Nghị định 78/2006/NĐ-CP ra đời cùng với hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý ngoại hối, quy định về xuất khẩu và chuyển giao công nghệ đã một phần khắc phục đựơc bất cập trong thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài, đồng thời quy định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư Việt Nam khi ĐTRNN. Sự ra đời của Luật thuế xuất nhập khẩu và Pháp lệnh ngoại hối 2005, cùng với sự đầy đủ và hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung, các quy địnhvề ĐTRNN nói riêng ngày càng rõ ràng, hoàn thiện, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, thủ tục liên quan đến quyền chuyển vốn ra nước ngoài, chuyển lợi nhuận về nước trở nên thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện đúng tiến độ, đúng kế hoạch. Thông tư số 10/2006/TT -
52
NHNN ngày 21/12/2006 hướng dẫn tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để ĐTRNN. Thông tư này được ban hành rất kịp thời, thoả mãn sự mong chờ của các nhà đầu tư cũng như các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vay vốn để ĐTRNN. Đó là một sự hỗ trợ thiết thực của nhà nước giúp nhà đầu tư Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.
Điều 23 – Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài như sau:
“1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư sau khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
b) Dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.”
Điều 24 – Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về tài khoản thực hiện dự án đầu tư
“Mọi giao dịch chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan đến dự án đầu tư được thực hiện thông qua một tài khoản ngoại tệ mở tại một tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam và được đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Nghị định 78/2006/NĐ-CP là một bước tiến mới khi đặt ra các quy định về thủ tục ĐTRNN đơn giản hơn. Tuy nhiên theo các doanh nghiệp Việt Nam, ĐTRNN hiện nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn từ phía cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện quyền và nghĩa vụ khi chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư. Theo báo chí, đại diện của Tập đoàn dầu khí quốc gia Petro Việt Nam, cơ quan có nhiều dự án ĐTRNN nhất để thăm dò, khai thác dầu khí than phiền
53
rằng họ vướng quy định về thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài. Thông thường, khi muốn mua một mỏ dầu, Petro Việt Nam phải lập dự án, rồi chờ các cơ quan nhà nước phê duyệt, trong khi vẫn phải đàm phán với đối tác nước ngoài. Quá trình này tốn rất nhiều thời gian. Ông Đinh La Thăng, chủ tịch Petro Việt Nam nhận xét: “Chúng tôi muốn một mỏ dầu trị giá 100 triệu USD, thì phải xin phép nhiều cấp. Khi xong được thủ tục, giá của mỏ đó đã cao lên, hoặc công ty nước ngoài khác đã mua xong rồi. Thế là dự án không thành. Ông còn cho biết thêm: “Hành lang pháp lý của Việt Nam trong việc ĐTRNN nói chung và ngành dầu khí nói riêng còn quá chặt chẽ [24].
Trong quy định của Nghị định 78/2006/NĐ-CP, ngoài hai điều kiện để nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài là: đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và dự án đầu tư đã được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, thì nhà đầu tư có quyền chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi có giấy chứng nhận đầu tư để nghiên cứu, chuẩn bị dự án đầu tư. Tuy nhiên, ông Đỗ Nhất Hoàng, Phó vụ truởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thừa nhận rằng, quy định này gợi mở quyền cho các nhà đầu tư so với trước đây, song việc thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và pháp luật có liên quan không đơn giản. Một doanh nghiệp muốn có dự án đầu tư thì phải bỏ chi phí khảo sát, thăm dò, đánh giá, lập báo cáo, rồi chi phí đưa chuyên gia sang… Nếu cứ theo quy trình xin Cấp phép mới được chuyển tiền thì không thể chuyển tiền ra bên ngoài để thực hiện công việc khảo sát thăm dò, đưa ra quyết định đầu tư.
Dù đã có quy định cụ thể tại Thông tư 01/2001/NĐ-CP hướng dẫn quy định về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Doanh nghiệp Việt Nam nhưng sau một thời gian thực hiện thì các doanh nghiệp ĐTRNN vẫn liên tục phàn nàn. Thực tế thì thủ tục chuyển tiền để ĐTRNN là
54
một trong những trở ngại gián tiếp cản trở con đường ĐTRNN của các doanh nghiệp. Dự án thì không thể chậm trễ, nhiều doanh nghiệp đã nản lòng và mong chờ một sự thay đổi thủ tục chuyển tiền để ĐTRNN. Đại diện một doanh nghiệp cho biết, thường thì Ngân hàng kiểm soát quá kỹ nên việc chuyển tiền không phải lúc nào cũng đơn giản. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước chưa có quy định cụ thể đối với việc chuyển vốn ra nước ngoài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Nếu phải chờ đợi thủ tục quá lâu nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội hợp tác.
Ngoài quy định về quyền chuyển vốn ĐTRNN, Thông tư số 01/2001/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước còn hướng dẫn, quy định về nghĩa vụ của Nhà đầu tư khi thực hiện thủ tục ĐTRNN nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Theo đó, Nhà đầu tư Việt Nam phải mở một tài khoản tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động của Nhà đầu tư phải được thực hiện thông qua tài khoản này. Ngoài ra, Nhà đầu tư còn phải làm thủ tục đăng ký với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại địa phương mình có trụ sở chính về việc mở tài khoản ngoại tệ và tiền USD chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Như vậy, cùng một việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, Nhà đầu tư phải hai lần đăng ký mở tài khoản, với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và với ngân hàng thương mại khác hoạt động tại Việt Nam.
Để mở được tài khoản tại ngân hàng phục vụ việc chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư, doanh nghiệp phải chứng minh được dự án đầu tư, giấy phép đầu tư do nước ngoài cấp... Ở giai đoạn làm khảo sát, thăm dò, thiết kế dự án, doanh nghiệp sẽ không thể đã có được các giấy phép như quy định, dẫn đến
55
thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài là bất khả thi. Đây sẽ là khó khăn cho Nhà đầu tư khi đây là giai đoạn cần thiết để tìm hiểu nên đầu tư hay không hoặc làm thủ tục để xin được giấy phép chấp thuận đầu tư của nước doanh nghiệp muốn đầu tư. Trên thực tế, có một Doanh nghiệp đã tham gia gói thầu vào Mozambique. Trong điều kiện để trúng thầu là Nhà thầu phải phải đặt cọc một khoản tiền nhất định, Nhà thầu nào đặt tiền cao hơn sẽ có khả năng trúng thầu hơn. Doanh nghiệp Việt Nam đã đặt cọc 1 triêu đô la Mỹ và trúng gói thầu đầu tư vào Mozambique. Theo quy chế đấu thầu, trong vòng 1 tháng kể từ ngày có thông báo trúng thầu, Bên trúng thầu phải chuyển tiền đầu tư vào Mozambique, nếu không thì sẽ mất khoản tiền đặt cọc. Như vậy, phải có được Giấy phép trúng thầu thì Doanh nghiệp trên mới đủ hồ sơ để xin cấp phép ĐTRNN. Nhưng trong vòng 1 tháng thì không thể kịp xin cấp phép ĐTRNN rồi làm thủ tục xin chuyển tiền sang Mozambique để đầu tư được. Doanh nghiệp đó sẽ đứng trước nguy cơ mất đi 1 triệu đô tiền đặt cọc, mất cơ hội đầu tư, mất bao nhiêu chi phí tham gia đấu thầu.
Như vậy, quy định về chuyển tiền để ĐTRNN còn quá chặt chẽ, gây khó khăn cho Nhà đầu tư Việt Nam, có nguy cơ làm giảm uy tín của Doanh nghiệp Việt Nam khi ĐTRNN, đánh mất cơ hội đầu tư của cá nhân, đơn vị có nhu cầu ĐTRNN.