- Quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thông thường và chất
3.2.3. Cần tập trung nguồn thu từ phí môi trường vào Quỹ bảo vệ môi trường
thải rắn nhưng trong đó hàm lượng các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính phóng xạ chỉ là 5%. Giả sử tại địa phương nơi Doanh nghiệp A và Doanh nghiệp B hoạt động sản xuất, kinh doanh quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nguy hại là 6.000.000 VND (Sáu triệu Việt Nam đồng)/ 01 (một) tấn thì trong trường hợp này, số phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn mà Doanh nghiệp B phải nộp là 6.000.000 VND (Sáu triệu Việt Nam đồng) bằng với số phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn mà Doanh nghiệp A phải nộp. Trong khi đó, trên thực tế chi phí phải bỏ ra để xử lý một tấn rác thải rắn mà Doanh nghiệp A thải ra môi trường tốn kém hơn rất nhiều chi phí để xử lý một tấn rác thải rắn do Doanh nghiệp B thải ra môi trường.
Từ những phân tích trên đây, để việc thu phí thực sự có ý nghĩa đối với bảo vệ môi trường, khuyến khích các cơ sơ sản xuất áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng phát thải, chống ô nhiễm môi trường. Chúng tôi kiến nghị mức phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cần được xác định dựa trên các tiêu chí sau:
- Khối lượng chất thải thải ra môi trường;
- Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường; - Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải;
- Đủ để chi trả các chi phí thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn thải ra môi trường và chi trả lương cho những người trực tiếp đi thu phí bảo vệ môi trường.
3.2.3. Cần tập trung nguồn thu từ phí môi trường vào Quỹ bảo vệ môi trường môi trường
Về việc sử dụng nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường. Có hai quan điểm về vấn đề này. Theo góc nhìn của quan điểm toàn diện ngân sách, thì,
mọi khoản thu thuộc ngân sách nhà nước đều phải được thu về quỹ tập trung của ngân sách nhà nước. Mọi khoản chi ngân sách nhà nước sẽ được chi ra trên cơ sở dự toán chi ngân sách nhà nước đã được cơ quan lập pháp phê chuẩn thông qua. Trong dự toán đó, có nhiều khoản chi cho bảo vệ môi trường. Cách làm này có điểm lợi, mang tính minh bạch và dân chủ cao. Thuế, phí bảo vệ môi trường, dù thế nào cũng là những đóng góp của người nộp thuế. Do vậy, việc sử dụng nguồn thu đó phải được cơ quan đại diện hợp pháp, chính thức của họ là cơ quan lập pháp quyết định. Việc ưu tiên chi cho các vấn đề về môi trường cũng nên được thể hiện trong các quyết định chiến lược ngân sách trong các dự toán được duyệt sẽ bài bản, có hiệu quả, có tầm nhìn hơn, hạn chế sự chia nát tổng lực các nguồn thu của ngân sách nhà nước. Quan điểm khác cho rằng, vấn đề môi trường là vấn đề cấp bách. Trong khi nguồn thu ngân sách nhà nước không đáp ứng được, nếu hoà chung các nguồn thu về môi trường trong một ngân sách duy nhất thì nhiều khi không đủ nguồn và không kịp chi cho bảo vệ môi trường. Do đó, tốt nhất, các khoản thu về môi trường, nhất là các khoản phí môi trường, nên để hạch toán riêng có thể ngay trong quỹ ngân sách nhà nước, để tạo nguồn cho chi bảo vệ môi trường. Quan điểm này có những hợp lý của nó, nhất là trong giai đoạn trước mắt, hiện tại. Nhưng cũng có những điểm bất cập của nó, nhất là trong dài hạn. Nếu nguồn thu từ các khoản liên quan đến môi trường không đáp ứng đủ nhu cầu chi phí bảo vệ môi trường thì phải chăng để khi nào huy động đủ nguồn thu mới xử lý sự cố, hoặc triển khai bảo vệ môi trường?
Tuy nhiên theo quan điểm của mình, chúng tôi cho rằng, đối với nhiều loại phí, do tính chất riêng có của nó, và cùng với ngân sách nhà nước, các nguồn thu phí bảo vệ môi trường có thể nên sử dụng dành riêng cho mục tiêu bảo vệ môi trường, hỗ trợ, khuyến khích thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, các hoạt động thân thiện với môi trường, phát triển bền vững.
Các định chế tài chính (các quỹ tài chính) được thành lập và hoạt động với tôn chỉ, mục đích bảo vệ môi trường trên thế giới rất phong phú. Hầu hết các quốc gia đã quan tâm đến việc bảo vệ môi trường đều lựa chọn giải pháp thành lập các quỹ tài chính cho bảo vệ môi trường (gọi là quỹ môi trường hay quỹ bao vệ môi trường). Trong từng nội dung cụ thể của công tác bảo vệ môi trường lại có những quỹ phục vụ riêng cho hoạt động đó. Ví dụ, các quỹ giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp. Hoặc, các ngành, các địa phương cũng thường chọn giải pháp là lập quỹ của ngành, địa phương mình. Sở dĩ việc thành lập các quỹ chuyên về mục đích bảo vệ môi trường được lựa chọn nhiều vì những ưu điểm nổi bật của nó, với một cơ chế quản lý tài chính linh hoạt (mềm và linh hoạt hơn nhiều so với việc quản lý kinh phí ngân sách), quỹ cũng là nơi thu hút các nguồn tài trợ, các nguồn thu từ chính hoạt động bảo vệ môi trường và chủ động hơn trong việc đầu tư trở lại cho công tác bảo vệ môi trường.
Mặt khác, với tôn chỉ, mục đích thường rất rõ và tập trung nên các quỹ này nắm bắt tất hơn các thông tin trong lĩnh vực hoạt động. Từ đó, sử dụng quỹ cũng đúng mục đích và hiệu quả hơn.
Để việc sử dụng nguồn thu này đúng mục đích, linh hoạt và có hiệu quả thì nên tập trung nguồn thu phí môi trường vào Quỹ bảo vệ môi trường. Quỹ bảo vệ môi trường nên được thành lập, tồn tại đồng thời với nhiệm vụ thu chi cho môi trường của ngân sách nhà nước. Tuyệt đối không nên thu phí môi trường rồi xong lại để lại một phần cho đơn vị thu phí hoặc cho doanh nghiệp để khắc phục hậu quả về môi trường.