Cần có các biện pháp ràng buộc các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trách nhiệm bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam (Trang 77)

- Quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thông thường và chất

3.2.4.Cần có các biện pháp ràng buộc các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trách nhiệm bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải rắn

nghiệp trách nhiệm bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải rắn

Thứ nhất, đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất bắt buộc phải có

khu xử lý chất thải rắn tập trung. Thực tế các doanh nghiệp khi đầu tư vào khu công nghiệp đều muốn khu công nghiệp phải có sẵn khu xử lý chất thải,

nhưng khu công nghiệp muốn xây dựng được khu xử lý chất thải thì phải có thông số sản xuất của các doanh nghiệp để chọn mô hình phù hợp. Nhà đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất không nên ngại đầu tư khu xử lý chất thải, nhưng nên làm theo phương thức "nghiên cứu tổng thể, đầu tư phân kỳ". Tức là vẫn thiết kế theo dự toán đầu tư, nhưng lúc đầu xây dựng nhỏ, sau khi có nhiều doanh nghiệp đầu tư và đi vào hoạt động sẽ nâng dần công suất lên theo từng công đoạn, từng thời kỳ, như vậy sẽ tránh được hiện tượng lãng phí, công suất lớn nhưng vận hành không đạt hiệu quả. Các khu công nghiệp, khu chế xuất phải kết hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tại các tỉnh để khi phát hiện vi phạm là báo cho Sở giải quyết (vì trách nhiệm xử lý không thuộc quyền hạn của tỉnh hay của khu công nghiệp, khu chế xuất). Các doanh nghiệp cần thận trọng khi lựa chọn đối tượng đầu tư. Đối với các dự án liên quan đến dệt, nhuộm, giày da cần hết sức chặt chẽ trong việc đòi hỏi các nhà đầu tư phải thực hiện nghiêm các giải pháp bảo vệ môi trường.

Cần có chế tài để buộc các nhà đầu tư phải thực hiện các cam kết của họ khi đầu tư vào các khu công nhiệp,khu chế xuất. Thực tế cho thấy, các địa phương do muốn thu hút đầu tư nên đã đưa ra các ưu đãi, đơn giản mọi thủ tục cho các nhà đầu tư, nên trong quá trình cấp phép đã thiếu kiểm tra, xem xét. Do vậy, một số doanh nghiệp đã không tuân thủ đầy đủ các công đoạn xử lý chất thải hoặc thực hiện không nghiêm túc, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất đổ rác thải sang hàng rào của nhau, hoặc đem đổ ra đường quốc lộ. Nếu vấn đề không được đặt ra hoặc cảnh báo trước thì chúng ta sẽ phải đối đầu với thảm hoạ về ô nhiễm môi trường khi các khu công nghiệp, khu chế xuất được lấp đầy.

Bên cạnh đó, nên có hồ sơ mẫu để các nhà đầu tư tham khảo tìm ra mô hình phù hợp, tránh tình trạng xây lên đắp chiếu để đấy. Kinh nghiệm của khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội (một trong những khu công nghiệp điển hình trong công tác quản lý môi trường) là lập một Ban chuyên trách về môi

trường. Khi các nhà đầu tư đến khu công nghiệp, Ban môi trường sẽ nhận dạng các loại chất thải rắn có thể phát sinh. So sánh với khả năng xử lý hiện tại của các đơn vị chức năng để tư vấn cho các nhà đầu tư, nhằm đảm bảo tất cả rác thải phát sinh sẽ được xử lý theo đúng quy định. Đồng thời kiểm tra bản vẽ thiết kế các nhà máy nhằm đảm bảo mỗi nhà máy đều có khu vực tách biệt để tập trung rác thải, có hệ thống nước thải tách riêng khỏi đường thoát nước mưa. Và cuối cùng là yêu cầu các nhà đầu tư ký hợp đồng thu gom và xử lý rác thải với các đơn vị có chức năng.

Ngoài ra, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ về tài chính cho việc xây dựng các công trình xử lý chất thải tập trung đối với các địa phương không đủ điều kiện. Có thể xem xét cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải tập trung trong khu công nghiệp, khu chế xuất hoàn thành hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu trước khi thu hút đầu tư.

Thứ hai, cần nâng cao tính răn đe hơn nữa thông qua các việc tăng cường sức mạnh của các chế tài xử lý vi phạm liên quan đến pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Hiện nay, chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm nộp phí chưa đủ mạnh nên có nhiều doanh nghiệp trốn tránh việc nộp phí. Vì vậy cần tăng cường hình thức chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp không không tự nguyện nộp phí. Một chế tài nghiêm minh sẽ khiến các doanh nghiệp có ý thức chấp hành tốt hơn những quy định của pháp luật. Xử phạt nghiêm các cơ sở không đóng phí nhằm tạo kỷ cương chấp hành pháp luật cũng như tạo công bằng giữa các cơ sở đóng phí và không đóng phí.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam (Trang 77)