1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đống đa

10 609 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 299,54 KB

Nội dung

Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa Trầ

Trang 1

Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống

Đa

Trần Thị Thu Trang

Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Luận văn ThS Luật Kinh tế; Mã Số: 60 38 50

Nghd: TS Nguyễn Văn Tuyến

Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Khái quát một số vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật trong việc xử lý

tài sản bảo đảm tiền vay của các Ngân hàng thương mại (NHTM) Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Vietinbank Đống Đa Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm và nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm tại Vietinbank Đống Đa

Keywords: Luật kinh tế; Ngân hàng thương mại; Tài sản bảo đảm; Vay; Tài chính

Contents:

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nhìn lại hơn 20 năm chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế từ quản lý tập trung quan liêu

Trang 2

bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta thấy tự hào rằng Việt Nam đã bước đi đúng hướng và tiến các bước dài trong công cuộc xây dựng nền kinh tế nước nhà Trong sự nghiệp phát triển chung đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), không phải ngẫu nhiên mà hệ thống ngân hàng thương mại được ví như xương sống của nền kinh tế

Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động cho vay luôn là một trong những hoạt động cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng Khác biệt với đối tượng kinh doanh của các ngành nghề khác, đối tượng kinh doanh của các NHTM là kinh doanh tiền tệ nên mức độ rủi ro trong kinh doanh là rất lớn, đặc biệt trong những năm trở lại đây hoạt động của NHTM nói chung đã bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém do chất lượng tín dụng thấp, nợ quá hạn cao… đặc biệt là trong lĩnh vực xử lý tài sản bảo đảm tiền vay Để tránh rủi ro xảy ra trong hoạt động cho vay, ngoài việc phải thẩm định thật kỹ các phương án vay vốn thì vấn đề tài sản bảo đảm luôn được các ngân hàng chú ý Mặc dù tài sản bảo đảm không phải là mục đích của ngân hàng khi ra quyết định cho vay nhưng nó có thể hạn chế được phần nào rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng cũng như giúp cho người vay có ý thức trả nợ hơn đối với khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp Khi khách hàng không trả được nợ thì những tài sản bảo đảm này chính là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng Trong trường hợp đó, muốn thu hồi được nợ đầy

đủ nhất thì ngân hàng phải thực hiện tốt công tác xử lý tài sản bảo đảm

Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Công thương Việt Nam (sau đây gọi tắt là Vietinbank) là một trong những NHTM quốc doanh lớn nhất Việt Nam, với hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch uỹ tiết kiệm;

có quan hệ đại lý với trên 8 0 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn thế giới Vietinbank ngày càng khẳng định được vị trí ngân hàng hàng đầu - giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, định hướng cho các NHTM khác

Là Chi nhánh cấp 1, có bề dày lịch sử trên 20 năm - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (sau đây gọi tắt là Vietinbank Đống Đa) là một trong những con chim đầu đàn, là Chi nhánh có nhiều đóng góp vào sự phát triển của Vietinbank nói riêng và của nền

Trang 3

kinh tế nước nhà nói chung Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Đống Đa trong những năm trở lại đây có xu hướng giảm nhờ vào những định hướng tín dụng đúng đắn của Ban lãnh đạo cũng như tinh thần quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh; công tác thu hồi nợ, trong đó có xử lý tài sản bảo đảm ngày càng đạt được hiệu quả cao Tuy nhiên như đã nói ở trên, do đặc thù của hoạt động kinh doanh tiền tệ là hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy Vietinbank Đống Đa cũng như các NHTM khác luôn phải đối mặt với những khó khăn, bất cập trong quá trình xử lý Tài sản bảo đảm để thu hồi nợ như: khó có thể xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất khi bên thế chấp không tự nguyện bàn giao tài sản; thời gian thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm kéo dài; khó khăn trong việc xử lý đối với các tài sản thế chấp là quyền đòi nợ, tài sản hình thành từ vốn vay

Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của

Vietinbank Đống Đa, tôi đã quyết định chọn đề tài: "Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong

hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa" làm luận văn tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật ngân hàng nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng đã và đang là đề tài thu hút được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, trong đó đáng chú ý nhất là các công trình nghiên cứu về tài sản bảo đảm cũng như xử lý tài sản bảo đảm tiền vay Mặc dù đề tài xử lý tài sản bảo đảm không phải là đề tài mới và trước tác giả cũng có một số công trình nghiên cứu về đề tài này như:

- Đề tài "Những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt

động ngân hàng", Luận văn thạc sĩ Luật học, của Lê Thị Thùy Dương;

- Đề tài: "Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong quan hệ vay vốn ngân hàng, lý

luận và thực tiễn", Khóa luận tốt nghiệp, của Vũ Châu Hạnh

- "Thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ

phần Công thương Việt Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học, của Vũ Lê uỳnh Ngân

Trang 4

Các công trình nghiên cứu này tuy có nghiên cứu về xử lý tài sản bảo đảm nhưng chủ yếu đi sâu phân tích vào các vấn đề lý luận về xử lý tài sản bảo đảm, chưa đánh giá đúng thực trạng tài sản bảo đảm hiện nay tại các NHTM cũng như áp dụng pháp luật của các NHTM trong việc xử lý tài sản bảo đảm Không những thế, trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM tăng mạnh, việc nâng cáo hơn nữa hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm, áp dụng pháp luật trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm nhằm hạn chế rủi ro cho các NHTM vẫn luôn là đề tài có tính

áp dụng cao Trong khuôn khổ của một công trình khoa học pháp lý ở cấp độ thạc sĩ, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của NHTM và thực tiễn áp dụng tại Vietinbank Đống Đa không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn áp dụng thiết thực tại đơn vị nơi tác giả công tác

3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Luận văn có mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tại Vietinbank Đống Đa và đưa ra các đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tại Vietinbank Đống Đa

4 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cụ thể: Khái niệm, đặc điểm, chủ thể tham gia xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, thực tế áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các NHTM Đặc biệt luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật

về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Vietinbank Đống Đa Đây là công trình nghiên cứu đề cập đến thực tiễn áp dụng pháp luật tại một chi nhánh ngân hàng do vậy kết quả nghiên cứu luận văn

sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của không chỉ các NHTM nói chung trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm mà còn có ý nghĩa đối với công tác xử lý tài sản bảo đảm của Vietinbank Đống

Đa nói riêng

Trang 5

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật về tài sản, xử lý tài sản bảo đảm và giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM, trên cơ sở đó đưa ra các kết luận

và đánh giá mang tính khoa học về các vấn đề pháp lý liên quan đến đề tài nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn được xác định bởi các nội dung chính sau:

(i) Những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật trong việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các NHTM

(ii) Thực tiễn áp dụng tại Vietinbank Đống Đa; Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm và nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm tại Vietinbank Đống Đa

Trên cơ sở nghiên cứu các nội dung trên, luận văn có nhiệm vụ đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các NHTM trong đó

có Vietinbank Đống Đa

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân tích, giải thích, khái quát hóa, diễn dịch và quy nạp; phương pháp thống kê, khảo sát, đánh giá, so sánh, đối chiếu tổng hợp

Các phương pháp này được sử dụng phối hợp hoặc xen kẽ để giải quyết những vấn đề cơ bản mà đề tài đặt ra, cụ thể là:

- Các phương pháp phân tích, giải thích, khái quát hóa, diễn dịch và quy nạp được sử dụng chủ yếu để giải quyết các vấn đề lý luận và một số vấn đề thực tiễn của luận văn

- Các phương pháp thống kê, khảo sát, đánh giá, so sánh đối chiếu được sử dụng chủ yếu

để đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Vietinbank Đống Đa, cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo

Trang 6

đảm tiền vay tại ngân hàng này

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về xử lý tài sản bảo đảm và pháp luật về xử lý tài sản

bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng ngân

hàng thương mại Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Tư pháp (2010), Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06/12 quy định chi tiết và hướng dẫn

thực hiện nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, Hà Nội

2 Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên môi trường (2011), Thông tư liên tịch số

20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Hà Nội

3 Chính phủ (1999), Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11 quy định về giao dịch bảo

đảm, Hà Nội

4 Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội

5 Chính phủ (2010), Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3 quy định về bán đấu giá tài sản,

Hà Nội

6 Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7 quy định về đăng ký giao dịch

bảo đảm, Hà Nội

7 Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02 sửa đổi bổ sung một số điều

của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội

8 Lê Thị Thùy Dương (2009), Những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về xử lý tài sản bảo

đảm trong hoạt động ngân hàng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học uốc gia

Hà Nội, Hà Nội

9 Vũ Châu Hạnh (2006), Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong quan hệ vay vốn

ngân hàng, lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội

10 Thùy Linh (2012), "Vietinbank giảm nợ xấu, tăng lợi nhuận", tinmoi.vn, ngày 0 01

11 Vũ Lê uỳnh Ngân (2011), Thực tiễn xử lý tài sản nghĩa vụ trả nợ tiền vay trong hợp đồng

tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật

học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội

Trang 8

12 Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12 của Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội

13 Ngân hàng Nhà nước (200 ), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội

14 Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước quyết định về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Hà

Nội

15 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2009), Báo cáo cho vay trên hệ

thống incas thời điểm 31/12, Hà Nội

16 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2009), Báo cáo cho vay trên hệ

thống insapp thời điểm 31/12, Hà Nội

17 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2010), Quyết định số

208/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 28/02 của Chủ tịch Hội đồng quản trị quy định về giới hạn tín dụng

và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Hà Nội

18 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2010), Quyết định số

1396/QĐ-NHCT35 ngày 07/7 của Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ban hành kèm Quy trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Hà Nội

19 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2010), Quyết định số

3176/QĐ-NHCT37 ngày 30/11 của Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ban hành kèm Quy trình phân loại nợ; trích lập và sử dụng dự phòng trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Hà Nội

20 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2010), Báo cáo cho vay trên hệ

thống incas thời điểm 31/12, Hà Nội

Trang 9

21 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2010), Báo cáo cho vay trên hệ

thống insapp thời điểm 31/12, Hà Nội

22 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2011), Quyết định số

414/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 30/5 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ban hành Quy trình về bán nợ trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần cổ phần Công thương Việt Nam, Hà Nội

23 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2011), Quyết định số

2269/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 27/8 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ban hành Quy trình quản lý và

xử lý nợ có vấn đề trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam,

Hà Nội

24 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2011), Quyết định số

1168/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 11/11 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ban hành Quy trình về bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Hà Nội

25 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2011), Quyết định số

1426/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 24/12 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ban hành Quy định giảm, miễn lãi vay đối với khách hàng vay vốn trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Hà Nội

26 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2011), Báo cáo cho vay trên hệ

thống incas thời điểm 31/12, Hà Nội

27 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2011), Báo cáo cho vay trên hệ

thống insapp thời điểm 31/12, Hà Nội

28 uốc hội (199 ), Bộ luật dân sự, Hà Nội

29 uốc hội (1997), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội

30 uốc hội (2003), Luật đất đai, Hà Nội

31 uốc hội (200 ), Bộ luật dân sự, Hà Nội

32 uốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội

33 Lê Thị Thu Thủy (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín

dụng Nxb Tư pháp, Hà Nội

Trang 10

34 Đinh Cảnh Tiến (2009), Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của Ngân

hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học uốc gia Hà

Nội, Hà Nội

35 Hoàng Anh Tuấn (2006), Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của

ngân hàng thương mại Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật

học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

36 "Về giao dịch bảo đảm và đăng ký tài sản trong pháp luật Việt Nam" (1998), Thông tin khoa

học pháp lý, (Số chuyên đề)

37 Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (199 ), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự

Nhật bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

38 "10 sự kiện, vấn đề nổi bật của ngoại thương Việt Nam 2011" (2011), vcci.com.vn, ngày

26/12

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w