là không đáng kể, khối lượng ít.
Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác (khoản 3 điều 2 Nghị
định 59/2007 về quản lý chất thải rắn). Chất thải rắn nguy hại hiện nay là loại chất thải nguy hại chiếm khối lượng lớn nhất trong tổng lượng chất thải. Do chất thải rắn nguy hại là loại chất thải có đặc tính nguy hại cao, tác động tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe con người vì vậy pháp luật hiện hành quy định đây là đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nguy hại là phù hợp và cần thiết, đáp ứng nhu cầu trang trải các chi phí phát sinh trong quá trình cải thiện và phục hồi môi trường bị ô nhiễm do chất thải rắn nguy hại gây ra.
Những chất thải rắn nguy hại được xác định rõ ràng trong Quyết định 23/2006/QĐ -BTMMT của Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được liệt kê chi tiết, rõ ràng, góp phần làm cho công tác xác định đối tượng nộp phí được tiến hành có hiệu quả, mức thu được tính một cách chính xác hơn. Những cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, lượng chất thải rắn phát thải ra môi trường khá lớn. Do đó những cơ sở này đều phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Nhưng không phải cơ sở nào cũng phải nộp mức phí như nhau mà số phí phải nộp phụ thuộc vào khối lượng chất thải phát thải ra môi trường và loại chất thải đó thuộc chất thải rắn thông thường hay chất thải rắn nguy hại.
2.1.2. Quy định về đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn chất thải rắn
Tại Điều 3 Nghị định 174/2007/NĐ-CP và Mục 3 Phần I Thông tư 39/2008/TT-BTC thì đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thuộc đối tượng chịu phí quy
định tại Điều 2 Nghị định này, trừ những đối tượng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.
Các đối tượng không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định tại Điều 2 Nghị định 174/2007/NĐ-CP và Mục 4 Phần I Thông tư 39/2008/TT-BTC bao gồm:
+ Cá nhân, hộ gia đình thải chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
+ Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí quy định tại Mục 3 phần I Thông tư 39/2008/TT-BTC nhưng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật, cụ thể:
- Đối với trường hợp tự xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường phải có thuyết minh rõ giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn; giải pháp công nghệ xử lý nước rác và nước thải từ hoạt động xử lý chất thải rắn; hiệu quả của công nghệ xử lý chất thải rắn; các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành; giải pháp xử lý các tình huống sự cố môi trường và các nội dung khác về xử lý chất thải rắn theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.
- Đối với trường hợp ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường phải có hợp đồng dịch vụ xử lý (hoặc hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý) chất thải rắn với chủ xử lý chất thải rắn được phép hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.
Có thể thấy rõ đây đều là những đối tượng tự xử lý chất thải rắn hoặc thuê người khác xử lý chất thải rắn bằng hình thức ký kết các hợp đồng, vì vậy chính bản thân họ đã tự bỏ ra các chi phí, những nguồn tài chính nhất định để xử lý chất thải rắn, giảm tác động tiêu cực của các chất thải rắn đối với môi trường vì vậy họ không phải thực hiện nghĩa vụ nộp phí là điều phù
hợp và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải.