Pháp luật về Hội đồng quản trị của công ty cổ phần ở Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, mang tính mới: Luật công ty năm 1990 đã đặt nền tảng pháp lý đầu tiên cho việc hình thành hệ thống các doanh nghiệp sở hữu tư nhân trong nước đồng thời đưa ra những mầm mống manh nha cho khung quản trị công ty ở nước ta. Có thể nói, luật Công ty mới định hình khung sơ lược của quản lý nội bộ. Cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trong số 46 điều của Luật công ty năm 1990, chỉ có 10 điều liên quan đến quản trị công ty, 2 điều về Hội đồng quản trị [30].
Chế độ quản trị công ty manh nha, giản đơn như vậy được áp dụng trong suốt thời kỳ từ 1990 đến 1999. Trong giai đoạn 10 năm không hề có một sáng kiến hay thay đổi nhằm hoàn thiện và nâng cao khung quan trị công ty nói chung, Hội đồng quản trị nói riêng. Việc kiểm soát công ty dựa nhiều vào các cơ quan nhà nước hơn là thông qua các công cụ chỉ đạo điều hành và kiểm soát nội bộ công ty (xem thêm [37], [39], [40]).
Luật doanh nghiệp năm 1999 đã đánh dấu một bước tiến nhảy vọt trong quá trình hoàn thiện khung quản trị công ty ở nước ta. Tuy nhiên, khung quản trị này vẫn chỉ áp dụng cho các công ty thuộc sở hữu tư nhân. Lần đầu tiên, khung quản trị công ty ở nước ta được hình thành với đầy đủ các yếu tố cấu
27
thành. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của từng cơ quan trong cơ cấu quản trị nội bộ của công ty đã được quy định tương đối rõ ràng và cụ thể. So với Luật Công ty năm 1990, thẩm quyền của Hội đồng quản trị, của Chủ tịch Hội đồng quản trị được mở rộng; điều kiện tiến hành cuộc họp và thông qua quyết định của Hội đồng quản trị được quy định cụ thể; và các trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm, bổ sung thành viên Hội đồng quản trị cũng đã được ghi nhận.Trong thời gian này, ngoài Luật doanh nghiệp năm 1999, Văn phòng Chính phủ còn ban hành bản Mẫu điều lệ được khuyến cáo áp dụng đối với các công ty niêm yết. Khung quản trị được được hình thành trong bản Điều lệ mẫu này đã vận dụng khá đầy đủ các nguyên tắc tốt của OECD về quản trị công ty. Ngoài nội dung được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 1999, bản điều lệ còn yêu cầu: trong số các thành viên của Hội đồng quản trị phải có ít nhất 1/3 thành viên không điều hành, hàng năm bầu lại 1/3 số thành viên hội đồng quản trị, công bố thù lao của Hội đồng quản trị, lập các tiểu ban hoặc cử thành viên Hội đồng quản trị chuyên trách về việc kiểm soát nội bộ… Nhìn chung từ năm 2000, khung quản trị công ty ở nước ta đã có những bước phát triển và biến đổi phù hợp với các thông lệ quản trị tốt đã được thừa nhận. Tuy nhiên, xét về khía cạnh pháp lý, khung quản trị đó còn bộc lộ không ít những khiếm khuyết, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến Hội đồng quản trị, cụ thể là:
- Các nghĩa vụ của người quản lý chưa được định hình cụ thể và quy định rõ, gồm nghĩa vụ cẩn trọng, nghĩa vụ trung thành;
- Chưa có các quy định về tiêu chuẩn của người quản lý, về các nguyên tắc xác định mức thù lao của họ gắn với hiệu quả hoạt động của công ty [40];
- Hầu như không có quy định về quyền của cá nhân thành viên Hội đồng quản trị, ngoài Điều 83 quy định về việc thành viên Hội đồng quản trị có
28
quyền yêu cầu Tổng giám đốc/Giám đốc cung cấp thông tin về hoạt động của công ty. Nhưng lại quy định thành viên Hội đồng quản trị phải có nghĩa vụ: khi công ty không thanh toán đủ nợ và nghĩa vụ đến hạn thì họ phải (i) thông báo cho chủ nợ biết, (ii) không được tăng tiền lương, trả thưởng cho người lao động, (iii) chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ khi không thực hiện nghĩa vụ trên [31, Điều 81].
Có thể nói, Luật doanh nghiệp năm 2005 là một bước tiến lớn, tạo ra sự thay đổi căn bản trong quá trình hoàn thiện khung quản trị doanh nghiệp ở nước ta. Luật đã quy định khá cụ thể và đầy đủ các nội dung, yếu tố cấu thành khung quản trị công ty, nhất là đối với công ty cổ phần. Quản trị công ty nói chung, Hội đồng quản trị nói riêng được quy định hoàn thiện hơn không chỉ trong Luật doanh nghiệp mà còn được củng cố ở rất nhiều văn bản khác như Luật chứng khoán năm 2005 và các văn bản hướng dẫn, Quyết định 12/2007/QĐ – BTC ngày 13/3/2007, Quyết định 15/2007/QĐ – BTC ngày 19/3/2007.
Thứ hai, liên quan đến khoa học quản trị: sự ra đời và hoàn thiện những quy định của pháp luật về Hội đồng quản trị gắn liền với sự xuất hiện và hoàn thiện khung quản trị công ty ở nước ta. Quản trị công ty bao gồm việc thiết lập các mối quan hệ giữa cơ cấu quản lý công ty, hội đồng quản lý công ty, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản trị công ty cũng cung cấp cấu trúc mà thông qua đó các mục tiêu của công ty được thực hiện và những biện pháp để đạt được những mục tiêu và khả năng giám sát là được xác định [36, tr.11]. Hội đồng quản trị là một thiết chế trong trong hàng loạt các mối quan hệ thiết lập nên khung pháp luật về quản trị công ty.
Sự thay đổi trong những quy định của pháp luật về Hội đồng quản trị hướng đến mục đích cải thiện hoạt động, nâng cao khả năng tiếp cận các
29
nguồn vốn bên ngoài của công ty, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lành mạnh. Và đó cũng là mục đích của quản trị công ty.
Thứ ba, nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, đặc biệt là các cổ đông nhỏ: Hội đồng quản trị là một thiết chế trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, đại diện cho cổ đông, cho các nhà đầu tư quản lý phần vốn đầu tư của họ trong công ty (nghĩa vụ uỷ thác). Hội đồng quản trị hoạt động trước hết vì lợi ích của các nhà đầu tư, lợi ích tối cao của công ty. Với tư cách là người nhận uỷ thác, thành viên Hội đồng quản trị phải làm thực hiện công việc một cách trung thành, mẫn cán bảo vệ tốt nhất lợi ích của người uỷ thác.
Thực tế đa số các thành viên Hội đồng quản trị là các cổ đông lớn vì thế họ sẽ ưu tiên cho quyền lợi của họ hơn là lợi ích của các nhà đầu tư khác, đặc biệt các cổ đông nhỏ. Sự sụp đổ của những tập đoàn lớn trên thế giới (Enron, WorldCom ở Mỹ, Vivendi ở Pháp, Parmalat ở Ý…), những rắc rối xảy ra ở các ở công ty trong nước (công ty cổ phần bông Bạch Tuyết, công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An…), và sự giảm lòng tin của nhà đầu tư (công ty cổ phần viễn thông FPT) đã chỉ ra rằng trong cơ cấu Hội đồng quản trị phải có thành viên độc lập không điều hành. Bởi nếu một cơ cấu Hội đồng quản trị toàn thành viên Hội đồng tham gia điều hành thì có thể họ chỉ lo cho quyền lợi của cá nhân hơn là lợi ích của các cổ đông, nhà đầu tư. Ngược lại, nếu Hội đồng toàn thành viên độc lập thì đó là hội đồng kỷ luật nhiều hơn là hội đồng cố vấn hay có tiếng nói quan trong trong việc hoạch định chiến lược của công ty [35, tr. 237]. Lợi ích của nhà đầu tư gắn liền với lợi ích của công ty, bởi vậy một cơ cấu có tỷ lệ thích hợp giữa thành viên điều hành và thành viên độc là xu hướng thắng thế hiện nay. Như ThS. Nguyễn Ngọc Bích nhận định: một trong những khuynh hướng chung mà luật công ty của nhiều nước đều hướng đến là sự độc lập của các thành viên Hội đồng quản trị và việc giám sát hữu hiệu của họ [3]. Việc xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật về
30
Hội đồng quản trị trước hết nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Thứ tư, phòng ngừa rủi ro: nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển với những thay đổi chưa từng có: trong thương mại quốc tế, trong công nghệ, trong lành mạnh hoá môi trường và xã hội… Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải cạnh tranh trong điều kiện các rủi ro chưa rõ ràng hoặc chưa được phân tích rõ ràng. Nhận diện và phòng ngừa rủi ro là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Trong nội bộ công ty, vấn đề này trước hết thuộc về trách nhiệm của Hội đồng quản trị, những người nhận sự uỷ thác của các cổ đông. Bởi một trong những vai trò của Hội đồng quản trị là định hướng và giám sát hoạt động điều hành của ban giám đốc, kịp thời đưa ra những quyết sách hỗ trợ hoạt động của ban giám đốc. Hội đồng quản trị phải nhận diện và xem xét các rủi ro mà doanh nghiệp đang phải đối mặt một cách tổng quan để đưa ra quyết sách về quản lý nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty. Hội đồng quản trị theo dõi các chỉ tiêu hoạt động cơ bản, kiểm tra xem các chính sách có được thực hiện đúng phương án đã đưa ra hay không và kiểm tra thường xuyên hệ thống quản lý trong toàn bộ doanh nghiệp. Những quy định của pháp luật về Hội đồng quản trị sẽ góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro, hướng đến mục đích của quản trị công ty tốt.