các vướng mắc. Và khi tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được đẩy nhanh và dự kiến hoàn thành vào năm 2010, thị trường vốn phát triển và tạo ra những kênh đầu tư hấp dẫn cho công chúng thì sự xuất hiện của các thành viên Hội đồng quản trị độc lập càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
2.2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về thành viên Hội đồng quản trị độc lập trị độc lập
Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Quyết định15/2007/QĐ – BTC ngày 19/03/2007 của Bộ Tài chính ban hành Điều lệ mẫu của các công ty niêm yết quy định, ít nhất 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị của công ty phải là thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Tuy nhiên, thế nào là thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành thì chưa được quy định [32, Điều 24]. Quyết định 24/2007/QĐ – NHNN ngày 7/6/2007 của Ngân hàng nhà nước ban hành Quy chế cấp phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần giải thích rõ hơn về thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Thành viên
60
Hội đồng quản trị độc lập là thành viên Hội đồng quản trị đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Không phải là người hưởng lương, thù lao phụ cấp của ngân hàng ngoài những khoản được hưởng theo tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị;
b) Không phải là người mà vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình sở hữu từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của ngân hàng, là người quản lý hoặc thành viên Ban kiểm soát của ngân hàng hoặc công ty trực thuộc dự kiến thành lập của ngân hàng;
c) Bản thân mình không trực tiếp hoặc đại diện sở hữu từ 1% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của ngân hàng; không cùng người có liên quan theo quy định tại Khoản 9 Điều này sở hữu từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của ngân hàng [26, Điều 4].
Tuy nhiên, quyết định này chỉ chi phối các Ngân hàng thương mại cổ phần còn công ty cổ phần nói chung pháp luật chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, vai trò… của thành viên Hội đồng quản trị độc lập.
Vai trò của các thành viên độc lập, xét trên phương diện lý thuyết là rất quan trọng. Nhưng trên thực tế có nhiều lý do để các nhà đầu tư cũng như các bên có liên quan lo ngại về nó [17].
Thứ nhất, luôn tồn tại các mối quan hệ có nguy cơ làm ảnh hưởng đến tính độc lập: Chẳng hạn, một số thành viên Hội đồng quản trị độc lập của Enron's đã từng có sự liên kết với các tổ chức từ thiện được nhận một khoản đóng góp đáng kể từ công ty này. Theo thời gian, với sự tham gia ngày càng sâu vào hoạt động của công ty cùng với sự nảy sinh và phát triển của các mối quan hệ, tính độc lập ban đầu của các thành viên Hội đồng quản trị độc lập có xu hướng ngày càng giảm đi. Mặt khác, thù lao lớn một cách quá mức cũng là
61
một tác nhân ảnh hưởng đến tính độc lập do các thành viên Hội đồng quản trị độc lập sẽ chú tâm đến việc củng cố vị trí hơn là thực thi chức phận của mình.
Để nâng cao tính độc lập của các thành viên Hội đồng quản trị độc lập cần thắt chặt quy định về “khái niệm” độc lập; quy định thời hạn cho việc tham gia Hội đồng quản trị với tư cách là thành viên Hội đồng quản trị độc lập; thuê tư vấn, kiểm toán bên ngoài hàng năm đánh giá tính độc lập của thành viên Hội đồng quản trị trên những khía cạnh chủ yếu. Mặt khác, bản thân mỗi thành viên Hội đồng quản trị độc lập cần xác định rõ, lợi ích mà họ có được là do cổ đông chia sẻ và vì vậy trên hết họ phải có nghĩa vụ đại diện và bảo vệ cổ đông.
Thứ hai, khả năng kiểm soát kỹ lưỡng và tính quyết đoán của thành viên độc lập nhiều khi còn hạn chế: Thành viên Hội đồng quản trị độc lập có thể không phải là những người có am hiểu sâu sắc về công ty và lĩnh vực hoạt động của công ty. Chính vì thiếu kiến thức chuyên sâu và sự am hiểu về công ty nên họ khó có thể đưa ra những chất vấn thích đáng. Thêm vào đó, để được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị họ có thể phải trải qua quá trình tham vấn tín nhiệm từ các thành viên điều hành, những người có thể nắm đa số cổ phần và có lá phiếu quyết định. Cảm giác hàm ơn do được bổ nhiệm vào Hội đồng quản trị sẽ khiến họ cảm thấy miễn cưỡng mỗi khi định đưa ra những ý kiến phản biện đối với các đề xuất từ phía người điều hành. Mặt khác, các thành viên Hội đồng quản trị không là người trực tiếp điều hành hoạt động của công ty, lại không có trong tay bộ máy điều hành nên đôi khi tiếng nói của họ thường trở thành "không chính thống” và trở nên không mấy hiệu lực.
Để khắc phục những vấn đề trên, các thành viên Hội đồng quản trị độc lập nên nhóm họp thường xuyên, không có sự tham gia của thành viên điều
62
hành để chia sẻ ý kiến và những mối lo ngại. Cần chỉ định một thành viên là cao cấp để lãnh đạo nhóm thành viên Hội đồng quản trị độc lập nhằm tăng cường việc chất vấn và kiểm soát kỹ lưỡng công tác quản lý. Mặt khác, cũng cần quy định rõ những quyết định cần có sự phê duyệt đồng thuận của tất cả các thành viên Hội đồng quản trị độc lập, chẳng hạn các giao dịch vượt quá một ngưỡng giá trị nào đó, việc tham vấn các ý kiến tư vấn chuyên nghiệp về những vấn đề phức tạp, quan trọng cũng là điều cần tính đến. Bên cạnh đó, một điều quan trọng là các thành viên Hội đồng quản trị độc lập phải gia tăng nỗ lực cá nhân để có thể trở thành những chuyên gia giỏi trong một số lĩnh vực trọng yếu, đủ sức phản biện, chất vấn,... nhằm nâng cao hiệu quả quản trị và hoạt động của công ty, tránh để Ban quản lý lạm dụng chức quyền, ảnh hưởng đến lợi ích cổ đông.
Thứ ba, khả năng tiếp cận các thông tin một cách độc lập còn yếu: Ở các công ty, thường có tình trạng các thành viên Hội đồng quản trị trông chờ một cách quá mức vào các thông tin do người quản lý cung cấp (kênh chính thống). Đáng tiếc là trong nhiều trường hợp, thông tin từ kênh này, trước khi đến được Hội đồng quản trị thường đã được "chế biến”, được "lọc" để mang tính thuyết phục hơn là cung cấp thông tin. Trở lại với vụ Enron cách đây đã gần một thập niên, phần lớn những thông tin chuẩn xác về tình hình của tập đoàn đã không đến được các thành viên Hội đồng quản trị, phần đông trong số họ vốn đã thỏa mãn với mức thù lao cao và mối quan hệ hữu hảo với Ban quản lý ... Sự thỏa hiệp là tất yếu dẫn đến sự sụp đổ cũng là tất yếu.
Để khắc phục tình trạng "đói” thông tin và thông tin thiếu chính xác, các các thành viên Hội đồng quản trị độc lập cần liên tục truy cập các thông tin và phân tích từ những nguồn tin độc lập, khách quan và trung lập. Cần thiết lập mạng lưới cung cấp thông tin riêng để đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng,
63
chính xác, kịp thời. Nên thiết lập cơ chế cho phép cổ đông, những người cáo giác có thể tiếp cận với các thành viên Hội đồng quản trị độc lập.
Các công ty Việt Nam chọn thành viên độc lập theo hai xu hướng. Thứ nhất, từ các quỹ đầu tư, đối tác chiến lược, công ty chứng khoán…Những thành viên đó thực tế không độc lập hoàn toàn vì họ đại diện cho một nhóm cổ đông hoặc cho một tổ chức đầu tư nơi họ làm việc. Thứ hai, các quan chức cao cấp đã nghỉ hưu, những thành viên trước đây tham gia điều hành doanh nghiệp nay không điều hành nữa, nghĩa là từ không độc lập trở thành “độc lập”. Họ thường là những cá nhân thành đạt, rất bận rộn và đang nắm giữ một số vị trí tương tự ở nhiều nơi khác. Thời gian họ có thể giành cho công ty là hạn chế. Lại thêm vấn đề, đôi khi công ty hoạt động trong các ngành kỹ thuật mà các thành viên Hội đồng quản trị độc lập không am hiểu nhiều. Trong tình huống đó sẽ cực kì khó khăn cho các thành viên độc lập đóng vai trò hữu ích trong sự bàn tính của Hội đồng quản trị. Thường thì các thành viên độc lập không có lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào phán quyết của Ban giám đốc. Thật ra, các số liệu thống kê và các thông tin chỉ có thể giúp Hội đồng quản trị đến mức nào đó thôi. Cuối cùng thì khi phải đưa ra các quyết định có tính chiến lược, thành viên độc lập chỉ còn cách là dựa trên sự phán đoán. Do các thành viên độc lập không có quá trình đào tạo hay kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hay ngành của công ty, cái tối đa họ có thể làm trong quá trình Hội đồng quản trị ra quyết định là ngăn chặn những ý kiến quá kém.
Ở đa số các công ty cổ phần, thành viên Hội đồng quản trị độc lập hoặc chưa có hoặc có nhưng tính độc lập không rõ nét hoặc vai trò rất mờ nhạt. Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh hồi đầu năm 2009, tính đến 31/3/2009, chỉ có 107/177 công ty niêm yết thực hiện bầu thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành, 99/177 công ty có sự tách bạch giữa Hội đồng quản trị và ban giám đốc [20]. Bởi xét cho cùng, nếu
64
không có quy định pháp lý thì những ông chủ của các công ty này (cổ đông lớn đồng thời cũng là người quản trị, điều hành) chẳng có động lực gì để bổ nhiệm mới thành viên độc lập tham gia vào Hội đồng quản trị để “giám sát” mình. Đó là các công ty cổ phần thực thụ, còn các công ty cổ phần được chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước thì khó lòng kiếm được thành viên độc lập trong cơ cấu Hội đồng quản trị bởi lẽ phần lớn họ đều là người đại diện cho phần vốn, người điều hành, những công chức của Nhà nước cũ. Ở các công ty này, Nhà nước chiếm tỷ lệ sở hữu cổ phần chi phối vậy thực chất Đại hội đồng cổ đông bầu Hội đồng quản trị cũng chỉ là chính thức hoá danh sách đã được cơ quan chủ quản nhà nước phê duyệt. Với cơ chế cổ phần như vậy, nhất cử nhất động của Hội đồng quản trị vẫn chịu sự giám sát, chi phối, thậm chí can thiệp của các cơ quan nhà nước. Việc đã từng xảy ra ở một công ty sản xuất dầu ăn khi có sự mâu thuẫn giữa Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, hai thành viên Hội đồng quản trị độc lập trong Hội đồng quản trị đại diện cho các quỹ nước ngoài đấu tranh để bảo vệ Tổng giám đốc nhưng không có kết quả vì Chủ tịch Hội đồng quản trị đại diện cho phần vốn của Nhà nước 51% có quyền phủ quyết tại Đại hội. Cuối cùng các thành viên độc lập từ chức, quỹ đầu tư thoái vốn. Hay ở Công ty Hoá chất Việt Trì cũng vậy, Điều lệ quy định công ty có hai thành viên Hội đồng quản trị độc lập, song các thành viên này cũng có chung “số phận” như thành viên độc lập của nhiều công ty khác ở Việt Nam. Bởi thành viên độc lập ở đây chỉ được hiểu đơn giản là họ không trực tiếp tham gia điều hành, nhưng họ lại là người đại diện cho phần vốn của nhà nước trong công ty. Cụ thể, ông Lại Cao Hiến là Chủ tịch Hội đồng quản trị, tuy không có vốn góp và không trực tiếp điều hành nhưng lại đại diện 1.816.675 cổ phần cho nhà nước; ông Chử Văn Nguyên là trưởng Ban kỹ thuật Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, đại diện 448.257 cổ phần nhà nước, nhưng vẫn được coi là thành viên Hội đồng quản trị độc lập [9]. Sự “độc lập”
65
ở đây, xét cho cùng cũng chỉ tồn tại trên giấy. Không có tiêu chí, cũng chẳng có hướng dẫn, nhưng các công ty niêm yết vẫn phải bầu cho được thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Hiện nay, ở các công ty niêm yết dù đã có thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị nhưng sự “độc lập” chỉ mang tính hình thức. Kinh tế thị trường đối với Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, nhà đầu tư phần lớn ngắn hạn, chưa quan tâm đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, mới chỉ chú ý đến việc sinh lời nhanh, thiếu các tổ chức tạo lập thị trường…Trong bối cảnh đó, chỗ đứng của thành viên độc lập Hội đồng quản trị chưa thể nổi bật. Nhưng khi thị trường càng lớn, xung đột lợi ích giữa các chủ thể phát sinh càng nhiều, thành viên độc lập sẽ trở thành nhân vật không thể thiếu để bảo vệ nhà đầu tư. Sự hoàn chỉnh quy định về thành viên Hội đồng quản trị độc lập phải bắt đầu từ khía cạnh pháp luật bằng sự sửa đổi, bổ sung, cập nhật quy định về thành viên này.