khối lượng chất thải rắn thải ra môi trường. Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường của từng giai đoạn phát triển của đất nước. Toàn bộ nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng đầu tư trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên môi trường xây dựng, trình Chính phủ quy định các loại phí bảo vệ môi trường [43, Điều 113].
Phí ảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Nghị định 174/2007/NĐ-CP thì đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn quy định tại Nghị định này là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Có thể nói, các quy định của pháp luật hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn đã được ban hành kịp thời, đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thực tiễn hiện nay. Cùng với những nguyên tắc chung mà Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã đề ra, Nghị định số 174/2007 và các Thông tư liên tịch đã quy định tương đối đầy đủ rõ ràng về việc xác định số phí, có phân chia các trường hợp cụ thể. Các văn bản pháp luật cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan liên quan trong việc thu phí cũng như quản lý, sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
2.1.1. Quy định về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn chất thải rắn
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định tại Điều 2 Nghị định 174/NĐ-CP và mục 1 phần I của thông tư 39/TT-BTC.
Theo đó đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác trừ chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình. Trong đó: Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn có tên trong Danh mục các chất thải rắn nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Mmôi trường. Chất thải rắn không có tên trong Danh mục các chất thải rắn nguy hại kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành là chất thải rắn thông thường.
Khái niệm chất thải rắn thông thường hiện nay Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành không được đề cập. Tuy nhiên dựa vào Quy chế quản lý chất thải nguy hại có thể hiểu chất thải thông thường là chất thải rắn không chứa đựng các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường, sức khỏe con người. Như vậy, chất thải rắn thông thường xét về bản chất các yếu tố độc hại có trong chất thải thông thường ở mức thấp, gây ảnh hưởng không đáng kể đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái nói chung. Hiên nay tại điểm b Mục 1 phần I Thông tư 39/2008 thì "Chất
thải rắn không có tên trong Danh mục các chất thải rắn nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành là chất thải rắn thông thường". Tuy chất thải
rắn thông thường gây ảnh hưởng không đáng kể môi trường và sức khỏe con người nhưng với tính chất khó phân hủy, sự tồn tại lâu dài của các chất thải này trong môi trường đều gây nên những hậu quả nhất định đối với môi trường do vậy cần xử lý và đặt ra yêu cầu cần thu phí bảo vệ môi trường đối với loại chất thải rắn này. Đồng thời tại Mục 2 Phần 1 Thông tư 39/2008/TT-BTC quy định không thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình. Điều này xuất phát từ việc lượng