- Quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thông thường và chất
3.1. YÊU CẦU HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
VỀ PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
3.1. YÊU CẦU HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
Tiếp thu quan điểm tiến bộ trong giải quyết mối quan hệ giữa môi trường và phát triển của thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã coi phát triển bền vững là một trong những quan điểm cơ bản của phát triển đất nước. Quan điểm này được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và X, cụ thể bằng Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị. Nội dung chủ yếu:
- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nôi dung quan trọng của phát triển bền vững.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, pháp luật về phí bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng phải trở thành một trong những công cụ kinh tế hữu hiệu trong hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi phí bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng phải xây dựng một mức phí phù hợp đảm bảo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vừa có khả năng tích lũy để tái đầu tư cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh và một phần nào đó đầu tư cho việc quản lý và xử lý chất thải của doanh nhiệp, cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, mức phí bảo vệ môi trường cũng phải đảm bảo đủ chi trả cho các hoạt động quản lý, xử lý chất thải do doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thải ra. Đồng thời phải tạo động lực khuyến khích các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư xây dựng hệ thống quản lý và xử lý chất thải của đơn vị mình nhằm giảm mức phí bảo vệ môi trường phải nộp.
- Đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường đảm bảo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Trên cơ sở quan điểm này, việc hoàn thiện pháp luật môi trường về hoạt động thu phí bảo vệ môi trường nói chung và thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng phải được coi trọng. Những quy định về phí bảo vệ môi trường phải thật sự tác động và tác động với một mức độ nhất định tới lợi ích kinh tế của các chủ thể, từ đó tạo ra một động lực kinh tế khiến các chủ thể này phải quan tâm đến việc quản lý và xử lý chất thải trong đơn vị mình đạt tiêu chuẩn môi trường và về lâu dài kích thích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư dây truyền máy móc tiên tiến, hiện đại để giảm lượng phát thải từ đó giảm lượng phí bảo vệ môi trường phải nộp. Mặt khác, quan điểm này cũng đòi hỏi việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về phí bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng phải đảm bảo nguyên tắc bất kỳ một cơ sở nào có hoạt động xả thải ra moi trường thì phải có nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường.
Để thực hiện các quan điểm trên của Đảng, việc hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:
Một là, xây dựng pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải
rắn ở Việt Nam cần xuất phát và nằm trong tổng thể các chính sách, định hướng mang tính quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc xây dựng pháp luật về môi trường được xác định theo hai hướng: sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành để khắc phục tính thiếu nhất quán, không cụ thể, không rõ trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Phải quán triệt sâu sắc quan điểm, bảo vệ
môi trường phải là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với phương châm lấy phòng ngừa và ngăn chặn làm nguyên tắc chủ đạo, kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát huy năng lực nội sinh, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hướng tới mục tiêu không ngừng bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.
Hai là, giải quyết vấn đề xác định phạm vi và đối tượng điều chỉnh
của pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Trong đó phạm vi điều chỉnh của pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn phải gắn liền với quan điểm về phát triển bền vững, coi trọng cả việc phòng ngừa và xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cần xác định ở phạm vi rộng, không chỉ Nhà nước mới là chủ thể chính chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường mà tất cả các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng tài nguyên nước đều có những nghĩa vụ, trách nhiệm nhất định. Trong thời gian phạm vi, đối tượng điều chỉnh của khung pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cần phải bổ sung các quy định về yêu cầu và căn cứ về bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của các địa phương. Các ngành, các cấp cần khẩn trương, nhanh chóng triển khai thực hiện một cách sâu rộng Chương trình nghị sự số 21 trong quá trình phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường. Bổ sung các quy định tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ môi trường. Cần điều chỉnh một cách cụ thể, rõ ràng hơn các quan hệ, cơ chế phối hợp cũng
như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức, cộng đồng trong hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Cần ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ tranh chấp về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và xử lý vi phạm pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Ba là, sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường và các quy định liên quan đến phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trong các lĩnh vực pháp luật, chú trọng các yếu tố môi trường trong các văn bản pháp luật, chú trọng đến các yếu tố liên quan đến nguồn nước, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa Luật bảo vệ môi trường và các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh về môi trường, phát huy đồng bộ sức mạnh của các biện pháp được quy định trong luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, đặc biệt là các biện pháp kinh tế để bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường; Việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cần tập trung vào: điều chỉnh một cách đồng bộ, thống nhất các yêu cầu bảo vệ môi trường gắn với phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; ban hành đầy đủ và hoàn thiện các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các quy định về đánh giá tác động môi trường; các quy định về quản lý chất thải, nhất là các chất thải ở khu đô thị và khu công nghiệp; ban hành các văn bản cụ thể hóa quá trình công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động bảo vệ môi trường; hoàn thiện các quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường như: thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường, bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường. Thể chế hoá chính sách sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó có phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Bốn là, xây dựng cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật và các thiết chế
chất thải rắn. Trong đó cần bảo đảm cả ba yếu tố tăng cường hiệu lực, tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cùng với việc hình thành các trình tự, thủ tục thi hành pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn sao cho đồng bộ, hiệu quả, khả thi và tăng cường hiệu lực của các biện pháp chế tài hành chính, dân sự, kinh tế và hình sự, đặc biệt là các biện pháp về kinh tế như cần tính toán đầy đủ chi phí môi trường trong sản xuất kinh doanh, thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, đánh thuế tài nguyên thiên nhiên và môi trường...
Năm là, hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường trong đó có vấn đề xử lý vi phạm trong lĩnh vực nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, hoàn thiện các quy định xử lý về mặt dân sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường theo quy định tại Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường về việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra; hoàn thiện các quy định xử lý về mặt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường; hoàn thiện các quy định xử lý về mặt hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường theo hướng tăng mức xử phạt đủ mức răn đe, kiên quyết tạm thời đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và xử lý hình sự đối với các trường hợp có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định.
Sáu là, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trước tình hình mới, cần sớm hoàn thiện chế định quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, phân công, phân cấp chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa các bộ ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; xác định rõ nội dung của quản lý nhà nước về môi trường, xác định rõ chức năng, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và Cơ quan quản lý nhà
nước trong các lĩnh vực khác để tạo thuận lợi cho việc quản lý mà không gây phức tạp cho cơ sở. Tăng cường năng lực cho các tổ chức chuyên môn, chuyên trách về bảo vệ môi trường trong các bộ, ngành. Củng cố đội ngũ cán bộ môi trường cấp xã. Phân cấp rõ ràng trong việc thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, quy định rõ thanh tra cấp nào thì được thanh tra vấn đề gì, tránh tình trạng nhiều đoàn thanh tra cùng thanh tra về một vấn đề đối với một đối tượng thanh tra, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng như việc bỏ trống. Tăng cường năng lực cho các cơ quan thanh tra chuyên ngành về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Bảy là, trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra,
thanh tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Tiếp tục phối hợp với các địa phương và các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên phạm vi toàn quốc, kiên quyết xử lý đối với các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm pháp luật về kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tùy theo mức độ sẽ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác hậu kiểm và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; tăng cường lực lượng cán bộ cả về số lượng và chất lượng đi đôi với tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tám là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác giám
sát của đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Chín là, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường, đặc
biệt là hợp tác quốc tế về pháp luật môi trường nói chung và pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng. Cần tìm cơ chế thích hợp để đẩy mạnh hơn nữa việc nội luật hoá các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và xác định rõ hiệu lực pháp lý của cam kết quốc tế đó. Đồng thời, cần phải xây dựng cơ chế bảo đảm thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế đó tại Việt Nam.