Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế xã hội, kết quả của quá trình phân công lao động xã hội mở rộng trên phạm vi toàn thế giới đã lôi kéo tất cả các nước và các vùng lãnh thổ từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong xu thế đó, chính sách biệt lập đóng cửa là không thể tồn tại vì chính sách này kìm hãm quá trình phát triển của xã hội. Một quốc gia, vùng lãnh thổ khó tách biệt khỏi thế giới vì những thành tựu khoa học kỹ thuật đã kéo con người ở khắp nơi trên thế giới xích lại gần nhau hơn và dưới tác động của quốc tế hoá buộc các nước phải mở cửa với bên ngoài. Vì vậy, đầu tư ra nước ngoài là một trong những hình thức kinh doanh quốc tế khá hữu hiệu hiện nay của các nước, đã và đang trở thành phổ cập tại rất nhiều nước.
Không chỉ đưa lại lợi ích cho quốc gia mà khi quy định về ĐTRNN trong quy định pháp luật là công cụ để khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích để các doanh nghiệp trong nước tiến hành ĐTRNN. Khi được pháp luật bảo vệ, ghi nhận quyền lợi các doanh nghiệp ĐTRNN sẽ mở rộng kinh doanh và thu đươc lợi nhuận kinh doanh đáng kể cho đất nước. Ngày nay,
26
việc huy động vốn đầu tư ra các nước khác nhằm thu được lợi nhuận đang được các công ty áp dụng ngày càng rộng rãi hơn. Nó là một trong các yếu tố khá quan trọng trong cơ cấu phát triển của một quốc gia nhằm thu hút lợi nhuận, một hình thức quan trọng và phổ biến trong mối quan hệ kinh tế quốc tế. Đầu tư ra nước ngoài góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn, công nghệ và lao động của các nước. Nước nhận đầu tư sẽ thu hút nhiều vốn hơn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Như vậy, trong bối cảnh quốc tế hoá nền kinh tế như hiện nay, vấn đề cần thiết đối với tất cả các nước, không phân biệt tình hình kinh tế xã hội là việc tăng cường khuyến khích, thực hiện đầu tư ra nước ngoài hiệu quả hơn.