1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

việc sử dụng vốn fdi và phát triển đầu tư ra nước ngoài của việt nam

37 279 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 912 KB

Nội dung

Trước tình hình đó, để cóthể có được một cái nhìn toàn diện về vấn đề này, nhóm chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “ ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM NĂM 2009,2010 VÀ

Trang 1

Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam”

1.3.3 Phân theo động cơ của nhà đầu tư

1.4 Những nhân tố thúc đẩy FDI

1.5 Lợi ích của việc thu hút FDI

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM

Trang 2

Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỷ 21 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho toàn cầu,một thế giới đầy sôi động của quá trình toàn cầu hoá Điều đó đãthúc đẩy nước ta gia nhập vào các tổ chức quốc tế như: WTO (Tổchức thương mại quốc tế), OECD (Tổ chức hợp tác và phát triểnkinh tế), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái BìnhDương) một loạt các hợp tác, đối tác được ký kết giữa các quốcgia tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế-xã hội, giao lưu buônbán giữa các nước trong thời kỳ mở cửa Đây là yếu tố hình thànhvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một nguồn vốn có vai tròquan trọng thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá củacác nước đang phát triển Cho đến nay, FDI đã được nhìn nhận như

là một trong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.Theo đánh giá của một số chuyên gia trên thế giới, Việt Nam làmột trong những địa điểm tuyệt vời để đầu tư Tình hình chính trị ởViệt Nam tương đối ổn định, có cơ cấu dân số vàng, nền kinh tếtăng trưởng khá nhanh và đều đặn Chính nhờ những ưu điểm trên,ngày càng có nhiều chương trình đầu tư nước ngoài đổ vào ViệtNam Trong đó, đầu tư FDI được Chính phủ Việt Nam đánh giácao và cố gắng tập trung thu hút nguồn đầu tư này Bên cạnh đó,việc phát hiện ra những vụ bê bối trong các dự án ODA gần đâybắt đầu làm cho vấn đề sử dụng vốn FDI của Việt Nam cũng dần “nóng” lên, đặc biệt khi vốn đầu tư FDI lại là một trong số nhữngnguồn lực quan trọng nhất của đất nước Trước tình hình đó, để cóthể có được một cái nhìn toàn diện về vấn đề này, nhóm chúng tôi

quyết định chọn nghiên cứu đề tài “ ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU

NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM NĂM 2009,2010 VÀ NỬA ĐẦU NĂM 2011”

Đây không phải là một đề tài mới mẻ, có rất nhiều chuyên gia

đã nghiên cứu và phân tích vấn đề trước nhóm chúng tôi Do đó, trên cơ sở nguồn tư liệu thứ cấp đã có sẵn, tham khảo thêm một số báo, tạp chí, chúng tôi đã rút ra những kết luận chung, tổng hợp

Trang 4

thêm ý kiến của các thành viên trong nhóm để hoàn thành bài viết này Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho các bạn một số kiến thức cần thiết để có cái nhìn khách quan và toàn diện về nền kinh tế Việt Nam hiện nay nói chung và việc sử dụng FDI nói riêng.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm

Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm Theo Tổ ChứcThương Mại Thế giới (WTO) thì: Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI- Foreign Direct Investment) xảy ra khi một nhà đầu tư từ mộtnước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác(nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phươngdiện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chínhkhác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản màngười đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Khi đó,nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sảnđược gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF (International MonetaryFund) lại có một định nghĩa khác về FDI: Đầu tư trực tiếp nướcngoài FDI (Foreign Direct Investment) là một công cuộc đầu tư rakhỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (directinvestor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sỡ hữu lâu dài mộtdoanh nghiệp đầu tư trực tiếp ( direct investment enterprise) trong

Trang 5

một quốc gia khác Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số

cổ phiếu mới được công nhận là FDI

Có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI nhưng chung quy lại

có thể hiểu: “Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm dành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại.”

1.2 Đặc điểm

 Nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư

 Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu

tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tựchịu trách nhiệm về lỗ lãi Hình thức này mang tính khả thi vàhiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị,không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế

 Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp 1 tỷ lệ vốn tối thiểutrong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định để giành quyền điều hànhhay tham gia điều hành doanh nghiệp nhận đầu tư ( theo Luật đầu

tư nước ngoài của Việt Nam là tối thiểu 30% vốn pháp định của

dự án)

 Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia, cũng như lợi nhuận

và rủi ro được phân chia theo tỷ lệ đóng góp của các bên trongvốn điều lệ hoặc vốn pháp định

 Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chấtthu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức

 Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thểtiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệmquản lý… là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác khônggiải quyết được

đầu của chủ đầu dưới hình thức vốn pháp định mà trong quá trìnhhoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển

Trang 6

khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuậnthu được.

1.3 Các hình thức FDI

1.3.1 Phân theo bản chất đầu tư

Đầu tư phương tiện hoạt động: Là hình thức FDI trong đócông ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinhdoanh mới ở nước nhận đầu tư Hình thức này làm tăng khốilượng đầu tư vào

Mua lại và sát nhập: Là hình thức FDI trong đó hai hay nhiềudoanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặcmột doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tưhay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nướcnhận đầu tư Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khốilượng đầu tư vào

1.3.2 Phân theo tính chất dòng vốn

phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nướcphát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyếtđịnh quản lý của công ty

lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu

tư thêm

nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thểcho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệpcủa nhau

1.3.3 Phân theo động cơ của nhà đầu tư

khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếpnhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giáthấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào Nguồn vốnloại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương

Trang 7

hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng) Nó cũngcòn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận Ngoài

ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyênchiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh

Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giáthành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyênliệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước,chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuấtkinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v

mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranhdành mất Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng cáchiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khuvực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào cácthị trường khu vực và toàn cầu

1.4 Những nhân tố thúc đẩy FDI

thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn Vì vậy một nướcthừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn Còn một nướcthiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn Tình trạng này sẽdẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếmnhằm tối đa hóa lợi nhuận

tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kì sống của các sản phẩm nàybao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giaiđoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa

Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sảnphẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mìnhcũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp Ởgiai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa cácnhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyếtđịnh cắt giảm chi phí sản xuất Đây là lý do để các nhà cung cấp

Trang 8

chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sảnxuất thấp hơn

công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệcho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nướcngoài Họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Đầu tư ra cácnước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thịtrường tiêu thụ tiềm năng

tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung độtthương mại song phương Vd: Nhật Bản hay bị Mỹ và các nướcTây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn cácnước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương Đốiphó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường

đó Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, đểgiảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang Họ còn đầu

tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thịtrường Bắc Mỹ và châu Âu

nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vàonhững nước có nguồn tài nguyên phong phú Vd: Làn sóng đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên

1950 là vì mục đích này FDI của Trung Quốc hiện nay cũng cómục đích tương tự

1.5 Lợi ích của việc thu hút FDI

tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập Khi một nềnkinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa.Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn

từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI

Trang 9

 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Trong một sốtrường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy độngđược phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng" Tuy nhiên,công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chínhsách đó Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước

có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh màcác công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằngnhững khoản chi phí lớn

từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư củacông ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước cóquan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phâncông lao động khu vực Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có

cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩymạnh xuất khẩu

trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạtđược chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương Thu nhập của một

bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cựcvào tăng trưởng kinh tế của địa phương Trong quá trình thuêmướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiềutrường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thuhút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp Điều này tạo ra một đội ngũlao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI Không chỉ có lao độngthông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơhội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài

 Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đangphát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng.Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô

Trang 10

Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm2006.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO

VIỆT NAM QUA CÁC NĂM

2.1 Sức hút và hạn chế

2.1.1 Sức hút

Có thể nói trong thời gian vừa qua Việt Nam được đánh giá

là một trong những nước có sức hút lớn đối với FDI Để tạo đượcsức hút lớn như vậy phải kể đến những thuận lợi sau:

 Môi trường xã hội và chính trị ổn định:

Sự ổn định về chính trị và xã hội là yêu cầu đầu tiên quantrọng nhất, quyết định đối với việc thu hút đầu tư Một quốc gia cómôi trường chính trị ổn định thì các nhà đầu tư mới yêu tâm đầu

tư Nếu môi trường không ổn định, thường xuyên có bạo loạn thìkhó có thể bảo toàn vốn cũng như không thể tiến hành sản xuấtkinh doanh để sinh lời

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, nềnchính trị xã hội của nước ta luôn ổn định Theo đánh giá của cácnhà đầu tư thế giới thì Việt Nam được coi là nước có sự ổn định vềchính trị và xã hội đặc biệt cao, không tiềm ẩn xung đột về tôn giáo

Trang 11

và sắc tộc Đó là điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển củakinh tế đối ngoại, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nướcngoài.

Cùng với sự ổn định về chính trị-xã hội ,Việt Nam có đườnglối đối ngoại mở rộng, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược mở cửahướng về xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài.Với phương châm “Việt nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy củacác nước trong cộng đồng quốc tế”, nước ta đã chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế theo lộ trình thích hợp và thực hiện đúng các camkết quốc tế trong quan hệ đa phương và song phương Việt Nam đã

là thành viên thứ 7 của ASEAN (Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐôngNam Á) từ ngày 28/7/1995, gia nhập APEC (Diễn đàn Hợp Táckinh tế Châu Á-Thái Bình Dương) tháng 11/1998, là thành viênđầu tiên của ASEM (Diễn đàn Hợp Tác Á-Âu), và là thành viênthứ 150 của Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO) từ ngày7/11/2006 Hiện nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao vớihơn 170 nước, quan hệ buôn bán với hơn 100 quốc gia và vùnglãnh thổ và tiếp nhận đầu tư của gần 80 quốc gia Chính việc mởrộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã tạo điềukiện cần thiết và thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài

Có những lợi thế so sánh:

Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi: Nằm ở vị trí trungtâm của vùng Đông Nam Á Các tuyến đường hàng không và hànghải trên thế giới đều rất gần Việt Nam, tạo điều kiện cho giaothương buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới

Nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và đứng thứ 7 trong số 15quốc gia giàu tài nguyên nhất thế giới Thêm vào đó, Việt Nam lànước có dân số đông nên có lực lượng lao động dồi dào (tính đếnngày 1/4/2009, dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 13trên thế giới), lao động Việt Nam cần cù sáng tạo trong công việc,nhân công giá rẻ Bên cạnh đó, Việt Nam là một nền kinh tế đang

Trang 12

phát triển với tốc độ tăng GDP ấn tượng trung bình trên 7% trongsuốt từ năm 1988 đến 2008, chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh

tế 2008 nhưng Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng 5.3% códấu hiệu hồi phục mạnh mẽ, dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6.5%

Với những thuận lợi trên Việt Nam được đánh giá là mộttrong những điểm đến thật sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư

2.1.2 Hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi trên vẫn tồn tại những khó khănhạn chế việc thu hút đầu tư vào nước ta

Nền kinh tế thị trường còn sơ khai:

Hơn 20 năm qua nền kinh tế của Việt Nam đã thành côngtrong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lýcủa nhà nước Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường của Việt Nam cònrất sơ khai

Thị trường hàng hoá dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạnhẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng lậu, hàngnhái nhãn hiệu làm rối loạn thị trường…)

Thị trường tiền tệ và thị trường vốn đã có nhiều tiến bộnhưng vẫn còn nhiều trắc trở Rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt làdoanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng không vay được vìvướng về thủ tục Trong khi nhiều ngân hàng thương mại lại khôngthể cho vay nên để dư nợ quá hạn đến mức báo động Thị trườngchứng khoán đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn thiếu “hàng hoá”

để mua bán và chưa được kiểm soát chặt chẽ

 Trình độ sơ khai của nền kinh tế thị trường của Việt Namchưa đủ đảm bảo cho một môi trường đầu tư thuận lợi, chưa thực

sự có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài Sựyếu kém này đang đặt ra thách thức lớn đối với chính sách thu hútđầu tư của Việt Nam

Năng lực của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế:

Trang 13

Mối liên kết lỏng lẻo giữa khu vực FDI và khu vực kinh tếnội địa là một điểm yếu của nền kinh tế nước ta Công nghệ phụtrợ yếu kém, trong nhiều lĩnh vực, để có thể xuất khẩu được thì cầnnhập khẩu tới 70-80% nguyên liệu từ nước ngoài Các đối tác ViệtNam phần lớn tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước mà trình

độ năng lực của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế và yếukém Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh Tế TrungƯơng và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản cho thấy phần lớn cácdoanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mứctrung bình của thế giới từ 2 - 3 thế hệ: 80% - 90% công nghệ nước

ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập Có 76% máy móc, dâychuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1950 - 1960, 75% số thiết bị

đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang Rất nhiều doanh nghiệpngoài quốc doanh đang sử dụng máy móc, thiết bị do các doanhnghiệp nước ngoài đã thải bỏ Các hoạt động R&D (Nghiên cứu vàPhát triển) chưa thực sự được các công ty trong nước quan tâmmột cách thích đáng Phần lớn chỉ giành một phần kinh phí rất hạnhẹp (dưới 0.2% doanh thu) cho hoạt động này Công tác nghiêncứu thị trường còn rất yếu kém

Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sảnphẩm thấp và không ổn định làm hạn chế năng lực cạnh tranh chodoanh nghiệp nội địa (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơncác sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%)

 Với quy mô còn nhỏ bé, lại yếu kém về năng lực tổ chứcsản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam chưa trở thànhcác đối tác thực sự tin cậy và ngang tầm để các nhà đầu tư tintưởng đặt quan hệ làm ăn lâu dài Mặc khác làm hạn chế tác dụnglan tỏa của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước, tăng chi phíkinh doanh của các doanh nghiệp FDI Đây cũng là khó khăn trởngại rất lớn mà chúng ta cần phấn đấu để nhanh chóng vượt qua

Hệ thống pháp luật còn nhiều nhược điểm:

Trang 14

Tính minh bạch, nhất quán và ổn định của của luật pháp lànhược điểm lớn nhất, đồng thời cũng là đòi hỏi của nhà đầu tưnước ngoài Tình trạng không nhất quán và không ổn định của luậtpháp kéo theo những thay đổi khó lường trước đối với doanhnghiệp và làm cho một số nhà đầu tư không thể thực hiện đượcnhững dự tính ban đầu của mình.

Sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các luật với nhau, giữaluật và pháp lệnh, nghị định, thông tư đã làm cho các đối tượng thihành luật gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng chính là kẽ hở đểcác tổ chức và cá nhân lách luật trong các hoạt động không hợppháp

Tình trạng “phép vua thua lệ làng” là khá phổ biến trongviệc một số cơ quan trung ương và chính quyền địa phương tự ýban hành các văn bản trái với luật hoặc không thi hành luật

Hiện tại thì hệ thống luật của Việt Nam còn nhiều mâu thuẫn

và chưa phù hợp với các cam kết quốc tế đã tham gia Yêu cầu này

đã được đặt ra cách đây nhiều năm song nhiệm vụ sửa đổi này tiếnhành rất chậm so với tiến độ đặt ra

Một số nhà đầu tư vào thị trường bất động sản cho biết, cùngmột dự án như nhau, nếu như ở Trung Quốc hay Thái Lan chỉ cần1-2 năm để hoàn tất, thì Việt Nam tốn gấp đôi thời gian vì thủ tụchành chính rườm rà, phức tạp

Trang 15

Mặc dù hạ tầng cơ sở đã được cải thiện trong những nămqua nhưng khả năng sẵn có và chất lượng kết cấu của Việt Namvẫn dưới mức trung bình trong khu vực.

Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài được phỏng vấn đều chỉtrích hệ thống vận tải nghèo nàn là một trở ngại lớn trong kinhdoanh Đồng thời họ còn cho biết, chi phí vận tải của Việt Namcòn cao hơn nhiều so với bình quân chung trong khu vực và hầuhết các nước quanh vùng Chẳng hạn giá vận chuyển mộtContainer 40feet từ Việt Nam đi Nhật Bản là 1500 USD, gấp 2 lần

so với Malaysia, cao hơn 500USD so với Philipin, 600USD so với

Ấn Độ, 200USD so với từ Thái Lan

Khi giá nguyên liệu biến động khó lường, có thể nhiều nhàđầu tư sẽ phải định vị lại địa điểm đầu tư gần những thị trường tiêuthụ chính để giảm chi phí vận chuyển, và khi ấy Việt Nam khôngthể tận dụng được một số lợi thế có sẵn của mình

Do đó mà, việc tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng để giảmchi phí cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp FDInói riêng là yêu cầu cấp bách không chỉ để thu hút thêm các dự ánFDI mới mà còn để giữ chân các dự án hiện hữu

Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có kĩ năng, lành nghềvẫn chưa được khắc phục, thậm chí ngày càng rõ rệt, không chỉ ởcác khu kinh tế mới hình thành mà còn ở cả những trung tâm côngnghiệp như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…Mặt hạn chế này đã tồn tại từ các giai đoạn trước nhưng trong thờigian gần đây càng trở nên bức xúc hơn trong điều kiện nhiều dự

án Đầu tư nước ngoài (ĐTNN), đặc biệt là các dự án lớn đi vàotriển khai thực hiện

khắc phục của môi trường đầu tư của ta Trên thực tế, công tácquy hoạch sử dụng đất đã được các địa phương quan tâm nhưngvẫn còn thiếu và chưa đồng bộ với quy hoạch ngành, chưa đáp

Trang 16

ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nóichung và thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI nói riêng.Bên cạnh đó nền kinh tế thế giới tuy đã có dấu hiệu vượt quakhủng hoảng nhưng sự phục hồi diễn ra chậm, vẫn còn tiềm ẩnnhiều rủi ro Do đó, vẫn còn có nhiều khó khăn, trở ngại đối vớicác nhà đầu tư lớn trong việc triển khai các dự án đầu tư ra nướcngoài.

Tóm lại, kể từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư Nước

ngoài (1987) thì con đường để các nhà đầu tư vào Việt Nam đãđược khai thông Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất địnhtrong việc thu hút vốn FDI về tổng số vốn đầu tư, số dự án, sốlượng nhà đầu tư Nguồn vốn FDI này cũng có tác động rất lớn đến

sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫncòn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến cho môi trường đầu tư trở nênkém hấp dẫn Để tăng cường thu hút vốn FDI Việt Nam cần cónhững giải pháp đồng bộ và nhất quán

2.2 Thực trạng

a Năm 2008:

Trong hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam nỗ lực thu hút FDI thìnăm 2008 có thể xem là điểm nhấn đánh dấu thành công lớn nhất.Những dự án khổng lồ về quy mô vốn liên tục được phá Điều này

đã tạo nên góc “sáng” trong bức tranh kinh tế Việt thời kỳ khủnghoảng Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký thêmtổng vốn FDI tại Việt Nam đạt hơn 64,1 tỷ USD gấp 3 lần con sốcủa năm 2007 Số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng

ký với tổng số vốn tăng thêm đạt 37,4 tỷ USD tương đương vớitổng số vốn đăng ký mới trong một năm của đầu những năm 2000

Một con số khác được nhiều người quan tâm là vốn giải ngânthì trong năm 2008 vốn giải ngân của các doanh nghiệp FDI tạiViệt Nam cũng đạt mức cao kỷ lục nhất là 11.5 tỷ USD tăng 43,2%

so với năm 2007

Trang 17

Cơ cấu vốn theo lĩnh vực:

Có thể nói năm 2008 là năm lên ngôi của công nghiệp và xâydựng với 572 dự án có tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD chiếm54,12% và chiếm 48,85% về số dự án Lĩnh vực dịch vụ có 554

dự án với tổng số vốn đăng ký 27,4 tỷ USD chiếm 45,4% vàchiếm 47,3 % về số dự án Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bất chấp sự sụp giảm của thị trường nhà đất và sự rút luithông qua con đường sang nhượng dự án của các doanh nghiệptrong nước, dòng vốn FDI trong năm 2008 đổ vào lĩnh vực này vẫntăng vọt

Trang 18

Hãy cùng nhau điểm lại một số dự án tiêu biểu của năm:

+ Dự án khu liên hợp thép Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận đượckhởi công ngày 23/11 có công suất 14,42 triệu tấn thép/năm, tổngvốn đầu tư gần 9,8 tỷ USD đã được báo chí dành sự quan tâm kháđặc biệt Bởi số vốn đăng ký của riêng dự án này đã gần bằng tổng

số vốn đăng ký của cả năm 2006 (trên 10 tỷ USD), và xấp xỉ mộtnửa con số của năm 2007 (20,3 tỷ USD) Nhưng thép Cà Ná khôngphải cá biệt trong năm 2008 có nhiều dự án siêu lớn với quy môhàng tỷ USD đổ vào nước ta như:

+ Dự án Công ty TNHH Thép Vinashin - Lion (Malaysia) có

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo đối tác:

Năm 2008, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu

tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng kýđầu tư vốn trên 1 tỷ USD Malaysia đứng đầu, với 55 dự án, vốnđăng ký 14,9 tỷ USD, Đài Loan đứng thứ hai, với 132 dự án, vốnđầu tư 8,64 tỷ USD Nhật Bản đứng thứ ba, với 105 dự án, vốnđầu tư 7,28 tỷ USD

Mặt tích cực là như vậy thế nhưng bên cạnh nó không lúcnào là không tiềm tàng mặt trái và hậu quả đi kèm:

Thứ nhất là trong 60,271 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới, số

vốn điều lệ chỉ có 15,429 tỷ USD, bằng khoảng 25,6% Phần cònlại chủ yếu là đi vay những dự án mà nhà đầu tư chỉ dựa vào giấyphép hoặc đất được cấp để vay của các tổ chức tài chính, sau đó

Ngày đăng: 20/12/2014, 12:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w