Kinh nghiệm của một số nước về sử dụng phí bảo vệ môi trường và gợi mở cho Việt Nam 22 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM 34 2.1.. Do đ
Trang 1Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÍ VÀ PHÁP LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
7
1.1 Khái quát về công cụ kinh tế trong quản lý bảo vệ môi trường 7 1.1.1 Khái niệm về công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường 7 1.1.2 Đặc điểm của công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường 8 1.1.3 Vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường 11
1.2 Quan niệm về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn 13
1.3 Cơ sở của việc xây dựng các quy định pháp luật về phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
19
1.3.1 Xuất phát từ nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
(Polluter Pays Principle - PPP)
1.4 Kinh nghiệm của một số nước về sử dụng phí bảo vệ môi
trường và gợi mở cho Việt Nam
22
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÍ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
34
2.1 Các quy định pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với 34
Trang 22.1.1 Quy định về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với
2.1.3 Quy định về mức thu và chế độ thu phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn
40
2.1.4 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong mối quan hệ về
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
43
2.1.5 Quản lý và sử dụng số tiền thu được từ phí bảo vệ môi
trường đối với chất thải rắn
44
2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn và những vấn đề đặt ra
45
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
59
3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn ở Việt Nam
59
3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực thi
pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn ở
Việt Nam
65
3.2.1 Cần tiến hành rà soát các quy định về phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với
các quy định về thuế bảo vệ môi trường
65
3.2.2 Điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải
rắn phù hợp với thực tiễn và yêu cầu trang trải các chi phí
bảo vệ môi trường
67
3.2.3 Cần tập trung nguồn thu từ phí môi trường vào Quỹ bảo vệ
môi trường
71
Trang 33.2.4 Cần có các biện pháp ràng buộc các nhà đầu tư, các doanh nghiệp
trách nhiệm bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải rắn
73
3.2.5 Cần quy định cụ thể về chế tài xử lý khi đơn vị phải nộp phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn vi phạm nghĩa vụ nộp
75
3.2.6 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm
công tác quản lý môi trường và những người làm công tác
thu phí bảo vệ môi trường
76
3.2.7 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật liên quan đến
việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
80
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường và phát triển có mối quan hệ khăng khít với nhau Môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển Phát triển là nguyên nhân tạo nên những biến đổi tích cực và tiêu cực đối với môi trường Phát triển kinh tế -
xã hội là nhu cầu tất yếu của loài người và tất nhiên trong quá trình phát triển kinh tế con người sẽ phải khai thác môi trường, nhưng nếu vì phát triển kinh
tế mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được hoặc khai thác quá khả năng phục hồi đối với tài nguyên tái tạo được thì sẽ không còn nguyên liệu, năng lượng để phát triển, từ đó dẫn tới đình chỉ sản xuất, giảm sút hoặc triệt tiêu hệ thống kinh tế Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế
và trong cuộc sống sinh hoạt của con người lượng chất thải thải ra môi trường ngày càng nhiều, tác động xấu đến không khí, nước, đất và các yếu tố môi trường khác làm tổn hại môi trường sống và khiến cho hệ thống kinh tế không thể hoạt động một cách bình thường được Bên cạnh mưa xít là thảm họa thủng tầng ôzôn Tầng ôzôn được ví như là một tấm áo che phủ trái đất tránh khỏi những tia từ ngoại trực tiếp từ mặt trời Theo báo cáo môi trường của Liên hợp quốc, nếu tầng ôzôn mỏng đi 1% thì cường độ của tia tử ngoại chiếu xuống mặt đất sẽ tăng lên 2%, tỷ lệ về bệnh ung thư da sẽ tăng lên 8% mưa axít, tia tử ngoại cũng sẽ làm tổn thương lớn tới vật nuôi, cây trồng cả trong nước lẫn trên mặt đất Ước tính với tốc độ tăng trưởng công nghiệp như hiện nay, thì tới năm 2075 tầng ôzôn sẽ giảm đi 40% so với năm 1985 Khi đó, thế giới sẽ có 150 triệu người mắc bệnh ung thư da, 18 triệu người bị đục thuỷ tinh thể, tài nguyên thuỷ sản sẽ tổn thất 25%, sản lượng mùa màng sẽ giảm 7,5% Còn nếu như tầng ôzôn bị phá huỷ thì con người và mọi sinh vật trên trái đất sẽ bị huỷ diệt bởi tia tử ngoại của mặt trời
Trang 6Vì vậy, phát triển phải đi đôi với quản lý và bảo vệ môi trường Hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường trong đó có việc lựa chọn các công cụ để đảm bảo sự phát triển hài hòa đó đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới Trong đó, việc sử dụng các công cụ kinh tế để quản lý và bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp khả thi nhất vì nó không mâu thuẫn hay đi ngược lại các mục tiêu của kinh tế thị trường mà ở nó
có sự kết hợp hợp lý giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
Trên thế giới và đặc biệt trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organisation for Economic Cooperation and Development - OECD) các công cụ kinh tế là biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường đã và đang được ứng dụng rộng rãi Việt Nam hiện nay được xếp vào diện các nước có nền kinh tế chuyển đổi, điều đó có nghĩa là chúng ta đang chuyển dần từ nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung trước đây sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong điều kiện nền kinh tế thị trường khi mà lợi nhuận là thứ được đặt lên hàng đầu thì đôi khi vì lợi nhuận thu được mà con người cố tình làm ngơ trước sự phá hoại môi trường Đứng trước tình trạng đó buộc chúng ta phải sử dụng các công cụ kinh tế để tạo ra các động cơ khuyến khích, thúc đẩy con người cố gắng giảm bớt mức phát thải ô nhiễm, hoặc áp dụng các công nghệ sạch hơn cho môi trường để đảm bảo tăng trưởng đi đôi với duy trì chất lượng môi trường như chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đề ra
Một trong các công cụ kinh tế quan trọng bên cạnh thuế bảo vệ môi trường là phí bảo vệ môi trường Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, một vấn đề phổ biến đang diễn ra thường xuyên, hàng ngày ở mọi nơi trong xã hội Việt Nam hiện nay Việc tìm hiểu và phân tích quy định của pháp luật trong lĩnh vực này đối với việc bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa
vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của Việt Nam
Trang 7Với những lý do đó, việc nghiên cứu Pháp luật về phí môi trường đối với
chất thải rắn ở Việt Nam″ có ý nghĩa khoa học và có ý nghĩa thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay các bài viết và các đề tài nghiên cứu về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn còn rất ít, chủ yếu là các bài viết liên quan đến quản lý
chất thải rắn là chủ yếu, đó là bài viết của TS Nguyễn Văn Phương: "Chất thải
và các quy định về quản lý chất thải", Tạp chí Luật học, số 4/2003; bài viết của
TS Nguyễn Văn Phương: "Một số vấn đề về khái niệm chất thải", Tạp chí Luật học, số 10/2006; bài viết của Lê Kim Nguyệt: "Một cơ chế phù hợp cho quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11/2002; đề tài "Một số vấn đề quản lý chất thải y tế tại Hà Nội", Khóa luận tốt nghiệp của
Nguyễn Kim Thoa, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004; đề tài khoa học cấp
trường của TS Nguyễn Văn Phương:"Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải",2008; đề tài "Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam", khóa
luận tốt nghiệp của Nguyễn Thu Loan, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009 v.v
Hầu hết các đề tài, bài viết này chỉ đi phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến quản lý chất thải rắn và chỉ có một số khía cạnh liên quan đến phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn mà chưa có một công trình nghiên cứu khoa học pháp lý nào đề cập một cách toàn diện và có hệ thống, có tính chuyên sâu về vấn đề phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam
Do đó đề tài mà luận văn đề cập sẽ là bài viết đi sâu vào tìm hiểu pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, là vấn đề mà chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều trong mối tương quan với các vấn đề liên quan đến công cụ kinh tế trong quản lý chất thải
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Mục đích
Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện mục đích:
Trang 8Một là, làm sáng tỏ những vấn đề chung về phí và pháp luật về phí
bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Hai là, chỉ ra những thiếu sót hoặc chưa hợp lý trong các quy định
pháp luật hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật bảo vệ môi trường về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
+ Tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống các của pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
+ Luận giải về yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật bảo vệ môi trường về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, đồng thời đề ra các giải pháp để hoàn thiện các quy định này
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những khái niệm về phí, pháp luật về phí bảo
vệ môi trường đối với chất thải rắn; các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này qua hoạt động thu phí ở một số địa phương trong những năm gần đây
* Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ Luật học, tác giả chỉ tập chung nghiên cứu các quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
Trang 9trong pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam hiện hành Khi nghiên cứu các quy định cụ thể về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn này, luận văn
có đề các công cụ kinh tế để quản lý và bảo vệ môi trường được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường cũng như nghiên cứu một cách khái quát về các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường hiện đang được áp dụng ở một số nước trên thế giới Tuy nhiên, cách tiếp cận những vấn đề này chỉ là
cơ sở để nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn theo quy định của pháp luật Việt Nam
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về quản lý nhà nước, quản lý xã hội cũng như chủ trương, quan điểm về việc bảo vệ môi trường phát triển bền vững
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, qui nạp, đối chiếu, so sánh, khảo sát thăm dò lấy ý kiến trong phạm vi những người làm công tác thực tiễn, sử dụng kết quả thống kê nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trong nội dung luận văn
5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Luận văn là một công trình nghiên cứu về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn - một công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường hiện mới được áp dụng tại Việt Nam Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn ở chỗ: tìm ra được những tồn tại trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn Từ đó đưa ra những
đề xuất, kiến nghị để góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn
Trang 10Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu giảng dạy ở bậc Đại học, Trường Đào tạo nghề trong lĩnh vực pháp lý và là tư liệu tham khảo đối với cơ quan và tổ chức hữu quan
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về phí và pháp luật phí môi trường
đối với chất thải rắn ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng pháp luật về phí môi trường đối với chất thải
rắn ở Việt Nam
Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí môi
trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam
Trang 11Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÍ VÀ PHÁP LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1.1 Khái niệm về công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường
Công cụ quản lý và bảo vệ môi trường được hiểu là các phương thức hay biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Các công cụ quản lý và bảo vệ môi trường rất đa dạng Nhưng tuy nhiên, về cơ bản, các công cụ kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn so với các công cụ khác
Công cụ kinh tế là một loại công cụ quản lý và bảo vệ môi trường "sử dụng đến những đòn bẩy lợi ích kinh tế " [53, tr 21] Trong khoa học kinh tế, công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường được hiểu là "các công cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành
vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường" [49, tr 421]
Như vậy, theo các nhà kinh tế học thì khái niệm công cụ kinh tế trong quản lý
và bảo vệ môi trường có ngoại diên rất rộng Đó là tất cả những biện pháp dựa vào thị trường được sử dụng để làm thay đổi lợi ích và chi phí của các hoạt động của con người nhằm quản lý và bảo vệ môi trường như thuế môi trường, phí môi trường, giấy phép xả thải và thị trường giấy phép xả thải, tín dụng môi trường
Dưới góc độ pháp lý thì công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường là những công cụ chính sách do pháp luật quy định được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và
Trang 12tiêu dùng thường xuyên tác động tới môi trường nhằm thay đổi hành vi của con người theo hướng có lợi cho môi trường Như vậy, chỉ những biện pháp
sử dụng lợi ích và chi phí để tác động đến hành vi của con người theo hướng
có lợi cho môi trường được pháp luật quy định mới được xem là các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường
Tuy nhiên, cho đến nay trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có một văn bản nào đưa ra định nghĩa thế nào là công cụ kinh
tế trong quản lý và bảo vệ môi trường Tại chương XI Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 (Luật Bảo vệ môi trường 2005) mới chỉ đưa ra các nguồn lực bảo vệ môi trường Theo đó, công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường bao gồm: ngân sách nhà nước về bảo vệ môi trường; thuế môi trường; phí bảo vệ môi trường; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên; quỹ bảo vệ môi trường và các chính sách ưu đãi và hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
1.1.2 Đặc điểm của công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường
Công cụ kinh tế là một trong số các công cụ quản lý và bảo vệ môi trường hữu hiệu nhất hiện nay Để làm sáng tỏ đánh giá này ta hãy tìm hiểu những đặc điểm của công cụ kinh tế
Thứ nhất, công cụ kinh tế có tính linh hoạt và mềm dẻo tạo điều kiện
cho các tổ chức và cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ Các công cụ kinh tế là các biện pháp khuyến khích kinh tế được xây dựng trên nền tảng các quy luật kinh tế thị trường nhằm tác động đến hành vi của các tác nhân kinh tế ngay từ khi chuẩn bị cho tới khi thực hiện quyết định Các biện pháp khuyến khích này cho phép cân nhắc, so sánh, tính toán một cách
kỹ càng giữa cái "được" và cái "mất", cái lợi và cái hại của từng kịch bản phát triển, từng phương án hành động mà họ cho là có lợi nhất đối với mình Các
Trang 13công cụ kinh tế duy trì một tập hợp tương đối rộng rãi các hành động môi trường có tính pháp lý, nhưng có xác định những hậu quả khác nhau đối với những sự lựa chọn khác nhau và bắt buộc phải phục tùng từng hậu quả xảy ra Trong khi đó các công cụ pháp lý truyền thống thường cứng nhắc, bắt buộc các chủ thể phải tuân thủ mà không được phép lựa chọn
Thứ hai, công cụ kinh tế có tính hiệu quả về bảo vệ môi trường, nhất
là trong nền kinh tế thị trường Cụ thể là:
- Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước như là một trung tâm điều hành, kiểm soát Mọi kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đều được phân giao từ trên xuống, các doanh nghiệp hầu như không có quyền chủ động Trong khi đó, các công cụ kinh tế vận hành thông qua cơ chế chi phí và giá cả trên cơ sở các quy luật của kinh tế thị trường, do đó nó hoàn toàn dành
cơ hội lựa chọn và quyền chủ động quyết định cho các cá nhân và tổ chức sao cho phù hợp với điều kiện của họ Vì thế, các công cụ kinh tế tạo cơ hội và điều kiện để nhà sản xuất chuyển chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm, tức là chuyển trách nhiệm bảo vệ môi trường gián tiếp cho người tiêu dùng, khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư bảo vệ môi trường tương xứng với mức đầu tư phát triển sản xuất Như thế, công cụ kinh tế đã thực hiện được một trong các nguyên tắc bảo vệ môi trường mà Luật Bảo vệ môi trường 2005
đã đề ra tại Điều 4 là: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền
và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân"
- Công cụ kinh tế sử dụng lợi ích kinh tế để quản lý và bảo vệ môi trường do đó các hành vi môi trường được điều chỉnh một cách tự giác Vì vậy chúng ta sẽ giảm được những chi phí kinh tế trong quản lý Mặt khác, do vận hành theo cơ chế chi phí và giá cả nên các doanh nghiệp, các nhà sản xuất phải tự tìm hiểu về các công cụ kinh tế để có cơ sở để tính toán chi phí sản xuất và ấn định giá bán Vì thế, chúng ta sẽ giảm được những chi phí kinh tế trong việc tuyên truyền phổ biến Ngoài ra, nếu sử dụng tốt công cụ kinh tế
Trang 14đặc biệt là thuế môi trường và phí bảo vệ môi trường chúng ta sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, để đầu tư trở lại cho môi trường
- Sử dụng công cụ kinh tế sẽ đảm bảo tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu
ô nhiễm và nâng cao khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải
Như vậy, công cụ kinh tế vừa mang tính hiệu quả về kinh tế vừa mang tính hiệu quả về môi trường
Thứ ba, công cụ kinh tế có tính công bằng về mặt xã hội, bởi lẽ, một
trong những nguyên tắc hình thành lên công cụ kinh tế trong quản lý và bảo
vệ môi trường là nguyên tắc "Người gây ô nhiễm phải trả tiền" và nguyên tắc
"Người hưởng lợi phải trả tiền"
Thứ tư, công cụ kinh tế có tính kích thích lợi ích kinh tế Đặc điểm
này của công cụ kinh tế là do một trong các nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường là nguyên tắc kích thích lợi ích kinh tế Cũng do có đặc điểm này mà khi được sử dụng, công cụ kinh tế làm cho con người tự giác thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường
Thứ năm, công cụ kinh tế bảo đảm bảo vệ môi trường gắn liền trong quá trình sản xuất, kinh doanh Bởi lẽ, "chừng nào việc sử dụng môi trường sống chưa trở thành một chi phí trong sản xuất hay tiêu dùng thì chừng đó con người vẫn không ý thức được về trách nhiệm giảm nhẹ hủy hoại môi sinh" [36, tr 153-154] Trong khi đó, các công cụ kinh tế được vận hành thông
qua cơ chế chi phí và giá cả trên cơ sở các quy luật của nền kinh tế thị trường, hơn nữa nếu sử dụng công cụ kinh tế thì môi trường được xem là một loại hàng hóa, do đó việc sử dụng môi trường (dù là với vai trò là yếu tố đầu vào hay yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất, kinh doanh) thì cũng đều phải trả tiền Vì vậy, trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dù lớn hay nhỏ của mình các chủ thể đều phải cân nhắc, suy xét việc bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn lập kế hoạch và trong suốt quá trình tổ chức thực hiện
Trang 151.1.3 Vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường
Công cụ kinh tế có vai trò đặc biệt trong quản lý và bảo vệ môi trường, điều này thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, so với các công cụ quản lý và bảo vệ môi trường khác,
công cụ kinh tế có một số ưu điểm nhất định và chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường Tính ưu việt của các công cụ kinh tế được thể hiện ở một số điểm sau:
Một là, áp dụng công cụ kinh tế giúp các doanh nghiệp có những
thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh Trước tiên do công cụ kinh tế có tính linh hoạt, mềm dẻo mà các doanh nghiệp hoàn toàn có quyền chủ động xây dựng và triển khai các dự án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện của mình Mặt khác, việc áp dụng công cụ kinh tế sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp từ đó tạo tiền đề cũng như khả năng để doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh
Ví dụ: Chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường là một trong những công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường Theo đó, cơ
sở sản xuất, kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất sẽ được miễn, giảm thuế, vay vốn ưu đãi Do đó, doanh nghiệp có những nguồn lực tài chính để có thể mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh
Hai là, khuyến khích các nhà sản xuất thường xuyên cải tiến công
nghệ kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm Các công cụ kinh tế tạo điều kiện để khuyến khích các nhà sản xuất liên tục giảm ô nhiễm bằng cách thường xuyên đầu tư cải tiến công nghệ kiểm soát ô nhiễm Điều này không chỉ có lợi cho môi trường mà còn tăng khả năng cạnh tranh cũng như triển vọng của nền kinh tế quốc gia Trong lúc đó, công cụ pháp lý không khuyến khích được các nhà sản xuất tiếp tục giảm thiểu ô nhiễm khi họ đã đạt tiêu chuẩn cho
Trang 16phép Nguyên nhân cơ bản là do đầu tư giảm thiểu ô nhiễm dưới tiêu chuẩn thường phải tốn kém, trong lúc công cụ pháp lý không cần điều đó, vả lại cũng không thu được khoản tài chính nào, trong khi việc đầu tư giảm thiểu ô nhiễm hơn nữa thường là cơ sở để các nhà quản lý tiến tới quy định tiêu chuẩn khắt khe hơn
Ba là, công cụ kinh tế giúp đạt kết quả bảo vệ môi trường nhanh hơn
và đặt ra mục tiêu cao hơn so với công cụ pháp lý Nguyên nhân là càng đầu
tư giảm thiểu ô nhiễm nhanh hơn thì hiệu quả kinh tế lại cao hơn Bên cạnh
đó, các công cụ kinh tế còn tạo điều kiện để các nhà sản xuất chủ động nghiên cứu, xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện giảm thiểu ô nhiễm cũng như việc khuyến khích họ tiến xa hơn nữa để đạt được các mục tiêu môi trường cao hơn và nhanh hơn
Bốn là, áp dụng công cụ kinh tế sẽ khiến cho các chủ thể tự giác thực
hiện các hoạt động bảo vệ môi trường Nguyên nhân là do công cụ kinh tế sử dụng đến những đòn bẩy kinh tế, đó là những lợi ích vật chất Chính những lợi ích vật chất này đã thúc đẩy các chủ thể tự giác thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường Trong khi đó, công cụ tuyên truyền giáo dục cũng có tác dụng khiến cho các chủ tự giác thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường
nhưng chỉ trong trường hợp trước đó "khi con người vì sự vô thức đã tàn phá chính môi trường trong đó họ đang sống" [53, tr 23], còn trong các trường
hợp khác biện pháp này hầu như không phát huy tác dụng
Năm là, so với biện pháp chính trị và biện pháp công nghệ thì việc sử
dụng các công cụ kinh tế mang tính khả thi hơn Nguyên nhân là do các biện pháp chính trị thường được thể hiện thông qua đường lối của các đảng phái chính trị, vì thế nó thường mang tính chất định hướng Còn biện pháp công nghệ có bản chất là việc đầu tư các dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại để giảm thiểu ô nhiễm Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có nguồn tài chính đủ lớn để làm được điều này
Trang 17Thứ hai, các công cụ kinh tế tạo ra nguồn lực tài chính cần thiết để
quản lý và bảo vệ môi trường
Thứ ba, các công cụ kinh tế kích thích các chủ thể thực hiện những
hoạt động có lợi cho môi trường qua đó góp phần định hướng nền kinh tế phát triển thân thiện với môi trường Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường suy cho cùng lợi nhuận là mục tiêu hướng tới của tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, do đó nếu chi phí để tái chế, tái sử dụng chất thải thấp hơn chi phí để khai thác tài nguyên mới hoặc chi phí để giảm thiểu ô nhiễm thấp hơn hoặc bằng các khoản thuế, phí phải nộp thì các tổ chức, cá nhân sẵn sàng thực hiện
1.2 QUAN NIỆM VỀ PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN
* Quan niệm về phí bảo vệ môi trường
Trong quản lý và bảo vệ môi trường, bên cạnh các công cụ kinh tế khác thì công cụ phí nhằm mục đích kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường cũng được
sử dụng khá rộng rãi Theo nghĩa thông thường thì phí được hiểu là "khoản tiền phải trả cho một công việc phục vụ, dịch vụ công cộng nào đó" [63, tr 709]
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm phí được quy định tại Điều 2 Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về phí và lệ phí Theo đó, phí được hiểu là "khoản tiền mà tổ chức,
cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo pháp lệnh này"
Từ các khái niệm nêu trên có thể hiểu phí bảo vệ môi trường là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường phải trả để phục vụ cho việc thu gom, quản lý và xử lý các chất thải đó Mặc dù một trong các nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường là:
"Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của
cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân" Tuy nhiên, hiện nay việc
Trang 18đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình công cộng phục vụ việc thu gom, quản lý, xử lý chất thải hầu như đều do Nhà nước đảm nhiệm vì vậy phí bảo
vệ môi trường là khoản thu của Nhà nước từ các tổ chức, cá nhân có hành vi
xả thải ra môi trường để phục vụ cho việc công tác thu gom, quản lý, xử lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường
Từ những phân tích trên đây, có thể rút ra khái niệm về phí bảo vệ môi trường như sau:
Phí bảo vệ môi trường là một khoản thu của ngân sách nNhà nước, được thu từ các tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh các nguồn tác động xấu đối với môi trường nhằm hình thành lên nguồn tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường
Theo quy định tại Tiểu mục 1, Phần X, Mục A Danh mục chi tiết phí,
lệ phí Ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm
2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ - CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí thì phí bảo vệ môi trường bao gồm:
- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải;
- Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Tìm hiểu về phí bảo vệ môi trường, ta thấy có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, về đối tượng nộp phí Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì "tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường" Như vậy, đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường là
các chủ thể có các hoạt động gây bất lợi cho môi trường, đó có thể là hành vi
Trang 19xả thải như xả nước thải được quy định tại Nghị định số 67/2003/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2007/NĐ-CP), theo đó, tại Điều 3
Nghị định này có quy định: "Tổ chức, hộ gia đình có nước thải quy định tại Điều 2 Nghị định này là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải" Hoặc có các "hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường", như hoạt động khai thác khoáng sản Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 137/2005/NĐ-CP thì "Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản quy định tại Điều 2 Nghị định này"
Thứ hai, về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường là các chất thải như
nước thải (Điều 2 Nghị định số 67/2003/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung) hoặc là các yếu tố vật chất là đối tượng tác động của các hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường như các loại khoáng sản: đá, cát, đất, than, sét, sỏi…trong hoạt động khai thác khoáng sản (Điều 2 Nghị định
số 137/2005/ NĐ-CP)
Thứ ba, về mức phí, theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Luật Bảo vệ
môi trường 2005 thì mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở:
- Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường
- Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;
- Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải
Thứ tư, phí bảo vệ môi trường thường mang tính địa phương, ngành
kinh tế sâu sắc Bởi lẽ, sức chịu tải của môi trường ở mỗi địa phương, mỗi ngành kinh tế khác nhau là khác nhau
Bên cạnh việc chỉ ra các đặc điểm của phí bảo vệ môi trường, cũng cần phân biệt phí bảo vệ môi trường với thuế môi trường sẽ được áp dụng trong thời gian tới Mặc dù thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường đều là các
Trang 20khoản thu hình thành lên nguồn tài chính để bảo vệ môi trường nhưng giữa chúng có một số điểm khác biệt cơ bản
- Về đối tượng, nếu thuế môi trường là lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất hoặc doanh thu do bán sản phẩm thì phí bảo vệ môi trường là lượng chất gây ô nhiễm có trong dòng thải hoặc khối lượng, số lượng các yếu tố vật chất
là đối tượng tác động của các hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường
- Thuế môi trường không mang tính hoàn trả trực tiếp, nhưng phí bảo
vệ môi trường lại mang tính hoàn trả trực tiếp rõ ràng
- Phạm vi áp dụng của thuế môi trường không có giới hạn, khác biệt giữa các địa phương, ngành kinh tế, nhưng đối với các khoản thu từ phí bảo
vệ môi trường có thể mang tính địa phương, ngành kinh tế
Từ những đặc điểm trên của phí bảo vệ môi trường, ta thấy phí bảo vệ môi trường có những ưu điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, phí bảo vệ môi trường góp phần tạo nên sự công bằng đối
với thiên nhiên môi trường theo lối có vay, có trả Bởi lẽ, phí bảo vệ môi
trường được hình thành trên cơ sở nguyên tắc "Người gây ô nhiễm phải trả tiền" theo đó người có các tác động xấu đối với môi trường thì phải nộp phí bảo vệ môi trường và "toàn bộ nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng đầu tư trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường" [43, Điều 113]
Thứ hai, phí bảo vệ môi trường khuyến khích người gây ô nhiễm giảm
phát thải Phí bảo vệ môi trường tạo cơ hội cho người nộp phí giảm số phí phải nộp bằng cách giảm các hành động gây tác hại tới môi trường Chẳng hạn, Chì là đối tượng phải chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định tại Nghị định số 67/2003/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bố sung bởi Nghị định số 04/2007/NĐ-CP) do đó, các tổ chức, hộ gia đình có nước thải sẽ tìm cách giảm nồng độ chì có trong nước thải bằng các cách khác nhau
Trang 21Thứ ba, phí bảo vệ môi trường khuyến khích các chủ thể nghiên cứu,
đổi mới công nghệ kiểm soát ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch Nếu do phí bảo vệ môi trường mà chi phí sản xuất tăng thì điều này sẽ thúc đẩy các chủ thể đầu tư cho công tác nghiên cứu, đổi mới công nghệ nhằm kiểm soát lượng chất thải gây ô nhiễm và đồng thời cũng nhằm kiểm soát số phí phải nộp, từ đó thúc đẩy các chủ thể sử dụng các công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường
Bên cạnh những ưu điểm trên, phí bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định:
Thứ nhất, chi phí quan trắc cao Để tính toán được số phí phải nộp của
mỗi chủ thể đòi hỏi phải xác định được tổng lượng thải và nồng độ từng chất gây ô nhiễm trong dòng thải hoặc quy mô ảnh hưởng của các tác động xấu đối với môi trường Việc làm này đòi hỏi một khoản chi phí không nhỏ
Thứ hai, trong một số trường hợp phí bảo vệ môi trường không phát
huy được tác dụng bảo vệ môi trường Đó là trường hợp mức phí thấp không
đủ liều lượng để buộc các chủ thể phải quan tâm hơn đến việc cải thiện dòng thải Và như vậy, không thúc đẩy áp dụng các biện pháp hạn chế chất thải Ngoài ra, trong một số trường hợp mức ô nhiễm quá tập trung thì công cụ phí
hầu như cũng không phát huy được tác dụng bảo vệ môi trường của mình
"Một con sông có thể chịu đựng được một nồng độ chất thải nhất định trong suốt một ngày nhưng không chịu được cùng một lượng đó đột ngột dội xuống trong nửa tiếng" [50, tr 214] Trong những trường hợp này thì những quy
định tiêu chuẩn có ưu thế hơn
Quan niệm về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
Theo quy định tại Tiểu mục 1, Phần X, Mục A Danh mục chi tiết phí,
lệ phí Ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm
2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
Trang 2257/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí thì phí thì phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là một trong bốn loại phí bảo vệ môi trường Hiện nay, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định tại Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 174/2007/NĐ-CP), Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 39/2008/TT-BTC) Tuy nhiên, cả Nghị định số 174/2007/NĐ-CP và Thông tư số 39/2008/TT-BTC đều không đưa ra quy định thế nào là phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn Từ khái niệm phí bảo vệ môi trường đã đề cập ở trên có thể hiểu một cách khái quát về phí bảo
vệ môi trường như sau: Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là một loại phí bảo vệ môi trường có đối tượng chịu phí là các chất thải rắn theo quy định của pháp luật
Là một loại phí bảo vệ môi trường nên phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cũng có những đặc trưng của phí bảo vệ môi trường nói chung như đã đề cập ở phần trên Tuy nhiên, so với các loại phí bảo vệ môi trường khác, pí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn có đặc trưng riêng đó là đối tượng chịu phí là chất thải rắn Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định
số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chắt thải rắn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2007/NĐ-CP) thì chất thải rắn
được hiểu là "chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại" Theo từ điển môi trường Anh - Việt và Việt Anh, chất thải (waste) được hiểu là "bất kỳ chất gì, rắn, lỏng, khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh ra nó không còn sử dụng được nữa và cần có biện pháp thải bỏ" [57, tr 260] Khái niệm này đã chỉ ra các
Trang 23dạng tồn tại của chất thải là dạng rắn, lỏng và khí và đưa ra được các tiêu chí
xác định một vật chất được coi là chất thải, theo đó một chất khi "cơ thể hoặc
hệ thống sinh ra nó không còn sử dụng được nữa và cần có biện pháp loại bỏ" sẽ trở thành chất thải Còn theo Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh thì chất thải là "rác và những vật bỏ đi sau một quá trình sử dụng, nói chung" [63, tr 132] Dưới góc
độ pháp lý, chất thải được quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi
trường, theo đó, chất thải được hiểu là "vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải
ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác"
Tóm lại, từ những phân tích trên có thể hiểu chất thải rắn là tất cả các
loại vật chất tồn tại ở thể rắn được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh
tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, hoạt động sống, và duy
trì sự tồn tại của cộng đồng…) Chất thải rắn gồm các chất hữu cơ, nhựa, vải
sợi, đất, đá, cát và các tạp chất khác, so với các chất thải ở thể lỏng và thể khí, chất thải rắn có những tính đặc tính riêng như dế phân loại, dễ thu gom, dễ xác định khối lượng Do đó, việc tính mức phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn phải nộp được xác định dựa trên khối lượng chất thải và loại chất thải rắn (chất thải rắn thông thường hay chất thải rắn nguy hại) Trong khi đó, mức phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải được xác định dựa trên hàm lượng và nồng độ chất gây ô nhiễm
1.3 CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN
1.3.1 Xuất phát từ nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter Pays Principle - PPP)
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền bắt nguồn từ các sáng kiến
do OECD đề xuất vào các năm 1972 và 1974 Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền "tiêu chuẩn" năm 1972 cho rằng, những tác nhân gây ô nhiễm
Trang 24phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền "mở rộng" năm 1974 cho rằng, các tác nhân gây ô nhiễm ngoài việc phải tuân thủ các chi phí khắc phục ô nhiễm còn phải bồi thường cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm này gây
ra Như vậy, nội dung của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là người gây ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện, nhằm khắc phục và hoàn trả
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền xuất phát từ những luận điểm của nhà kinh tế học Arthur C.Pigou (1877-1959) về nền kinh tế phúc lợi Trong đó, nội dung quan trọng nhất là:
Giá cả của một hàng hóa hay dịch vụ phải được biểu hiện đầy đủ trong tổng chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ đó, bao gồm cả chi phí của tất cả các tài nguyên môi trường sử dụng Theo đó, việc sử dụng không khí, nước hay đất để đổ chất thải cũng là sử dụng tài nguyên, giống như như sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất
Vì thế, người sử dụng tài nguyên môi trường phải trả chi phí Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền chủ trương sửa chữa "thất bại thị trường"
do tính thiếu hoặc không tính chi phí môi trường trong sản xuất hàng hóa dịch
vụ bằng cách bắt người gây ô nhiễm phải "tiếp thu" đầy đủ chi phí sản xuất Đây có thể coi là cơ sở kinh tế của việc xây dựng và hoàn thiện quy định về phí bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng
Cụ thể hóa nguyên tắc này, khoản 5 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường
quy định: "tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường
có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật"
Trang 251.3.2 Xuất phát từ quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính cấp thiết toàn cầu, đòi hỏi quốc gia nào trên trái đất cũng đều phải quan tâm và có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường Chính vì thế Đảng ta đã chủ trương:
Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi và tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh còn lại đối với môi trường Bảo vệ và cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức của mọi người dân Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trường trong quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội, coi yêu cầu về môi trường là tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển [23, tr 36]
Trên tinh thần đó, Đảng ta đã khẳng định: "Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường là giải pháp phù hợp với bối cảnh kinh tế thị trường, đảm bảo người gây ra thiệt hại và được hưởng lợi từ môi trường phải trả tiền" [24, tr 9]
Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về phí bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng là đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển
1.3.3 Xuất phát từ quy định về thu phí bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường nhằm tạo nên nguồn lực bảo vệ môi trường
Khoản 1 Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường quy định: "Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động
Trang 26xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường" Đây được xem là cơ
sở pháp lý của việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về phí bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng Quy định này của Luật bảo vệ môi trường là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ, môi trường là "tài sản" chung của toàn xã hội do đó, việc một số chủ thể có hành
vi xả thải vào môi trường khiến môi trường có thể bị ô nhiễm làm ảnh hưởng tới môi trường sống của những chủ thể khác thì phải có nghĩa vụ trả một khoản tiền để quản lý, thu gom và xử lý những chất thải mà mình đã thải vào môi trường, khoản tiền đó được gọi là phí bảo vệ môi trường Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường thì chất thải bao gồm có khí thải, nước thải và chất thải rắn Mỗi loại chất thải lại có những những đặc tính lý hóa khác nhau, do đó, việc thu gom, quản lý và xử lý chúng đòi hỏi công nghệ, quy trình khác nhau Vì vậy, việc xây dựng quy định về phí bảo vệ môi trường tương ứng với từng loại chất thải: chất thải rắn, khí thải và nước thải
1.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới đã sử dụng các công cụ kinh tế nhằm khuyến khích hành vi tích cực đối với môi trường và Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước này về phí bảo vệ môi trường nói chung và phí môi trường đối với chất thải rắn nói riêng Opshoor và Vos đã tiến hành khảo sát tổng quát về tình hình sử dụng công cụ khuyến khích kinh tế của sáu nước (Ý, Thụy Điển, Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan), kết quả khảo sát cho thấy có tổng cộng 85 công cụ loại này đã được sử dụng, trung bình
có 14 công cụ loại này đã được sử dụng, trung bình có 14 công cụ cho mỗi quốc gia Khoảng 50% này là phí/thuế, chỉ khoảng 30% là trợ giá và số còn lại là các loại khác như các hệ thống ký thác hoàn trả và các chương trình chuyển nhượng
Trang 27Bảng 1.1: Công cụ khuyến khích kinh tế áp dụng tại các nước OECD
Quốc
gia
Lệ phí ô nhiễm
Lệ phí theo
sử dụng
Lệ phí sản phẩm
Lệ phí cấp giấy phép
và kiểm soát
Đánh thuế phân biệt
Trợ giá (trợ cấp, vay
ưu đãi)
Ký thác hoàn trả
Tạo ra thị trường
Không
khí Nước Rác Tiếng ồn
Mua bán giấy phép
Can thiệp thị trường
vực môi trường, tuỳ theo đặc điểm của mỗi nước
Việc sử dụng thuế và phí trong môi trường cho một hoặc nhiều loại khai thác khác nhau đã tồn tại ở các nước này ít nhất là từ năm 1970 Trong
Trang 28đó phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là một loại phí đánh vào nguồn
phát sinh ô nhiễm Đây là các khoản lệ phí phải trả cho việc thải các chất gây
ô nhiễm vào môi trường Loại phí này thường được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượng các chất thải rắn gây ô nhiễm thải ra
Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước thuộc OECD, có thể rút ra một số nét cơ bản về việc sử dụng phí môi trường bảo vệ môi trường
nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng, cụ thể như sau:
bỏ được trả trước cho các cơ quan quản lý tài chính đánh vào việc sử dụng thùng đồ uống, ắc quy, các thùng thuốc sâu và thùng sơn gây ra ô nhiễm; phí một đơn vị phát thải do các cơ quan tài chính địa phương thu đối với hệ thống giám sát chất lượng không khí; phí cho các cơ quan có chức năng xử lý quy tắc, phí phán tán, đặc biệt là đối với việc phát thải NO2, SO2, VOC, CO Nhìn chung, các dạng phí, lệ phí và một phần thuế nhằm bảo vệ môi trường ở Canada được thực hiện ở cấp tỉnh, thành phố Hầu hết các loại phí chỉ mới bắt đầu thực hiện từ năm 1990 trở lại đây
Pháp: ở Pháp việc sử dụng hình thức phí và lệ phí không có tính chất
khuyến khích bởi suất phí và lệ phí thấp Việc tăng suất phí và lệ phí đối với các chất gây ô nhiễm nguồn nước bởi các ngành công nghiệp đã bị phản đối kịch liệt vì họ không muốn phải chịu thêm gánh nặng nề tài chính Đây là
Trang 29điểm yếu cảu hệ thống phí và lệ phí của Pháp Người gây ô nhiễm sẵn sàng thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm, nếu họ được giúp đỡ về tài chính nhưng lại không muốn chịu các khoản đóng góp cao hơn để tạo nguồn cho sự
hỗ trợ tài chính này
Đức và Ý:
Hình thức phí và lệ phí đánh vào chất gây ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm lại được sự ủng hộ của quần chúng, bởi vì nếu phí và lệ phí đánh vào các chất gây ô nhiễm như các chất lắng đọng, các chất có thể bị oxy hoá, thuỷ ngân, cadini.v.v thì sau khi công bố suất lệ phí, nếu doanh nghiệp nào tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về lượng phát thải, doanh nghiệp đó sẽ được giảm
50% phí và lệ phí
Hà Lan, Thụy Điển, Mỹ và một số nước khác:
Các công vụ kinh tế như thuế và phí cũng được sử dụng rộng rãi trong tất cả lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với nguồn nước và
không khí
Còn đối với các quốc gia đang phát triển:
Đến nay, hệ thống quản lý môi trường ở các nước đang phát triển chủ yếu vẫn dựa vào các công cụ mệnh lệnh - kiểm soát Tuy nhiên, vài ba năm gần đây do có sự trợ giúp về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước OECD, môt số Chính phủ đã bắt đầu chú ý thích đáng hơn đến các công cụ kinh tế là các biện pháp mà các nhà kinh tế cho là có tính hiệu quả cao xét từ góc độ chi phí thực hiện Tuy đã được chú ý đến ngay từ những năm 1970, nhưng các công cụ kinh tế mới chỉ được áp dụng trong một số ít nước có nền kinh tế phát triển hơn như: các nước công nghiệp mới - Nic, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc với phạm vi còn hạn chế trong một số ngành hoặc lĩnh vực Công cụ kinh tế thường được những nước này áp dụng nhất là phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm và phí đánh vào sản phẩm Khác với một số
Trang 30nước OECD, những nước này không áp dụng các loại phí môi trường một cách riêng biệt mà luôn thực hiện nó trong sự phối hợp chặt chẽ với hệ thống pháp luật và biện pháp hành chính Ở những nước này, hệ thống các tiêu chuẩn môi trường giữ vai trò làm cơ sở để đánh giá mức hiệu quả của các chính sách và những yếu tố tích cực của các biện pháp điều tiết bằng pháp luật được bổ sung bằng tính mềm dẻo, linh hoạt cảu công cụ kinh tế Tuy nhiên, việc áp dụng loại phí này các nước đang phát triển và nhất là nước đang trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế còn tồn tại nhiều vấn đề:
Ở Hàn Quốc:
Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm được Hàn Quốc áp dụng từ những năm 1983 đối với chất thải khí và nước thải Ban đầu phí được áp dụng dưới dạng phạt do không thực hiện cam kết Cơ quan môi trường (nay là Bộ môi trường của Hàn Quốc) được quyền phạt tiền các cơ sở gây nhiễm nếu như vi phạm tiêu chuẩn môi trường và sua khi có yêu cầu phải có biện pháp xử lý vẫn
tiếp tục thải vượt tiêu chuẩn cho phép Từ năm 1986, biện pháp này đã được thay
thế bằng thu phí đối với phần chất thải vượt tiêu chuẩn Mức phí được xác định trên cơ sở nồng độ chất gây ô nhiễm, vị trí thải ô nhiễm, thời gian vượt tiêu
chuẩn cho phép và tuỳ thuộc vào số lần vi phạm tiêu chuẩn Sau một thời gian
thực thi, biện pháp này đã bộc lộ một số nhược điểm Thứ nhất, xuất phí đặt ra
quá thấp, trong một số trường hợp thấp hơn cả chi phí vận hành và các thiết bị
xử lý ô nhiễm nên không có tác động khuyến khích giảm ô nhiễm Thứ hai,
việc chỉ dựa vào nồng độ chất gây ô nhiễm để tính phí có thể không có tác động cơ sở giảm lượng ô nhiễm thải ra bởi họ có thể cố tình lẩn tránh bằng cách pha loãng nồng độ chất thải trong khi lượng chất ô nhiễm thải ra không giảm Để khắc phúc những nhược điểm này, từ năm 1990 Hàn Quốc đã đánh phí căn cứ vào lượng thải vượt tiêu chuẩn cho phép và kết hợp nồng độ chất thải trong công thức tính phí Ngoài ra, Hàn Quốc dã điều chỉnh xuất phí cao hơn chi phí vận
hành hệ thống xử lý ô nhiễm để có tác động khuyến khích giảm ô nhiễm
Trang 31Tại Trung Quốc:
Từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã có một hệ thống phí phạt do vi phạm tiêu chuẩn môi trường Hệ thống này bao gồm tới 100 mức phí đánh vào các nguồn gây ô nhiễm đối với môi trường nước thải, khí thải, phế thải, tiếng ồn và các loại khác Hệ thống này được áp dụng theo 3 giai đoạn, bắt đầu từ năm 1979 bằng việc thử nghiệm ở thành phố Suzhou, sau đó được mở rộng ra toàn quốc vào năm 1981 và giai đoạn 3 được tiếp tục cho tới nay Kết quả của hệ thống này
là đã giảm tới 60,4% tổng lượng chất gây ô nhiễm thải ra trong giai đoạn từ
1979 - 1996 Mức phí ô nhiễm được căn cứ vào cả lượng lẫn nồng độ của các chất thải ra môi trường Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống này là mức phí đặt ra quá thấp nên đã hạn chế tác động tích cực, khiến cho người gây ô nhiễm không thay đổi hành vi của mình Mục đích chính của việc áp dụng hệ thống này
là tăng nguồn thu cho các Uỷ ban bảo vệ môi trường của địa phương Theo qui định, các Uỷ ban này được phép giữ lại 20% nguồn thu từ phí và 100% tiền phạt
để dùng cho các hoạt động của họ Trên thực tế, nguồn thu được từ phí đã được dùng để trợ cấp cho các xí nghiệp để họ thực hiện biện pháp kiểm soát và xử lý
ô nhiễm Hệ thống phí này giờ đây đã được cải cách theo hướng không dùng nguồn thu để trợ cấp cho công việc kiểm soát và xử lý ô nhiễm nữ mà dùng để cho các xí nghiệp vay ưu đãi nhằm thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm Ngày nay, 80% nguồn thu từ phí được đưa vào quĩ của địa phương để cho các
xí nghiệp vay cho mục đích môi trường, 20% còn lại dùng để duy trì bộ máy kiểm soát và chi phí thực hiện chương trình này, bao gồm cả đào tạo cán bộ
môi trường, mua sắm và vận hành các thiết bị quan trắc, đo đạc
Bắt đầu tư năm 1992, Trung Quốc lại thử nghiệm áp dụng phí đối với
SO2 tại tỉnh Chongqing và Sichsan, dựa theo khốil ượng và hàm lượng Lưu huỳnh (S) chứa trong than cháy của các xí nghiệp công nghiệp Cùng với thời gian này, hệ thống cấp phép thải khí SO2 được áp dụng tại thành phố Yichang của tỉnh Hubei ở đây khí SO2 trong bầu khí quyển đã giảm đi rõ rệt
Trang 32Tại Singapore:
Singapore có biểu giá phí ô nhiễm đánh vào nhu cầu ô xy hoá (BOD) và tổng chất rắn lơ lửng (TSS) áp dụng với tất cả các cơ sở công nghiệp của nước này Mức phí được xác định tuỳ theo lượng nước thải và nồng độ các chất gây ô nhiễm Lượng BOD và TSS cho phép được thải vào hệ thống công cộng là 400mg/1lít Nếu cơ sở có nồng độ BOD từ 401-600mg/lít thì sẽ phải trả xuất phí
là 0,12$ Singapore/m3 Nếu nồng độ BOD từ 1601 - 1800 mg/1lít thì phí sẽ tăng lên là 0,8$ Singapore/m3 Nếu nồng độ chất gây ô nhiễm trên nằm trong khoảng 601- 1600 mg/lít thì xuất phí sẽ tăng lên một cấp cho mỗi 200 mg/lít Điều đáng chú ý là trong trường hợp của Singapore, phí được áp dụng như
nhau đối với mọi cơ sở công nghiệp, không phân biệt qui mô, cơ sở mới hay cũ
Malaysia:
Vào những năm 1970, Chính phủ Malaysia đã tiến hành hệ thống thu phí cấp giấy phép đối với các nhà sản xuất dầu cọ, là ngành có sự phát triển mạnh mẽ, song đang gây ô nhiễm mạnh tới nguồn nước Việc thu phí này một phần mang đặc tính của loại phí gây ô nhiễm bởi mức phí được quy định tuỳ theo lượng thải các chất gây ô nhiễm ra nguồn nước Hệ thống này được thiết lập dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn về nồng độ của các chất gây ô nhiễm
(như BOD, thuỷ ngân, Crôm, chì, đồng ) cho phép trong nước thải Ban đầu
tiêu chuẩn đặt ra còn thấp, sau đó nâng lên trong vòng 4 năm để các ngành công nghiệp có thời gian thích nghi và kịp áp dụng những biện pháp xử lý cần thiết Trên thực tế, phí cấp phép nói trên bao gồm 2 phần: lệ phí hành chính chung và phí ô nhiễm thay đổi theo lượng thải các chất gây ô nhiễm Nhờ biện pháp này chỉ sau 2 năm áp dụng, lượng các chất gây ô nhiễm thải ra nguồn nước từ ngành sản xuất dầu dừa đã giảm tới 2,6 triệu đơn vị Vào những năm tiếp sau nhà nước đã phải áp dụng thêm biện pháp hành chính, tịch thu giấy phép của các nhà máy nếu họ vi phạm tiêu chuẩn cho phép do việc thu
mức phí cố định không còn ý nghĩa tích cực trong điều kiện có lạm phát
Trang 33Ở Philipines:
Mục tiêu chính của việc thu phí môi trường của Philipin là nhằm tăng nguồn thu Mọi cơ sở công nghiệp đều là đối tượng của việc áp dụng phí ô nhiễm môi trường Mức phí thay đổi từ 100 đến 500$ Philipines (hay 3,86 - 19,31USD/m3) Mức phí được xác định phụ thuộc vào sự phát thải (tuỳ theo lượng thải và nồng độ các chất gây ô nhiễm) Chính phủ Philipines đã có những chuyển hướng cơ bản về chính sách trong các công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường Đầu năm 1997, ở Philipines trường hợp đầu tiên thực sự
áp dụng lệ phí sử dụng môi trường được tiến hành, nó đã vượt qua sự phản đối của các ngành một cách suôn sẻ, đó là trường hợp bắt đầu ngành xả nước vào hồ Laguna phải trả tiền Căn cứ tính lệ phí cho các xí nghiệp là nồng độ của BOD trong nước Thành công đạt được trong việc thực hiện quy định trên
là do tính chất đặc thù về mặt tổ chức của LLDA, một cơ quan của Chính phủ
có quyền lực pháp định rất lớn trong việc quản lý hồ Laguna và do động cơ rất tự nhiên trong việc tổ chức này thu phí để tăng cường hoạt động của mình
Thực tế của việc thu phí chất thải rắn cho thấy, Chính phủ còn cân nhắc giữa thu phí sử dụng, thay vì một khoản thuế phổ thông đặc biệt
Trợ giá đặc biệt cho các hoạt động phòng chống và xử lý ô nhiễm, Chính phủ Philipines thực hiện miễn thuế mua sắm các thiết bị chống ô nhiễm Việc này được áp dụng có thành công, nhưng rất hạn chế và dường như không phải là yếu tố chính để tạo ra sự phục tùng Chính sách giảm lãi suất và miễn thuế thu nhập cho các hoạt động kinh doanh bảo vệ môi trường
đã được áp dụng nhưng chưa được áp dụng đầy đủ
Qua các ví dụ sử dụng các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường ở các nước đang phát triển ta thấy: các công cụ kinh tế thường được áp dụng với tư cách bổ sung chứ không phải thay thế cho các công cụ điều chỉnh bằng luật pháp Tuỳ theo tính chất của từng vấn đề môi trường cần giải quyết, người ta chọn điểm cân bằng giữa hai hệ thống công cụ này
Trang 34Chẳng hạn, nếu vấn đề môi trường cần giải quyết có tính bất định cao
và điều này có thể gây ra những chi phí lớn thì người ta có thể áp dụng những biện pháp mệnh lệnh - kiểm soát để giảm bớt tính bất định đó Còn nếu vấn đề môi trường cần giải quyết tương đối xác định, thì cần thực thi những biện pháp mềm dẻo, linh hoạt và trong trường hợp này đương nhiên phải lựa chọn các công cụ kinh tế Trong nhiều trường hợp người ta hay sử dụng cùng một lúc cả hai loại công cụ
Kinh nghiệm thực tiễn của các nước OECD và các nước đang phát triển rút ra từ việc áp dụng các công cụ kinh tế, xét trên cả hai góc độ lý luận
và thực tiễn cho thấy: các nước trên thế giới ngày càng có xu hướng nội vi hoá các chi phí và lợi ích môi trường để hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai Muốn thực hiện được điều này cần phải sử dụng ngày càng sâu rộng hơn các công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi trường của quốc gia
Bài học kinh nghiệm sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đối với liên quan đến chính sách thu phí môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng ở Việt Nam:
Kinh nghiệm của nước ngoài về sử dụng các công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi trường cho thấy: đối với các nước đang phát triển
và các nước trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường như Việt Nam,
do điều kiện luật pháp, thể chế chưa hoàn thiện, trình độ dân trí chưa cao, nên
có nhiều vấn đề đặt ra cần cân nhắc kỹ trước khi xây dựng và vận dụng các công cụ kinh tế trong việc bảo vệ môi trường:
- Các vấn đề kỹ thuật: Cơ sở để xác định mức thuế là cần phải nắm
được chi phí hoạt động của người gây ô nhiễm, phải có hệ thống giám sát ô nhiễm (monitoring), các điều kiện địa lý, tỷ lệ lạm phát Đây thực sự là vấn
đề khó xác định đối với các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về bảo vệ
môi trường
Trang 35- Các vấn đề chính trị: Đó là sự phản ứng của công chúng, các nhóm
xã hội khi đánh thuế môi trường do nhận thức về môi trường còn thấp Các doanh nghiệp có thể phản đối thuế môi trường vì chúng làm tăng thêm gánh nặng
chi phí sản xuất đối với họ, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường
Các tác động về mặt phân phối, trợ cấp: Từ kinh nghiệm của các
nước đã và đang sử dụng công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường cho thấy
nó có thể gây tác động tiêu cực tới nhóm dân cư thu nhập thấp Để khắc phục tình trạng đó, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp đặc biệt để giảm nhẹ gánh nặng này, chẳng hạn thông qua các ngành có mức độ giảm thuế, ưu đãi, tín dụng hoặc trợ cấp nhất định Ví dụ, có thể trợ giá điện để khuyến khích người nghèo dùng các loại năng lượng này nhằm hạn chế củi gỗ, than là một
trong những nguyên nhân của việc gây ô nhiễm không khí
Các vấn đề về thể chế, trách nhiệm pháp lý môi trường: Sử dụng các
công cụ kinh tế đòi hỏi phải có các cơ cấu thể chế phù hợp, đặc biệt là giám sát thi hành chính sách Việt Nam đã có Luật bảo vệ môi trường nhưng thực tế hiệu lực của nó còn thấp Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và đề ra những
chủ trương, chính sách phù hợp nhằm đưa Luật bảo vệ môi trường vào cuộc sống
Mục tiêu chủ yếu của việc sử dụng các công cụ kinh tế nhằm đạt được một sự liên kết hữu hiệu giữa các chính sách kinh tế và chính sách môi trường Mặc dù các công cụ kinh tế đã được phát hiện và ứng dụng đầu tiên ở các nước công nghiệp phát triển OECD, song chúng cũng có thể đem lại lợi ích cho các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam Cải cách kinh tế đang được tiến hành theo cả chiều rộng và chiều sâu ở Việt Nam là cơ hội rất thuận lợi cho việc sử dụng các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường một cách có hiệu quả hơn so với quy chế mang tính chất mệnh lệnh và kiểm soát bởi vì ở các nước đang phát triển cũng như ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi đang còn rất thiếu cơ sở hạ tầng chính và luật pháp có hiệu quả
Trang 36Đối với Việt Nam, khi vận dụng các công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi trường cần phải xem xét đến các yếu tố tác động sau đây:
- Bổ sung và hoàn thiện các chính sách nhà nước: Trong nền kinh tế
thị trường, suy thoái môi trường cũng có thể nảy sinh do sự can thiệp không hợp lý, do những chính sách yếu kém của Nhà nước Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới đã chứng tỏ điều đó Yêu cầu phải đổi mới
cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với định hướng phát triển bền vững, hình thành
và tạo điều kiện cho các thị trường phát triển đồng bộ hoạt động một cách hữu hiệu, đảm bảo một sự phát triển nhịp nhàng, cân đối giữa các ban ngành, các lĩnh vực, các vùng trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, kiểm soát được lạm phát, cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng và hiệu quả cho các đơn vị kinh tế, xoá bỏ các độc quyền kinh doanh tiến tới một thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Cần phải thừa nhận và phổ cập nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" và nguyên tắc "người hưởng lợi phải trả tiền"
- Xây dựng một hệ thống các công cụ kinh tế ngày càng hoàn chỉnh
cho bảo vệ môi trường với những đặc điểm và tính chất của cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Kết hợp hài hoà giữa các chức năng thu nhập ngân sách và chức
năng khuyến khích nhằm bảo vệ ngân sách và chức năng khuyến khích nhằm bảo vệ môi trường thông qua các công cụ kinh tế
- Kết hợp vận dung các công cụ kinh tế với cải cách tài khoá (ví dụ,
xoá bỏ các bất hợp lý về thuế, giảm bớt các loại thuế, thực hiện chính sách cải cách phù hợp với cơ chế thị trường )
Trang 37Những bài học rút ra cho Việt Nam đã trình bày ở trên là dựa trên cơ
sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước thuộc OECD và các nước đang phát triển đã sử dụng các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường đồng thời cũng căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế, những vấn đề môi trường của Việt Nam Chúng ta cũng đã có những bài học đầu tiên về sử dụng công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi trường kết hợp với các công cụ mệnh lệnh - kiểm soát Tuy nhiên, về nội dung cũng như hình thức, để sử dụng có hiệu quả các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường cần phải tiếp tục nghiên cứu ở mức độ sâu sắc hơn những cơ sở phương pháp luận và cách thức áp dụng chúng vào thực tiễn ở nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh
tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Công cụ kinh tế là một trong các công cụ để quản lý và bảo vệ môi trường Phí bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng là một loại công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường Cùng với thuế môi trường, phí bảo vệ môi sử dụng đòn bảy kích thích lợi ích kinh tế để quản lý và bảo vệ môi trường, theo đó phí bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng khuyến khích các chủ thể giải lượng phát thải ra môi trường thông qua số phí mà họ phải nộp mà họ phải nộp Bởi lẽ, khoản phí mà các chủ thể sẽ phải nộp sẽ tỷ
lệ thuận với khối lượng và hàm lượng chất thải mà họ thải ra môi trường
Trang 38Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÍ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
2.1 CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN
Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong trường hợp cần thiết phải đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường, nếu như có sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất, kinh doanh
Trên cơ sở những nguyên tắc chung mà Luật Bảo vệ môi trường đã đặt ra, với mục đích nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ chất thải, và tạo nguồn kinh phí cho Quỹ bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục
ô nhiễm môi trường Hiện nay điều chỉnh về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn bao gồm: Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 11 năm 2007 quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (sau đây gọi là Nghị định 174/2007/NĐ-CP) và thông tư số 39/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 19/5/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (sau đây gọi là Thông tư 39/2008/TT-BTC); Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật
Trang 39về phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn là toàn bộ các cơ sở pháp lý liên quan đến pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn Trong đó Nghị định 174/2007/NĐ-CP và thông tư 39/2008/TT-BTC là những văn bản điều chỉnh trực tiếp vấn đề này Với những quy định và hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiến hành thu cũng như quản lý, sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
Nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là một cách đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường nói chúng và bảo vệ môi trường tiếp nhận chất thải rắn nói riêng của các tổ chức, cá nhân có phát thải vào hoạt động sản xuất kinh doanh Đây cũng là trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 8, Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 Tại chương V, khoản 8 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường
2005 quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải "nộp thuế môi trường, phí bảo
vệ môi trường"
Về đối tượng chịu phí, đó là chất thải rắn thông thường và chất thải
rắn nguy hại
Về mục đích thu phí Bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn: Ở Việt
Nam theo nghị định 174/2007/NĐ-CP thì việc thu phí chất thải nhằm hai mục đích là để hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thu để trang trải các chi phí hành chính (thu phí, lẫy mẫu, phân tích ) và tạo nguồn kinh phí cho quỹ Bảo
vệ môi trường Việt Nam
Về mức phí, Luật đã có những quy định cụ thể để các cơ quan hữu
trách có căn cứ thu:
Trang 40Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở: khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường; mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường; sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải Theo đo phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được thu dựa trên cơ sở khối lượng chất thải rắn thải ra môi trường Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường của từng giai đoạn phát triển của đất nước Toàn bộ nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng đầu tư trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên môi trường xây dựng, trình Chính phủ quy định các loại phí bảo vệ môi trường [43, Điều 113]
Phí ảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật Theo quy định tại Nghị định 174/2007/NĐ-CP thì đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn quy định tại Nghị định này là chất thải rắn thông thường
và chất thải rắn nguy hại
Có thể nói, các quy định của pháp luật hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn đã được ban hành kịp thời, đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thực tiễn hiện nay Cùng với những nguyên tắc chung mà Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã đề ra, Nghị định số 174/2007 và các Thông tư liên tịch đã quy định tương đối đầy đủ rõ ràng về việc xác định số phí, có phân chia các trường hợp cụ thể Các văn bản pháp luật cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan liên quan trong việc thu phí cũng như quản lý, sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
2.1.1 Quy định về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định tại Điều 2 Nghị định 174/NĐ-CP và mục 1 phần I của thông tư 39/TT-BTC