Pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

87 827 9
Pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI KHOA LUậT PHAN THị NGÂN Hà PHáP LUậT Về THủ TụC ĐầU TƯ RA NƯớC NGOàI CủA VIệT NAM LUậN VĂN THạC Sĩ LUậT HọC Hà NộI - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN THỊ NGÂN HÀ PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hương HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 6 1.1. Khái niệm về đầu tư và đầu tư ra nước ngoài 6 1.2. Đặc điểm đầu tư ra nước ngoài 7 1.2.1. Chủ thể đầu tư ra nước ngoài 7 1.2.2. Phạm vi hoạt động đầu tư ra nước ngoài 10 1.2.3. Hình thức đầu tư ra nước ngoài 13 1.3. Vai trò của đầu tư ra nước ngoài 19 1.3.1. Vai trò đối với nước có nhà đầu tư ra nước ngoài 19 1.3.2. Vai trò đối với nước tiếp nhận đầu tư 21 1.3.3. Liên hệ đối với Việt Nam 22 1.4. Yêu cầu điều chỉnh về pháp luật đầu tư ra nước ngoài 24 1.4.1. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh 24 1.4.2. Bảo đảm quyền và lợi ích của nhà đầu tư 25 1.4.3. Bảo đảm sự phù hợp chính sách quản lý ngoại hối 26 1.4.4. Yêu cầu về trình tự, thủ tục đầu tư ra nước ngoài 28 1.5. Khái quát pháp luật Việt Nam về thủ tục đầu tư ra nước ngoài . 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 37 2.1. Quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư ra nước ngoài 37 2.1.1. Quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài 37 2.1.2. Nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài 39 2.2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài 41 2.2.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 41 2.2.2. Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài 51 2.3. Thủ tục chuyển dịch vốn và tài sản ra nước ngoài đầu tư 51 2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư 51 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng 55 2.4. Xử lý vi phạm về thủ tục đầu tư ra nước ngoài 57 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 62 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về tủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 62 3.2. Một số kiến nghị để hoàn thiện Pháp luật Việt Nam về thủ tục đầu tư ra nước ngoài 66 3.2.1. Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài 66 3.2.2. Phân cấp cho địa phương cấp Giấy chứng nhận Đầu tư ra nước ngoài 68 3.2.3. Bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài 68 3.2.4. Bổ sung quy định về hình thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài 69 3.2.5. Sửa đổi quy định về thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài 70 3.2.6. Cấp Giấy chứng nhận tình trạng hoạt động của doanh nghiệp 71 3.2.7. Quy định rõ chế tài xử lý vi phạm đối với nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài 73 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC 80 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ KH - ĐT: Bộ Kế hoạch và Đầu tư ĐTGT: Đầu tư gián tiếp ĐTTT: Đầu tư trực tiếp ĐTNN: Đầu tư nước ngoài ĐTRNN: Đầu tư ra nước ngoài ĐTTTRNN: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài FDI (Foreign Dicrect Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài UBND: Uỷ ban nhân dân WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Bảng 1: Bảng tổng hợp tình hình Đầu tư ra nước ngoài đến 28/2/2010 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp (trang 80) 2. Bảng 2: Quy trình thủ tục ĐTRNN (trang 45) 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ngày càng được mở rộng về qui mô. Đến nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xúc tiến thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài với mục đích mở rộng thị trường tiêu thụ sản phần, tăng khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm kinh doanh, tiếp thu công nghệ mới, giao lưu văn hóa,…. Khi ĐTRNN các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm, thâm nhập vào thị trường tiêu thụ của nước sở tại. Tại Việt Nam, việc ĐTRNN gần đây đã trở thành hoạt động mang tính chiến lược của nhiều nhà đầu tư có tiềm lực. Tính đến hết tháng 02/2010, Việt Nam có 575 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra 55 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam đạt trên 10 tỷ Đô la Mỹ [3]. Để được con số đầu tư không nhỏ đó, bên cạnh nỗ lực của chính nhà đầu tư thì còn nhờ chính sách khuyến khích của Chính phủ Việt Nam thông qua việc ban hành cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn phản ánh tình trạng thủ tục cấp giấy chứng nhận ĐTRNN còn phức tạp, dẫn đến thời gian thẩm tra, cấp giấy chứng nhận ĐTRNN một số dự án vẫn còn kéo dài hơn so với luật định, thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư khó khăn, pháp luật còn đi sau thực tiễn, ảnh hưởng xấu tới tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài. Chính vì vậy, Học viên đã quyết định chọn đề tài luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam”. Từ các quy định của Pháp luật Việt Nam, từ phản ánh của các doanh nghiệp đã từng đầu tư ra nước ngoài, Học viên tập hợp và đưa ra những 2 đề xuất giải pháp để góp phần hoàn thiện hơn Pháp luật, đơn giản hóa thủ tục ĐTRNN, tạo điều kiện cho các nhà Đầu tư trong nước thúc đẩy hoạt động ĐTRNN. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề Đầu tư ra nước ngoài đã có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh và góc độ khác nhau. Sau đây là một số công trình, bài viết cơ bản về Đầu tư ra nước ngoài sau đây: i. Nguyễn Khắc Định, Hoàn thiện pháp luật về ĐTTTNN trong xu hướng nhất thể hoá pháp luật về đầu tư ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội 2003. ii. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (chủ biên), Thúc đẩy DN Việt Nam ĐTTTRNN, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2006. iii. TAND Tối cao, trường Cán bộ Toà án- Những vấn đề pháp lý cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội 2005. Các tác giả của các công trình nghiên cứu, bài luận văn đã đều đề cập về ĐTRNN trên khía cạnh khái quát, tổng hợp cả về vai trò của ĐTRNN, điều kiện ĐTRNN, chính sách của Nhà nước, thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam và đưa ra các giải pháp mang tầm vĩ mô đối với chính sách của Chính Phủ và cả chính từ phía Doanh nghiệp để thúc đẩy ĐTRNN. Luận văn thạc sĩ với đề tài “Pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam” làm rõ những vấn đề về thủ tục để được ĐTRNN, trên cơ sở đối chiếu với pháp luật về thủ tục ĐTRNN của một số nước trên thế giới. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề thực tiễn mà doanh nghiệp Việt Nam đã và đang gặp phải trong thực tiễn khi xin cấp phép đầu tư và nước nhận đầu tư, 3 từ đó đưa ra các kiến nghị để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐTRNN của Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của ĐTRNN và thực trạng pháp luật về thủ tục ĐTRNN tại Việt Nam, luận văn đưa ra các đề xuất những giải pháp nhằm đơn giản thủ tục đầu tư ra nước ngoài, đáp ứng nhu cầu tự do kinh doanh của các doanh nghiệp trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế. 4. Nhiệm vụ của đề tài  Phân tích những vấn đề lý luận về thủ tục ĐTRNN.  Phân tích thực trạng pháp luật về thủ tục ĐTRNN trên cơ sở so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới và khảo sát thực tiễn ĐTRNN của một số Doanh nghiệp Việt Nam.  Đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về thủ tục ĐTRNN để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: “Pháp luật về thủ tục về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam”. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn phân tích thực trạng về thủ tục ĐTRNN, từ đó đưa ra các kiến 4 nghị đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam ĐTRNN. 6. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu  Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: Việc nghiên cứu và trình bày của luận văn dựa trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong ĐTRNN, các quy định pháp luật về ĐTRNN. Học viên có tham khảo một số công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố, có nội dung liên quan tới vấn đề mà luận văn đề cập.  Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, quy nạp và diễn dịch và so sánh pháp luật nhằm đạt tới mục đích đề tài đã đề ra. 7. Đóng góp mới của luận văn  Luận văn phân tích những vấn đề lý luận về ĐTRNN.  Phân tích thực trạng về thủ tục ĐTRNN trên cơ sở so sánh với pháp luật của một số nước trên trên thế giới và khảo sát tình hình thực tiễn ĐTRNN của một số doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế.  Đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm đơn giản hóa thủ tục ĐTRNN, khuyến khích các Doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh đầu tư ra nước ngoài. 8. Cơ cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương: [...]... Tổng quan về ĐTRNN và Pháp luật về ĐTRNN của Việt Nam Chương 2: Thực trạng Pháp luật về thủ tục ĐTRNN Việt Nam Chương 3: Định hướng hoàn thiện và một só đề xuất kiến nghị để hoàn thiện Pháp luật về thủ tục ĐTRNN của Việt Nam 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư ra nước ngoài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền... Khoản 3 Luật đầu tư 2005) Trong xu thế hiện nay, đầu tư không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ một nước mà các Nhà đầu tư còn vươn ra đầu tư ra nước ngoài Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. .. thiên nhiên của nước tiếp nhận đầu tư như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Vì vậy, khi đầu tư vào bất cứ quốc gia nào, nhà đầu tư Việt Nam đều phải tìm hiểu và nghiên cứu kĩ vấn đề này tại Luật đầu tư của nước đó Tuy nhiên, khi ĐTRNN nhà đầu tư Việt Nam còn phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về các lĩnh vực ĐTRNN Theo pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư được ĐTRNN trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của nền... 1.2.3.1 Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có các đặc điểm sau: - Chủ đầu tư nước ngoài. .. liệu của năm 2010 cho thấy các nhà đầu tư Việt Nam đã xúc tiền ĐTRNN với đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực xu thế ĐTRNN của Việt Nam đang gia tăng và tình hình ĐTRNN sẽ còn sôi động hơn nữa trong các năm tiếp theo 1.2.3 Hình thức đầu tư ra nước ngoài Hình thức đầu tư ra nước ngoài khá đa dạng Pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư sẽ quy định cụ thể về hình thức đầu tư và nội dung hình thức đó Ở Việt Nam, ... lý vì kênh thu hút đầu tư loại này chỉ tiếp nhận bằng tiền 1.2.3.2 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Đây là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư Về thực chất, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua một phần, thậm chí toàn bộ cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để làm chủ sở hữu... vốn nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư và điều lệ của doanh nghiệp Hình thức pháp lý của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong khuôn khổ của pháp luật Quyền quản lý doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn chịu trách nhiệm - Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Phần kết quả của. .. đối với đối tư ng mà họ bỏ vốn đầu tư Chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của cơ sở đó 14 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có các đặc điểm sau: - Chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định, tùy theo luật đầu tư nước ngoài của nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định, quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư - Quyền... dòng tiền chuyển ra nước ngoài để đầu tư mà Ngân hàng Nhà nước cũng cần quy định về chuyển vốn ra nước ngoài và chuyển vốn, lợi nhuận về nước Hiện nay, Việt Nam trong điều kiện dự trữ ngoại tệ còn thấp và việc cân đối ngoại tệ của chúng ta còn khó khăn thì việc đầu tư ra nước ngoài chịu sức ép phải sớm có lợi nhuận chuyển về nước Rõ ràng, việc đầu tư ra nước ngoài ẩn chứa nhiều nỗi lo về quản lý ngoại... mục tiêu đầu tiên và 24 xuyên suốt trong hoạt động của doanh nghiệp Điều này cũng có nghĩa là, doanh nghiệp có quyền đầu tư vào đầu tư các dự nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật Pháp luật cho phép các chủ thể có quyền đầu tư ra nước ngoài, đơn giản hóa thủ tục đầu tư ra nước ngoài cho các nhà đầu tư chính là cho phép doanh nghiệp nắm bắt nhanh chóng sự thay đổi của thị trường nước ngoài; . MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 6 1.1. Khái niệm về đầu tư và đầu tư ra nước ngoài 6 1.2. Đặc điểm đầu tư ra nước ngoài. ra nước ngoài . 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 37 2.1. Quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư ra nước ngoài 37 2.1.1. Quyền của nhà đầu tư ra. đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. 5. Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu * Đối tư ng nghiên cứu: Đối tư ng nghiên cứu của luận văn là: Pháp luật về thủ tục về thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Khái niệm về đầu tư và đầu tư ra nước ngoài

  • 1.2. Đặc điểm đầu tư ra nước ngoài

  • 1.2.1. Chủ thể đầu tư ra nước ngoài

  • 1.2.2. Phạm vi hoạt động đầu tư ra nước ngoài

  • 1.2.3. Hình thức đầu tư ra nước ngoài

  • 1.3. Vai trò của đầu tư ra nước ngoài

  • 1.3.1. Vai trò đối với nước có nhà đầu tư ra nước ngoài

  • 1.3.2. Vai trò đối với nước tiếp nhận đầu tư

  • 1.3.3. Liên hệ đối với Việt Nam

  • 1.4. Yêu cầu điều chỉnh về pháp luật đầu tư ra nước ngoài

  • 1.4.1. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh

  • 1.4.2. Bảo đảm quyền và lợi ích của nhà đầu tư

  • 1.4.3. Bảo đảm sự phù hợp chính sách quản lý ngoại hối

  • 1.4.4. Yêu cầu về trình tự, thủ tục đầu tư ra nước ngoài

  • 1.5. Khái quát pháp luật Việt Nam về thủ tục đầu tư ra nước ngoài

  • 2.1. Quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư ra nước ngoài

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan