Điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn phù hợp với thực tiễn và yêu cầu trang trải các chi phí bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam (Trang 71)

- Quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thông thường và chất

3.2.2.Điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn phù hợp với thực tiễn và yêu cầu trang trải các chi phí bảo vệ môi trường

rắn phù hợp với thực tiễn và yêu cầu trang trải các chi phí bảo vệ môi trường

Hiện nay theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 174/2007/NĐ-CP và điểm a, điểm b Mục 1 Phần II Thông tư số 39/2008/TT-BTC thì mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là:

- Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: không quá 40.000 đồng/tấn.

- Đối với chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/tấn.

Tuy nhiên, theo quy định tại điểm c Mục 1 Phần II Thông tư số 39/2008/TT-BTC thì các địa phương có thể quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thấp hơn 40.000 đồng/tấn đối với chất thải rắn thông thường và 6.000.000 đồng/tấn đối với chất thải rắn nguy hại. Điểm c Mục 1 Phần II Thông tư số 39/2008/TT-BTC quy định:

Trường hợp cần thiết, tuỳ tính chất, đặc điểm của từng loại chất thải rắn, từng địa bàn và từng loại đối tượng nộp phí, địa phương được quy đổi mức thu phí tính theo đơn vị m3

từng loại chất thải rắn hoặc theo từng đối tượng nộp phí cụ thể hoặc theo đơn vị tính khác, nhưng phải đảm bảo mức thu cụ thể của từng loại chất thải rắn không vượt quá mức thu nêu tại điểm a và b khoản này [6].

Chúng tôi cho rằng, quy định mức phí bảo vệ môi trường thấp như vậy sẽ ít có động lực khuyến khích các đối tượng phải nộp phí quan tâm đến công tác giảm phát thải, đầu tư xây dựng khu quản lý và xử lý chất thải rắn. Bởi lẽ chi phí cho việc đầu tư xây dựng khu quản lý và xử lý chất thải lớn hơn rất nhiều so với khoản phí bảo vệ môi trường mà các chủ thể đó phải nộp. Chẳng hạn, để xử lý một tấn chất thải rắn thông thường bằng phương pháp chôn lấp thì chỉ tiền thuê người đào hố để chôn lấp một tấn chất thải đó đã lớn hơn nhiều lần số tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường (tối đa là 40.000 Việt Nam đồng) mà doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất phải bỏ ra.

Vì vậy, để phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thật sự phát huy được vai trò của mình với tư cách là một loại công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường đòi hỏi mức phí phải được tính đúng trên cơ sở khoa học và thực tế nhất định và phải được điều chỉnh thường xuyên theo yêu cầu cụ thể của từng vùng ô nhiễm, đặc tính của các chất ô nhiễm... Mức phí phải tối ưu để có hiệu lực răn đe, giáo dục đối với các đối tượng gây ô nhiễm. Mức phí không được thấp quá làm đối tượng gây ô nhiễm sinh nhờn, sẵn sàng trả

phí để sử dụng các công nghệ lạc hậu, không trang bị các thiết bị xử lý ô nhiễm, đổ thải bừa bại gây hậu quả xấu cho môi trường. Ngược lại mức phí quá cao lại dẫn tới tăng chi phí đầu vào của sản xuất, làm giảm lợi nhuận và khả năng tích luỹ để tái đầu tư của doanh nghiệp gây áp lực và phản ứng từ các cơ sở sản xuất, kìm hãm sự phát triển kinh tế, gây bất ổn định xã hội.

Qua phân tích trên cho thấy, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cần phải đáp ứng được cả ba yêu cầu sau:

- Đủ mức để các doanh nghiệp phải quan tâm đến cải thiện hệ thống xử lý chất thải nói chung và hệ thống xử lý chất thải nói riêng;

- Không gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh, làm giảm khả năng tích luỹ dẫn đến không có khả năng tái đầu tư của doanh nghiệp;

- Tạo được nguồn thu có ý nghĩa thực tiễn để góp phần tạo ra một nguồn tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường.

Đây là ba yêu cầu đòi hỏi phải được đáp ứng đồng thời, trong khi đó, bản chất của chúng lại có phần loại trừ nhau. Vì vậy, chọn phương án thu phí ở mức độ vừa phải là cần thiết và hợp lý. Vấn đề quan trọng đặt ra là xác định mức thu như thế nào để có được mức độ hợp lý đáp ứng được cả ba yêu cầu trên. Mức thu phí môi trường cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu hiệu quả hoạt động mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Mặt khác, tỷ suất lợi nhuận cũng trực tiếp quyết định tới khả năng tích luỹ của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu cần phân tích, so sánh khi xây dựng mức thu phí để xem nó ảnh hưởng thế nào tới các doanh nghiệp và đạt được các mục tiêu như đã nêu ở mức độ nào.

Cần so sánh, phân tích giữa khoản chi về nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn với tất cả các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra do việc phát thải của mình. Ví dụ như: nộp phạt do ô nhiễm môi trường với

chi phí thực hiện các biện pháp cải thiện hệ thống xử lý chất thải. Đây là quan hệ so sánh mà các doanh nghiệp rất quan tâm và sẽ lựa chọn theo hướng có chi phí thấp hơn để tối đa hoá lợi nhuận của mình. Vì vậy, nếu phí môi trường cùng với tất cả các chi phí khác cho việc phát thải không lớn hơn chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cải thiện dòng thải thì rất có thể doanh nghiệp vẫn lựa chọn giải pháp chịu nộp phí và cả nộp phạt (nếu có). Như vậy, mục tiêu thúc đẩy các cơ sở sản xuất thực hiện các biện pháp hạn chế phát thải, chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường của chính sách phí môi trường sẽ không thực hiện được.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 174/2007/NĐ-CP thì đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là "chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác (trừ chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình)". Trong đó, chất thải rắn nguy hại theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP thì chất thải rắn được hiểu là "chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác". Như vậy, cứ chất thải rắn có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác thì được coi là chất thải nguy hại và mức phí bảo vệ môi trường phải nộp tối đa 6.000.000 VND (Sáu triệu Việt Nam đồng)/ 01 (một) tấn bất kể hàm lượng các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác nhiều hay ít. Quy định này ở một mức độ nào đó đã tạo ra sự không công bằng giữa các chủ thể, không tuân theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Xin đơn cử một ví dụ, Doanh nghiệp A xả thải một tấn rác thải rắn ra môi trường, trong đó hàm lượng các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính phóng xạ là

Một phần của tài liệu Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam (Trang 71)