Quy định về mức thu và chế độ thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

Một phần của tài liệu Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam (Trang 44)

đối với chất thải rắn

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định tại Điều 5 Nghị định số 174/2007/NĐ-CP và Mục 1, 2 Phần II Thông tư 39/2008/ TT-BTC. Mức thu cụ thể như sau:

- Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: không quá 40.000 đồng/tấn;

- Đối với chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/tấn.

Trong trường hợp cần thiết, tuỳ tính chất, đặc điểm của từng loại chất thải rắn, từng địa bàn và từng loại đối tượng nộp phí, địa phương được quy đổi mức thu phí tính theo đơn vị m3

từng loại chất thải rắn hoặc theo từng đối tượng nộp phí cụ thể hoặc theo đơn vị tính khác, nhưng phải đảm bảo mức thu cụ thể của từng loại chất thải rắn không vượt quá mức thu nêu trên.

Đồng thời căn cứ quy định về mức thu phí trên điều kiện thực tế về xử lý, tiêu huỷ chất thải rắn ở địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn áp dụng đối với từng loại chất thải rắn ở từng địa bàn, từng loại đối tượng nộp phí tại địa phương để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn:

Số phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

(đồng)

=

Khối lượng chất thải rắn phát thải ra môi

trường của đối tượng nộp phí (tấn)

x

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn theo quyết định của Hội

đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đồng/tấn)

Như vậy không có một mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn một cách cụ thể mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định

khống chế mức thu tối đa là đối với chất thải rắn thông thường: không quá 40.000 đồng/tấn; đối với chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/tấn. Trên cơ sở đó tùy thuộc vào đặc điểm của từng địa phương, từng khu vực mà có mức phí khác nhau phù hợp với từng địa phương. Chất thải rắn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau trong cuộc sống. Trước hết là nguồn xả thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể. Các chủ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tùy vào từng lĩnh vực ngành nghề, quy mô sản xuất thực hiện việc xả thải ra môi trường trong đó có các chất thải rắn. Thông thường các chất thải rắn do các chủ thể kinh doanh tạo ra thường có tính năng cơ lý hóa gây tác hại cho môi trường nhiều hơn chất thải rắn từ hoạt động sống, sinh hoạt hàng ngày của con người. Về quy mô, và mức độ xả thải của các chủ thể kinh doanh cũng lớn hơn các cá nhân trọng đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy đối với chất thải rắn nguy hại với tính chất độc hại và tác động nghiêm trọng đến môi trường nên hầu hết các quốc gia đều quy định mức phí rất cao, 150 lần so với mức phí đối với chất thải rắn thông thường. Bên cạnh đó cũng phải kể đến mức độ xả thải khác nhau của các chủ thể ở những điều kiện khác nhau thì việc các chủ thể kinh doanh cũng tạo ra một lượng chất thải rắn tương ứng với quy mô sản xuất của họ.

Chất thải rắn với đặc tính cơ lý hóa là chất khó phân hủy thường mức và thời gian ảnh hưởng lâu dài đến môi trường, ví dụ như thủy tinh có thể tồn tại hàng ngàn năm trong môi trường bình thường. Bên cạnh đó, việc xử lý các chất thải rắn thường tốn kém và đòi hỏi cao về công nghệ xử lý.

Trong sinh hoạt, người dân ở đô thị với mức thu nhập cao hơn cũng chính là sự tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm của xã hội và đồng nghĩa với việc thực hiện việc xả thải ra môi trường nhiều chất thải rắn hơn người dân nông thôn, song chủ yếu lượng chất thải rắn này là chất thải rắn thông thường. Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề thì mức thu phí

thường thấp, bởi tính chất của các chất thải rắn thông thường ít nguy hiểm cho môi trường hơn và do đó mức phí phải nộp thấp hơn rất nhiều so với mức phí áp dụng đối với chất thải nguy hại.

Về chế độ thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Nghị định 174/2007/NĐ-CP: đối tượng nộp phí có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cùng với phí vệ sinh cho đơn vị thu phí vệ sinh. Định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước, sau khi đã trừ đi chi phí được để lại theo quy định của pháp luật.

Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu được trên địa bàn của năm trước với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn của đơn vị thu phí.

Trên thực tế có nhiều cách thu phí môi trường: các cơ quan quản lý môi trường tổ chức thu phí hoặc ủy nhiệm cho các tổ dân phố thực hiện thu phí bảo vệ môi trường. Cách thu này rất phức tạp, bản thân cơ quan môi trường không thể có đủ đội ngũ cán bộ để thực hiện việc thu phí. Thu trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước là hình thức thu tốt nhất. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát rất khó khăn. Một phần là do ý thức của mỗi các nhân, mỗi đơn vị còn yếu kém, một phần khoản thu phí này không lớn nên việc nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước không được thuận lợi.

Từ những lý do trên cho thấy, việc ủy nhiệm thu cho cơ quan thu phí vệ sinh tiến hành thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là hợp lý nhất. Ưu điểm của việc ủy nhiệm này là nhanh, gọn, dễ dàng kiểm soát và tập trung nguồn thu.Việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được thực hiện cho một cơ quan được ủy nhiệm thu đó là đơn vị thu phí vệ sinh. Những cơ quan quản lý

thu phí vệ sinh thu phí rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp gắn liền với hoạt động thu gom rác, các đơn vị và cá nhân hiện nay đang thực hiện nộp cho các đơn vị vệ sinh môi trường. Nguyên tắc chung của việc thu phí này là giao cho các đơn vị làm công tác vệ sinh môi trường. Hoạt động này diễn ra khá thuận lợi, nhanh chóng và được thực hiện ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)