Hiểu rõ được vai trò, ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế nước nhà, Đảng và Nhà nước ta đã xác định định hướng Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tại Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX (19/4-22/4/2001) như sau: “Khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.”
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, sau một thời gian dài xây dựng nền kinh tế tập trung, không khuyến khích hoạt động ĐTRNN, đến 20 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu ĐTRNN. Mặc dù là một lĩnh vực đầu tư mới nhưng trong một thời gian ngắn đã thu lại được những kết quả rất khả quan. Bên cạnh những vai trò không thể phủ nhận của hoạt động ĐTRNN đối với việc phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới, đối với Việt Nam, hoạt động này còn vô cùng ý nghĩa, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Các vai trò thể hiện rõ nhất ở các điểm sau:
-Thứ nhất, khi ĐTRNN, các nhà đầu tư Việt Nam khai thác được lợi thế
so sánh của nước tiếp nhận đầu tư, qua đó tận dụng được chi phí sản xuất thấp của nước tiếp nhận đầu tư để sản xuất ra được những sản phẩm có giá thành hạ hơn so với sản phẩm sản xuất trong nước, giảm được chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu của nước tiếp nhận đầu tư, nhờ đó nâng cao hiệu quả đầu tư.
23
-Thứ hai, ĐTRNN còn giúp các nhà đầu tư Việt Nam mở rộng được thị
trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa của các nước nước lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga… sẽ có sức hấp dẫn mạnh. Các nước này có diện tích rộng lớn và rất đông dân, Việt Nam đưa các sản phẩm của mình sang đó tiêu thụ sẽ có lượng tiêu thụ nhiều.
-Thứ ba, ĐTRNN mang về cho đất nước một lượng ngoại tệ đáng kể góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
-Thứ tư, ĐTRNN giúp các doanh nghiệp san sẻ rủi ro trong đầu tư và kinh doanh. Khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội mới để sản xuất kinh doanh, đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó nhà đầu tư có thể san sẻ rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
-Thứ năm, ĐTRNN giúp Việt Nam được giao lưu phát triển kinh tế trên
phạm vi quốc tế, đưa Việt Nam đến gần với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, không thể có một nền kinh tế của quốc gia nào lại có thể tồn tại, phát triển bằng sản xuất của riêng mình và chỉ khép kín trong phạm vi một quốc gia. Có thể thấy rằng, thế giới ngày nay đang tiến tới một khung pháp lý chung trong lĩnh vực kinh tế: khung pháp lý WTO. Trong thời đại toàn cầu hoá, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, giữa các quốc gia là tất yếu và ngày càng sâu sắc; sự phân chia công việc là một nguyên tắc quan trọng trong xúc tiến kinh tế và thể hiện sự phân công lao động xã hội trên phạm vi quốc tế. Vấn đề hợp tác kinh tế và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã trở thành xu thế tất yếu và khách quan của nhân loại trong thế kỷ XXI.
Cùng với việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đang được thực hiện song
24
song. Tuy đây là một hướng đi mới, kinh nghiệm chưa nhiều, có không ít rủi ro song Việt Nam đã thực sự quan tâm đến việc vươn ra thị trường thị trường quốc tế và không ít đã gặt hái những thành công, tạo vị thế của mình tại thị trường nước ngoài. Là một nước đang phát triển, bước đầu thực hiện đầu tư ra nước ngoài, Doanh nghiệp Việt Nam đã thu được một kết quả ban đầu đáng khích lệ.
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ĐTRNN đã giúp các doanh nghiệp tránh các hàng rào bảo hộ thương mại của các nước nhận đầu tư, giải quyết vấn đề việc làm của lao động Việt Nam. Hơn thế nữa, giúp tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Theo dự báo, hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong những năm sắp tới được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao.
Đến 28/2/2010, Việt Nam có 575 dự án ĐTRNN còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD [4]. Điều này khẳng định năng lực cạnh tranh và sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, thể hiện bước chuyển mới về quy mô và phương thức sản xuất từ manh mún và lạc hậu sang có tính chiến lược và hiện đại sau hơn 2 thập kỷ phát triển, góp phần đưa sản phẩm và thương hiệu Việt đến gần hơn với thị trường thế giới.