Tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật liên quan đến việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

Một phần của tài liệu Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam (Trang 84)

- Quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thông thường và chất

3.2.7. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật liên quan đến việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

đến việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

Các doanh nghiệp trốn tránh việc kê khai, trốn tránh nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, không đầu tư các trang thiết bị hiện đại như hệ thống xử lý chất thải rắn để bảo vệ môi trường là do chưa ý thức hết được tầm quan trọng của môi trường sống, chưa thấy được tác hại khủng khiếp do môi trường ô nhiễm gây ra cũng như chưa ý thức được tầm quan trọng của pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng. Vì vậy, vấn đề giáo dục, nâng cao nhận thức của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần được tăng cường thông qua các biện pháp cơ bản như: tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại

chúng, phổ biến rộng rãi các tài liệu hướng dẫn bảo vệ môi trường, xử lý nước thải; đưa giáo dục môi trường vào các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc gia, củng cố, tăng cường năng lực cho các trường, các cơ sở đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường. Khi ý thức của người dân cũng như của cộng đồng các doanh nghiệp được nâng cao, chúng ta có thể tin tưởng việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn và như vậy sẽ có thể có một môi trường xanh sạch đẹp trong một tương lai không xa.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể thực hiện các biện pháp khác như xây dựng các mô hình tự chủ, tự quản về bảo vệ môi trường; tăng cường vai trò cộng đồng trong việc giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và công tác thu phí nói riêng ở địa phương, cơ sở, nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương để sử dụng phí bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, ra các văn bản thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và tổ chức giám sát thực hiện theo điều kiện của từng địa phương.

Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông về tác hại của chất thải rắn đối với môi trường và sức khỏe con người qua đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn của toàn dân. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật và các thông tin về bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông. Tạo thành dư luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với các hành vi gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường đi đôi với việc áp dụng các chế tài, xử phạt nghiêm, đúng mức mọi vi phạm. Xây dựng lối sống lành mạnh, hài hòa, gần gũi và yêu quý thiên nhiên.

Cần tăng cường công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và nâng cao công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

nói riêng. Xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của Nhà nước, cá nhân, tổ chức và cộng đồng, đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất và dịch vụ. Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường. Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi trường và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư. Phát hiện các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường để khen thưởng, phổ biến và nhân rộng. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho môi trường. Huy động sự tham gia và đóng góp của mọi tầng lớp dân cư, của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội vào lĩnh vực bảo vệ môi trường. Phát triển các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng về môi trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về môi trường.

Đồng thời cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của quần chúng, mang tính chất xã hội rộng lớn. Tuy nhiên trong thời gian qua bảo vệ môi trường chưa trở thành sự nghiệp của toàn dân, chưa trở thành mối quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp. Bảo vệ môi trường dường như chỉ là công việc của Nhà nước, còn người dân thì thờ ơ với chính sách và pháp luật mà nhà nước ban hành. Chính sách bảo vệ môi trường nói chung và việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường nói riêng sẽ thất bại nếu đó chỉ là công việc của Nhà nước, mà không trở thành mối quan tâm chung của cộng đồng dân cư nói chung, giới kinh doanh nói riêng. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư bao gồm: tiếp tục tổ chức các lớp huấn luyện, nâng cao nhận thức đối với doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của họ đối với môi trường theo các nhóm đối tượng thích hợp; phát triển mạnh mạng lưới các tổ chức, trung tâm huấn

luyện, tư vấn về công nghệ sạch và sản xuất sạch hơn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp; tổ chức tốt việc công khai thông tin về ô nhiễm môi trường công nghiệp v.v...

Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định các quy định pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng công cụ phí bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng trong quản lý và bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

"Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân

loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới" [22, tr. 1]. Đó là mục tiêu, là nhiệm vụ mà Đảng đã đề

ra. Để thực hiện được nhiệm đó đòi hỏi phải sử dụng hữu hiệu các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường, trong đó có phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Để phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn phát huy được hiệu quả của mình trong quản lý và bảo vệ môi trường đòi hỏi pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn phải được hoàn thiện cùng với đó yếu tố con người cũng là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng giúp cho việc nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trong quản lý và bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cơ chế kinh tế đó, để hoạt động bảo vệ môi trường không mâu thuẫn hay đi ngược lại các mục tiêu của kinh tế thị trường thì việc nghiên cứu và áp dụng các công cụ kinh tế để quản lý và bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết, trong đó có phí bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng.

Hiện nay, các quy định của pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc thu và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với chát thải rắn thu được. Tuy nhiên, nhiều quy định của pháp luật về phí bảo vệ môi trường còn mang tính khái quát, chưa cụ thể, rõ ràng. Vì vậy, việc nghiên cứu là làm rõ hơn các quy định của pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là hết sức cần thiết. Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài ″Phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam″ làm luận văn thạc sĩ Luật học của mình.

Qua ba chương nội dung của Luận văn, tác giả đã cố gắng trình bày những vấn đề liên quan tới phí và pahps luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam, bao gồm: những vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế, nội dung pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam, những đề xuất kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

Trong chương 1, sau khi trình bày sơ lược về công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường, luận văn đã đi vào phân tích những vấn đề lý

luận chủ yếu về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn như khái niệm, đặc điểm của phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, cơ sở của việc xây dựng các quy định pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã nêu ra một số kinh nghiệm quốc tế về áp dụng công cụ phí trong quản lý và bảo vệ môi trường.

Chương 2, luận văn tập trung phân tích nội dung chủ yếu của pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra những đánh giá về những gì đã đạt được cũng như những hạn chế của pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn hiện hành.

Chương 3, luận văn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị của tác giả nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cũng như nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên thực tế.

Công cuộc bảo vệ môi trường là cuộc chiến lâu dài, khó khăn giữa cái lợi trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích cục bộ (của cá nhân, tổ chức) và lợi ích chung của cộng đồng và toàn xã hội. Để phí bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng phát huy được tác dụng và thật sự trở thành một loại công cụ kin tế hữu hiệu trong quản lý và bảo vệ môi trường đòi hỏi pháp luật về phí bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng cần được tiếp tục hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)