42 2.2.1.1.Thẩm quyền cấp giấy phép
Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 78/2006/NĐ-CP ra đời đã đơn giản hoá, phù hợp với thực tiễn hoạt động ĐTRNN của các Nhà đầu tư Việt Nam hiện nay, mở rộng hơn loại hình ĐTRNN và giảm thiểu các thủ tục hành chính đã khắc phục được tính rườm rà và phức tạp can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại các quy định cũ.
Quy định về hồ sơ dự án đầu tư, Nghị định 78/2006/NĐ-CP không còn yêu cầu về văn bản chấp thuận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp, hợp đồng, bản thoả thuận với bên nước ngoài về dự án đầu tư và báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một năm gần nhất. Đây cũng được coi là một bước tiến nhằm tháo dỡ rào cản mà pháp luật đã từng đặt ra đối với hoạt động ĐTRNN trước đây. Do vậy, Nhà nước cần phải nhìn hoạt động ĐTRNN bớt khắt khe hơn và cố gắng tạo điều kiện để khuyến khích hoạt động này. Đồng thời, Nhà nước cũng phải tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thể chủ động và độc lập chịu trách nhiệm đối với quyết định và hành vi của mình, không trực tiếp can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh trong nội bộ của các nhà đầu tư về thủ tục.
Điều 9, Điều 10 Nghị định 78/2006/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN theo quy mô vốn như sau:
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
(i) Dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên.
43
(ii) Dự án đầu tư khác có sử dụng vốn nhà nước từ 300 tỷ đồng Việt Nam
trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 600 tỷ đồng Việt Nam trở lên. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư cho các dự án như trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Các dự án còn lại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, xem xét và tiến hành các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Từ các văn bản trên, Pháp luật đã có những quy định cụ thể hơn về việc phân định thẩm quyền chấp thuận đối với các dự án đầu tư. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ không chỉ dừng lại ở những dự án của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc có vốn đầu tư của Doanh nghiệp nhà nước có giá trị từ 1.000.000 đô la Mỹ trở lên mà Thủ tướng Chính phủ còn có thẩm quyền chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên; Và các dự án đầu tư ngoài dự án trên mà có sử dụng vốn nhà nước từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 600 tỷ đồng Việt Nam trở lên. Hầu hết, các dự án này đều là các dự án có ảnh hưởng đến nền kinh tế, cần nguồn vốn lớn nên cần phải có sự phê duyệt của Thủ tướng.
Ngoài ra, Nghị định 78/2006/NĐ-CP cũng quy định thủ tục ĐTRNN theo quy định mới được giao về 1 mối xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tư đó là Bộ KH - ĐT nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính và giảm thiểu tối đa sự can thiệp bằng cách lấy ý kiến các bộ ngành liên quan như trước kia.
44
nhiên, các Nhà đầu tư vẫn kêu ca phàn nàn bất cập về pháp luật quy định thời gian cấp phép ĐTRNN vẫn còn quá lâu. Nếu hoạt động quản lý dự án đầu tư nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam như: cấp giấy chứng nhận đầu tư; chỉnh sửa, bổ sung giấy phép đầu tư; ưu đãi thuế… được Chính phủ phân quyền mạnh mẽ cho các khu công nghiệp; cho Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện thì ĐTRNN các công việc kể trên đều do Bộ Kế hoạch Đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ thực hiện gây khó khăn không ít cho các nhà đầu tư không ở Hà Nội.
2.2.1.2. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận ĐTRNN
Luật Đầu tư 2005 và NĐ 78 năm 2006 ra đời đã đơn giản hoá, phù hợp với thực tiễn hoạt động của các nhà đầu tư Việt Nam hiện nay, mở rộng hơn loại hình ĐTRNN và giảm thiểu các thủ tục hành chính đã khắc phục được tính rườm rà và phức tạp can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại các quy định cũ.
Theo đó thủ tục để tiến hành ĐTRNN bao gồm các thủ tục:
Thủ tục cấp và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.
Thủ tục triển khai dự án đầu tư.
Luật Đầu tư 2005 đã phân các dự án ĐTRNN thành 2 loại: dự án đăng ký đầu tư và dự án thẩm tra đầu tư. Theo đó nhà đầu tư để được cấp giấy chứng nhận ĐTRNN phải thực hiện theo 1 trong 2 trình tự tương ứng với mỗi loại dự án.
45
TT Công việc Ghi chú
B1
B2 Xem chi tiết ở phần mô tả lưu đồ
B3
B4
Nếu được chấp thuận, dự án < 15 tỷ sẽ được cấp GCNĐT trong vòng 15 nlv kể từ khi Bộ KHĐT nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
Thời hạn gửi là 3 nlv kể từ khi Bộ KHĐT nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
B5
Dự án coi như được chấp nhận nếu ko có phản hồi trong vòng 15 nlv
B6
Nếu được chấp thuận, dự án < 150 tỷ sẽ được cấp GCNĐT trong vòng 30 nlv kể từ khi Bộ KHĐT nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
Thời hạn gửi là 25 nlv kể từ khi Bộ KHĐT nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
B7
Nếu được chấp thuận, dự án ≥ 150 tỷ sẽ được cấp GCNĐT trong vòng 5 nlv kể từ khi được Thủ tướng chấp thuận B8 Bảng 2 không có Cấp Giấy Chứng nhận nhận Đầu tư có không chấp thuận
Chuyển tài sản ra nước ngoài để đầu tư
không
Lập báo cáo gửi Cơ quan chủ quan
không có lập hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư (8 bộ) lập hồ sơ đăng ký dự án đầu tư (3 bộ) trình Bộ KHĐT không dự án có quy mô < 15 tỷ có
các cơ quan có văn bản phản hồi có có trình Thủ tướng dự án có quy mô < 150 tỷ chấp thuận dự án có quy mô < 15 tỷ chấp thuận
gửi văn bản lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan và UBND Tp Hà Nội
46
Mô tả lưu đồ trên thì quy trình ĐTRNN của Nhà đầu tư bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Báo cáo Bộ chủ quản về dự án đầu tư (nếu Doanh nghiệp đó có nhà nuớc)
Nếu Doanh nghiệp được huy động từ nguồn ngân sách của Bộ Cơ quan nhà nước thì trước khi nộp hồ sơ Đăng ký Giấy phép đầu tư ra nước ngoài cần có báo cáo tóm tắt về dự án đầu tư cho Cơ quan chủ quản biết.
Lưu ý: báo cáo chỉ nêu tóm tắt những thông tin cơ bản nhất về dự án và không cần cơ quan chủ quản phê duyệt.
Bước 2: Lập hồ sơ Đăng ký Giấy phép
Trường hợp dự án có quy mô < 15 tỷ VNĐ, lập hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
1. Văn bản đăng ký dự án đầu tư (mẫu 1 - Quyết định 1175/QĐ-BKH)
(Văn bản này bao gồm giải trình tóm tắt về dự án đầu tư)
2. Bản sao công chứng Giấy ĐKKD của Doanh nghiệp
3. Hợp đồng với đối tác
4. Nghị quyết thông qua dự án đầu tư của ĐHĐCĐ/HĐQT
Trường hợp dự án có quy mô ≥ 15 tỷ VNĐ, Nhà đầu tư lập hồ sơ đăng
ký Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
1. Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư (mẫu 2 - Quyết định 1175/QĐ-
47
2. Bản sao công chứng Giấy ĐKKD của Doanh nghiệp
3. Văn bản giải trình về dự án đầu tư (mẫu 3 - Quyết định 1175/QĐ- BKH) (Văn bản này bao gồm bản Nghiên cứu Khả thi của dự án đầu tư)
4. Hợp đồng với đối tác
5. Nghị quyết thông qua dự án đầu tư của ĐHĐCĐ/HĐQT
Bước 3: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ cho Bộ KHĐT (Phòng Đầu tư ra nước ngoài – Cục Đầu tư nước ngoài)
Bước 4: Bộ KHĐT rà soát hồ sơ
Với dự án < 15 tỷ, mọi yêu cầu làm rõ phải được thông báo bằng văn bản cho Doanh nghiệp trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Nếu được chấp thuận, dự án sẽ được cấp GCNĐT trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi Bộ KHĐT nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu không được chấp thuận, Bộ KHĐT phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do không chấp thuận.
Với dự án ≥ 15 tỷ Bộ KHĐT phải gửi hồ sơ cho các gửi văn bản lấy ý
kiến các cơ quan hữu quan trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, cụ thể là:
o Bộ chủ quản;
o Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật;
o Bộ Tài chính;
48
o Ngân hàng Nhà nước;
o UBND Thành phố nơi có trụ sở của Doanh nghiệp, ngành liên quan và UBND Tp nơi có trụ sở doanh nghiệp.
Bước 5: Phản hồi của các cơ quan hữu quan
Các cơ quan được gửi phải gửi ý kiến đánh giá cho Bộ Kế hoạch Đầu tư trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản hỏi ý kiến của Bộ KHĐT. Hết thời hạn trên mà cơ quan được hỏi ý kiến không có văn bản phản hồi, cơ quan đó coi như đã chấp thuận dự án.
Bước 6 : Thẩm định của Bộ KHĐT
Nếu được chấp thuận, dự án < 150 tỷ sẽ được cấp GCNĐT trong vòng
30 ngày làm việc kể từ khi Bộ KHĐT nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu không được chấp thuận, Bộ KHĐT phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do không chấp thuận.
Với dự án ≥ 150 tỷ, Bộ KHĐT tổng hợp ý kiến các Bộ ngành, làm báo
cáo trình Thủ tướng Chính phủ trong vòng 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ) theo quy trình sau :
o Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, dự
thảo báo;
o Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư chuyển báo cáo cho Văn phòng trình Thứ trưởng phụ trách xem xét, ký nháy
o Văn phòng trình Bộ trưởng ký báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ;
49
Quy trình phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ như sau
Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ phê chuyển Báo cáo cho Vụ Quan hệ
Quốc tế ;
Vụ Quan hệ Quốc tế thảo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ ;
Văn phòng Chính phủ xin ý kiến Thủ tướng ;
Văn phòng Chính phủ gửi thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ
cho Bộ KHĐT và các đơn vị liên quan
Nếu được chấp thuận, dự án ≥ 150 tỷ sẽ được Bộ KHĐT cấp GCNĐT trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Bước 8: Thực hiện thủ tục chuyển tài sản ra nước ngoài để thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, quá trình ĐTRNN không phải lúc nào cũng suôn sẻ và đúng thời hạn như trên. Điều 9 Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định như sau:
“Trường hợp có nội dung cần phải được làm rõ liên quan đến hồ sơ dự án đầu tư, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần phải được làm rõ.”
Với quy định trên, Nhà đầu tư có thể bị kéo dài thời gian cấp phép. Không chỉ Bộ Kế hoạch & Đầu tư mà các cơ quan, các Bộ ban ngành như Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
50
ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính được lấy ý kiến về Dự án ĐTRNN sẽ có nhiều yêu cầu giải trình. Chính vì vậy mà thời gian cấp phép ĐTRNN bị kéo dài thêm rất nhiều.
Quy định về quản lý dự án ĐTRNN của Việt Nam hiện nay rất chặt chẽ, tuy nhiên, chính điều đó đã làm khó khăn cho một số Doanh nghiệp. Với mối lo có thể có những trường hợp lập dự án ảo để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài một cách hợp pháp cho nhiều mục đích khác nhau nhằm mục đích lẩn tránh thuế, rửa tiền hoặc không phù hợp với định hướng nên Nhà nuớc đã có chính sách kiểm soát từng hoạt động ĐTRNN dù bé hay lớn. Có doanh nghiệp muốn thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh để thực hiện một hợp đồng tại nước ngoài cũng phải làm thủ tục để xin Cấp giấy chứng nhận Đầu tư ra nước ngoài trong khi về bản chất đây không phải là một dự án đầu tư.
Ví dụ: Doanh nghiệp A đã xin cấp được Giấy phép đầu tư vào Mozambique. Vì muốn đưa các chuyên gia người Việt Nam có kinh nghiệm, đã hợp tác lâu dài, có đầy đủ trang thiết bị chuyên nghiệp về xây lắp các công trình, đồng thời giảm chi phí, tăng doanh thu cho Doanh nghiệp B bên doanh nghiệp A đã thuê doanh nghiệp B sang Mozambique xây lắp công trình mà mình đã trúng thầu. Bản chất doanh nghiệp B chỉ sang thực hiện hợp đồng, không thực hiện hoạt động đầu tư tại Mozambique nhưng trên thực tế, doanh nghiệp B vẫn phải làm đầy đủ thủ tục đầu tư sang Mozambique. Đây là bất cập của pháp luật về ĐTRNN của Việt Nam. Pháp luật chỉ quy định trình tự thủ tục ĐTRNN với các “dự án” chứ chưa có quy định về thực hiện Hợp đồng tại nước ngoài, gây khó khăn cho quá trình tìm kiếm lợi nhuận, tăng cường kinh nghiệm cho các Nhà Đầu tư như doanh nghiệp B nêu trên.
Thực tiễn, hiện nay các doanh nghiệp ĐTRNN với số vốn lớn chủ yếu vẫn là các Tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập
51
đoàn Dầu khí nên dường như quy định pháp luật quy định để kiếm soát dòng tiền của Nhà nước. Chính vì vậy mà các quy định về điều kiện, thủ tục ĐTRNN còn nặng cơ chế xin – cho, rất khó khăn. Trong khi rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, đi đầu tư và tự chịu trách nhiệm với số vốn mà họ bỏ ra, chưa được áp dụng thủ tục nhanh gọn, khuyến khích họ ĐTRNN.