ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
2.1. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN VỚI CHẤT THẢI RẮN
Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong trường hợp cần thiết phải đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường, nếu như có sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất, kinh doanh.
Trên cơ sở những nguyên tắc chung mà Luật Bảo vệ môi trường đã đặt ra, với mục đích nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ chất thải, và tạo nguồn kinh phí cho Quỹ bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường. Hiện nay điều chỉnh về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn bao gồm: Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 11 năm 2007 quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (sau đây gọi là Nghị định 174/2007/NĐ-CP) và thông tư số 39/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 19/5/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (sau đây gọi là Thông tư 39/2008/TT-BTC); Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật
về phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn là toàn bộ các cơ sở pháp lý liên quan đến pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Trong đó Nghị định 174/2007/NĐ-CP và thông tư 39/2008/TT-BTC là những văn bản điều chỉnh trực tiếp vấn đề này. Với những quy định và hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiến hành thu cũng như quản lý, sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là một cách đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường nói chúng và bảo vệ môi trường tiếp nhận chất thải rắn nói riêng của các tổ chức, cá nhân có phát thải vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 8, Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Tại chương V, khoản 8 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải "nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường".
Về đối tượng chịu phí, đó là chất thải rắn thông thường và chất thải
rắn nguy hại.
Về mục đích thu phí Bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn: Ở Việt
Nam theo nghị định 174/2007/NĐ-CP thì việc thu phí chất thải nhằm hai mục đích là để hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thu để trang trải các chi phí hành chính (thu phí, lẫy mẫu, phân tích...) và tạo nguồn kinh phí cho quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Về mức phí, Luật đã có những quy định cụ thể để các cơ quan hữu
Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở: khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường; mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường; sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải. Theo đo