Nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nướcngoài

Một phần của tài liệu Pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam (Trang 45)

Song song với việc được ghi nhận quyền thì các nhà đầu tư Việt Nam cũng được quy định nghĩa vụ khi đầu tư ra nước ngoài tại Luật đầu tư như sau:

40

a. Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.

b. Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài

về nước theo quy định của pháp luật.

c. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tài chính và hoạt động đầu tư ở

nước ngoài.

d. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước ViệtNam.

e. Khi kết thúc đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật.

f. Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước vốn, tài sản, lợi nhuận

và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này thì phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 78).

Nghĩa vụ đầu tiên của Nhà đầu tư ra nước ngoài là phải tuân thủ quy định của nước tiếp nhận đầu tư. Khi đã sang nước khác đầu tư, Nhà đầu tư không chỉ mang danh nghĩa của mình mà còn là đại diện cho quốc gia Việt Nam. Khi nhà đầu tư kinh doanh có uy tín, hiệu quả, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật sẽ được nước chủ nhà dành nhiều ưu đãi, và sẽ đem lại lợi thế cho các nhà đầu tư sau. Nếu ngược lại, Nhà đầu tư sẽ gây ấn tượng xấu không chỉ về chính mình mà còn ảnh hưởng đến uy tín của con người, quốc gia Việt Nam. Theo tham khảo, khi đầu tư vào các nước như Haiti, Mozambique,…thì người dân nơi đây không biết Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới và người Việt Nam. Chính vì vậy, khi Doanh nghiệp đầu tư là mang hình ảnh, ấn tượng về con người, dân tộc Việt Nam vào đất nước đó. Pháp luật quy định nghĩa vụ của các Nhà đầu tư ra nước ngoài là cần thiết. Ngoài nghĩa vụ trên, Nhà đầu tư còn có nghĩa vụ chuyển lợi nhuận về nước, thực hiện báo cáo về tình hình đầu tư, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước có

41

thẩm quyền. Khi kết thúc đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật.

Cũng cùng một mục đích với việc chuyển lợi nhuận về nước, Điều 26 Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về việc thanh lý dự án đầu tư như sau:

+ Ngay sau khi kết thúc dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

+ Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày kết thúc việc thanh lý dự án đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển về nước toàn bộ các khoản thu từ việc thanh lý dự án đầu tư.

+ Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định tại khoản 2 điều này, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện 1 lần và không quá 6 tháng.

- Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước vốn, tài sản, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài như các nghĩa vụ trên đây thì phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, quyền lợi luôn đi đôi với nghĩa vụ của các nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài. Đó cũng là cách thức để nhà nước dễ dàng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp. Các nhà đầu tư cần nghiêm chỉnh thực hiện quy định này.

2.2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Một phần của tài liệu Pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)