Các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

23 1.1K 6
Các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Để thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, nhà nước đã thực hiện rất nhiều các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh việc hỗ trợ phát triển của nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng dần dần tự tạo lập các cơ hội và vị thế của mình trên trường quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có những chiến lược để đạt được hiệu quả hoạt động. Một trong những chiến lược nâng tầm doanh nghiệp Việt Nam đó là việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Có rất nhiều phương thức giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế và gây dựng được hình ảnh tại thị trường nước ngoài. Một trong những giải pháp đó là thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có phải là một giải pháp quan trọng nhất để tăng khả năng xâm nhập thị trường nước ngoài của các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hay không thì cần phải xem xét vấn đề trên nhiều khía cạnh và tiến hành so sánh với việc thực hiện các phương thức khác. Để đưa ra được nhận định trên là đúng hay sai, Nhóm thảo luận xin trình bày vấn đề nội dung chính như sau: I. Khái quát về các phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài. II. Xu thế đầu tư ra nước ngoài tại khu vực Đông Nam Á của Việt Nam III. Các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 1 NỘI DUNG CHÍNH I. Khái quát về các phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài 1. Các phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài: 1. 1. Xuất khẩu: – Xuất khẩu trực tiếp: Tìm kiếm nhà phân phối ở nước ngoài, bán sản phẩm cho họ để họ phân phối tại nước đó. – Xuất khẩu gián tiếp: Tìm kiếm công ty trong nước có khả năng phân phối ra nước ngoài. Ưu điểm: khai thác được tính kinh tế của vị trí, quy mô. Không phải lập nhà máy tại nước ngoài nên tránh được nhiều rủi ro. Nhược điểm: chi phí vận chuyển, các rào cản thuế quan, rủi ro khi ủy thác bán sản phẩm cho người khác. Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD, tăng 10,4%, mức tăng cao nhất từ năm 2012 và đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 101,6 tỷ USD (gồm cả dầu thô), tăng 15,2%, đóng góp 10,1 điểm phần trăm và đạt 94,4 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng 16,7%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 tăng 9,1%. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 28,5 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2013, thị trường tiếp theo là EU với 27,9 tỷ USD, tăng 14,7%, Trung Quốc ước tính đạt 14,8 tỷ USD, tăng 11,8 % , Nhật Bản đạt 14,7 tỷ USD, tăng 8%, Hàn Quốc đạt 7,8 tỷ USD, tăng 18,1% . 1.2. Cấp phép: Là chủ sở hữu trí tuệ cho phép bên nhận phép được sử dụng các bằng sáng chế, bí quyết thương mại của mình. 3 hình thức cấp phép đó là cấp phép thương hiệu, cấp phép bản quyền và cấp phép bí quyết kinh doanh. Rủi ro: khả năng bị mất kiểm soát đối với tài sản trí tuệ của mình nhưng ưu điểm là không cần nhiều vốn. 1. 3. Nhượng quyền kinh doanh Là một hình thức cấp phép trong đó bên nhận nhượng quyền sẽ trả tiền để được quyền sử dụng tài sản vô hình của bên nhượng quyền. Hình thức này thường được áp dụng khi chi phí để mở ra một cửa hàng quá cao. Doanh nghiệp nhận nhượng quyền sẽ phải ký cược, phí hợp đồng và phí nhượng quyền theo doanh số hoặc theo thời gian. Doanh nghiệp nhận nhượng quyền cũng phải thực hiện theo đúng các ràng buộc liên quan tới sản phẩm/dịch vụ nếu không sẽ bị hủy bỏ. 2 1. 4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: + Công ty liên doanh: Doanh nghiệp góp vốn với một Doanh nghiệp nước ngoài và tiến hành sản xuất kinh doanh tại nước đó. Ưu điểm: có thể tận dụng phát triển thị trường,phân tán một phần rủi ro. Nhược điểm có thể bị mất quyền kiểm soát vào tay đối tác cũng như khó mở thêm các công ty con sau này. + Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: doanh nghiệp bỏ 100% vốn để xây dựng doanh nghiệp và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài. Ưu điểm: tăng khả năng kiểm soát đối với doanh nghiệp, tận dụng ưu thế vị trí, quy mô Nhược điểm: chi phí lớn và rủi ro cao. Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2011 là 82 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.531 tỷ USD, năm 2012 là 84 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.545,7 tỷ USD, năm 2013 là 89 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.420 tỷ USD. Trong đó, số vốn dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư chủ yếu sang các nước Lào, Campuchia, Venezuela, Nga, Peru… Như vậy, nếu xét về giá trị thu được từ các hoạt động có yếu tố quốc tế, phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đem lại giá trị lớn, đóng góp lớn trong sự phát triển của kinh tế Việt Nam thì xuất khẩu chiếm ưu thế hơn so với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã khai thác và tiếp cận được các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc… và đem lại nguồn thu lớn. Trong khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam lại tập trung chủ yếu sang các nước trong khu vực, đầu tư chủ yếu vào lĩn vực viễn thông, năng lượng… Điều này cho thấy rằng, tính đến thời điểm này các doanh nghiệp Việt Nam thông qua xuất khẩu có khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài cao hơn so với phương thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 2. Khái niệm về đầu tư 2.1. Đầu tư: Có khá nhiều khái niệm về đầu tư được các nhà kinh tế học đưa ra. P.A. Samuelson cho rằng, đầu tư là hoạt động tạo ra tư bản thực sự. Đầu tư có thể dưới dạng vô hình như đầu tư cho giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu phát minh. Theo ông, trong lĩnh vực tài chính, đầu tư có ý nghĩa hoàn toàn khác. Còn theo Pierce Conso, đầu tư có thể xem xét theo cách tiếp cận khác nhau như theo quan điểm kinh tế, tài chính và kế toán. Theo cuốn “từ điển kinh tế”, đầu tư bao gồm đầu tư tài chính và đầu tư tài sản vật chất. Đầu tư tài sản vật chất là hoạt động chi dùng vốn vào việc mua sắm các tài sản vật chất như nhà xưởng, máy móc thiết bị (tài sản cố định) và các tài sản tồn trữ (hàng tồn kho). Đầu tư tài sản vật chất tạo ra những tài sản 3 mới cho nền kinh tế, trong khi đầu tư tài chính chỉ thuần túy là việc chuyển quyền sở hữu những tài sản hiện có từ chủ này sang chủ khác. Có thể thấy khái niệm đầu tư được hiểu khá rộng. Theo nghĩa rộng, Đầu tư có thể hiểu là sự hy sinh nguồn lực hiện tại để đạt được một hay tập hợp mục đích (mục tiêu) của nhà đầu tư trong tương lai. Theo nghĩa hẹp, Đầu tư là việc chi dùng vốn và các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm thu về một kết quả lớn hơn nguồn lực đã chi ra để đạt kết quả đó, duy trì và tạo thêm những tài sản mới, năng lực mới cho nền kinh tế và cho chủ đầu tư trong tương lai. Theo quy định tại Luật Đầu tư: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Có hai đặc trưng quan trọng để phân biệt một hoạt động được gọi là đầu tư hay không, đó là: tính sinh lãi và độ rủi ro của công cuộc đầu tư. Thực vậy, người ta không thể bỏ ra một lượng tài sản mà lại không dự tính thu được giá trị cao hơn giá trị ban đầu. Tuy nhiên, nếu mọi hoạt động đầu tư nào cũng sinh lãi thì trong xã hội thì ai cũng muốn trở thành nhà đầu tư. Chính hai thuộc tính này đã sàng lọc các nhà đầu tư và thúc đẩy sản xuất – xã hội phát triển. Qua hai đặc trưng trên cho thấy, rõ ràng mục đích của hoạt động đầu tư là lợi nhuận. Vì thế, cần hiểu rằng bất kỳ sự chi phí nào về thời gian, sức lực và tiền bạc vào một hoạt động nào đó mà không có mục đích thu lợi nhuận thì không thuộc về khái niệm về đầu tư. 2.2. Đầu tư nước ngoài Đầu tư nước ngoài là sự dịch chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu. Theo Luật Đầu tư quy định: Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư. Các hình thức đầu tư nước ngoài. - Theo tính chất quản lý: Đầu tư trực tiếp (FDI-Foreign Direct Investment) và đầu tư gián tiếp (PFI-Portfolio Foreign Investment). + Đầu tư trực tiếp là hình thức mà trong đó các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư sang nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quá trình sử dụng và thu hồi số vốn đầu tư bỏ ra. + Đầu tư gián tiếp thường do Chính phủ các nước, tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ của một nước cho một nước khác (thường là nước đang phát triển) 4 vay vốn dưới nhiều hình thức viện trợ hoàn lại và không hoàn lại. Theo loại hình này bên nhận vốn có toàn quyền quyết định việc sử dụng vốn như thế nào để đạt được kết quả cao nhất, còn bên cho vay hoặc viện trợ không chịu rủi ro và hiệu quả vốn vay. Loại hình đầu tư này thường kèm theo điều kiện ràng buộc về kinh tế hay chính trị cho nước nhận vốn. Do vậy hình thức đầu tư này không chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đầu tư quốc tế, nó thường chỉ dùng cho các nước đang phát triển có nhu cầu cấp thiết về vốn. - Theo chiến lược đầu tư: Đầu tư mới và Mua lại & Sát nhập + Đầu tư mới (Greenfield Investment): Là việc các chủ đầu tư thực hiện đầu tư mới ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư truyền thống của FDI và cũng là kênh chủ yếu để các nhà đầu tư các nước phát triển đầu tư vào nước đang phát triển. + Mua lại và sát nhập (Mergers and Accquistions): Là hình thức khi các chủ đầu tư thông qua việc mua lại và sát nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Kênh này chủ yếu ở các nước phát triển NICs (Các nước công nghiệp mới). - Đầu tư theo chiều dọc và đầu tư theo chiều ngang. + Đầu tư theo chiều dọc (Vertical Intergration – Tích hợp dọc): Các nhà đầu tư đi chuyên sâu vào một hoặc một vài mặt hàng. Ở các loại mặt hàng này các nhà đầu tư sản xuất từ A đến Z. Đây là hình thức khi nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài với mục đích khai thác nguồn nhiên liệu tự nhiên và các yếu tố đầu vào rẻ (lao động, đất đai,…). Ưu điểm: Lợi nhuận cao vì lấy được ở tất cả các khâu nhưng rủi ro cao, thị trường không rộng. + Đầu tư theo chiều ngang (Horizontal Intergration – Tích hợp ngang): Nhà đầu tư mở rộng và thôn tính thị trường nước ngoài cùng một loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài, hình thức này thường dẫn đến độc quyền. Theo hình thức này, nhà đầu tư tổ chức kinh doanh nhiều nhóm sản phẩm và hàng hóa trên phạm vi rộng. Hình thức này có ưu điểm rủi ro thấp nhưng lợi nhuận không cao 3. Động lực đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. - Đầu tư ra nước ngoài là hoạt động có tiềm năng lớn trong việc giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu tư, giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ cao, đồng thời học hỏi những ứng dụng trong công nghệ thông tin, kinh nghiệm quản lý, từ đó nâng cao năng lực của mình. - Do sự khác biệt về nguồn lực để phục vụ cho hoạt động sản xuất của các quốc gia như vốn, lao động, công nghệ… cũng như cách thức, cơ chế quản lý dẫn đến sự khác nhau về sản phẩm, giá cả, lợi thế cạnh tranh, vấn đề chuyên môn hóa hay độc quyền, thương hiệu…; 5 - Do sự thúc đẩy của việc thu được những lợi ích cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi tham gia góp vốn, đầu tư, tạo được những vị thế mới trên trường quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, khai thác được hiệu quả các yếu tố đầu vào, công nghệ, môi trường kinh doanh được cải thiện. - Do những nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục thúc đẩy mối quan hệ đầu tư giữa các quốc gia để đạt được những mục đích nhất định. II. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á 1. Xu thế đầu tư Bên cạnh thành công tại thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp đang giang rộng đôi tay ra các thị trường ngoài biên giới đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á. Đến hết năm 2014, hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại khu vực Đông Nam Á của các doanh nghiệp Việt Nam bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, khẳng định sự nỗ lực và bản lĩnh của doanh nghiệp Việt, và mở ra một cánh cửa với nhiều hi vọng cho những chiến lược kinh doanh mới. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, lập cơ sở làm ăn tại nước ngoài tại khu vực Đông Nam Á sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường, đồng thời doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ cao, học hỏi những ứng dụng trong công nghệ thông tin, từ đó nâng dần năng lực cạnh tranh. - Hòa vào xu hướng hội nhập: Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chính thức khởi động từ năm 1989, ở giai đoạn đầu của xu hướng được xem là những bước thăm dò cơ hội. Những năm vừa qua, làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại khu vực Đông Nam Á của các doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Song, nếu nói về số lượng và quy mô của dự án đầu tư ra nước ngoài phải nhắc đến giai đoạn 2006 - 2012. Các dự án tập trung chủ yếu vào lĩnh vực trồng cây công nghiệp, lĩnh vực sản xuất điện, lĩnh vực viễn thông Dự kiến năm 2015, Việt Nam sẽ đầu tư 4 tỷ USD vào Campuchia. Theo mục tiêu kế hoạch của Chính phủ 2 nước, phấn đấu đến năm 2020, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam vào Campuchia đạt 6 tỷ USD, gấp 2 lần so với năm 2013. Trong đó, năm 2015 đạt từ 4 đến 4,2 tỷ USD. Riêng về thương mại và du lịch sẽ tạo nhiều đột phá: Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đến năm 2020 đạt 6,5 tỷ USD, trong đó năm 2015 đạt 5 tỷ USD, gấp 1,9 lần so với năm 2013; Khách du lịch hai chiều Việt Nam - Campuchia tăng trưởng trên 30%/năm, đạt 2,5 triệu lượt vào năm 2020 và 1,6 triệu lượt vào năm 2015. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã từng bước đi vào nề nếp, có một số dự án đã bước đầu thành công và đã chuyển lợi nhuận về nước. Xu hướng đầu tư ra nước ngoài tại khu vực Đông Nam Á đang có sự gia tăng đáng kể vào những địa bàn phù hợp với định hướng đầu tư ra của Việt Nam, và vào những ngành, lĩnh vực chiến lược Việt Nam có kinh nghiệm như thủy điện, trồng cây công nghiệp, viễn thông, 6 Hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại khu vực Đông Nam Á đã tạo ra việc làm cho hàng nghìn lao động Việt Nam và hàng vạn lao động của nước tiếp nhận đầu tư. Trải qua từng năm với những bước đi cẩn thận nhưng tính đa dạng của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại khu vực Đông Nam Á cũng thể hiện khá rõ nét về thị trường đầu tư đa dạng, về ngành nghề, về quy mô, hình thức đầu tư, về các thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư. Việc xúc tiến đầu tư ra nước ngoài bắt đầu có sự chuyển hướng. Bên cạnh mục tiêu kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài, còn có mục tiêu hỗ trợ, thúc đẩy triển khai có hiệu quả các dự án đã có, định hướng dự án đầu tư mới vào ngành, lĩnh vực, địa bàn thuận lợi, có lợi ích gắn với nền kinh tế trong nước. - Phát huy tối đa những lợi thế: Theo định hướng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sẽ có cơ chế đặc thù đối với hoạt động đầu tư sang các nước lân cận và Việt Nam có nhiều lợi thế đẩy mạnh hoạt động, khai thác thị trường như Lào, Campuchia. Những năm qua, Campuchia và Lào là một trong những địa điểm đầu tư được các doanh nghiệp Việt Nam chú ý bởi thuận lợi về mặt địa lý sẽ bổ trợ tích cực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong nước. Hãng Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã góp 49% vốn thành lập Hãng hàng không quốc gia Campuchia. Cùng đó, BIDV đã góp vốn thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển IDCC với vốn điều lệ 100 triệu USD thành lập Ngân hàng Đầu tư phát triển Campuchia (BIDC). Đồng thời IDCC sẽ thành lập Công ty cổ phần Bảo hiểm Việt Nam - Campuchia (CIV), trong đó IDCC nắm giữ 90% vốn điều lệ. Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đầu tư 27 triệu USD tại Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Việt Nam đã có 222 dự án được cấp phép đầu tư tại Lào với tổng vốn đăng kí đầu tư là 3,8 tỷ USD. Còn, như số liệu của Hội đồng Phát triển Campuchia, doanh ngiệp Việt Nam đã đầu tư trên 1,5 tỷ USD vào Campuchia trong tổng vốn 50 tỷ USD FDI của 2.000 dự án đã được Campuchia cấp phép. Tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) đang đầu tư trồng cao su tại Lào và Campuchia. Từ năm 2007, tập đoàn bắt đầu tiến hành khảo sát và hướng tới trồng 100.000 ha cao su ở hai nước này. Ông Huỳnh Trung Trực, Phó tổng giám đốc VRG cho biết, đến nay tập đoàn đang có 19 doanh nghiệp hoạt động tại Campuchia. Năm 2012, VRG đã trồng được 70.000 ha cao su và trồng mới 25.000 ha. Đến năm 2014 trồng đạt 100.000 ha. Tổng mức đầu tư các dự án trồng cao su ở nước ngoài là 1 tỷ USD. Hiện nay, Myanmar là thị trường đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam chú ý. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là nhà đầu tư Việt Nam đầu tiên đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và du lịch mà cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất (chiếm 26%) trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn du lịch và trung tâm thương mại tại Myanmar. Ngày 18/12/2012, HAGL đã kí kết hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh- 7 Chuyển giao (BOT) và Hợp đồng thuê đất với Tổng cục Khách sạn du lịch Myanmar. Dự án có tổng diện tích 8 hecta, tọa lạc ngay trung tâm Cố đô Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar với tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD. Thời gian hoàn thành dự án từ 6 đến 7 năm nữa. Theo kế hoạch, dự án sẽ được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ năm 2013 – 2015, xây dựng trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng cho thuê 1 và khách sạn 5 sao. Giai đoạn 2 sẽ làm từ 2016 - 2018, gồm khu căn hộ cho thuê và tòa nhà văn phòng cho thuê 2. 2. Mục tiêu đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Xét theo khía cạnh kinh doanh, mục tiêu của đầu tư là lợi nhuận. Tuy nhiên, trong tổng thể nền kinh tế, ngoài mục tiêu kinh tế còn có những mục tiêu về chính trị và xã hội… mà các Doanh nghiệp chính là cầu nối mật thiết để thực hiện được các mục tiêu đó. Thứ nhất, chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Thứ hai, chu kỳ sản phẩm Sản phẩm mới đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khấu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hoà, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI. Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hoá trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các n.hà cung cấp chuyên sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. Thứ ba, lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman A.A (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù ( chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sang đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện ( lao động, đất đai, chính trị ) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. 8 Thứ tư, tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và Châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu. Thứ năm, khai thác chuyên gia và công nghệ Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn nhằm mục đích khai thác chuyên gia và công nghệ ở nước nhận đầu tư. Thứ sáu, tiếp cận nguồn tài nguyên Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp tiếp cận với nguồn tài nguyên đặc biệt là các nguồn tài nguyên ít có ở các nước đi đầu tư. 3. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam Thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu, tìm kiếm nguồn tài nguyên (đất đai, khoáng sản). Thủ tướng đã phê duyệt Quyết định 236/QĐ-TTg về thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài với mục tiêu thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam ra nước ngoài nhằm chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này, công tác xúc tiến đầu tư đóng một vai trò quan trọng. Năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà cụ thể là Cục Đầu tư nước ngoài đăng ký 8 hoạt động xúc tiến đầu tư, trong đó có 4 đoàn công tác tại các thị trường quan trọng và tiềm năng để khảo sát cơ hội đầu tư (tại Myanmar) và hỗ trợ thúc đẩy triển khai dự án đã có (tại Lào và Campuchia). Các hoạt động khác bao gồm: tổ chức Hội nghị XTĐT Việt Nam – Lào theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng chiến lược đầu tư sang Lào, rà soát toàn bộ các dự án đầu tư ra nước ngoài và xuất bản sách về chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư ra nước ngoài. Đây là các hoạt động đã được tiến hành đều đặn từ 03 năm trở lại đây và cần thiết duy trì để đáp ứng nhu cầu thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài đi vào hiệu quả, đặc biệt theo Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 23/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động đầu tư sang Lào và Campuchia. 3.1. Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Lào Theo thông tin chưa đầy đủ, hiện có khoảng 150 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Lào dưới các hình thức công ty liên doanh, văn phòng đại diện, cửa hàng, siêu thị với số vốn đăng ký hơn 5 tỷ USD. 9 Tính đến nay, đã có trên 423 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang thị trường Lào, với tổng số vốn đăng ký hơn 5 tỷ USD. Lào là một trong những địa chỉ sớm nhất tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế của Lào như nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, viễn thông, thuỷ điện, chế biến gỗ, khai khoáng, thương mại, khách sạn-nhà hàng, ngân hàng Những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài chủ yếu là những công ty Nhà nước, thực hiện đầu tư dưới hình thức Liên doanh và hoạt động theo các chương trình hợp tác đầu tư giữa hai nhà nước Việt Nam và Lào. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trong thời kỳ này khá nhỏ lẻ và cầm chừng. Sau năm 1994, hoạt động đầu tư trực tiếp sang Lào của doanh nghiệp Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ, từ năm 1995 đến năm 1997, không một dự án nào đầu tư sang Lào được thực hiện thêm. Đến năm 1998, hoạt động này mới hồi sinh trở lại, đánh dấu bằng sự kiện Công ty hợp tác kinh tế Quân khu 4, thuộc Bộ Quốc phòng đầu tư 1,5 triệu USD sang Lào để thực hiện dự án xây dựng nhà cửa, cầu, đường, công trình thuỷ lợi và các công trình kết cấu hạ tầng khác. Bước sang năm 1999, Nghị định 22/1999 về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài được ban hành, điều này thể hiện sự công nhận về mặt luật pháp đối với lợi ích của các dự án đầu tư ra nước ngoài. Trong năm này, số lượng dự án đầu tư ra nước ngoài tăng vọt lên tới 5 dự án, với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 4 triệu USD, đặc biệt đã xuất hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp tư nhân bên cạnh dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Đó là dự án đầu tư kinh doanh tân dược, dụng cụ y tế, hoá chất của Công ty TNHH Dược phẩm Đông Dương với tổng số vốn đầu tư là 150.000 USD. Liên tiếp từ năm 1998 cho tới nay, năm nào cũng có doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào. Ví dụ điển hình trong việc khái thác thị trường Lào của các doanh nghiệp Việt Nam là công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế (Viettel Global) là doanh nghiệp viễn thông đi đầu trong việc đầu tư sang Lào và đạt được nhiều thành công. Viettel Global hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số 0103020282 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 24/10/2007. Cổ đông sáng lập lớn nhất là Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (51%). Ngày 07/02/2008, Viettel Global chính thức nhận giấy phép đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ Việt Nam để thực hiện dự án tại Lào. Ngày 21/02/2008, doanh nghiệp nhận giấy phép đầu tư và thành lập công ty Star Telecom tại Đường Nongbone, phường Phonesay, quận Saysettha, thành phố Vientiane, CHDCND Lào. Hình thức đầu tư là liên doanh với công ty Laos Asia Telecom (LAT), trực thuộc Bộ Quốc phòng Lào theo cơ cấu vốn góp Viettel Global đóng góp 49% (vốn bằng thiết bị trong thời gian 1 năm kể từ khi thành lập liên doanh; LAT góp 51% vốn bằng giá trị 10 [...]... pháp hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 1 Về phía nhà nước * Cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách về đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi và định hướng cho các doanh nhân và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài an toàn và hiệu quả - Cải tiến thủ tục hành chính đối với đầu tư ra. .. trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 16 III Các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 17 1 Về phía nhà nước 17 21 2 Về phía doanh nghiệp 18 22 Bảng phân công nhiệm vụ Nhóm (Nội dung: bình luận về đầu tư ra nước ngoài - một trong những giải pháp quan trọng nhất để tăng khả năng xâm nhập thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam) ... hình thức đầu tư này không chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đầu tư quốc tế, nó thường chỉ dùng cho các nước đang phát triển có nhu cầu cấp thiết về vốn .4 - Theo chiến lược đầu tư: Đầu tư mới và Mua lại & Sát nhập 5 - Đầu tư theo chiều dọc và đầu tư theo chiều ngang 5 3 Động lực đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 5 II Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á... tổng hợp và cung cấp các thông tin về: - Chính sách liên quan đến đầu tư, hoat động sản xuất kinh doanh của DN các nước đầu tư - Các tiềm năng và cơ hội đầu tư trong ngành, lĩnh vực của nước sở tại - Các dự án đã được chính phủ hai nước thỏa thuận, có hiệp định đc ký kết - Các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của nước sở tại * Các hỗ trợ, ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra nước ngoài. .. từ các bài học của các nước đã thực hiện, học hỏi cách thức quản lý và đầu tư của các nước phát triển - Các cơ quan đại diện VN tại các nước sở tại cần có các hoat động tích cực trong tham gia quản lý và hỗ trợ DN; - Thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài kịp thời,đầy đủ, đảm bảo cung cấp đủ các thông tin cho các nhà đầu tư - Tăng cường xúc tiến thương mại, đặc biệt vs các nước. .. lập các hiệp hội đầu tư ra nước ngoài; cung cấp thông tin quản lý, thông tin thị trường cho các DN * Về cung cấp, hỗ trợ thông tin hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp các bộ ngành liên quan tổ chức thu thập thông tin kịp thời định kỳ công bố cho DN để hỗ trợ DN nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của các nước sẽ tiến hành đầu tư; tổng... 236/QĐ-TTg về thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài với mục tiêu thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam ra nước ngoài nhằm chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế Để thực hiện mục tiêu này, công tác xúc tiến đầu tư đóng một vai trò quan trọng 9 Năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà cụ thể là Cục Đầu tư nước ngoài đăng ký 8 hoạt động xúc tiến đầu tư, trong... hội đầu tư còn ít, chưa cập nhật, nhân sự và cơ quan đầu mối tập trung vào hoạt động xúc tiến, hỗ trợ đầu tư còn thiếu 4.1 Về phía doanh nghiệp: - Vốn đầu tư thực hiện từ các dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam khá thấp Những nguyên nhân chính là do khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn khá hạn chế, trong khi việc vay ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn - Các. .. tại các thị trường quan trọng và tiềm năng để khảo sát cơ hội đầu tư (tại Myanmar) và hỗ trợ thúc đẩy triển khai dự án đã có (tại Lào và Campuchia) Các hoạt động khác bao gồm: tổ chức Hội nghị XTĐT Việt Nam – Lào theo chỉ đạo của Thủ tư ng Chính phủ, xây dựng chiến lược đầu tư sang Lào, rà soát toàn bộ các dự án đầu tư ra nước ngoài và xuất bản sách về chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư ra nước. .. tổng quát I Khái quát các phương thức xâm nhập thị trường I Khái quát nguyên nhân, vai trò, khái niệm đầu tư II.1 Xu thế đầu tư quốc tế hiện nay, hiệu quả Đánh giá khả năng xâm nhập thị trường nước ngoài của DN II.5 Việt II.2 Mục tiêu của nhà đầu tư VN khi đầu tư ra nước ngoài Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và những khó II.3,4 khăn gặp phải III Giải pháp để đầu tư hiệu quả 3 Thuyết . Các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 1. Về phía nhà nước * Cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam - Tiếp tục xây dựng và hoàn. trường nước ngoài. II. Xu thế đầu tư ra nước ngoài tại khu vực Đông Nam Á của Việt Nam III. Các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 1 NỘI DUNG CHÍNH I. Khái quát về các. nước Việt Nam hay nước tiếp nhận vốn đầu tư thì cũng đều gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài nói chung và sang các nước Đông Nam

Ngày đăng: 13/07/2015, 00:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG CHÍNH

    • I. Khái quát về các phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài

      • 1. Các phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài:

      • 2. Khái niệm về đầu tư

      • 2.2. Đầu tư nước ngoài

        • Các hình thức đầu tư nước ngoài.

          • - Theo tính chất quản lý: Đầu tư trực tiếp (FDI-Foreign Direct Investment) và đầu tư gián tiếp (PFI-Portfolio Foreign Investment).

          • + Đầu tư trực tiếp là hình thức mà trong đó các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư sang nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quá trình sử dụng và thu hồi số vốn đầu tư bỏ ra.

          • + Đầu tư gián tiếp thường do Chính phủ các nước, tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ của một nước cho một nước khác (thường là nước đang phát triển) vay vốn dưới nhiều hình thức viện trợ hoàn lại và không hoàn lại. Theo loại hình này bên nhận vốn có toàn quyền quyết định việc sử dụng vốn như thế nào để đạt được kết quả cao nhất, còn bên cho vay hoặc viện trợ không chịu rủi ro và hiệu quả vốn vay. Loại hình đầu tư này thường kèm theo điều kiện ràng buộc về kinh tế hay chính trị cho nước nhận vốn. Do vậy hình thức đầu tư này không chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đầu tư quốc tế, nó thường chỉ dùng cho các nước đang phát triển có nhu cầu cấp thiết về vốn.

          • - Theo chiến lược đầu tư: Đầu tư mới và Mua lại & Sát nhập

          • - Đầu tư theo chiều dọc và đầu tư theo chiều ngang.

          • 3. Động lực đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.

          • II. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á

            • 1. Xu thế đầu tư

            • 2. Mục tiêu đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

              • Thứ nhất, chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước

              • Thứ hai, chu kỳ sản phẩm

              • Thứ ba, lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia

              • Thứ tư, tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại

              • Thứ năm, khai thác chuyên gia và công nghệ

              • Thứ sáu, tiếp cận nguồn tài nguyên

              • 3. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

              • Thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu, tìm kiếm nguồn tài nguyên (đất đai, khoáng sản). Thủ tướng đã phê duyệt Quyết định 236/QĐ-TTg về thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài với mục tiêu thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam ra nước ngoài nhằm chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này, công tác xúc tiến đầu tư đóng một vai trò quan trọng.

              • Năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà cụ thể là Cục Đầu tư nước ngoài đăng ký 8 hoạt động xúc tiến đầu tư, trong đó có 4 đoàn công tác tại các thị trường quan trọng và tiềm năng để khảo sát cơ hội đầu tư (tại Myanmar) và hỗ trợ thúc đẩy triển khai dự án đã có (tại Lào và Campuchia). Các hoạt động khác bao gồm: tổ chức Hội nghị XTĐT Việt Nam – Lào theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng chiến lược đầu tư sang Lào, rà soát toàn bộ các dự án đầu tư ra nước ngoài và xuất bản sách về chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư ra nước ngoài. Đây là các hoạt động đã được tiến hành đều đặn từ 03 năm trở lại đây và cần thiết duy trì để đáp ứng nhu cầu thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài đi vào hiệu quả, đặc biệt theo Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 23/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động đầu tư sang Lào và Campuchia.

              • 4. Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan