Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
376,09 KB
Nội dung
Phápluậtvềphímôitrườngđốivớichấtthải
rắn ởViệtNam
Bùi Đức Nhật
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản vềphí và phápluậtvề
bảo vệmôitrường nói chung và phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn nói riêng.
Tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống các của phápluậtvềphí bảo vệmôitrường
đối vớichấtthải rắn. Luận giải về yêu cầu hoàn thiện quy định của phápluật bảo vệ
môi trườngvềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthải rắn, đồng thời đề ra các giải
pháp để hoàn thiện các quy định này.
Keywords: Luật kinh tế; PhápluậtViệt Nam; Phímôi trường; Chấtthảirắn
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường và phát triển có mối quan hệ khăng khít với nhau. Môitrường là địa bàn và
đối tượng của phát triển. Phát triển là nguyên nhân tạo nên những biến đổi tích cực và tiêu cực
đối vớimôi trường. Phát triển kinh tế - xã hội là nhu cầu tất yếu của loài người và tất nhiên
trong quá trình phát triển kinh tế con người sẽ phải khai thác môi trường, nhưng nếu vì phát
triển kinh tế mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được hoặc khai thác
quá khả năng phục hồi đốivới tài nguyên tái tạo được thì sẽ không còn nguyên liệu, năng
lượng để phát triển, từ đó dẫn tới đình chỉ sản xuất, giảm sút hoặc triệt tiêu hệ thống kinh tế.
Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế và trong cuộc sống sinh hoạt của con người lượng
chất thảithải ra môitrường ngày càng nhiều, tác động xấu đến không khí, nước, đất và các
yếu tố môitrường khác làm tổn hại môitrường sống và khiến cho hệ thống kinh tế không thể
hoạt động một cách bình thường được. Bên cạnh mưa xít là thảm họa thủng tầng ôzôn. Tầng
ôzôn được ví như là một tấm áo che phủ trái đất tránh khỏi những tia từ ngoại trực tiếp từ mặt
trời. Theo báo cáo môitrường của Liên hợp quốc, nếu tầng ôzôn mỏng đi 1% thì cường độ
của tia tử ngoại chiếu xuống mặt đất sẽ tăng lên 2%, tỷ lệ về bệnh ung thư da sẽ tăng lên 8%
mưa axít, tia tử ngoại cũng sẽ làm tổn thương lớn tới vật nuôi, cây trồng cả trong nước lẫn
trên mặt đất. Ước tính với tốc độ tăng trưởng công nghiệp như hiện nay, thì tới năm 2075 tầng
ôzôn sẽ giảm đi 40% so vớinăm 1985. Khi đó, thế giới sẽ có 150 triệu người mắc bệnh ung
thư da, 18 triệu người bị đục thuỷ tinh thể, tài nguyên thuỷ sản sẽ tổn thất 25%, sản lượng
mùa màng sẽ giảm 7,5% Còn nếu như tầng ôzôn bị phá huỷ thì con người và mọi sinh vật
trên trái đất sẽ bị huỷ diệt bởi tia tử ngoại của mặt trời.
2
Vì vậy, phát triển phải đi đôivới quản lý và bảo vệmôi trường. Hài hòa giữa
phát triển kinh tế với bảo vệmôitrường trong đó có việc lựa chọn các công cụ để
đảm bảo sự phát triển hài hòa đó đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế
giới. Trong đó, việc sử dụng các công cụ kinh tế để quản lý và bảo vệmôitrường là
một trong những biện pháp khả thi nhất vì nó không mâu thuẫn hay đi ngược lại
các mục tiêu của kinh tế thị trường mà ở nó có sự kết hợp hợp lý giữa phát triển
kinh tế với bảo vệmôi trường.
Trên thế giới và đặc biệt trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(Organisation for Economic Cooperation and Development - OECD) các công cụ
kinh tế là biện pháp quản lý và bảo vệmôitrường đã và đang được ứng dụng rộng rãi. Việt
Nam hiện nay được xếp vào diện các nước có nền kinh tế chuyển đổi, điều đó có nghĩa là
chúng ta đang chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây sang kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong
điều kiện nền kinh tế thị trường khi mà lợi nhuận là thứ được đặt lên hàng đầu thì
đôi khi vì lợi nhuận thu được mà con người cố tình làm ngơ trước sự phá hoại môi
trường. Đứng trước tình trạng đó buộc chúng ta phải sử dụng các công cụ kinh tế để
tạo ra các động cơ khuyến khích, thúc đẩy con người cố gắng giảm bớt mức phát
thải ô nhiễm, hoặc áp dụng các công nghệ sạch hơn cho môitrường để đảm bảo tăng
trưởng đi đôivới duy trì chất lượng môitrường như chủ trương của Đảng và Nhà
nước ta đề ra.
Một trong các công cụ kinh tế quan trọng bên cạnh thuế bảo vệmôitrường là
phí bảo vệmôi trường. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn phápluậtvềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthải rắn, một vấn đề phổ biến
đang diễn ra thường xuyên, hàng ngày ởmọi nơi trong xã hội ViệtNam hiện nay.
Việc tìm hiểu và phân tích quy định của phápluật trong lĩnh vực này đốivới việc
bảo vệmôitrường là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo
sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Với những lý do đó, việc nghiên cứu Phápluậtvềphímôitrườngđốivớichấtthảirắnở
Việt Nam″ có ý nghĩa khoa học và có ý nghĩa thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay các bài viết và các đề tài nghiên cứu vềphí bảo vệmôitrườngđốivới
chất thảirắn còn rất ít, chủ yếu là các bài viết liên quan đến quản lý chấtthảirắn là chủ
yếu, đó là bài viết của TS. Nguyễn Văn Phương: "Chất thải và các quy định về quản lý chất
thải", Tạp chí Luật học, số 4/2003; bài viết của TS. Nguyễn Văn Phương: "Một số vấn đề về
khái niệm chất thải", Tạp chí Luật học, số 10/2006; bài viết của Lê Kim Nguyệt: "Một cơ chế
phù hợp cho quản lý chấtthải nguy hại ởViệt Nam", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
11/2002; đề tài "Một số vấn đề quản lý chấtthải y tế tại Hà Nội", Khóa luận tốt nghiệp của
Nguyễn Kim Thoa, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004; đề tài khoa học cấp trường
của TS. Nguyễn Văn Phương:"Hoàn thiện phápluậtvề quản lý chất thải",2008; đề
tài "Pháp luậtvề quản lý chấtthải nguy hại ởViệt Nam", khóa luận tốt nghiệp của
Nguyễn Thu Loan, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009 v.v
Hầu hết các đề tài, bài viết này chỉ đi phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến quản
lý chấtthảirắn và chỉ có một số khía cạnh liên quan đến phí bảo vệmôitrườngđốivớichất
thải rắn mà chưa có một công trình nghiên cứu khoa học pháp lý nào đề cập một cách toàn
3
diện và có hệ thống, có tính chuyên sâu về vấn đề phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn
ở Việt Nam. Do đó đề tài mà luận văn đề cập sẽ là bài viết đi sâu vào tìm hiểu phápluậtvề
phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthải rắn, là vấn đề mà chưa được quan tâm nghiên cứu
nhiều trong mối tương quan với các vấn đề liên quan đến công cụ kinh tế trong quản lý chất
thải.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Mục đích
Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện mục đích:
Một là, làm sáng tỏ những vấn đề chung vềphí và phápluậtvềphí bảo vệmôitrường nói
chung và phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn nói riêng, phân tích, đánh giá thực trạng
pháp luậtvềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthải rắn;
Hai là, chỉ ra những thiếu sót hoặc chưa hợp lý trong các quy định phápluật hiện hành về
phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthải rắn, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy
định của phápluật bảo vệmôitrườngvềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthải rắn.
- Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu này, luận văn phải hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản vềphí và pahps luậtvề bảo vệ
môi trường nói chung và phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn nói riêng;
+ Tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống các của phápluậtvềphí bảo vệmôitrường
đối vớichấtthải rắn;
+ Luận giải về yêu cầu hoàn thiện quy định của phápluật bảo vệmôitrườngvềphí bảo
vệ môitrườngđốivớichấtthải rắn, đồng thời đề ra các giải pháp để hoàn thiện các quy định
này.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những khái niệm về phí, phápluậtvềphí bảo vệmôitrườngđối
với chấtthải rắn; các quy định của phápluật bảo vệmôitrườngViệtNam hiện hành vềphí
bảo vệmôitrườngđốivớichấtthải rắn. Tìm hiểu thực tiễn áp dụng phápluậtvề vấn đề này
qua hoạt động thu phíở một số địa phương trong những năm gần đây.
* Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ Luật học, tác giả chỉ tập chung nghiên cứu các
quy định vềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn trong phápluật bảo vệmôitrường
Việt Nam hiện hành. Khi nghiên cứu các quy định cụ thể vềphí bảo vệmôitrườngđốivới
chất thảirắn này, luận văn có đề các công cụ kinh tế để quản lý và bảo vệmôitrường được
quy định trong Luật Bảo vệmôitrường cũng như nghiên cứu một cách khái quát về các công
cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệmôitrường hiện đang được áp dụng ở một số nước trên thế
giới. Tuy nhiên, cách tiếp cận những vấn đề này chỉ là cơ sở để nghiên cứu toàn diện và có hệ
thống vềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn theo quy định của phápluậtViệt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên
cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật,
các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý nhà nước, quản lý xã hội cũng như chủ
trương, quan điểm về việc bảo vệmôitrường phát triển bền vững.
4
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích,
tổng hợp, lôgíc, lịch sử, qui nạp, đối chiếu, so sánh, khảo sát thăm dò lấy ý kiến trong phạm vi
những người làm công tác thực tiễn, sử dụng kết quả thống kê nhằm làm sáng tỏ các vấn đề
trong nội dung luận văn.
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Luận văn là một công trình nghiên cứu vềphí bảo vệmôitrườngđốivớichất
thải rắn - một công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệmôitrường hiện mới được áp
dụng tại Việt Nam. Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn ở chỗ: tìm ra được
những tồn tại trong công tác xây dựng và thi hành phápluậtvềphí bảo vệmôi
trường đốivớichấtthải rắn. Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để góp phần
vào việc hoàn thiện các quy định của phápluật bảo vệmôitrườngViệtNam trên cả
hai phương diện lý luận và thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu giảng dạy ở
bậc Đại học, Trường Đào tạo nghề trong lĩnh vực pháp lý và là tư liệu tham khảo đối
với cơ quan và tổ chức hữu quan.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề chung vềphí và phápluậtphí và phápluật bảo vệmôitrường
đối vớichấtthảirắnởViệt Nam.
Chương 2: Thực trạng phápluậtvềphímôitrườngđốivớichấtthảirắnởViệt Nam.
Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp hoàn thiện phápluậtvềphímôitrườngđốivớichất
thải rắnởViệt Nam.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀPHÍ VÀ PHÁPLUẬT
BẢO VỆMÔITRƯỜNGĐỐIVỚICHẤTTHẢIRẮNỞVIỆTNAM
1.1. Khái quát về công cụ kinh tế trong quản lý bảo vệmôitrường
1.1.1. Khái niệm về công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệmôitrường
Công cụ quản lý và bảo vệmôitrường được hiểu là các phương thức hay biện pháp hành
động thực hiện công tác quản lý và bảo vệmôitrường của nhà nước, các tổ chức khoa học và
sản xuất. Các công cụ quản lý và bảo vệmôitrường rất đa dạng. Nhưng tuy nhiên, về cơ bản,
các công cụ kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn so với các công cụ khác.
Dưới góc độ pháp lý thì công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệmôitrường là những
công cụ chính sách do phápluật quy định được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích
của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thường xuyên tác động tới môitrường
nhằm thay đổi hành vi của con người theo hướng có lợi cho môi trường.
Theo Luật Bảo vệmôitrường 2005: công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệmôitrường
bao gồm: ngân sách nhà nước về bảo vệmôi trường; thuế môi trường; phí bảo vệmôi
trường; ký quỹ cải tạo, phục hồi môitrường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên
5
nhiên; quỹ bảo vệmôitrường và các chính sách ưu đãi và hỗ trợ hoạt động bảo vệmôi
trường.
1.1.2. Đặc điểm của công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệmôitrường
Thứ nhất, công cụ kinh tế có tính linh hoạt và mềm dẻo tạo điều kiện cho các tổ chức và cá
nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ.
Thứ hai, công cụ kinh tế có tính hiệu quả về bảo vệmôi trường, nhất là trong nền kinh tế
thị trường; Công cụ kinh tế sử dụng lợi ích kinh tế để quản lý và bảo vệmôitrường do đó các
hành vi môitrường được điều chỉnh một cách tự giác; Sử dụng công cụ kinh tế sẽ đảm bảo
tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải.
Thứ ba, công cụ kinh tế có tính công bằng về mặt xã hội, bởi lẽ, một trong những nguyên
tắc hình thành lên công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệmôitrường là nguyên tắc "Người
gây ô nhiễm phải trả tiền" và nguyên tắc "Người hưởng lợi phải trả tiền".
Thứ tư, công cụ kinh tế có tính kích thích lợi ích kinh tế.
Thứ năm, công cụ kinh tế bảo đảm bảo vệmôitrường gắn liền trong quá trình sản xuất,
kinh doanh.
1.1.3. Vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệmôitrường
Thứ nhất, so với các công cụ quản lý và bảo vệmôitrường khác, công cụ kinh tế có một
số ưu điểm nhất định và chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công
cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệmôitrường
Thứ hai, các công cụ kinh tế tạo ra nguồn lực tài chính cần thiết để quản lý và bảo vệmôi
trường.
Thứ ba, các công cụ kinh tế kích thích các chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho
môi trường qua đó góp phần định hướng nền kinh tế phát triển thân thiện vớimôi trường.
1.2. Quan niệm vềphímôitrườngđốivớichấtthảirắn
* Quan niệm vềphí bảo vệmôitrường
Phí bảo vệmôitrường là một khoản thu của ngân sách Nhà nước, được thu từ các tổ
chức, cá nhân xả thải ra môitrường hoặc có hoạt động làm phát sinh các nguồn tác động xấu
đối vớimôitrường nhằm hình thành lên nguồn tài chính để quản lý và bảo vệmôi trường.
Đặc trưng phí bảo vệmôi trường:
Thứ nhất, vềđối tượng nộp phí. Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Bảo vệmôi
trường 2005 thì "tổ chức, cá nhân xả thải ra môitrường hoặc có hoạt động làm phát sinh
nguồn tác động xấu đốivớimôitrường phải nộp phí bảo vệmôi trường".
Thứ hai, vềđối tượng chịu phí bảo vệmôitrường là các chấtthải như nước thải (Điều 2
Nghị định số 67/2003/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung) hoặc là các yếu tố vật chất là đối
tượng tác động của các hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đốivớimôitrường như
các loại khoáng sản: đá, cát, đất, than, sét, sỏi…trong hoạt động khai thác khoáng sản (Điều 2
Nghị định số 137/2005/ NĐ-CP).
Thứ ba, về mức phí, theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Luật Bảo vệmôitrường 2005 thì
mức phí bảo vệmôitrường được quy định trên cơ sở:
- Khối lượng chấtthải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đốivớimôi trường.
- Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đốivớimôi trường;
- Sức chịu tải của môitrường tiếp nhận chất thải.
6
Thứ tư, phí bảo vệmôitrường thường mang tính địa phương, ngành kinh tế sâu sắc. Bởi
lẽ, sức chịu tải của môitrườngởmỗi địa phương, mỗi ngành kinh tế khác nhau là khác nhau.
Bên cạnh việc chỉ ra các đặc điểm của phí bảo vệmôi trường, cũng cần phân biệt phí bảo
vệ môitrườngvới thuế môitrường sẽ được áp dụng trong thời gian tới.
- Vềđối tượng, nếu thuế môitrường là lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất hoặc doanh thu
do bán sản phẩm thì phí bảo vệmôitrường là lượng chất gây ô nhiễm có trong dòng thải hoặc
khối lượng, số lượng các yếu tố vật chất là đối tượng tác động của các hoạt động làm phát
sinh nguồn tác động xấu đốivớimôi trường.
- Thuế môitrường không mang tính hoàn trả trực tiếp, nhưng phí bảo vệmôitrường lại
mang tính hoàn trả trực tiếp rõ ràng.
- Phạm vi áp dụng của thuế môitrường không có giới hạn, khác biệt giữa các địa phương,
ngành kinh tế, nhưng đốivới các khoản thu từ phí bảo vệmôitrường có thể mang tính địa
phương, ngành kinh tế.
Ưu điểm của phí bảo vệmôi trường:
Thứ nhất, phí bảo vệmôitrường góp phần tạo nên sự công bằng đốivới thiên nhiên môi
trường theo lối có vay, có trả.
Thứ hai, phí bảo vệmôitrường khuyến khích người gây ô nhiễm giảm phát thải.
Thứ ba, phí bảo vệmôitrường khuyến khích các chủ thể nghiên cứu, đổimới công nghệ
kiểm soát ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch.
Hạn chế của phí bảo vệmôi trường:
Thứ nhất, chi phí quan trắc cao. Để tính toán được số phí phải nộp của mỗi chủ thể đòi hỏi
phải xác định được tổng lượng thải và nồng độ từng chất gây ô nhiễm trong dòng thải hoặc quy
mô ảnh hưởng của các tác động xấu đốivớimôi trường. Việc làm này đòi hỏi một khoản chi phí
không nhỏ.
Thứ hai, trong một số trường hợp phí bảo vệmôitrường không phát huy được tác dụng
bảo vệmôi trường. Đó là trường hợp mức phí thấp không đủ liều lượng để buộc các chủ thể
phải quan tâm hơn đến việc cải thiện dòng thải.
* Quan niệm vềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn
Phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn là một loại phí bảo vệmôitrường có đối
tượng chịu phí là các chấtthảirắn theo quy định của pháp luật.
Có thể hiểu chấtthảirắn là tất cả các loại vật chất tồn tại ở thể rắn được con người loại bỏ
trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, hoạt động
sống, và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Chấtthảirắn gồm các chất hữu cơ, nhựa, vải sợi,
đất, đá, cát và các tạp chất khác, so với các chấtthảiở thể lỏng và thể khí, chấtthảirắn có những
tính đặc tính riêng như dế phân loại, dễ thu gom, dễ xác định khối lượng Do đó, việc tính mức
phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn phải nộp được xác định dựa trên khối lượng chấtthải
và loại chấtthảirắn (chất thảirắn thông thường hay chấtthảirắn nguy hại).
1.3. Cơ sở của việc xây dựng các quy định phápluậtvềphímôitrườngđốivớichất
thải rắn
1.3.1. Xuất phát từ nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter Pays Principle
- PPP)
Cụ thể hóa nguyên tắc này, khoản 5 Điều 4 Luật Bảo vệmôitrương quy định: "Tổ chức,
7
hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môitrường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường
thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật".
1.3.2. Xuất phát từ quan điểm của Đảng về bảo vệmôitrường
Đảng ta đã khẳng định: "Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệmôitrường là giải
pháp phù hợp với bối cảnh kinh tế thị trường, đảm bảo người gây ra thiệt hại và được hưởng
lợi từ môitrường phải trả tiền"
1.3.3. Xuất phát từ quy định về thu phí bảo vệmôitrường trong Luật Bảo vệmôi
trường nhằm tạo nên nguồn lực bảo vệmôitrường
Khoản 1 Điều 113 Luật Bảo vệmôitrường quy định: "Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi
trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đốivớimôitrường phải nộp phí
bảo vệmôi trường".
1.4. Kinh nghiệm của một số nước về sử dụng phímôitrường và gợi mở cho Việt
Nam
Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước thuộc OECD (Canada, Pháp,
Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Điển, Mỹ và một số nước khác) có thể rút ra một số nét cơ bản về việc
sử dụng phímôitrường bảo vệmôitrường nói chung và phí bảo vệmôitrườngđốivớichất
thải rắn nói riêng.
Còn đốivới các quốc gia đang phát triển: Đến nay, hệ thống quản lý môitrườngở các
nước đang phát triển chủ yếu vẫn dựa vào các công cụ mệnh lệnh - kiểm soát. Tuy nhiên, vài
ba năm gần đây do có sự trợ giúp về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước OECD, một
số Chính phủ đã bắt đầu chú ý thích đáng hơn đến các công cụ kinh tế là các biện pháp mà các
nhà kinh tế cho là có tính hiệu quả cao xét từ góc độ chi phí thực hiện. Tuy đã được chú ý đến
ngay từ những năm 1970, nhưng các công cụ kinh tế mới chỉ được áp dụng trong một số ít
nước có nền kinh tế phát triển hơn như: các nước Công nghiệp mới (NIC), Thái Lan,
Malaysia, Trung Quốc với phạm vi còn hạn chế trong một số ngành hoặc lĩnh vực. Công cụ
kinh tế thường được những nước này áp dụng nhất là phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm và phí
đánh vào sản phẩm. Khác với một số nước OECD, những nước này không áp dụng các loại
phí môitrường một cách riêng biệt mà luôn thực hiện nó trong sự phối hợp chặt chẽ với hệ
thống phápluật và biện pháp hành chính.
Kinh nghiệm thực tiễn của các nước OECD và các nước đang phát triển rút ra từ việc áp
dụng các công cụ kinh tế, xét trên cả hai góc độ lý luận và thực tiễn cho thấy: các nước trên
thế giới ngày càng có xu hướng nội vi hóa các chi phí và lợi ích môitrường để hướng tới sự
phát triển bền vững trong tương lai. Muốn thực hiện được điều này cần phải sử dụng ngày
càng sâu rộng hơn các công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môitrường của quốc gia.
Bài học kinh nghiệm sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môitrườngđốivới liên quan
đến chính sách thu phímôitrường nói chung và phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn
nói riêng ởViệt Nam:
Kinh nghiệm của nước ngoài về sử dụng các công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách
môi trường cho thấy: đốivới các nước đang phát triển và các nước trong quá trình chuyển đổi
sang cơ chế thị trường như Việt Nam, do điều kiện luật pháp, thể chế chưa hoàn thiện, trình
độ dân trí chưa cao, nên có nhiều vấn đề đặt ra cần cân nhắc kỹ trước khi xây dựng và vận
dụng các công cụ kinh tế trong việc bảo vệmôi trường:
8
- Các vấn đề kỹ thuật: Cơ sở để xác định mức thuế là cần phải nắm được chi phí hoạt
động của người gây ô nhiễm, phải có hệ thống giám sát ô nhiễm (monitoring), các điều kiện
địa lý, tỷ lệ lạm phát
- Các vấn đề chính trị: Đó là sự phản ứng của công chúng, các nhóm xã hội khi đánh thuế
môi trường do nhận thức vềmôitrường còn thấp. Các doanh nghiệp có thể phản đối thuế môi
trường vì chúng làm tăng thêm gánh nặng chi phí sản xuất đốivới họ, làm tăng khả năng cạnh
tranh trên thương trường.
- Các tác động về mặt phân phối, trợ cấp: Từ kinh nghiệm của các nước đã và đang sử
dụng công cụ kinh tế nhằm bảo vệmôitrường cho thấy nó có thể gây tác động tiêu cực tới
nhóm dân cư thu nhập thấp. Để khắc phục tình trạng đó, chúng ta có thể áp dụng các biện
pháp đặc biệt để giảm nhẹ gánh nặng này, chẳng hạn thông qua các ngành có mức độ giảm
thuế, ưu đãi, tín dụng hoặc trợ cấp nhất định.
Các vấn đề về thể chế, trách nhiệm pháp lý môi trường: Sử dụng các công cụ kinh tế đòi
hỏi phải có các cơ cấu thể chế phù hợp, đặc biệt là giám sát thi hành chính sách.
Đối vớiViệt Nam, khi vận dụng các công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi
trường cần phải xem xét đến các yếu tố tác động sau đây:
Bổ sung và hoàn thiện các chính sách Nhà nước
- Cần phải thừa nhận và phổ cập nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" và nguyên
tắc "người hưởng lợi phải trả tiền".
- Xây dựng một hệ thống các công cụ kinh tế ngày càng hoàn chỉnh cho bảo vệmôi
trường với những đặc điểm và tính chất của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Kết hợp hài hòa giữa các chức năng thu nhập ngân sách và chức năng khuyến khích
nhằm bảo vệ ngân sách và chức năng khuyến khích nhằm bảo vệmôitrường thông qua các
công cụ kinh tế.
- Kết hợp vận dụng các công cụ kinh tế với cải cách tài khóa (ví dụ, xóa bỏ các bất hợp lý
về thuế, giảm bớt các loại thuế, thực hiện chính sách cải cách phù hợp với cơ chế thị trường )
- Xác định rõ mục tiêu và khuôn khổ pháp lý thể chế các lĩnh vực tác dụng của công cụ
kinh tế (cá nhân gây ô nhiễm, ngành gây ô nhiễm, phân nhóm mục tiêu) để từ đó có thể vận
dụng chính xác, dễ dàng và đơn giản các công cụ kinh tế vào mục đích quản lý môitrường
theo các đối tượng gây ô nhiễm.
Những bài học rút ra cho ViệtNam đã trình bày ở trên là dựa trên cơ sở nghiên cứu kinh
nghiệm của các nước thuộc OECD và các nước đang phát triển đã sử dụng các công cụ kinh
tế vào quản lý môitrường đồng thời cũng căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế, những vấn
đề môitrường của Việt Nam. Chúng ta cũng đã có những bài học đầu tiên về sử dụng công cụ
kinh tế vào hoạch định chính sách môitrường kết hợp với các công cụ mệnh lệnh - kiểm soát.
Tuy nhiên, về nội dung cũng như hình thức, để sử dụng có hiệu quả các công cụ kinh tế vào
quản lý môitrường cần phải tiếp tục nghiên cứu ở mức độ sâu sắc hơn những cơ sở phương
pháp luận và cách thức áp dụng chúng vào thực tiễn ở nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn
chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Chương 2
9
THỰC TRẠNG PHÁPLUẬTVỀPHÍMÔITRƯỜNG
ĐỐI VỚICHẤTTHẢIRẮNỞVIỆTNAM
2.1. Các quy định phápluậtvềphímôitrườngđốivớichấtthảirắn
2.1.1. Quy định vềđối tượng chịu phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn
Bên cạnh Luật Bảo vệmôitrường 2005, hiện nay điều chỉnh vềphí bảo vệmôitrườngđối
với chấtthảirắn còn bao gồm các văn bản: Nghị quyết số 41/NQ - TW của Bộ Chính trị,
Chiến lược bảo vệmôitrường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Nghị
định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 11 năm 2007 quy định vềphí bảo vệmôi
trường đốivớichấtthảirắn (sau đây gọi là Nghị định 174/2007/NĐ-CP) và thông tư số
39/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 19/5/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số
174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ vềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthải
rắn (sau đây gọi là Thông tư 39/2008/TT-BTC); Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày
03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số
24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và
lệ phí; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
các quy định phápluậtvềphí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa
đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện các quy định phápluậtvềphí và lệ phí; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007
của Chính phủ về quản lý chấtthảirắn là toàn bộ các cơ sở pháp lý liên quan đến phápluậtvề
phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthải rắn. Trong đó Nghị định 174/2007/NĐ-CP và thông tư
39/2008/TT- BTC là những văn bản điều chỉnh trực tiếp vấn đề này. Với những quy định và
hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn này đã tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác tiến hành thu cũng như quản lý, sử dụng phí bảo vệmôitrường
đối vớichấtthải rắn.
2.1.2. Quy định vềđối tượng nộp phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn
Tại Điều 3 Nghị định 174/2007/NĐ-CP và Mục 3 Phần I Thông tư 39/2008/TT- BTC thì
đối tượng nộp phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn là các tổ chức, cá nhân có thảichất
thải rắn thuộc đối tượng chịu phí quy định tại Điều 2 Nghị định này, trừ những đối tượng tự
xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chấtthảirắn đảm bảo tiêu chuẩn môitrường theo quy
định của pháp luật.
Các đối tượng không phải nộp phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn được quy định
tại Điều 2 Nghị định 174/2007/NĐ-CP và Mục 4 Phần I Thông tư 39/2008/TT-BTC.
2.1.3. Quy định về mức thu và chế độ thu phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn
Mức thu phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn được quy định tại Điều 5 Nghị định
số 174/2007/NĐ-CP và Mục 1, 2 Phần II Thông tư 39/2008/ TT - BTC.
2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong mối quan hệ vềphí bảo vệmôitrường
đối vớichấtthảirắn
- Quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn (các
tổ chức, cá nhân có thảichấtthảirắn thông thường và chấtthảirắn nguy hại thuộc đối tượng
chịu phí theo quy định của pháp luật, trừ những đối tượng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ
xử lý chấtthảirắn đảm bảo tiêu chuẩn môitrường theo quy định của pháp luật) được quy định
tại điều 8 và điều 12 Nghị định 174/2007/NĐ-CP và tại Mục 1 Phần III Thông tư 39/2008/TT-
10
BTC thì đối tượng nộp phí có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí bảo vệmôitrườngđối
với chấtthảirắn cùng vớiphívệ sinh cho đơn vị thu phívệ sinh; có quyền khiếu nại, tố cáo
các vấn đề liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệmôitrườngđốivớichất
thải rắn tại theo quy định của phápluậtvề khiếu nại, tố cáo.
- Quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động thu phí bảo vệ
môi trườngđốivớichấtthảirắn được quy định tại các điều 8, Điều 9, Điều 10, điều 11, điều
12 Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
2.1.5. Quản lý và sử dụng số tiền thu được từ phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn
Phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được
quản lý, sử dụng như sau: Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu
phí để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số
57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002, đó là các nguyên tắc quản lý và sử dụng số tiền phí, lệ phí
như mọi khoản lệ phí thu được đều thuộc ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện thu lệ phí
phải nộp đầy đủ, kịp thời số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước, trong trường hợp ủy
quyền thu thì tổ chức được ủy quyền thu lệ phí được để lại một phần trong số lệ phí thu được
để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí Ngoài ra việc để lại một phần số phí thu được còn
phải tuân thủ quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí và hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-
BTC ngày 24/7/2002; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông
tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định
pháp luậtvềphí và lệ phí.
2.2. Thực tiễn thực hiện phápluậtvềphímôitrườngđốivớichấtthảirắn và những
vấn đề đặt ra
2.2.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, từ khi phápluật quy định về thu phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn và
các địa phương triển khai thu loại phí này đã tạo thêm một công cụ mới trong hệ thống các
công cụ kinh tế trong quản lý môitrường nói chung, và phí bảo vệmôitrườngđốivớichất
thải rắn đã góp phần tạo nên sự công bằng đốivới thiên nhiên môitrường theo lối có vay, có
trả.
Thứ hai, việc phápluật hiện hành quy định mức phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthải
rắn: đốivớichấtthảirắn thông thường là 40.000đ/tấn và chấtthảirắn nguy hại là
6.000.000đ/tấn đã khuyến khích người gây ô nhiễm giảm phát thải. Phí bảo vệmôitrườngđối
với chấtthải tạo cơ hội cho người nộp phí giảm số phí phải nộp bằng cách giảm lượng chất
thải rắn ra môi trường, từ đó giảm tác hại tới môi trường.
Thứ ba, việc tiến hành thu phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn đã khuyến khích
các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng
Nai nghiên cứu, đổimới công nghệ kiểm soát ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch để giảm
lượng chấtthảirắn ra môi trường, có tác động tích cực trong công tác bảo vệmôi trường.
Thứ tư, việc Nghị định 174/NĐ-CP và thông tư 39/2008/TT-BTC quy định giao cho Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mức phí bảo vệmôitrường áp
dụng cho từng địa bàn, từng loại đối tượng cụ thể tại địa phương để trình Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định là tạo ra tính linh hoạt và phù hợp.
[...]... tác quốc tế vềphápluậtmôitrường nói chung và phápluậtvềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn nói riêng 3.2 Các giải pháp hoàn thiện phápluật và bảo đảm thực thi phápluậtvềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắnởViệtNam Tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phápluật và bảo đảm thực thi phápluậtvềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắnởViệtNam như sau:... Luật học của mình Qua ba chương nội dung của luận văn, tác giả đã cố gắng trình bày những vấn đề liên quan tới phí và phápluậtvềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắnởViệt Nam, bao gồm: những vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế, nội dung phápluậtvềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắnởViệt Nam, những đề xuất kiến nghị hoàn thiện hệ thống phápluậtvềphí bảo vệmôitrườngđối với. .. điểm của phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthải rắn, cơ sở của việc xây dựng các quy định phápluậtvềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã nêu ra một số kinh nghiệm quốc tế về áp dụng công cụ phí trong quản lý và bảo vệmôitrường Chương 2, luận văn tập trung phân tích nội dung chủ yếu của phápluậtvề phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthải rắn, trên cơ sở đó, luận... giá về những gì đã đạt được cũng như những hạn chế của phápluậtvề phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn hiện hành Chương 3, luận văn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị của tác giả nhằm hoàn thiện hệ thống phápluậtvề phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn cũng như nhằm nâng cao hiệu quả thi hành phápluậtvề phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn trên thực tế Công cuộc bảo vệmôi trường. .. sử dụng tiền phí bảo vệmôitrườngđốivớichátthảirắn thu được Tuy nhiên, nhiều quy định của phápluậtvềphí bảo vệmôitrường còn mang tính khái quát, chưa cụ thể, rõ ràng Vì vậy, việc nghiên cứu là làm rõ hơn các quy định của phápluậtvềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn là hết sức cần thiết Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài PhímôitrườngđốivớichấtthảirắnởViệtNam làm Luận... chính lớn và từ đó gây khó khăn cho quá trình xử lý chấtthảirắn để bảo vệmôitrường Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁPLUẬTVỀPHÍMÔITRƯỜNGĐỐIVỚICHẤTTHẢIRẮNỞVIỆTNAM 3.1 Yêu cầu hoàn thiện phápluậtvềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắnởViệtNam Tiếp thu quan điểm tiến bộ trong giải quyết mối quan hệ giữa môitrường và phát triển của thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã coi... và thực thi chính sách thu phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắnở nước ta nhiều bất cập: các quy định vềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn chưa điều chỉnh rộng rãi đốivớimọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng gây tác hại cho môitrường Thêm vào đó khoản thu từ phí bảo vệmôitrường nói chung và khoản thu từ phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn hiện nay là không đáng... Để phí bảo vệmôitrường nói chung và phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn nói riêng phát huy được tác dụng và thật sự trở thành một loại công cụ kinh tế hữu hiệu trong quản lý và bảo vệmôitrườngđòi hỏi phápluậtvềphí bảo vệmôitrường nói chung và phápluậtvềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn nói riêng cần được tiếp tục hoàn thiện References 1 Vũ Bảo (2010), "Ô nhiễm môi trường. .. vệmôitrườngđốivớichấtthảirắnởViệtNam cần xuất phát và nằm trong tổng thể các chính sách, định hướng mang tính quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hai là, giải quyết vấn đề xác định phạm vi và đối tượng điều chỉnh của phápluậtvềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn 11 Ba là, sửa đổiLuật Bảo vệmôitrường và các quy định liên quan đến phí bảo vệmôitrườngđốivới chất. .. đến việc thu phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định các quy định phápluậtvềphí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng công cụ phí bảo vệmôitrường nói chung và phí bảo vệmôitrườngđốivớichấtthảirắn nói riêng trong quản lý và bảo vệmôitrường "Bảo vệmôitrường là một vấn đề sống còn của . pháp luật bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam.
Chương. về phí, pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối
với chất thải rắn; các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam hiện hành về phí
bảo vệ môi trường