Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý môi trường và những người làm công tác thu phí bảo vệ

Một phần của tài liệu Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam (Trang 80)

- Quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thông thường và chất

3.2.6. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý môi trường và những người làm công tác thu phí bảo vệ

công tác quản lý môi trường và những người làm công tác thu phí bảo vệ môi trường

Sẽ là một sự không đồng bộ nếu trong kiến nghị hoàn thiện pháp về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn mà không đề cập tới việc nâng cao

trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác quản lý và bảo vệ môi trường cũng như những người làm công tác thu phí bảo vệ môi trường bởi trong bất cứ lĩnh vực nào con người luôn luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng. Vì vậy, Hồ Chủ tịch đã từng dạy: ″Muôn việc thành công hoặc

thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém. Đó là một chân lý″ [33, tr. 240].

Tuy nhiên, số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Trong các báo cáo tổng kết công tác quản lý và bảo vệ môi trường hàng năm của các địa phương, khi đưa ra những nguyên nhân cơ bản của khuyết điểm, tồn tại thì bao giờ năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường cũng là một trong các nguyên nhân chủ quan. Trong Báo cáo sơ kết bốn năm thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường của tỉnh ủy Cà Mau, khi đánh giá về nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém của công tác bảo vệ môi trường, một trong các nguyên nhân là đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường các cấp còn thiếu và yếu. Tương tự trong Quyết định số 2379/QĐ- UBND ngày 04 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007 - 2010, khi đánh giá về những nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém có nêu rõ: "Tổ chức bộ máy và nhân lực làm công tác quản lý môi trường các cấp

chưa tương xứng so với nhiệm vụ, nhất là nhân lực làm công tác quản lý môi trường ở cấp huyện, thị, xã, phường, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ" [58, tr. 9]. Mới đây, tại hội nghị khoa

học về quản lý nhà nước về môi trường vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Bùi Cách Tuyến - Thứ trưởng kiêm Tổng cục Trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thẳng thắn thừa nhận những yếu kém của tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về môi trường, trong đó có đoạn nhấn mạnh:

Chúng ta còn thiếu những cán bộ quản lý nhà nước về môi trường có năng lực ở cấp trung ương cũng như địa phương. Đặc

biệt trong khi môi trường có những điều bức xúc kéo dài, môi trường tác động ngay đến cơm ăn, nước uống của mọi người nhưng chúng ta vẫn chưa có cán bộ môi trường ở cấp phường/xã ...

Ý thức, trách nhiệm thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước về môi trường và liên quan đến môi trường chưa tốt, ảnh hường xấu đến hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường [10].

Cũng chung quan điểm trên, TS Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, thực tế đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về lĩnh vực bảo vệ môi trường của các bộ, ngành, địa phương còn thiếu và chưa đáp ứng nhu cầu chuyên môn, nhiều người hoạt động kiêm nhiệm, tỷ lệ người được đào tạo cơ bản về lĩnh vực môi trường còn thấp. Có lẽ chính vì vậy, những năm trước, cơ quan chức năng đã để "lọt lưới" nhiều đơn vị gây ô nhiễm môi trường trầm trọng được phát hiện trong hai năm gần đây. Điển hình vụ Công ty Vedan Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tungkuang, Công ty trách nhiệm hữu hạn Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty giấy Việt Trì,....Vấn đề quản lý, xử lý chất thải nguy hại đang bị buông lỏng, phần lớn các doanh nghiệp chưa đầu tư thỏa đáng, công nghệ xử lý lạc hậu nên đã góp phần vào việc gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí có doanh nghiệp còn chôn hàng ngàn tấn chất thải nguy hại xuống dưới lòng đất nhằm giảm chi phí xử lý, như Công ty Môi trường xanh - Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty cổ phần Vietsta - Thành phố Hồ Chí Minh… diễn ra trong thời gian dài mà không bị phát hiện.

Với thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và bảo vệ môi trường như vậy thì việc nâng cao năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và bảo vệ môi trường thì việc bồi dưỡng kiến

thức về pháp luật về phí bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng cho những người làm công tác thu phí bảo vệ môi trường là cần thiết. Bởi lẽ, để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các chủ thể khác hiểu và tự giác nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thì những người trực tiếp thu phí bảo vệ môi trường sẽ phải tuyên truyền, giải thích, phổ biến kiến thức pháp luật về phí bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng. Mà để những người trực tiếp thu phí này thực hiện được việc tuyên truyền, giải thích pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thì trước tiên họ phải là người hiểu rõ về pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, muốn làm được điều này thì những người này phải được được tham gia các khóa tập huấn về pháp luật về pí bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng.

Để nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và bảo vệ môi trường cũng như của những người làm công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, chúng tôi cho rằng cần phải thực hiện đồng bộ các vấn đề sau:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước cao nhất trong các lĩnh vực môi trường, có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm: phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, phải có các biện pháp hỗ trợ các các cán bộ quản lý và bảo vệ môi trường tại các địa phương bằng việc tăng cường các khóa bồi kiến thức chuyên môn về quản lý và bảo vệ môi trường, các lớp bồi dưỡng, các lớp chyên đề pháp luật về áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường, trong đó, có pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn...

- Tiến hành đánh giá lại năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và bảo vệ môi trường hiện có. Đối với những cán bộ không đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, cần kiên quyết thuyên chuyển sang công tác khác phù hợp với trình độ được đào tạo của họ.

- Sớm có chủ trương tăng biên chế cán bộ quản lý môi trường cấp quận, huyện, biên chế cán bộ quản lý môi trường ở cấp phường, xã và sớm có hình thức đào tạo phù hợp cho cán bộ quản lý môi trường cấp phường, xã. Cần tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng tổ chức và cán bộ thanh tra môi trường ở trung ương và địa phương.

- Có các biện pháp gắn kết giữa quản lý nhà nước với công tác nghiên cứu và đào tạo để phát triển tốt nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường và bảo vệ môi trường.

- Tại các địa phương, phải thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về pháp luật phí bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng cho đội ngũ nhân viên trực tiếp làm công tác thu phí bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)