từ thu nhập thặng dư của các cổ đông là những người lao động Đây là nguồn đầu tư cần được đảm bảo chắc chắn nhất vì nó liên quan đến cuộc sống của những người lao động Do vậy, các công ty cần đảm bảo rằng vốn đầu tư này sẽ mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư Những thành viên của Hội đồng quản trị là những người quản lý vốn đầu tư có ý nghĩa xã hội lớn đó, do vậy họ cần phát huy được năng lực và hoạt động có hiệu quả để phát triển giá trị của công ty, thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận cho công ty

Do mới làm quen với nền kinh tế thị trường, khái niệm về cổ phần, cổ phiếu, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát …còn khá mới mẻ ở Việt Nam Cung

Trang 7

2

cách quản lý doanh nghiệp theo kiểu Á Đông, bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ gia đình và xã hội, cùng với chế độ sở hữu chưa rõ ràng…là những nguyên nhân quan trọng cản trở việc hình thành một hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt Việc phân bổ thẩm quyền giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần còn nhiều những bất cập, chồng chéo Địa vị pháp

lý của Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần ở Việt Nam còn được nhìn nhận thấp, được coi là người quản lý công ty nhưng pháp luật thiết kế cho họ một địa vị pháp lý không tương xứng

Vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn khi các công ty cổ phần ra đời ngày càng nhiều, nhiều công ty mong muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài, thị trường chứng khoán đang phát triển, nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng bỏ vốn mua cổ phần của các công ty Hội đồng quản trị không làm tròn trách nhiệm của mình, ban giám đốc thì lạm quyền, quyền lợi của các nhà đầu

tư không được bảo vệ, đặc biệt là các cổ đông nhỏ Điều đó làm giảm khả năng huy động vốn trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế

Nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống, đầy đủ những quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về Hội đồng quản trị, góp phần đưa ra các khuyến nghị cần thiết để hoàn thiện pháp luật về Hội đồng quản trị ở Việt Nam, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật về Hội đồng quản trị của công ty cổ phần và thực tiễn áp dụng tại công ty Hoá chất Việt Trì” làm Luận văn tốt nghiệp cao học Luật

2 Tình hình nghiên cứu

Hội đồng quản trị là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, một mắt xích quan trọng trong quản trị công ty Vì thế, Hội đồng quản trị đang được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập đến với tư cách là một

Trang 8

3

thiết chế, một khâu trong quản lý, điều hành của công ty cổ phần (corporate governnance) Đầu tiên phải kể đến bài viết “The Modern Corporation and Private Property” (Công ty theo kiểu hiện đại và tư nhân) xuất bản năm 1932 của Adolf A Berle và Gardiner C Mean, một tác phẩm được đánh giá là tạo bước thay đổi quan trọng đối với mô hình công ty cổ phần Hay cuốn “Separ tion of Ownership and Control (Sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý) của Eugene F Fama và Michael C Jensen…

Đối với giới nghiên cứu của Việt Nam, giống như Quản trị công ty, Hội đồng quản trị là một vấn đề còn tương đối mới mẻ Hội đồng quản trị được nhiều học giả nghiên cứu nhưng đều đặt trong tổng thể những vấn đề của

công ty (chẳng hạn, Luật doanh nghiệp Vốn và quản lý trong công ty cổ

phần,của ThS Nguyễn Ngọc Bích; (2006), Quản trị doanh nghiệp hiện đại,

của Học Viện Tài chính; CEO và Hội đồng quản trị của Phạm Trí Hùng và

Nguyễn Trung Thắng; các bài viết của ThS Bùi Xuân Hải…)

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, mục tiêu của tác giả là tìm hiểu, phân tích làm rõ các vấn đề cơ bản về lí luận và thực tiễn của Hội đồng quản trị, từ đó đưa ra giải pháp nhằm cải tổ nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị

Đề tài chỉ tập trung làm rõ cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, vai trò của Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần ở Việt Nam, đặc biệt từ khi Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật chứng khoán năm 2006 có hiệu lực Trên cơ sở đó tìm hiểu thực trạng pháp luật về Hội đồng quản trị và thực tiễn áp dụng tại Công ty Hoá chất Việt Trì để tìm những nhân tố hợp lý và bất hợp lý, là cơ sở

để kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Hội đồng quản trị

Trang 9

4

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, bình luận các quy định của pháp luật về Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần Trong đó, tập trung là các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006, Điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết (Quyết định 15/2007/QĐ – BTC ngày 19/3/2007)

và Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao

dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán (Quyết định 12/2007/QĐ – BTC ngày 13/3/2007)

Phương pháp so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về Hội đồng quản trị; xem xét kế thừa những yếu tố hợp lý là nền tảng cho sự đề xuất cải tổ Hội đồng quản trị

5 Giới hạn nghiên cứu

Các số liệu phân tích và khung pháp luật về Hội đồng quản trị được luận văn nghiên cứu được cập nhật và có giá trị tại thời điểm 20/8/2010

6 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Hội đồng quản trị;

Chương 2: Thực trạng pháp luật về Hội đồng quản trị ở Việt Nam và

thực tiễn áp dụng tại Công ty Hoá chất Việt Trì;

Chương 3: Một số khuyến nghị và giải pháp góp phần hoàn thiện

những quy định của pháp luật Việt Nam về Hội đồng quản trị

Trang 10

5

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 1.1 Khái luận chung về Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần

1.1.1 Khái lược về công ty cổ phần

Công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII nhưng đến đầu thế kỷ XIX vẫn còn rất hiếm Khi quá trình tập trung tư bản đã phát triển ở mức độ cao và nhất là sau khi có sự bùng nổ của các cuộc cách mạng công nghiệp đã trực tiếp dẫn đến sự hình thành các công ty cổ phần Cho đến giữa thế kỷ XIX, công ty cổ phần đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên các nước tư bản nhờ sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí và

sự phát triển rộng rãi của chế độ tín dụng Từ góc độ pháp lý, có thể khái quát một số đặc trưng của công ty cổ phần như sau:

- Là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập Đây là loại hình công ty

có tính chất tổ chức cao, hoàn thiện về vốn, hoạt động mang tính xã hội hoá cao;

- Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ bằng tài sản riêng của công ty Các cổ đông/người góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp vào công ty;

- Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia làm các phần bằng nhau gọi là cổ phần Đây là đặc trưng rất cơ bản của công ty cổ phần Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng để công khai huy động vốn Do đó, sự ra đời của công ty cổ phần gắn liền với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện dễ dàng với mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;

Trang 11

6

- Công ty cổ phần có số lượng thành viên rất đông Có công ty cổ phần

có tới hàng vạn cổ đông ở hầu khắp các nước trên thế giới, vì vậy có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất trong công chúng để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là trong công nghiệp

Công ty cổ phần là loại hình công ty đối vốn, sở hữu dù ít dù nhiều đã

có sự tách khỏi điều hành Vì thế, so với các loại hình công ty khác, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần chặt chẽ và phức tạp hơn Hiện trên thế giới tồn tại hai mô hình phổ biến [18] Đó là mô hình đơn nhất và mô hình hai cấp

Mô hình đơn nhất có trong Luật công ty của hầu hết các nước thuộc hệ thống Commen law, như Anh, Mỹ, Australia, Canada…Cấu trúc này, về cơ bản, được xây dựng theo mô hình luật công ty kiểu Anglo – American, mà luật công ty Hoa Kỳ là điển hình Theo mô hình đơn nhất, cấu trúc quản trị nội bộ của một công ty cổ phần gồm có: Đại hội đồng cổ đông (shareholders’ meeting) và Hội đồng giám đốc (board of directors) Bộ phận quản trị - điều hành chỉ do một cơ quan đảm nhiệm là Hội đồng giám đốc - cấu trúc hội đồng đơn Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu chọn các thành viên của Hội đồng giám đốc (thường có từ ba đến hai chục thành viên) Mọi quyền lực và các vấn đề của công ty được pháp luật đặt vào tay Hội đồng giám đốc, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông Tiếp đó, Hội đồng giám đốc lại bổ nhiệm các thành viên của mình hoặc người khác điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty Sự phân chia quyền lực này khác với việc phân chia quyền lực trong các công ty cổ phần của các nước châu Âu lục địa, Trung Quốc và Việt Nam Vì thế, Hội đồng giám đốc trong công ty Anh - Mỹ

có nhiều quyền lực hơn các đồng nghiệp của họ trong Hội đồng quản trị công

ty của các nước châu Âu lục địa, Trung Quốc, Việt Nam

Trang 12

7

Mô hình hai cấp có nguồn gốc từ nước Đức, xứ sở của dòng họ luật German civil law Cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần theo luật Đức gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng giám sát (Aufsichtsrat), và Ban quản trị Việc quản lý - điều hành công ty cổ phần được phân chia cho hai cơ quan

là Hội đồng giám sát và Ban quản trị, như một thiết chế hai tầng, mà ở đó, Hội đồng giám sát nằm ở tầng trên Vì thế, giới luật học trên thế giới gọi đây

là cấu trúc hội đồng kép hay hội đồng hai tầng Và trong mô hình hai cấp, Đại hội đồng cổ đông, thậm chí cả người lao động, sẽ bầu chọn Hội đồng giám sát Hội đồng giám sát có quyền bầu Ban quản trị, giám sát hoạt động của Ban quản trị Ban quản trị thực hiện chức năng điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty

Theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, thì cấu trúc quản trị nội

bộ của công ty cổ phần ở Việt Nam, xét một cách toàn diện, không phải là cấu trúc đơn theo mô hình luật công ty Anh - Mỹ, cũng chẳng phải là cấu trúc hai cấp như mô hình của luật Đức Nó có vẻ là cấu trúc pha trộn giữa hai mô hình nói trên, đặc biệt có rất nhiều điểm tương đồng với mô hình theo luật công ty năm 2005 của Trung Quốc Cấu trúc nội bộ của công ty cổ phần ở Việt Nam cũng gồm có các cơ quan: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Ban kiểm soát Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần ở Việt Nam không giống với Hội đồng giám đốc trong luật công ty Anh - Mỹ, cũng không phải là Hội đồng giám sát hay Ban quản trị theo mô hình luật công ty của Đức Hội đồng quản trị trong luật Việt Nam không có quyền hạn rộng lớn như Hội đồng giám đốc trong cấu trúc công ty của nhiều nước Commen law Song, nó có thẩm quyền rộng hơn so với Ban quản trị trong cấu trúc hai tầng theo luật công ty của một số nước châu Âu Nếu thành viên Ban quản trị theo luật công ty Đức do Hội đồng giám sát bổ nhiệm thì thành viên

Trang 13

Trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, Hội đồng quản trị chỉ là một thiết chế nhỏ nhưng vai trò của nó hết sức quan trọng Hội đồng quản trị được nhấn mạnh là người đặt ra chiến lược tổng thể cho doanh nghiệp, giám sát quản

lí rủi ro, giám sát kết quả quản trị, đảm bảo sự trung thực của báo cáo tài chính,

có kế hoạch đào tạo nhân sự kế nhiệm cho các vị trí quản lí cấp cao Để hiểu rõ hơn vị trí, tầm quan trọng của Hội đồng quản trị, chúng ta cần xem xét Hội đồng quan trị trong mối quan hệ với các thiết chế khác của công ty cổ phần

1.1.2 Hội đồng quản trị trong mối tương quan với các thiết chế quản

lý khác của công ty cổ phần

Trong cơ cấu tổ chức của một công ty, Hội đồng quản trị chiếm một vị trí rất nhỏ; thế nhưng trên thực tế vai trò của nó lại rất lớn Trong công ty, người bỏ vốn là các cổ đông, Giám đốc điều hành doanh nghiệp còn Hội đồng quản trị – đại diện cho cổ đông, bảo đảm doanh nghiệp có được quản lí tốt và

đi đúng hướng hay không, vốn của nhà đầu tư có được sử dụng một cách hiệu quả không Hình ảnh này được ví như một chiếc xe chở khách Khách đi trên

xe (tương tự như các cổ đông trong công ty) ai cũng muốn đến nơi (cùng muốn có lãi) nhưng không biết đi đường nào, lại cũng không biết lái xe, do đó

họ bèn lựa một người làm đại diện chỉ đường (HĐQT) Người này đóng vai trò “cai “ xe, sẽ đi tìm thuê một anh lái xe (ban giám đốc), thương lượng, trả

Trang 14

9

một số tiền để anh ta lái chiếc xe (công ty) chạy theo bản đồ về hướng mà người cai xe được khách ủy nhiệm đã vạch ra

1.1.2.1 Hội đồng quản trị với Đại hội đồng cổ đông

Cổ đông của công ty là những người góp vốn/người sở hữu cổ phần trong công ty cổ phần Như trên đã đề cập, công ty cổ phần có số lượng cổ đông rất lớn, có cổ đông là cá nhân và cũng có cổ đông là tổ chức Nhưng chỉ

có các cổ đông có quyền biểu quyết mới được tham gia Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông/tập hợp các cổ đông (chủ sở hữu công ty) là cơ quan có quyết định cao nhất của công ty cổ phần [34, tr.64] Một trong những quyền

đó là lựa chọn những người có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để quản lý, lèo lái công ty - Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, người đại diện cho quyền lợi của các cổ đông/người góp vốn Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước các cổ đông/Đại hội đồng cổ đông và trước công ty Hội đồng quản trị được thực hiện tất cả các quyền, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng

cổ đông

1.1.2.2 Hội đồng quản trị với Ban giám đốc

Tập tục của các nước trên thế giới, Tổng giám đốc (CEO) đều do Hội đồng quản trị lựa chọn Trong công ty của Hoa Kỳ, CEO thông thường là thành viên Hội đồng quản trị; nhưng theo luật của Pháp thì CEO không nhất thiết là thành viên Hội đồng quản trị Cũng giống như luật công ty của Pháp, luật doanh nghiệp của Việt Nam không có quy định bắt buộc Tổng giám đốc/Giám đốc phải là thành viên Hội đồng quản trị Có thể nói rằng, chức danh Tổng giám đốc/Giám đốc của công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 có vị trí như CEO (chief executive officer) hay MD

Trang 15

Một trong những nguyên tắc của OECD là Hội đồng quản trị phải áp dụng tiểu chuẩn đạo đức cao Tiêu chuẩn đạo đức đó không chỉ đối với bản thân các thành viên Hội đồng quản trị mà còn thể hiện bằng việc bổ nhiệm và giám sát các cán bộ chủ chốt Đặc biệt sự có mặt của thành viên Hội đồng quản trị không kiêm nhiệm, một xu hướng được nhiều tổ chức quốc tế hàng đầu khuyến nghị, chủ yếu để đảm bảo sao cho CEO là người có khả năng và đạo đức

1.1.2.3 Hội đồng quản trị với Ban kiểm soát

Trong cấu trúc quản trị nội bộ của các công ty cổ phần trên thế giới, có

sự khác nhau khá rõ về thiết chế Kiểm soát nội bộ Ở cấu trúc hội đồng hai tầng, ví dụ luật Đức, Đại hội đồng cổ đông hoặc người lao động lựa chọn ra Hội đồng giám sát; Hội đồng giám sát có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên của bộ máy điều hành – Ban quản trị và tham gia trực tiếp vào việc đưa ra các quyết định quan trọng trong việc quản trị công ty, giám sát Ban quản trị Còn trong cấu trúc hội đồng một tầng lại không có bộ phận kiểm soát độc lập Ngoài việc bổ nhiệm Tổng giám đốc, Hội đồng giám

Trang 16

11

đốc trực tiếp giám sát hoạt động của Tổng giám đốc Tuy nhiên, trong các công ty lớn, đặc biệt là các công ty niêm yết, xu hướng đa số thành viên Hội đồng giám đốc là thành viên độc lập không điều hành đang thắng thế Các thành viên độc lập không điều hành sẽ đảm nhiệm chức năng xem xét, đánh giá một cách độc lập về các quyết sách quản trị của Hội đồng giám đốc và giám sát hoạt động của bộ phận điều hành

Luật doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam lại quy định Ban kiểm soát

là một thiết chế độc lập so với Hội đồng quản trị, do Đại hội đồng cổ đông bầu, từ ba đến năm người, nhiệm kỳ không quá 5 năm Thành viên Hội đồng quản trị không thể là thành viên Ban kiểm soát Bởi nhiệm vụ của Ban kiểm soát là kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị nên cần có sự độc lập giữa hai thiết chế này Nếu Hội đồng quản trị có quyền giám sát hoạt động của Tổng giám đốc/Giám đốc thì Ban kiểm soát lại giám sát Hội đồng quản trị, kiểm tra tính hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý của Hội đồng quản trị [32, điều 123] Sự phân chia quyền lực như trên phần nào hạn chế sự lạm quyền, vụ lợi của Hội đồng quản trị, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư,

So với mô hình cơ quan giám sát của cả hai cấu trúc quản trị phổ biến trên thế giới như đã nói ở trên, thì mô hình Ban kiểm soát độc lập từ Hội đồng quản trị và do Đại hội đồng cổ đông bầu trong các công ty cổ phần ở Việt Nam là cấu trúc khá độc đáo và hiệu quả, nếu Ban kiểm soát làm việc thực sự như được thiết kế trong luật [20]

1.1.3 Mô hình và cơ chế hoạt động của Hội đồng quản trị

Cấu trúc Hội đồng quản trị của các công ty trên thế giới theo truyền thống được chia làm bốn loại [2, 279] Ở Anh và Mỹ, người ta dùng một hội đồng duy nhất hay cấu trúc đơn Đó là một hội đồng bao gồm những thành

Trang 17

12

viên có kiêm nhiệm hay không kiêm nhiệm, theo một tỷ lệ được coi là thích hợp Ở các nước theo lục địa châu Âu có hội đồng hai tầng, cấu trúc kép, trong đó một ủy ban ở trên giám sát ban ban chấp hành ở dưới thay mặt cho các cổ đông Khi gọi một tầng hay hai tầng, người ta nhắm đến các bộ phận trong công ty; chứ không căn cứ vào các cá nhân được kết thành tổ chức

1.1.3.1 Hội đồng quản trị gồm toàn những thành viên kiêm nhiệm

Trong hội đồng này tất cả các thành viên đều là nhân viên, là người điều hành hay ban giám đốc công ty Nhiều công ty gia đình bắt đầu bằng một hội đồng như thế này Từ người sáng lập đến người đồng sự làm những công việc khác nhau trong công ty tất cả đều là thành viên Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị của các công ty con trong một tập đoàn cũng thường chọn hình thức này, thực tế là các nhân viên cao cấp trong ban giám đốc đều là thành viên của Hội đồng Ở Nhật, Hội đồng quản trị rất đông và toàn là người trong ban giám đốc của công ty

1.1.3.2 Hội đồng quản trị có đa số thành viên kiêm nhiệm

Theo sự tiến hóa của công ty và của Hội đồng quản trị, vì nhiều lí do khác nhau dần dần những thành viên không kiêm nhiệm được cử vào Hội đồng Có khi trong một công ty đang phát triển, các giám đốc kiêm nhiệm thấy cần có những kiến thức chuyên môn từ bên ngoài, những kinh nghiệm cần thêm để bổ sung cho họ Những thành viên không kiêm nhiệm có khi được chỉ định từ các đơn vị có đầu tư hay tài trợ cho doanh nghiệp, hay để tạo nên mối liên hệ chặt chẽ với nhà cung cấp, khách hàng hay nhưng nơi khác nhằm tăng giá trị doanh nghiệp Một lí do nữa là do sự thừa kế trong gia đình,

cổ phần được chia cho các chi khác nhau trong dòng họ

Ưu điểm của của cơ cấu Hội đồng quản trị phần lớn thành viên tham gia điều hành là (i) các thành viên Hội đồng quản trị hiểu biết về kinh doanh và

Trang 18

13

ngành nghề kinh doanh của chính doanh nghiệp Do vậy, các định hướng họ đưa

ra thường là phù hợp và thành viên hội đồng quản trị có thể đưa ra các quyết nhanh chóng (ii) Thu nhập của thành viên Hội đồng quản trị gắn liền với sự thành bại của doanh nghiệp, đó chính là động lực khiến các thành viên hội đồng quản trị làm việc hết mình, gắn bó lâu dài vì sự phát triển của doanh nghiệp

Nhược điểm của cơ cấu Hội đồng quản trị phần lớn thành viên tham gia điều hành là: (i) Thành viên Hội đồng quản trị có thể chú trọng công việc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh mà người đó đảm nhiệm, từ đó có thể làm giới hạn quan điểm chiến lược của Hội đồng quản trị (ii) Hội đồng khó có thể hoạt động một cách chuyên nghiệp vì các thành viên phải mất quá nhiều thời gian tham gia vào công tác điều hành của doanh nghiệp [19, tr 61]

1.1.3.3 Hội đồng quản trị có đa số thành viên không kiêm nhiệm

Khi doanh nghiệp phát triển đến một mức độ nhất định có thể thống trị trong ngành, lĩnh vực kinh doanh, để có những bước tăng trưởng mới, một số doanh nghiệp có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc kêu gọi từ các nhà đầu tư quan trọng Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần có thêm các thành viên Hội đồng quản trị không kiêm nhiệm Tập tục của các công ty lớn

và hàng đầu ở Anh và Mỹ là có các hội đồng loại này Trong các công ty đó, thành phần không kiêm nhiệm vượt trội thành phần kiêm nhiệm Mô hình quản trị công ty cổ phần theo cấu trúc hội đồng đơn kiểu Anh - Mỹ không có một cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ giám sát những người quản lý - điều hành công ty như mô hình của Việt Nam hay Trung Quốc Hội đồng quản trị không làm đúng vai trò của mình, dễ dàng thông đồng với CEO che giấu những giao dịch với các bên liên quan hoặc làm các nhà đầu tư hiểu sai về giá trị của công ty, gây rủi ro cho các nhà đầu tư Đặc biệt, ở Mỹ trước khi xuất hiện những khó khăn nhấn chìm Enron và nhiều công ty cổ phần khác, việc

Trang 19

14

quản trị công ty cổ phần đã chú ý đến việc sử dụng các thành viên Hội đồng quản trị độc lập để kiềm chế quyền lực của Ban giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông Trong đó, vai trò của các thành viên độc lập được

đề cập rất nhiều Ủy ban về Tiêu chuẩn đưa vào Danh sách giao dịch và Trách nhiệm giải trình của công ty thuộc trung tâm giao dịch chứng khoá New York (the New York Stock Exchange - NYSE - Corporate Accountability and Listing Standards Committee) đã khuyến nghị lên Hội đồng NYSE việc nên sửa đổi các tiêu chuẩn để được đưa vào danh sách giao dịch Khuyến nghị này

đã được chấp nhận này 01/8/2002, có những nội dung chính sau:

+ Yêu cầu các công ty trong danh sách phải có HĐQT với đa số các thành viên độc lập

+ Định nghĩa rõ hơn thế nào là một thành viên độc lập Ví dụ, một thành viên độc lập không được có quan hệ vật chất với công ty và không thể

là một nhân viên cũ cho đến năm năm sau khi thôi việc

+ Trao thêm quyền cho các thành viên HĐQT không có chân trong ban giám đốc để họ thực hiện nhiệm vụ kiềm chế ban giám đốc một cách hiệu quả hơn; yêu cầu họ có những phiên họp thường kì ở cấp điều hành không có ban giám đốc hiện diện, đồng thời, yêu cầu các thành viên HĐQT độc lập chỉ định và tiết lộ công khai danh tánh của thành viên HĐQT sẽ chủ toạ các phiên họp này, nhằm tạo điều kiện cho một thành viên HĐQT lãnh đạo số còn lại và làm đối trọng với quan chức điều hành cao nhất (CEO) trong công ty

+ Yêu cầu các công ty trong danh sách phải có một uỷ ban tiến cử/quản trị công ty gồm toàn thành viên HĐQT độc lập để xem xét việc bổ nhiệm những người mới vào HĐQT và định hình cơ chế quản trị công ty Tương tự,

uỷ ban phụ trách về thù lao gồm toàn thành viên HĐQT độc lập

Trang 20

15

+ Gia tăng quyền lực và trách nhiệm cho uỷ ban kiểm toán, kể cả giao

cho họ quyền quyết định thuê mướn hay sa thải các kiểm toán viên độc lập

+ Các công ty trong danh sách phải cáo bạch những nguyên tắc quản trị

công ty của mình, bao gồm các tiêu chuẩn về năng lực, trách nhiệm, mức thù

lao của thành viên HĐQT…

+ Yêu cầu các công ty trong danh sách chấp nhận thực hiện cũng như

cáo bạch một bộ quy tắc về hành vi đạo đức kinh doanh áp dụng cho các

thành viên HĐQT, các quan chức và nhân viên của công ty, và nhanh chóng

cáo bạch mọi trường hợp khước từ bộ quy tắc này đối với các thành viên

HĐQT hay các quan chức điều hành

Yêu cầu phải có các thành viên Hội đồng quản trị độc lập nảy sinh là vì

khả năng xung đột lợi ích giữa những người cung cấp vốn, tức là cổ đông, và

ban giám đốc Do những người điều hành công ty thường không nắm giữ vốn

góp đáng kể trong công ty, có nguy cơ họ dành ưu tiên cho các quyền lợi

riêng của họ hơn là quyền lợi của cổ đông Vì thế, một trong những vai trò

của thành viên Hội đồng quản trị độc lập là giám sát Ban giám đốc

1.1.3.4 Hội đồng quản trị hai tầng

Các công ty gọi vốn công chúng ở Đức thường có loại hình này [2, tr

280] Hội đồng gồm hai phần, ở trên được gọi là Hội đồng giám sát; ở dưới là

Ban quản trị (Hội đồng chấp hành), Hội đồng này đề bạt giám đốc Hội đồng

ở trên yêu cầu Hội đồng dưới đệ trình các kế hoạch và đề nghị để xem xét,

chấp thuận, sau đó kiểm tra lại và đánh giá kết quả thực hiện Hà Lan và Pháp

cũng áp dụng mô hình này

Hội đồng hai tầng được thiết lập vì người Đức cho rằng các tổ chức lớn

phải có một mối tương quan bền chặt giữa vốn và lao động Trong ủy ban

giám sát, số thành viên đại diện cho cổ đông và cho người lao động ngang

Trang 21

16

nhau Việc kiêm nhiệm trong hội đồng hai tầng không được chấp nhận Quyền lực của Hội đồng giám sát nằm ở chỗ họ được bổ nhiệm và bãi nhiệm thành viên của hội đồng chấp hành Ưu điểm của mô hình hội đồng hai tầng là: (i) Hội đồng giám sát có thể là các chuyên gia đầu ngành ở các lĩnh vực khác nhau tham gia ủng hộ doanh nghiệp để đổi mới doanh nghiệp (ii) Doanh nghiệp có nhiều cơ hội thu nhận được các đóng góp của nhóm người giàu kinh nghiệm cho chiến lược phát triển và sự tăng trưởng của doanh nghiệp Bên cạnh đó Hội đồng hai tầng cũng có những hạn chế nhất định Đó là, các thành viên hội đồng giám sát không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp, do đó Tổng giám đốc có thể hạn chế cung cấp các thông tin cho Hội đồng giám sát, từ đó làm giảm hiệu quả của hội đồng giám sát Đồng thời các đề nghị của Hội đồng giám sát có thể không được chấp nhận hoặc không được thực hiện, vì trước pháp luật, Tổng giám đốc không trách nhiệm phải chấp nhận hay hành động theo yêu cầu của Hội đồng giám sát

Có bốn loại mô hình Hội đồng quản trị và tuỳ vào đặc điểm của doanh

nghiệp để lựa chọn mô hình phù hợp Bởi những loại cơ cấu Hội đồng quản

trị khác nhau sẽ phù hợp với các loại doanh nghiệp khác nhau và mức độ tăng trưởng khác nhau

Trang 22

17

1.1.4 Phong cách làm việc của Hội đồng quản trị

Phong cách của một Hội đồng quản trị phụ thuộc nhiều vào cách làm việc của Chủ tịch hội đồng Thông thường phong cách của Hội đồng quản trị

có bốn loại [2, tr.285]:

- Gật đầu phê chuẩn: thành viên trong Hội đồng quản trị loại này

không quan tâm nhiều đến công việc của hội đồng hay sự giao tiếp giữa các

thành viên với nhau Điển hình của loại hội đồng này là Hội đồng quản trị của

những công ty không có gì ngoài một địa chỉ liên lạc có đăng kí tại các nước

có chế độ thuế rất thấp mà người ta gọi là “thiên đàng của thuế” Các buổi

Hình 1.1: Mô hình Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần

Nguồn: [2, tr.283]

Trang 23

18

họp của hội đồng hoàn toàn mang tính hình thức Thực sự họ làm biên bản mà không cần họp Hội đồng của một số công ty chưa phát hành chứng khoán coi buổi họp của hội đồng chỉ là thủ tục, có thể vì một người thống trị và quyết định tất cả, hoặc có thể vì các thành viên đã gặp nhau trong các cuộc họp của ban giám đốc rồi

- Câu lạc bộ: Hội đồng loại này quan tâm chủ yếu đến sự giao tiếp giữa

các thành viên với nhau; còn công việc đứng hàng thứ hai Hội đồng của các công ty đã có từ lâu và từng thành công trong quá khứ là điển hình cho loại này Mỗi lần họp có nhiều lễ nghi, phòng họp trang hoàng lộng lẫy với nhiều hình ảnh của các vị cựu chủ tịch Ở hội đồng này, truyền thống được tôn trọng, sáng kiến không được khuyến khích

- Hội đồng có tính cơ cấu: Hội đồng loại này quan tâm đến công việc

nhiều hơn là mối giao tiếp giữa các thành viên, nó có những thành viên đại diện cho nhiều loại cổ đông khác nhau và giống như một nghị viện với đại diện của nhiều tầng lớp Các vấn đề bàn bạc dễ trở thành tranh chấp của nhiều phe phái Các cuộc thảo luận thường gay gắt Nền tảng của sự cân bằng quyền lực trở thành quan trọng Các tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận, các cơ sở văn hoá và giáo dục thường có loại hội đồng này

- Hội đồng chuyên nghiệp: Hội đồng này quan tâm đến công việc của

mình lẫn sự giao tiếp trong nội bộ Đây là một hội đồng có phong cách chuyên nghiệp và thành công, nó làm nảy nở những khả năng lãnh đạo tài ba Hội đồng sẽ có những cuộc thảo luận giữa những người có ý chí mạnh mẽ và lập luận mạnh mẽ cộng với một sự hiểu biết chung và kính trọng lẫn nhau

1.1.5 Mô hình Tricker - một khuôn khổ để phân tích về các hoạt động của Hội đồng quản trị

Trang 24

19

Đánh giá hoạt động của Hội đồng quản trị là xem xét hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị trên cơ sở mục tiêu của doanh nghiệp Đây là công việc hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Bởi khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường chú ý đến ba điểm [21, tr 91]:

(1) Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp;

(2) Hoạt động quản lý;

(3) Chất lượng quản lý

Giáo sư Bob Tricker đã phát triển mô hình Tricker như một công cụ để đánh giá các hoạt động của Hội đồng quản trị và đưa ra gợi ý cho Hội đồng quản trị nên sử dụng phần lớn thời gian của mình vào những hoạt động nào (Hình 1.2)

Hình 1.2: Mô hình Tricker

Vai trò phục tùng/tuân thủ Vai trò hoạt động

Trách nhiệm Chiến lược

Trang 25

20

Theo mô hình Tricker, Hội đồng quản trị có hai vai trò chính: vai trò điều hành hoạt động nhằm hướng tới tương lai phát triển của doanh nghiệp và vai trò tuân thủ, phục tùng nhằm đảm bảo quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại và quá khứ Việc đưa ra các định hướng chiến lược và ban hành chính sách là sự thể hiện vai trò hoạt động của Hội đồng quản trị còn việc thực hiện hỗ trợ và đánh giá kết quả thực hiện chiến lược chính là vai trò tuân thủ của Hội đồng quản trị

1.2 Một số nội dung về quản trị công ty theo OECD

1.2.1 Nhận thức về quản trị công ty theo OECD

Quản trị công ty là một chủ đề rộng, mở rộng đến tất cả các khía cạnh

có liên quan đến cổ đông, các nhà quản lý và các kiểm toán viên của một công

ty Định nghĩa về Quản trị công ty có thể tìm thấy trong các Quy chế/Điều lệ

về quản trị công ty ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế John Farrar cho rằng, khái niệm quản trị công ty (corporate governance) được sử dụng lần đầu tiên khoảng 40 năm trước bởi tác giả Richard Eells trong sách “The Governance

of Corporation” Đồng thời ông cũng khẳng định rằng, khái niệm quản trị - governance, là một thuật ngữ đến từ ngôn ngữ Latin “gubernare” và

“gubernator” với nghĩa chỉ cho việc bánh lái một con tàu và thuyền trưởng của con tầu đó Tuy nhiên, một vài học giả khác lại cho rằng, vấn đề quản trị công ty được đề cập đến từ những năm 1930 [43]

Về mặt ngôn ngữ, quản trị công ty được hiểu theo nhiều nghĩa, tuy nhiên định nghĩa rộng nhất được nhiều nước vận dụng vào xây dựng hệ thống pháp luật về quản trị công ty là của Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD trong ấn phẩm “Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD” (The

Trang 26

Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hiệu quả kinh doanh cao, giảm nguy cơ của các cuộc khủng hoảng và đảm bảo tính hợp pháp của nền kinh tế thị trường Quản trị là một loạt các mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty, Hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan tạo nên định hướng và sự kiểm soát công ty Trong mối quan hệ đó, Hội đồng quản trị là một mắt xích quan trọng, một trong ba điểm đặc biệt quan trọng đối với việc quản trị công ty của rất nhiều nước đang phát triển [4] Luận văn nghiên cứu về Hội đồng quản trị gắn với việc quản trị công ty, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty

cổ phần nói chung, đặc biệt là công ty niêm yết

1.2.2 Trách nhiệm của Hội đồng quản trị theo OECD

Theo OECD, khung pháp luật về quản trị công ty bao gồm sáu nhóm nguyên tắc, với 32 nguyên tắc cơ bản Trách nhiệm của Hội đồng quản trị là một trong sáu nhóm nguyên tắc đó Và theo Daniel Blume, quản trị viên cao cấp OECD, Hội đồng quản trị giữ vai trò quan trọng trong việc quản trị có hiệu quả thực hiện chức năng của một bản lề giữa các cổ đông và các ban quản lý chuyên môn [4]

Cơ cấu và hoạt động của Hội đồng quản trị ở từng quốc gia và giữa các quốc gia thuộc OECD có sự khác biệt rất lớn Hội đồng quản trị của từng

Trang 27

22

quốc gia có thể được tổ chức theo một hoặc, hai cấp nhưng đều có thể áp dụng chung bộ nguyên tắc của OECD

Trách nhiệm của Hội đồng quản trị trong việc “lèo lái” công ty được

cụ thể hoá như sau:

* Thành viên Hội đồng quản trị phải hoạt động với thông tin đầy đủ, tin cậy, có trách nhiệm và cẩn trọng, vì lợi ích cao nhất của công ty và cổ đông

* Khi các quyết định của Hội đồng quản trị có thể ảnh hưởng đến các nhóm cổ đông theo các cách khác nhau, Hội đồng quản trị phải đối xử bình đẳng với mọi cổ đông

* Hội đồng quản trị phải áp dụng tiêu chuẩn đạo đức cao Phải quan tâm đến lợi ích của cổ đông

* Hội đồng quản trị phải thực hiện các chức năng quản lý và giám sát chủ yếu

* Hội đồng quản trị phải có khả năng đưa ra phán quyết khách quan, độc lập về các vấn đề của công ty

Những nguyên tắc của OECD nói chung, về Hội đồng quản trị nói riêng

là cơ sở, căn cứ để đánh giá thực trạng pháp luật về Hội đồng quản trị ở

chương 2

1.3 Khái lƣợc pháp luật về Hội đồng quản trị ở Việt Nam

1.3.1 Nhận thức bước đầu về pháp luật Hội đồng quản trị

Như trên đã đề cập, quản trị công ty là một loạt các mối quan hệ giữa ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các cổ đông…tạo nên sự định hướng và kiểm soát công ty Hội đồng quản trị chỉ là một thiết chế nhỏ trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, nhưng có vai trò quan trọng đối với việc lèo lái công ty Việc xác định nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động của Hội đồng

Trang 28

23

quản trị có ý nghĩa quan trọng, vì nó là cơ sở pháp lý cho hoạt động định hướng và giám sát của Hội đồng quản trị trong suốt quá trình tồn tại của mỗi công ty cổ phần Nhìn chung, điều chỉnh về Hội đồng quản trị có hai nguồn

pháp luật chủ yếu: thứ nhất là các văn bản pháp luật của nhà nước; thứ hai là

các văn bản nội bộ của công ty Những quy định trong các văn bản pháp luật

của nhà nước chính là khung pháp lý “tối cần thiết” cho hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, đảm bảo được những lợi ích tối thiểu của các nhà đầu

tư và của công ty Trên cơ sở khung pháp lý đó, công ty xây dựng các văn bản nội bộ riêng của mình Tuy nhiên, những văn bản nội bộ đó không được mâu

thuẫn với pháp luật của nhà nước

Ở Việt Nam, những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quan trọng nhất điều chỉnh hoạt động cuả Hội đồng quản trị là Luật doanh nghiệp năm

2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) và những văn bản có liên quan, cụ thể

là Nghị định 139/NĐ - CP ngày 5/9/2007 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp 2005, Quyết định 12/2007/QĐ – BTC ngày 13/3/2007 và Quyết định 15/2007/QĐ – BTC ngày 19/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Những văn bản này được coi là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc thành lập và hoạt động của công ty cổ phần nói chung và Hội đồng quản trị nói riêng Các công ty dựa vào các quy định cơ bản trong các văn bản đó để xây dựng quy chế pháp lý nội bộ riêng cho mình Luật doanh nghiệp năm 2005 dành chương IV để quy định về công ty cổ phần, trong đó có 13 Điều luật trực tiếp điều chỉnh về Hội đồng quản trị Những quy định về Hội đồng quản trị trong Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản liên quan tương đối linh hoạt, được xây dựng theo mục tiêu là thiết kế một khung pháp lý cơ bản để các doanh nghiệp trên cơ sở đó xây dựng quy chế quản lý nội bộ cho riêng mình, chủ yếu là trao quyền định đoạt trong khuôn khổ pháp luật cho các cổ đông của công ty Những quy định của Luật doanh nghiệp 2005 đã bao quát

Trang 29

24

hầu hết các khía cạnh của Hội đồng quản trị như ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên Hội đồng quản trị; thành phần, thẩm quyền của Hội đồng quản trị…Tuy nhiên, đó chỉ là “khung pháp

lý cơ sở” cho công ty, còn cụ thể như thế nào thì các cổ đông có quyền thoả thuận, quyết định nhưng không trái với quy định của pháp luật

Bên cạnh các văn bản pháp luật của nhà nước, hoạt động của Hội đồng quản trị còn được điều chỉnh bởi các văn bản nội bộ của công ty Đây

là những văn bản riêng của mỗi công ty, do các cổ đông thoả thuận thông qua hoặc do cơ quan quản lý, điều hành của công ty ban hành Những văn bản này nếu được ban hành theo đúng những thủ tục luật định, nội dung không trái với những quy định của pháp luật thì cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ công ty, trong đó có quan

hệ giữa Hội đồng quản trị với các thiết chế khác Những văn bản nội bộ chủ yếu để điều chỉnh hoạt động của Công ty cổ phần bao gồm: hợp đồng thành lập công ty, Điều lệ công ty và các văn bản của các cơ quan quản lý, điều hành trong công ty

Hợp đồng thành lập công ty được hiểu là thoả thuận giữa các cổ đông

sáng lập về việc thành lập công ty, có giá trị pháp lý ràng buộc các cổ đông sáng lập với nhau để thành lập công ty Hợp đồng thành lập công ty có thể được xem là luật của nhà đầu tư trong một công ty cụ thể Trong một chừng mực các quy định của hợp đồng này không vi phạm các điều cấm của pháp luật, nó sẽ được sử dụng để giải quyết những tranh chấp nội bộ của công ty [15] Hợp đồng thành lập công ty cũng có thể được gọi là “thoả thuận thành lập” hoặc “khế ước lập hội”

Trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam không nhắc đến hợp đồng thành lập mà chỉ quy định về Điều lệ công ty Tuy nhiên, pháp luật của

Trang 30

25

nhiều nước trên thế giới, ví dụ như Philipine, Singapore…lại quy định trong quá trình thành lập công ty, hợp đồng thành lập công ty được hình thành trước Điều lệ công ty, Điều lệ công ty được xây dựng trên cơ sở hợp đồng thành lập công ty [38] Pháp luật của nhiều nước lại không có quy định về Điều lệ công

ty mà chỉ quy định về hợp đồng thành lập công ty, ví dụ ở Đức

Pháp luật Việt Nam tuy không quy định về Hợp đồng thành lập công ty nhưng không ngăn cấm việc các cổ đông sáng lập ký kết hợp đồng thành lập công ty, miễn là những thoả thuận trong hợp đồng không trái với những quy định của pháp luật

Cùng với hợp đồng thành lập công ty, Điều lệ công ty cũng là cơ sở pháp

lý quan trọng điều chỉnh hoạt động của Hội đồng quản trị Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả các cổ đông về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty Pháp luật Việt Nam và pháp luật nhiều nước quy định Điều

lệ công ty là một trong những điều kiện tối cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh Điều lệ công ty từng được ví như là “luật lệ riêng” [38], hay thậm chí là

“Hiến pháp” của công ty [41 ], điều chỉnh các quan hệ nội bộ công ty Tuy niên, nội dung Điều lệ không được trái với Luật doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan Theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, Điều lệ công ty nói chung phải có các nội dung cơ bản sau: Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện; ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ; quyền và nghĩa vụ của các cổ đông; cơ cấu tổ chức quản lý; căn cứ và phương pháp xác định thù lao, lương và tiền thưởng cho người quản

lý và thành viên Ban kiểm soát…[32] Ngoài những nội dung chủ yếu nêu trên

mà pháp luật bắt buộc phải có trong Điều lệ công ty, các cổ đông có thể thoả thuận các nội dung khác nhưng không trái với quy định của pháp luật

Trang 31

26

Ngoài hợp đồng thành lập công ty và Điều lệ công ty, chi phối hoạt

động của Hội đồng quản trị còn có văn bản của các cơ quan quản lý, điều

hành của công ty cổ phần, như Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Báo cáo

của Ban kiểm soát…cũng được coi là căn cứ pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ nội bộ của công ty cổ phần, hoạt động của Hội đồng quản trị

1.3.2 Đặc điểm của pháp luật về Hội đồng quản trị

Pháp luật về Hội đồng quản trị của công ty cổ phần ở Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, mang tính mới: Luật công ty năm 1990 đã đặt nền tảng pháp

lý đầu tiên cho việc hình thành hệ thống các doanh nghiệp sở hữu tư nhân trong nước đồng thời đưa ra những mầm mống manh nha cho khung quản trị công ty ở nước ta Có thể nói, luật Công ty mới định hình khung sơ lược của quản lý nội bộ Cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Trong số 46 điều của Luật công ty năm 1990, chỉ có 10 điều liên quan đến quản trị công ty, 2 điều về Hội đồng quản trị [30]

Chế độ quản trị công ty manh nha, giản đơn như vậy được áp dụng trong suốt thời kỳ từ 1990 đến 1999 Trong giai đoạn 10 năm không hề có một sáng kiến hay thay đổi nhằm hoàn thiện và nâng cao khung quan trị công

ty nói chung, Hội đồng quản trị nói riêng Việc kiểm soát công ty dựa nhiều vào các cơ quan nhà nước hơn là thông qua các công cụ chỉ đạo điều hành và kiểm soát nội bộ công ty (xem thêm [37], [39], [40])

Luật doanh nghiệp năm 1999 đã đánh dấu một bước tiến nhảy vọt trong quá trình hoàn thiện khung quản trị công ty ở nước ta Tuy nhiên, khung quản trị này vẫn chỉ áp dụng cho các công ty thuộc sở hữu tư nhân Lần đầu tiên, khung quản trị công ty ở nước ta được hình thành với đầy đủ các yếu tố cấu

Trang 32

ít nhất 1/3 thành viên không điều hành, hàng năm bầu lại 1/3 số thành viên hội đồng quản trị, công bố thù lao của Hội đồng quản trị, lập các tiểu ban hoặc cử thành viên Hội đồng quản trị chuyên trách về việc kiểm soát nội bộ…

Nhìn chung từ năm 2000, khung quản trị công ty ở nước ta đã có những bước phát triển và biến đổi phù hợp với các thông lệ quản trị tốt đã được thừa nhận Tuy nhiên, xét về khía cạnh pháp lý, khung quản trị đó còn bộc lộ không ít những khiếm khuyết, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến Hội đồng quản trị, cụ thể là:

- Các nghĩa vụ của người quản lý chưa được định hình cụ thể và quy định rõ, gồm nghĩa vụ cẩn trọng, nghĩa vụ trung thành;

- Chưa có các quy định về tiêu chuẩn của người quản lý, về các nguyên tắc xác định mức thù lao của họ gắn với hiệu quả hoạt động của công ty [40];

- Hầu như không có quy định về quyền của cá nhân thành viên Hội đồng quản trị, ngoài Điều 83 quy định về việc thành viên Hội đồng quản trị có

Trang 33

28

quyền yêu cầu Tổng giám đốc/Giám đốc cung cấp thông tin về hoạt động của công ty Nhưng lại quy định thành viên Hội đồng quản trị phải có nghĩa vụ: khi công ty không thanh toán đủ nợ và nghĩa vụ đến hạn thì họ phải (i) thông báo cho chủ nợ biết, (ii) không được tăng tiền lương, trả thưởng cho người lao động, (iii) chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ khi không thực hiện nghĩa vụ trên [31, Điều 81]

Có thể nói, Luật doanh nghiệp năm 2005 là một bước tiến lớn, tạo ra sự thay đổi căn bản trong quá trình hoàn thiện khung quản trị doanh nghiệp ở nước ta Luật đã quy định khá cụ thể và đầy đủ các nội dung, yếu tố cấu thành khung quản trị công ty, nhất là đối với công ty cổ phần Quản trị công ty nói chung, Hội đồng quản trị nói riêng được quy định hoàn thiện hơn không chỉ trong Luật doanh nghiệp mà còn được củng cố ở rất nhiều văn bản khác như Luật chứng khoán năm 2005 và các văn bản hướng dẫn, Quyết định 12/2007/QĐ – BTC ngày 13/3/2007, Quyết định 15/2007/QĐ – BTC ngày 19/3/2007

Thứ hai, liên quan đến khoa học quản trị: sự ra đời và hoàn thiện

những quy định của pháp luật về Hội đồng quản trị gắn liền với sự xuất hiện

và hoàn thiện khung quản trị công ty ở nước ta Quản trị công ty bao gồm việc thiết lập các mối quan hệ giữa cơ cấu quản lý công ty, hội đồng quản lý công

ty, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác Quản trị công ty cũng cung cấp cấu trúc mà thông qua đó các mục tiêu của công ty được thực hiện

và những biện pháp để đạt được những mục tiêu và khả năng giám sát là được xác định [36, tr.11] Hội đồng quản trị là một thiết chế trong trong hàng loạt các mối quan hệ thiết lập nên khung pháp luật về quản trị công ty

Sự thay đổi trong những quy định của pháp luật về Hội đồng quản trị hướng đến mục đích cải thiện hoạt động, nâng cao khả năng tiếp cận các

Trang 34

29

nguồn vốn bên ngoài của công ty, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lành mạnh Và đó cũng là mục đích của quản trị công ty

Thứ ba, nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, đặc biệt là các cổ đông

nhỏ: Hội đồng quản trị là một thiết chế trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ

phần, đại diện cho cổ đông, cho các nhà đầu tư quản lý phần vốn đầu tư của

họ trong công ty (nghĩa vụ uỷ thác) Hội đồng quản trị hoạt động trước hết vì lợi ích của các nhà đầu tư, lợi ích tối cao của công ty Với tư cách là người nhận uỷ thác, thành viên Hội đồng quản trị phải làm thực hiện công việc một cách trung thành, mẫn cán bảo vệ tốt nhất lợi ích của người uỷ thác

Thực tế đa số các thành viên Hội đồng quản trị là các cổ đông lớn vì thế

họ sẽ ưu tiên cho quyền lợi của họ hơn là lợi ích của các nhà đầu tư khác, đặc biệt các cổ đông nhỏ Sự sụp đổ của những tập đoàn lớn trên thế giới (Enron, WorldCom ở Mỹ, Vivendi ở Pháp, Parmalat ở Ý…), những rắc rối xảy ra ở các ở công ty trong nước (công ty cổ phần bông Bạch Tuyết, công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An…), và sự giảm lòng tin của nhà đầu tư (công ty cổ phần viễn thông FPT) đã chỉ ra rằng trong cơ cấu Hội đồng quản trị phải có thành viên độc lập không điều hành Bởi nếu một cơ cấu Hội đồng quản trị toàn thành viên Hội đồng tham gia điều hành thì có thể họ chỉ lo cho quyền lợi của cá nhân hơn là lợi ích của các cổ đông, nhà đầu tư Ngược lại, nếu Hội đồng toàn thành viên độc lập thì đó là hội đồng kỷ luật nhiều hơn là hội đồng

cố vấn hay có tiếng nói quan trong trong việc hoạch định chiến lược của công

ty [35, tr 237] Lợi ích của nhà đầu tư gắn liền với lợi ích của công ty, bởi vậy một cơ cấu có tỷ lệ thích hợp giữa thành viên điều hành và thành viên độc

là xu hướng thắng thế hiện nay Như ThS Nguyễn Ngọc Bích nhận định: một trong những khuynh hướng chung mà luật công ty của nhiều nước đều hướng đến là sự độc lập của các thành viên Hội đồng quản trị và việc giám sát hữu hiệu của họ [3] Việc xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật về

Trang 35

30

Hội đồng quản trị trước hết nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư

Thứ tư, phòng ngừa rủi ro: nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn

phát triển với những thay đổi chưa từng có: trong thương mại quốc tế, trong công nghệ, trong lành mạnh hoá môi trường và xã hội… Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải cạnh tranh trong điều kiện các rủi ro chưa rõ ràng hoặc chưa được phân tích rõ ràng Nhận diện và phòng ngừa rủi ro là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp Trong nội bộ công ty, vấn đề này trước hết thuộc

về trách nhiệm của Hội đồng quản trị, những người nhận sự uỷ thác của các

cổ đông Bởi một trong những vai trò của Hội đồng quản trị là định hướng và giám sát hoạt động điều hành của ban giám đốc, kịp thời đưa ra những quyết sách hỗ trợ hoạt động của ban giám đốc Hội đồng quản trị phải nhận diện và xem xét các rủi ro mà doanh nghiệp đang phải đối mặt một cách tổng quan để đưa ra quyết sách về quản lý nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty Hội đồng quản trị theo dõi các chỉ tiêu hoạt động cơ bản, kiểm tra xem các chính sách có được thực hiện đúng phương án đã đưa ra hay không

và kiểm tra thường xuyên hệ thống quản lý trong toàn bộ doanh nghiệp Những quy định của pháp luật về Hội đồng quản trị sẽ góp phần phòng ngừa

và hạn chế rủi ro, hướng đến mục đích của quản trị công ty tốt

1.3.3 Những nội dung cơ bản của pháp luật về Hội đồng quản trị

Luận văn nghiên cứu, xem xét Hội đồng quản trị gắn với việc quản trị, công ty Cụ thể, gồm các vấn đề cơ bản sau:

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị: đảm bảo số lượng thành viên và

tỷ lệ thích hợp giữa thành viên độc lập và thành viên điều hành

Trang 36

31

Thành viên Hội đồng quản trị: tuân thủ tiêu chuẩn và điều kiện do

pháp luật và điều lệ công ty quy định; đảm bảo có năng lực, đạo đức; xứng đáng là “khối óc điều khiển của doanh nghiệp” [21, tr 58]

Thẩm quyền của Hội đồng quản trị: vừa có quyền kiến nghị vừa có

quyền quyết định các vấn đề của công ty, trừ vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Để Hội đồng quản trị thực hiện tốt thẩm quyền của mình, pháp luật và Điều lệ công ty phải có những quy định rõ ràng, quyền phải tương xứng với nghĩa vụ

Vai trò, trách nhiệm của Hội đồng quản trị: Là người đại điện cho cổ

đông, cầu nối giữa cổ đông và ban giám đốc, Hội đồng quản trị có hai chức năng cơ bản là hoạch định chiến lược và giám sát hoạt động kinh doanh của công ty

Cuộc họp của Hội đồng quản trị: Các cuộc họp của Hội đồng quản trị

là hết sức quan trong bởi vai trò của Hội đồng quản trị là vai trò tập thể Để cuộc họp đạt hiệu quả cần thiết phải: biết cách sắp xếp chương trình cuộc họp

và quản lý chương trình đó; bảo đảm là các thành viên Hội đồng quản trị hiểu

về mục đích cuộc họp; chuẩn bị kỹ các tài liệu cuộc họp; các ý tưởng cần được chuẩn bị trước [21 tr 73]

Những vấn đề này sẽ được làm rõ trong chương 2 của Luận văn

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 thảo luận các vấn đề khái luận chung liên quan đến Hội đồng quản trị; vai trò, trách nhiệm của Hội đồng quản trị theo quan điểm của các học giả và các tổ chức quốc tế Các quy định này sẽ là căn cứ cho việc phân tích và bình luận khung pháp luật cụ thể của Việt Nam về Hội đồng quản trị

sẽ được trình bày tại chương 2

Trang 37

32

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY

HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ

Ở Việt Nam, chỉ trong những năm gần đây loại hình công ty cổ phần mới bắt đầu phát triển Luật công ty năm 1990 và tiếp đó là Luật doanh nghiệp năm 1999 bước đầu đã tạo được khung pháp lí cho các loại hình công

ty, đặc biệt là công ty cổ phần Sau nhiều năm áp dụng, những quy định về công ty cổ phần trong Luật doanh nghiệp1999 dần không còn đáp ứng được yêu cầu thực tế và không phù hợp với thông lệ quốc tế Để hội nhập quốc tế - gia nhập WTO - Việt Nam đã cho ra đời Luật doanh nghiệp năm 2005 và nhiều văn bản hướng dẫn Những quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005

về công ty cổ phần nói chung, Hội đồng quản trị nói riêng đã phần nào phù hợp đòi hỏi thực tế, tạo nền tảng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển Tuy nhiên,

do còn mới mẻ cả về lí luận và thực tiễn, nên trong quá trình áp dụng, pháp luật về công ty cổ phần nói chung, những quy định của pháp luật về Hội đồng quản trị của công ty cổ phần nói riêng còn bộc lộ những bất cập, hạn chế phần nào hiệu quả hoạt động của công ty Tìm hiểu vấn đề này, chương 2 của luận văn đi vào nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam về Hội đồng quản trị và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam, cụ thể tại công ty hoá chất Việt Trì

- nghiên cứu vấn đề Hội đồng quản trị từ lý luận đến thực tiễn

2.1 Những vấn đề chung

2.1.1 Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị

Thông tin liên quan đến các ứng viên Hội đồng quản trị (trong trường hợp đã được xác định trước các ứng viên) được công bố trước ngày triệu tập

Trang 38

Thành viên của Hội đồng quản trị do các cổ đông sáng lập đề cử theo tỷ

lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông sáng lập Các cổ đông sáng lập được quyền gộp tỷ lệ sở hữu cổ phần vào với nhau để bỏ phiếu đề cử các thành viên Hội đồng quản trị

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ đến dưới 10% cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng được đề cử một thành viên;

từ 10% đến dưới 30% được đề cử 2 thành viên; từ 30% đến dưới 50% được

đề cử ba thành viên; từ 50% đến dưới 65% được đề cử bốn thành viên và nếu

từ 65% trở lên thì được đề cử đủ ứng viên Đối với công ty niêm yết, Điều lệ mẫu còn cho phép các cổ đông nắm giữ tối thiểu 5% số cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng, hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn 10% quy định tại Điều lệ, có quyền gộp số quyền biểu quyết của từng người lại với nhau để cử các ứng viên Hội đồng quản trị [6]

Trường hợp số lượng các ứng viên Hội đồng quản trị thông qua đề cử

và ứng cử vẫn không đủ số lượng cần thiết, Hội đồng quản trị đương nhiệm

có thể đề cử thêm ứng viên hoặc tổ chức đề cử theo một cơ chế do công ty quy định Cơ chế đề cử hay cách thức Hội đồng quản trị đương nhiệm đề cử ứng cử viên Hội đồng quản trị được công bố rõ ràng và được Đại hội đồng cổ đông thông qua trước khi tiến hành đề cử

Trang 39

34

Hội đồng quản trị có thể bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị mới để thay thế chỗ trống phát sinh và thành viên mới này phải được chấp thuận tại Đại hội đồng cổ đông ngay tiếp sau đó Sau khi được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, việc bổ nhiệm thành viên mới đó sẽ được coi là có hiệu lực vào ngày được Hội đồng quản trị bổ nhiệm

Công ty niêm yết quy định và hướng dẫn cụ thể cho cổ đông việc bỏ phiếu bầu thành viên Hội đồng quản trị theo phương thức dồn phiếu

Đối với Công ty Hoá chất Việt Trì (tên đầy đủ là Công ty cổ phần Hoá chất Việt trì - VIET TRI CHEMICAL JOINT-STOCK COMPANY), việc đề

cử, ứng cử thành viên Hội đồng quản trị được thực hiện đúng trình tự được quy định trong Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty [12] Tuy nhiên, Nhà nước là cổ đông nắm giữ 68% cổ phần trong công ty, nên họ được đề cử đủ số ứng viên cần thiết Mọi trường hợp ứng cử, đề cử khác đều vô nghĩa bởi về hình thức là Đại hội đồng cổ đông bầu thành viên Hội đồng quản trị nhưng thực chất quyền quyết định trong Đại hội đồng cổ đông lại thuộc về các cổ đông lớn – Nhà nước Nếu nhóm cổ đông nào đó trong công ty muốn đề cử ai

đó vào Hội đồng quản trị nhưng không được sự đồng ý của Nhà nước thì người này cũng không thể trúng cử thành viên Hội đồng quản trị Tình huống tương tự cũng xảy ra đối với hầu hết các công ty cổ phần ở Việt Nam được ra đời từ công cuộc cổ phần hoá

2.1.2 Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị

Thành viên Hội đồng quản trị là những người mà pháp luật và Điều lệ công ty không cấm làm thành viên Hội đồng quản trị Thành viên của Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là người nắm giữ cổ phần của công ty

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

Trang 40

Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người có liên quan của người quản lý hoặc người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ [32, Điều 110] Quy định phần nào tránh được sự tập trung quyền lực, đảm bảo sự công bằng, minh bạch giữa các công ty con trong tập đoàn Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra nhiều trường hợp vi phạm, như người quản lý của công ty mẹ lại bổ nhiệm con ruột, em ruột đại diện phần vốn của Nhà nước trong công ty con (Tập đoàn Vinashin)

So với Luật công ty năm 1999, Luật doanh nghiệp năm 2005 không còn quy định bắt buộc thành viên Hội đồng quản trị phải là người có vốn trong công ty Người không phải là cổ đông nhưng có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của công ty cũng có thể tham gia Hội đồng quản trị Quy định đó là phù hợp với thông lệ quốc tế, các công ty có nhiều cơ hội tuyển chọn được những người có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tham gia vào Hội đồng quản trị Và những người như thế, do có vị trí “độc lập” nên họ thường có cái nhìn khách quan hơn, đưa ra những ý kiến sáng suốt và hạn chế tối thiểu xung đột lợi ích trong công ty Còn các cổ đông nhỏ được đảm bảo quyền lợi bằng cách gộp số quyền biểu quyết với nhau lựa chọn những người

có tài, có đức để bầu vào Hội đồng quản trị;

Ngày đăng: 10/07/2015, 12:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoa Anh (2009), Hội đồng quản trị: Quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, truy cập ngày 23/3/2010, từ http://vneconomy.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội đồng quản trị: Quyết định sự thành bại của doanh nghiệp
Tác giả: Hoa Anh
Năm: 2009
2. Nguyễn Ngọc Bích (2005), Luật doanh nghiệp Vốn và quản lý trong công ty cổ phần, Nhà xuất bản trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật doanh nghiệp Vốn và quản lý trong công ty cổ phần
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ
Năm: 2005
3. Nguyễn Ngọc Bích (2008), Mô hình quản trị trong công ty đại chúng, truy cập ngày 13/4/2010, từ http:// www.vneconomy.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình quản trị trong công ty đại chúng
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích
Năm: 2008
4. Bộ Tài chính (2004 ), Hội nghị bàn tròn Châu Á về quản trị doanh nghiệp, truy cập ngày 2/2/2008, từ http:// www.does.google.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị bàn tròn Châu Á về quản trị doanh nghiệp
5. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 12/2007/QĐ – BTC ngày 13/3 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 12/2007/QĐ – BTC ngày 13/3 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2007
6. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 15/2007/QĐ – BTC ngày 19 tháng 3 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 15/2007/QĐ – BTC ngày 19 tháng 3 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2007
7. Chính phủ (2007), NĐ 139/NĐ – CP ngày 5 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: NĐ 139/NĐ – CP ngày 5 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
8. Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì (2009), Lịch sử hình thành và phát triển, truy cập ngày 12/2/2010, từ http/www.viettrichem.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử hình thành và phát triển
Tác giả: Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì
Năm: 2009
9. Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì (2009), Báo cáo thường niên năm 2009,truy cập ngày 12/2/2010, từ http/www.viettrichem.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thường niên năm 2009
Tác giả: Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì
Năm: 2009
10. Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì (2009), Thông báo về việc thay đổi cán bộ quản lý, truy cập ngày 12/2/2010, từ http/www.viettrichem.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo về việc thay đổi cán bộ quản lý
Tác giả: Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì
Năm: 2009
11. Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì (2009), Bảng cân đối kế toán, truy cập ngày 12/2/2010, từ http/www.viettrichem.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng cân đối kế toán
Tác giả: Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì
Năm: 2009
12. Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì (2010), Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì, truy cập ngày15/5/2010, từ http/www.viettrichem.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì
Tác giả: Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì
Năm: 2010
13. Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì (2009), Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 2009, truy cập ngày 12/2/2010, từ http/www.cophieu.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 2009
Tác giả: Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì
Năm: 2009
14. Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì (2010), Bảng cân đối kế toán, truy cập ngày 10/7/2010, từ http/www.viettrichem.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng cân đối kế toán
Tác giả: Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì
Năm: 2010
15. Ngô Huy Cương (2003), “Hợp đồng thành lập công ty: Khái niệm và đặc điểm”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (9), Tr.4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng thành lập công ty: Khái niệm và đặc điểm”, "Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
Tác giả: Ngô Huy Cương
Năm: 2003
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
17. Hải Định (2008), Vai trò của Hội đồng quản trị trong quản lý điều hành DN, truy cập ngày 12/2/2010, từ http://www.sapuwa.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Hội đồng quản trị trong quản lý điều hành DN
Tác giả: Hải Định
Năm: 2008
20. Ngô Hải (2008), Giải pháp cho quản trị hội đồng quản trị, truy cập ngày 17/2/2010, từ http://www.vneconomy.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp cho quản trị hội đồng quản trị
Tác giả: Ngô Hải
Năm: 2008
21. Học viện Tài chính (2006), Quản trị doanh nghiệp hiện đại, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp hiện đại
Tác giả: Học viện Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2006
22. Xuân Hoàng (2009), Bất cập quy chế quản lý doanh nghiệp, truy cập ngày 12/2/2010, từ http://www.saga.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bất cập quy chế quản lý doanh nghiệp
Tác giả: Xuân Hoàng
Năm: 2009

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w