Cơ cấu vốn ĐTRNN của Việt Nam phân theo ngành, lĩnh vực Lĩnh vực khai khoáng đặc biệt là lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thácdầu khí có số vốn đầu tư lớn nhất, với 91 dự án đầu tư ra n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ RA NƯỚC
NGOÀI CỦA VIỆT NAM SANG CHÂU PHI
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Đỗ Đức Bình
Họ và tên sinh viên : Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề thực tập là trung thực
và do chính tôi nghiên cứu, sưu tầm và phân tích đánh giá.
Tác giả chuyên đề Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 3Lời cảm ơn
Nhân dịp hoàn thành chuyên đề, đầu tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn chânthành tới GS.TS Đỗ Đức Bình đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề thực tập
Nhân dịp này cũng cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới Đảng Ủy, Ban GiámHiệu, cán bộ các phòng, ban chức năng, các Viện, các Trung tâm của TrườngĐại học Kinh tế quốc dân đã cho phép và giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành chuyên
đề thực tập
Nhân dịp này cũng cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới các Ông (Bà) Vụtrưởng, Phó Vụ trưởng, các Ông (Bà) lãnh đạo các phòng ban chức năng thuộcPhòng Đầu tư ra nước ngoài, Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ kế hoạch đầu tư
đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ của Khoa Thương mại
và Kinh tế quốc tế, Bộ môn Kinh tế quốc tế đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ
sở vật chất, tài liệu khoa học và các thông tin khoa học để tôi hoàn thành chuyên
đề thực tập
Qua đây, cũng xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình tôi Trong quá trìnhtôi học tập và hoàn thành chuyên đề thực tập đã động viên và tạo cho tôi nhữngđiều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành tốt những yêu cầu của khoa học đề ra
Xin gửi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất
Tác giả chuyên đề Trần Thị Minh Nguyệt
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 01 Vốn ĐTRNN của Việt Nam giai đoạn 1989-2012
Bảng 02 10 ngành, lĩnh vực có quy mô dự án và vốn đầu tư lớn tại nước
ngoài tính đến ngày 31/1/2012
Bảng 03 10 quốc gia có vốn đầu tư nhiều nhất của các doanh nghiệp Việt
Nam tính đến ngày 31/1/2012Bảng 04 Tổng hợp các dự án đầu tư tại Châu Phi của Việt Nam giai đoạn
1989-2012Bảng 05 ĐTRNN của Việt Nam sang Châu Phi trong lĩnh vực công nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5AFDB Ngân hàng phát triển Châu Phi African development Bank
AEC Cộng đồng kinh tế Châu Phi Africa Economic Community
AU Cộng đồng kinh tế Châu Phi Africa Union
CEMAC Cộng đồng kinh tế và tiền tệ
ĐTRNN Đầu tư ra nước ngoài
ECOWAS Cộng đồng kinh tế các nước Tây
Phi
Economic Community of West Africa States
FAO Tổ chức lương thực thế giới Food and Agriculture Organization
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Invesment
MIGA Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa biên Multilateral Investment Guarantee
PTA Khu thương mại ưu đãi Preferential Trade Agreement
SACU Liên minh thuế quan miền nam
Châu Phi
The Southern African Customs Union
SADC Cộng đồng phát triền miền Nam
Trang 6Trung Phi
UMA Liên minh Ả rập Maghreb Chữ viết tắt theo tiếng Pháp
UEMOA Liên minh kinh tế tiền tệ Tây Phi Chữ viết tắt theo tiếng Pháp
WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
WB Ngân hàng thế giới World Bank
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trang 7CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1989 – 2012 12
1.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN 12
1.1.1 ĐTRNN của Việt Nam theo qui mô 12
1.1.2 Cơ cấu vốn ĐTRNN của Việt Nam phân theo ngành, lĩnh vực 14
1.1.3 Cơ cấu ĐTRNN của Việt Nam phân theo đối tác đầu tư 15
1.2 CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐTRNN CỦA VIỆT NAM SANG CHÂU PHI 23
2.1 VÀI NÉT VỀ NỀN KINH TẾ CHÂU PHI 23
2.2 LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐTRNN CỦA VIỆT NAM SANG CHÂU PHI 25
2.2.1 Lợi thế 26
2.2.2 Khó khăn 28
2.3 THỰC TRẠNG ĐTRNN CỦA VIỆT NAM SANG CHÂU PHI 30
2.3.1 Tình hình thực hiện 30
2.3.2 Tình hình đầu tư sang Châu phi theo ngành 33
2.3.3 Tình hình đầu tư sang Châu phi theo hình thức đầu tư 36
2.3.4 Thăm dò và khai thác dầu khí - vị trí hàng đầu cho các nhà đầu tư Việt Nam 37
2.4 NHỮNG HOẠT ĐỘNG NHẰM KHUYẾN KHÍCH ĐTRNN CỦA VIỆT NAM SANG CHÂU PHI 40
2.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM TẠI CHÂU PHI TRONG THỜI GIAN QUA 42
Trang 82.5.1 Những thành tựu đạt được 42 2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 43
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐÂY MẠNH ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM TẠI CHÂU PHI 48
3.1 TRIỂN VỌNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CHÂU PHI 48
3.2 QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUAN HỆ ĐẦU TƯ TẠI CHÂU PHI 49
3.2.1 Phát triển quan hệ đầu tư Việt Nam – Châu Phi là hoạt động lâu dài và không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Việt Nam 49
3.2.2 Tiếp tục đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam Châu Phi góp phần quan trọng vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của cả hai bên.49
-3.2.3 Coi mỗi nhà đầu tư là sứ giả đại diện cho hoạt động kinh tế của Việt Nam tại Châu Phi 50
3.3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM TẠI CHÂU PHI 50 3.3.1 Đối với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước 51 3.3.2 Đối với doanh nghiệp 56
3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ CỦA VIỆT NAM SANG CHÂU PHI 60 3.4.1 Tiếp tục thúc đẩy và phát triển quan hệ đầu tư với Châu Phi 60
3.4.2 Hỗ trợ thích hợp về tài chính và tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tư sang Châu Phi 61
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU
Châu Phi là một lục địa có lịch sử lâu đời, với những nền văn minh có từhơn 4000 năm về trước Cùng sự quy tụ của 54 quốc gia, Châu Phi là khu vực có
sự đa dạng về sắc tộc, đa dạng về văn hóa và đặc biệt là giàu có về tài nguyênthiên nhiên Sau chiến tranh thế giới thứ I, đa số các quốc gia tại châu lục nàyđều là thuộc địa của các nước Châu Âu và Châu Mĩ Những nước tư bản này đã
áp dụng những chính sách áp bức bóc lột vô cùng tàn nhẫn Từ nửa sau thế kỷ
XX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra khắp Châu Phi, một vàiquốc gia cũng đã đứng lên đấu tranh dành độc lập Nhưng chỉ đến sau chiếntranh thế giới thứ II, cùng với sự ủng hộ của Chủ Nghĩa Xã Hội, sự phát triểnmạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, thì sựđộc lập mới hiện diện thực sự tại châu lục này Cho đến nay, tất cả các nướcChâu Phi đều đã được độc lập Cùng với đó, bắt đầu đi vào tập trung khôi phục,xây dựng và phát triển kinh tế là nhiệm vụ của cả châu lục này
Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt – Nam Châu phi đã được thiết lập từ nhữngnăm đầu thế kỷ XX khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia ủng hộ phong trào giảiphóng dân tộc tại Châu lục này Đặc biệt là từ sau năm 1990 đến nay, sau khiViệt Nam tiến hành cải cách nền kinh tế, Việt Nam và Châu Phi đã củng cố vàphát triển mối quan hệ ngày càng toàn diện hơn Hiện nay, Việt Nam đã thiết lậpquan hệ ngoại giao với 50 nước Châu Phi, trong đó, quan hệ về thương mại vẫn
là chủ yếu Trong quan hệ đầu tư, phía Việt Nam đã thực hiện đầu tư vào khuvực này từ những năm đầu tiên Tuy nhiên, cho đến nay, số các dự án đi vàohoạt động chưa nhiều với qui mô nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng của cả haibên
Đầu tư trực tiếp vào Châu Phi có vai trò cực kỳ quan trọng, đây vừa là điềukiện để hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và cũng là cơ hội để ViệtNam mở rộng thị trường, mở rộng qui mô các hoạt động kinh tế đối ngoại bởiChâu Phi hiện nay cũng đang là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư trên thế giới, thôngqua đó, chúng ta có thể khẳng định vai trò là đối tác quan trọng với châu lụctiềm năng này Góp phần tạo ra những điều kiện cho nền kinh tế phát triểnnhanh hơn, xích lại ngày càng gần hơn với nền kinh tế thế giới
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn cấp bách, nhằm thúc đẩy mối quan
hệ hợp tác Việt Nam – Châu Phi, việc nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạngquan hệ đầu tư quốc tế giữa Việt Nam sang Châu Phi là một trong những việclàm cần thiết Xuất phát từ nhu cầu đó, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giảipháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sang Châu Phi” Thông qua
Trang 10đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần đem lại phương hướng thực hiện mụctiêu phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Châu Phi.
1 MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Phân tích đánh giá thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sangChâu Phi; Qua đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài củaViệt Nam sang Châu Phi trong thời gian tới
2 ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam Phạm vi nghiên cứu:
- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sang Châu Phi
- Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sang Châu Phi giai đoạn 1989 - 2012 Kết cấu chuyên đề bao gồm 3 phần:
Chương 1: Khái quát hoạt động ĐTRNN của Việt Nam giai đoạn 1989-2012Chương 2: Thực trạng ĐTRNN của Việt Nam sang Châu Phi
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh ĐTRNN của Việt Nam sang Châu Phi
Trang 11CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC
NGOÀI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1989 – 2012
1.1.1 ĐTRNN của Việt Nam theo qui mô
Năm 1989, Việt Nam bắt đầu tiến hành hoạt động ĐTRNN với duy nhấtmột dự án là dự án giữa đối tác Việt Nam và một đối tác của Nhật Bản với sốvốn đăng ký là 563.380 USD Dự án đó đã mở đường cho hoạt động ĐTRNNcủa Việt Nam Ngày 14/4/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-
CP quy định về hoạt động ĐTRNN Trong những năm đầu, ĐTRNN chỉ mangtính chất nhỏ lẻ, số dự án cấp mới cũng như số vốn đăng ký không nhiều Sốlượng dự án và quy mô vốn ĐTRNN bắt đầu tăng cao từ giai đoạn 2006 – 2010,sau khi Chính phủ ban hành các nghị định mới như Nghị định số 78/2006/NĐ-
CP ngày 09/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Nghị định số121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 quy định về ĐTRNN trong hoạt động dầu khí
và Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16/02/2009 của Chính phủ về việc sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định 121/2007/NĐ-CP
Quá trình ĐTRNN của Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn, cụ thể như sau:
1 Giai đoạn thứ nhất từ năm 1989 - 1998: Trong thời kỳ này hoạt động
ĐTRNN mới chỉ trong giai đoạn thăm dò, các nhà đầu tư của Việt Nam bắt đầu
Trang 12rất thấp, chỉ có 17 dự án với tổng số vốn 12.07 triệu USD Mỗi năm chỉ có mộtvài dự án được cấp phép, thậm chí trong các năm từ 1995 – 1997 không có dự
án nào được cấp phép đầu tư ra nước ngoài
2 Giai đoạn thứ hai từ năm 1999 - 2005: Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự
ra đời của Nghị định 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định
về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam Sự thống nhất của hành lang pháp lýtạo điều kiện cho các nhà đầu tư hơn Tổng số dự án trong giai đoạn này đã lêntới 131 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1.329,06 triệu USD, gấp 7,7 lần
về số dự án và 110 lần về tổng số vốn đăng ký so với giai đoạn 1989 – 1998,quy mô vốn bình quân là 10,14 triệu USD/dự án
3 Giai đoạn thứ ba năm 2006 - 2011: Trong giai đoạn này, Việt Nam có 627
dự án ĐTRNN với tổng số vốn đăng ký đạt 10.800 triệu USD, tăng 4,8 lần về
số dự án và gấp 6,5 lần về vốn đầu tư đăng ký so với giai đoạn 1999 – 2005.Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 17,23 triệu USD/dự án cao hơn nhiều sovới các thời kỳ trước
Tính đến 31/1/2012, cả nước có 642 dự án đầu tư với số vốn đăng ký la11.118 triệu USD Chỉ trong vòng 1 tháng đầu năm 2012, tính đến thời điểm31/12/2011, có 15 dự án mới được ký kết Điều này cho thấy hoạt độngĐTRNN đang ngày càng tăng lên nhanh chóng, thể hiện nhu cầu đưa dòngvốn ra nước ngoài sinh lời ngày càng lớn của những nhà đầu tư trong nước Các dự án ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn nàycũng có những thay đổi theo hướng thuận lợi hơn Điểm đến cho ĐTRNN củaViệt Nam không chỉ là các thị trường quen thuộc mà còn mở sang cả những quốcgia vốn là các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc,Singapore, Australia, Châu Âu, Châu Mỹ Latinh và chắc chắn không thể bỏ quanhững thị trường mới nổi như Châu Phi, Trung Đông
Bảng 01: Vốn ĐTRNN của Việt Nam trong giai đoạn từ 1989 - 2012
(Triệu USD)
Trang 13Nguồn:Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư
1.1.2 Cơ cấu vốn ĐTRNN của Việt Nam phân theo ngành, lĩnh vực
Lĩnh vực khai khoáng (đặc biệt là lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thácdầu khí) có số vốn đầu tư lớn nhất, với 91 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổngvốn đầu tư đạt 4,05 tỷ USD, chiếm 15% số dự án và 48% tổng vốn đầu tư ranước ngoài; lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản (trong đó đặc biệt là trồng câycông nghiệp) có 69 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,687 tỷ USD,chiếm 10,7 % số dự án và 14 % tổng vốn đầu tư ra nước ngoài; thông tin vàtruyền thông với 31 dự án, chiếm 5,1 % số dự án, 10% lượng vốn đầu tư; lĩnhvực nghệ thuật, giải trí chỉ với 4 dự án nhưng lại chiếm 12,9% tổng vốn đầu tưcủa dự; tiếp đến là các lĩnh vực khác như sản xuất, phân phối điện; công nghiệpchế biến, chế tạo; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm… cũng chiếm tỷ lệ vốn đầu
Vốn của nhà đầu tư Việt Nam
Trang 142 Sản xuất, phân phối điện,
khí, nước, điều hòa
8 1.872.369.2 1.679.722,938
3 Nông lâm nghiệp, thủy sản 69 1.572.121,300 1.572,121,300
4 Nghệ thuật và giải trí 4 1.035.265,000 1.034.550,000
5 Thông tin, truyền thông 31 915.212,944 915.212,944
6 Công nghiệp chế biến, chế
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
1.1.3 Cơ cấu ĐTRNN của Việt Nam phân theo đối tác đầu tư
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài tại 58 quốcgia, vùng lãnh thổ Kết quả này đã thể hiện rõ nỗ lực không ngừng của Việt Namtrong quá trình đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc tế và hội nhập nền kinh
tế thế giới, đồng thời cũng thể hiện doanh nghiệp Việt Nam ngày một lớn mạnh
để có thể vươn rộng ra thị trường thế giới Các doanh nghiệp của chúng ta đãxây dựng các nhà máy sản xuất trực tiếp tại các nước nhận đầu tư Hầu hết vốntập trung vào những đối tác thân quen của Việt Nam như Lào, Campuchia,Nga… là những bạn hàng lâu năm của Việt Nam Tuy nhiên, hiện tại, chúng tacũng đang từng bước hướng ra những thị trường mới hơn, khó tính hơn nhưnglại nhiều tiềm năng hơn rất nhiều
Biểu 03: 10 quốc gia có vốn đầu tư nhiều nhất của các doanh nghiệp Việt Nam tính đến ngày 31/1/2012
Trang 15STT Quốc gia Số dự án Vốn của Việt Nam (USD)
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư
1.2 CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
Một lĩnh vực quan hệ quốc tế đã phát triển đến một mức độ nào đó thì nhànước cần có những thay đổi trong hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệnày, bởi lẽ nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đó, liên quan đếnbên đối tác nước ngoài và bản thân nước chúng ta cũng cần một hành lang pháp
lý ổn định để dựa vào đó mà thực hiện một các có qui củ hơn
Đối với hoạt động ĐTRNN, phải có luật cụ thể qui định về thủ tục cho nhàđầu tư trong nước ĐTRNN, quá trình thực hiện tại nước nhận đầu tư và quátrình thu hồi vốn đầu tư về nước Đây hoàn toàn là những yêu cầu cần thiết khithực hiện đầu tư tại một quốc gia nước ngoài
Trước yêu cầu đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CPngày 14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và
Trang 16quản lý hoạt động ĐTRNN Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên,các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt độngĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam (Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam banhành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lýngoại hối đối với ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam) Những văn bản nêu trên cùng với các văn bản pháp luật khác đã tạo nên một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động ĐTRNN.
Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn
đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt độngĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự ánĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả nhất định Đồngthời là minh chứng cho sự trưởng thành về nhiều mặt của các doanh nghiệp ViệtNam từng bước hội nhập đời sống kinh tế khu vực và thế giới Nghị định 22 đãchỉ rõ: “ Dự án đầu tư ra nước ngoài có tính khả thi, có năng lực tài chính đápứng yêu cầu đầu tư ra nước ngoài”, Với qui định như trên, sẽ khó có thể xácđịnh như thế nào là “ tính khả thi” , cũng như “năng lực tài chính” Tuy nhiên,qua thực tế cho thấy hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam còn lúngtúng, gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện, bộc lộ một số hạn chế đòi hởicần được hoàn thiện Chẳng hạn, các quy định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhấtquán, có một số điều khoản đến nay không còn phù hợp, không bao quát được
sự đa dạng của các hình thức ĐTRNN Thủ tục hành chính nhìn chung vẫn cònphức tạp, rườm rà, không ít quy định của cơ quan quản lý can thiệp quá sâu vàoquá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Quy trình đăng ký
và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài còn phức tạp, thủ tụcđiều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư chưa được rõ ràng Thiếu các qui định cụ thể
về cơ chế báo cáo, cung cấp thông tin về triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài vàchưa có cơ chế kiểm soát hoạt động đầu tư tại nước nhận vốn Cơ chế phối hợpquản lý đối với ĐTRNN chưa được quy định cụ thể, rõ ràng Ngoài ra, văn bảnpháp lý về ĐTRNN mới dừng lại ở cấp Nghị định của Chính phủ nên hiệu lựcpháp lý chưa cao
Từ thực tế nêu trên, năm 2005 Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạtđộng ĐTRNN và được Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệulực vào tháng 7/2006), trong đó có các quy định về ĐTRNN của doanh nghiệpViệt Nam Sau một thời gian ngắn, Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủquy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày09/9/2006 nhằm hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005 với 4 mục tiêu chủđạo là (1) phù hợp với thực tiễn hoạt động; (2) quy định rõ ràng, cụ thể hơn; (3)
Trang 17tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước và (4) đơn giản hóa thủ tục hànhchính Đồng thời, kế thừa và phát huy có chọn lọc những mặt tích cực, cũng nhưkhắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về ĐTRNN nhằm
mở rộng và phát triển quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp Nghị định78/2006/NĐ-CP còn quy định các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp có vốn ĐTNN, đều có quyền ĐTRNN,
có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, được lựa chọnhay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng vớiyêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt Nam bảo hộ Giảm thiểu các quyđịnh mang tính “xin-cho” hoặc “phê duyệt” bất hợp lý, không cần thiết, trái vớinguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư, đồng thời, cótính đến với lộ trình cam kết trong các thoả thuận đa phương và song phươngtrong hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệquốc Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định rõ về trách nhiệm, các quan hệgiữa cơ quan nhà nước đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, về việc thực hiệncác mối quan hệ đó cũng như chế tài khi có những vi phạm từ hai phía (nhà đầu
tư và cơ quan, công chức nhà nước) nếu không thực hiện đúng các quy định củapháp luật
Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN đã dần dần đượchoàn thiện hơn thông việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, đồng thời, Nghịđịnh số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về ĐTRNN đã thay thế Nghịđịnh số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đãđược hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKHngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Sự phát triển này ngày càng mạnh của đầu tư đòi hỏi những qui định củanhà nước ngày càng hoàn thiện, biểu hiện số lượng và chất lượng của luật ngàycàng đầy đủ và cập nhật Ngoài những văn bản điển hình trên, còn có thể kể đếnmột số văn bản pháp luật hỗ trợ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
- Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 của Ngân hàng nhà nước vềhướng dẫn quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanhnghiệp Viêt Nam
- Quyết định số 116/2001/QĐ-TTg Ngày 02/08/2001 về một số ưu đãi khuyếnkhích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động dầu khí
- Thông tư số 05/2001/TT-BKH Ngày 30/8/2001 về hướng dẫn hoạt động đầu tư
ra nước ngoài Bao gồm hướng dẫn trình tự các thủ tục xin, cấp giấy phép đầu
tư, hiệu lực thi hành và cơ chế giải quyết khi có tranh chấp xảy ra
Trang 18- Thông tư số 97/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2002 của Bộ Tài chính
về hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ranước ngoài Bao gồm các loại thuế liên quan như thuế xuất nhập khẩu, thuế thunhập doanh nghiệp…cách tính thuế suất và các mức ưu đãi
- Thông tư sửa đổi bổ sung khoản 6, mục III thông tư số 01/2001/TT- NHNNngày 19/1/2001
- QĐ số 158 /QĐ-CTN ngày 16/01/1994 phê chuẩn công ước thành lập tổ chứcđảm bảo đầu tư đa biên
- Công ước thành lập tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên (MIGA)
- NĐ số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của chính phủ về quản lý ngoại hối
- Thông tư số 01/1999 TT- NHNN ngày 16/4/1999 hướng dẫn thi hành NĐ số63/1998 NĐ-CP ngày 17/8/1998
- NĐ số 05/2001/NĐ-CP ngày 17/01/2001 sửa đổi bổ sung NĐ số CP
63/1998/NĐ QĐ số 61/2001/QĐ63/1998/NĐ TTg ngày 25/4/2001 về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại
tệ của người cư trú là tổ chức
Luật và chính sách ngày càng hoàn thiện nó tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt độngđầu tư ra nước ngoài Tính hoàn thiện của luật thì đi liền với nó là đầu tư trựctiếp ra nước ngoài ngày càng mở rộng Với những ưu đãi lớn, các nhà đầu tư sẽ
có thể an tâm hơn khi thực hiện kinh doanh ngay cả những môi trường chứađựng nhiều rủi ro nhất
Nhận xét chung:
Đầu tư ra nước ngoài mới chỉ được thực hiện từ năm 1989 nhưng đến nayđến nay chúng ta thấy đầu tư ra nước ngoài tác động từng bước rõ rệt đến nềnkinh tế trong nước Đối với hoạt động quản lý vĩ mô của nhà nước (i) Giúp sửdụng có hiệu quả nguồn vốn “ dư thừa” trong nước Nguồn lực phát triển củamột số ngành như dầu khí, trình độ tương đối hiện đại nhưng nguồn lực trongnước hạn chế (ii) Giúp sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn lực trongnước, tận dụng sự dồi dào của nguồn lực ở nước ngoài mà nước đó không có đủnguồn lực khai thác (iii) Đầu tư ra nước ngoài thể hiện sức mạnh kinh tế, nângcao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, thể hiện sự lớn mạnh của nền kinh tếtrong nước Thông qua thuế đã đóng góp vào vào ngân sách nhà nước, tạo điềukiện cho nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô
Đối với doanh nghiệp Việt Nam thì đầu tư ra nước ngoài thì mỗi dự ánhoạt động đều trên lợi nhuận, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn đầu
Trang 19tư trong nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, kéo dài vòng đời sản phẩm
và thông qua đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp tránh được hàng rào bảo
hộ thương mại của nước nhận đầu tư; tạo điều kiện thay đổi cơ cấu sản xuất vàhạn chế hao mòn vô hình cho thiết bị, máy móc; học hỏi kinh nghiệm đặc biệt làkhi đầu tư vào các nước phát triển
Mặc dù đã có những cơ chế điều chỉnh nhất định nhưng đến nay, thủ tụchành chính, pháp lý vẫn bị coi là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam
Sự thiếu đồng bộ trong cơ chế quản lý hành chính, các thủ tục rườm rà, sự thiếuchuyên môn và kỹ năng trong hàng ngũ cán bộ vẫn là vấn đề nhức nhối khôngchỉ riêng trong lĩnh vực đầu tư mà còn ở rất nhiều lĩnh vực khác Nếu như hoạtđộng thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam có 4 nơi có thể cấp giấy chứng nhận đầu
tư (Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thànhphố và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao) thì hoạtđộng ĐTRNN dù dự án có quy mô nhỏ hay lớn thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư là nơiduy nhất cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài Việc này khiến các doanhnghiệp miền Trung và phía Nam tốn kém thời gian và chi phí để có được giấyphép đầu tư Ngoài ra, nhiều thủ tục không hợp lý liên quan đến cấp giấy chứngnhận đầu tư ra nước ngoài, mở tài khoản, chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư Chẳng hạn muốn được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam,chủ đầu tư phải nộp giấy chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền ở nướctiếp nhận vốn đầu tư Trong khi đó có những nước như Lào, Campuchia, TrungQuốc…đòi hỏi phải có giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam thìmới cấp giấy phép đầu tư (Lưu ý: Khi cấp giấy chứng nhận đầu tư FDI vào ViệtNam, cơ quan có thẩm quyền không đòi hỏi chủ đầu tư nước ngoài phải xuấttrình giấy chấp thuận hoặc giấy phép đầu tư ra nước ngoài của nước xuất khẩuvốn và nhiều nước cùng làm như vậy) Và thủ tục chuyển tiền ra nước ngoàiphức tạp, thời gian kéo dài gây khó khăn hoặc làm mất cơ hội của nhà đầu tư ranước ngoài
Thực tế cho thấy những năm qua, ĐTRNN của Việt Nam đã thực hiệnnhững dự án tại nhiều quốc gia khác nhau Các lĩnh vực đầu tư đều là những lĩnhvực thế mạnh của Việt Nam Tuy nhiên, số lượng và qui mô vốn đầu tư các dự
án chưa nhiều Năm 2007 có 249 dự án đầu tư ra nước ngoài,với số vốn đăng ký
là 1,39 tỷ đồng, tính trung bình mỗi dự án 5,582 triệu USD/dự án Trong khi đóchỉ tính đến cuối năm 2007 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam đã cókhoảng 9500 dự án với số vốn đầu tư 98.248 tỷ USD, qui mô vốn đầu tư đạt 11đến 12 triệu USD /dự án Qua so sánh cho thấy qui mô dự án đầu tư trực tiếp ranước ngoài của Việt Nam chỉ bằng 1/2 qui mô của dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài vào việt nam Còn trên thế giới, ngưỡng 11-12 triệu USD là mức trung
Trang 20bình thì ở Việt Nam, 5,582 triệu USD có thể coi là mức nhỏ Điều này cho thấynăng lực tài chính của và kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp Việt Namcòn bị hạn chế, dẫn đến sức cạnh tranh trong đầu tư của doanh nghiệp thấp, qui
mô nhỏ sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp việt nam trước sức ép củađầu tư ra nước ngoài khác với tiểm lực tài chính lớn mạnh hơn rất nhiều
Không chỉ có vậy, sự phối hợp giữa các cơ quan liên ngành như Bộ kếhoạch và đầu tư, ngân hàng trung ương, Bộ tài chính trong vấn đề quản lý dự ánđầu tư ra nước ngoài còn hạn chế Việt nam chưa thành lập được các đoàn khảosát để đánh giá sâu hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài Mối quan hệ giữa
cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài với cácdoanh nghiệp đầu tư đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc vềtranh chấp xảy ra không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước.Các qui chế liên hệ, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao, cơquan thường vụ trong việc cung cấp thông tin và giúp đỡ các doanh nghiệp đầu
tư ra nước ngoài chưa được qui định rõ ràng Thủ tục cấp giấy phép cho dichuyển vốn còn thực hiện chậm chạp, nạn quan liêu vẫn còn tồn tại Điều nàylàm giảm nhu cầu đầu tư của những dòng vốn dư thừa, họ lo sợ sẽ gặp rủi ronhiều hơn là thành công khi đem tiền của mình đi ra khỏi biên giới Và tất nhiên,
họ sẽ chọn giải pháp an toàn hơn
Sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu nền kinh tế trong những năm qua đãtạo tiền đề quan trọng để Việt Nam đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, nâng cao trình độ phát triển, đáp ứng điều kiện đầu tư trực tiếp ra nướcngoài Lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế trong hơn 20 năm qua cũng đạt đượcnhiều thành tựu to lớn Từ chỗ bị bao vây cấm vận, cho đến nay, Việt Nam cóquan hệ ngoại giao với nhiều nước lớn, tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực
và thế giới như WTO, APEC, ASEAN điều này tạo điều kiện lớn cho vị thế vànăng lực cạnh tranh của Việt Nam khi thực hiện ĐTRNN
Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện đầu tư tại Châu Phi, một khuvực hiện nay vẫn còn là nơi nghèo nhất thế giới, các sản phẩm tiêu dùng vẫn cònrất khan hiếm tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác bằng chínhnhững điểm mạnh vốn có về sản xuất hàng tiêu dùng giá thấp Tuy nhiên ChâuPhi hiện nay lại là điểm đến mới của rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới, do vậyViệt Nam lại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối tác khác Mặc dùvậy, với kinh nghiệm hơn 20 năm trong hoạt động ĐTRNN và với một thịtrường không quá khắt khe như Châu Phi thì liệu rằng, tìm kiếm môi trường đầu
tư tại Châu Phi có phải là một chiến lược đem lại hiệu quả lâu dài? Điều này sẽđược phân tích kỹ hơn trong chương sau
Trang 21CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐTRNN CỦA VIỆT NAM SANG
CHÂU PHI
2.1 VÀI NÉT VỀ NỀN KINH TẾ CHÂU PHI
Châu Phi được biết đến là một lục địa rộng lớn, đông dân, đa sắc tộc vàphong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên Đặc biệt, nơi đây có rất nhiều tàinguyên thiên nhiên quí, trữ lượng đứng đầu thế giới, chẳng hạn như dầu mỏ, kimcương, khí đốt… Với những tiềm năng như vậy, thì Châu Phi có khả năng để trởthành khu vực cường thịnh Tuy nhiên, Châu Phi chỉ mới dành độc lập từ sauchiến tranh thế giới thứ hai, cùng với những mâu thuẫn nội bộ do lịch sử để lại,các cuộc xung đột khu vực, nội chiến, tranh chấp lãnh thổ, bạo lực vũ trang…đến nay, mặc dù đã đi vào khôi phục và cải cách nền kinh tế nhưng do vấp phảinhiều khó khăn Châu Phi vẫn là một châu lục nghèo nhất thế giới
Một số nước như Công-Gô, Angola sau khi giành độc lập, có xu hướng ủng hộcon đường phát triển CNXH nhưng so xuất phát điểm thấp, trình độ khoa họcyếu kém, cơ sở vật chất hạ tầng chưa phát triển, công tác quản lý, điều hành
Trang 22triển, đời sống người dân ngày càng sa sút, đem lại nhiều hệ lụy nghiêm trọngtrong xã hội nơi đây Tuy vậy, sau hơn hai thập kỷ suy thoái, từ giữa những năm
1990, nền kinh tế Châu Phi có những dấu hiệu phục hồi và từng bước tăngtrưởng Thông qua sự trợ giúp của các tổ chức kinh tế quốc tế, Châu Phi đã từngbước cải biến nền kinh tế Trong giai đoạn 1996-2005, kinh tế Châu Phi có tốc
độ tăng trưởng bình quân 4-5%, năm 2006 tăng lên đến 5.7% và bất chấp khủnghoảng kinh tế toàn cầu năm 2007, mức tăng trưởng bình quân vẫn đạt mức 7%
Năm 1991, dựa trên mô hình của cộng đồng kinh tế Châu Âu, cộng đồngkinh tế Châu Phi được thành lập Mục tiêc của tổ chức này là thiết lập một thịtrường chung Châu Phi nhằm tiếp cận dần hội nhập kinh tế quốc tế Từ khi mớithành lập, liên minh này đã thực hiện các bước đầu nhằm xóa bỏ đi các rào cảntrong mậu dịch quốc tế Dự báo đến năm 2025, cả Châu Phi sẽ có một thị trườngnội bộ, một ngân hàng trung ương và tồn tại một loại tiền tệ thống nhất Trongnhững giai đoạn tiếp theo, nhiều chương trình dành mục tiêu cho phát triển kinh
tế Châu Phi Và những hoạt động trên đã thúc đẩy kinh tế Châu Phi ngày một đilên Thể hiện sự phát triển rõ nét nhất ở một số nền kinh tế mới nổi như NamPhi, Ai Cập, Angola, các nền kinh tế khu vực Bắc Phi…
Theo báo cáo nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế Châu Phi của Ngânhàng phát triển Châu Phi (AFDB), với các nguồn đầu tư ngày càng đa dạng hiệnnay, hơn 60% tăng trưởng kinh tế của châu Phi là nhờ lĩnh vực kinh tế phitruyền thống như tài chính, dịch vụ, viễn thông và du lịch Mặc dù cơ sở hạ tầng,công nghệ và năng lực quản lý còn yếu kém, các nguồn vốn đầu tư nước ngoàivào châu lục này đã chuyển dần từ khu vực kinh tế truyền thống như khaikhoáng, nông nghiệp, nguyên liệu, khai thác dầu khí, vàng, kim cương sang cácngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ, viễn thông, du lịch sinh thái AFDB chorằng châu Phi đã bước vào thời kỳ "bùng nổ" kinh tế, với tổng lượng vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) tăng từ 15 tỷ USD năm 1992 lên 85 tỷ USD năm
2010, đồng thời dự báo tổng sản phẩm nội địa của châu Phi (GDP) có thể tăng từ1,8 nghìn tỷ USD năm 2010 lên 2,6 nghìn tỷ USD vào năm 2020 Báo cáo củaAFDB nêu rõ nhiều quốc gia tại "lục địa Đen" đang chủ động và tích cực hơntrong việc thu hút FDI bằng các chính sách linh hoạt, đồng thời tăng cường điềuchỉnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, cólợi cho phát triển kinh tế đất nước lâu dài như ngành công nghiệp, du lịch, côngnghệ thông tin Châu Phi đang trở thành một trong những tâm điểm thu hút cácnhà đầu tư trên toàn thế giới
Trong những năm gần đây, ở châu Phi đã hình thành nhiều tổ chức hợptác khu vực về kinh tế thương mại Ở Trung Phi có Liên minh kinh tế và thuếquan Trung Phi (UDEAC-1964), sau trở thành Cộng đồng kinh tế và tiền tệ
Trang 23Trung Phi (CEMAC) Ở Đông Nam Phi có Cộng đồng Đông Phi (1967-1977),Liên minh quan thuế miền Nam châu Phi (SACU-1969), Cộng đồng phát triểnmiền Nam châu Phi (SADC-1992), Khu thương mại ưu đãi (PTA), được kế thừabằng Khối thị trường chung Đông Nam Phi (COMESA-1995) Ở Tây Phi cóCộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS-1975), Liên minh kinh tế vàtiền tệ Tây Phi (UEMOA-1994) Ở Bắc Phi có Liên minh Arập Maghreb (UMA-1989) 47/54 quốc gia Châu Phi hiện nay là thành viên của WTO Với nhiều kếtquả đã đạt được của nền kinh tế, nhìn chung, các quốc gia Châu Phi đã và đangtích cực mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với mọi khu vực, quốc gia trên thếgiới
Tuy nhiên, sang đến giai đoạn 2005-2010, kinh tế Châu Phi lại đối mặtvới nhiều khó khăn, thách thức mới Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực,các nước, và giữa các vùng trong một nước vẫn rất lớn Xung đột nội bộ, xungđột sắc tộc, tôn giáo ở một số nước như Bờ Biển Ngà, Sudang, Nigrenia lại táidiễn Đói nghèo, tệ nạn xã hội và nhiều hệ lụy khác trong xã hội các nước nàyvẫn là một dấu chấm đen trong bước phát triển của khu vực này Trong tươnglai, thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng vẫn là thách thức chủ chốt cần nỗ lựcphối hợp của các đối tác phát triển và các nước châu Phi Cuộc khủng hoảngkinh tế toàn cầu cuối năm 2009, với sự thay đổi của hàng loạt các nền kinh tếtrên thế giới, thì Châu Phi cũng không nằm ngoài vòng luẩn quẩn đó Nhiềunhững chiều hướng bất lợi xuất hiện, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, tài chính tiền
tệ bị ảnh hưởng nặng nề Nền kinh tế Châu Phi đã chững lại do ảnh hưởng củanhững vấn đề trên, tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 1.7% năm 2009 Mặc dùkhó khăn trong công cuộc phục hồi nền kinh tế nhưng Châu Phi đã thực hiệnmột cách nhanh chóng, 4.3 % năm 2010 và 5.4% trong hai tháng đầu năm 2011,nguyên nhân chủ yếu dựa vào hoạt động thu hút FDI Những số liệu mới đâycho thấy Châu Phi đang có mức tăng trưởng kinh tế nhanh, lượng vốn FDI tăngcao và tình trạng đói nghèo đang giảm Nền kinh tế khu vực Châu Phi hạ Sahara
đã có mức tăng trưởng hàng năm trung bình là 5,5% trong khi khu vực đồngeuro của Châu Âu chỉ đạt 1,35% Các nguồn tài chính công tại Châu Phi sẽ có
sự cải thiện đáng kể nhờ được xoá nợ nước ngoài hàng loạt và các quốc giaChâu Phi tăng các khoản thu thuế bổ sung Đầu tư của tư nhân và Nhà nước đãtăng liên tục từ giữa những năm 90 thế kỉ trước Giá bán các sản phẩm cơ bản vànguyên liệu ở mức cao đã giúp cho tăng trưởng của các nền kinh tế Châu Phingày càng được củng cố Nhiều nước Châu Phi đang đẩy mạnh cải cách kinh tế,liên kết khu vực, thu hút nhiều đầu tư và viện trợ nước ngoài, được hưởngnhững ưu đãi thuế quan trong quan hệ buôn bán với EU và Mỹ Điều này có thểlàm nhân tố gián tiếp mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài
Trang 24Để tăng cường năng lực phát triển và phát huy tiềm năng là cực tăngtrưởng mới của nền kinh tế toàn cầu, châu Phi cần vượt qua các thách thức pháttriển, tạo được khuôn khổ thống nhất để thương lượng, hợp tác với các nền kinh
tế mới nổi và các nền kinh tế phát triển để giúp các nước Châu Phi phát huy tối
đa hiệu quả luồng vốn, chuyển giao công nghệ, viện trợ, đặc biệt từ các nền kinh
tế mới nổi Châu Phi cũng cần hoạch định và thúc đẩy tiến trình đặt châu lục nàyvào vị thế đúng trong môi trường thế giới hiện nay
2.2 LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐTRNN CỦA VIỆT NAM SANG CHÂU PHI
Có rất nhiều yếu tố tác động đến hoạt động ĐTRNN của Việt Nam sang ChâuPhi, nhưng những nhân tố dưới đây đều là những vấn đề cấp bách và gây ảnhhưởng mạnh mẽ nhất đến hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam
2.2.1 Lợi thế
2.2.1.1 Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và các nước Châu Phi
Cuộc chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử đã đặt dấu chấm hết cho sự đô hộ củathực dân pháp đối với dân tộc ta, đồng thời là nguồn cổ vũ to lớn cho phong tràogiải phóng dân tộc tại Châu Phi Ngoài ra, trong suốt hai cuộc kháng chiến đấutranh của Việt Nam, nhân dân Châu Phi luôn sát cánh cùng Việt Nam ủng hộtrong các phong trào quốc tế Kể từ sau khi dành độc lập, mặc dù có sự khácnhau trong việc theo đuổi chế độ chính trị, nhưng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹpgiữa Việt Nam và Châu Phi vẫn luôn hiện diện trong linh hồn hai dân tộc.Những năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và các nước Châu Phi đã được thể hiện
rõ nét trên mọi lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật… Vị thếcủa Việt Nam trong lòng nhân dân Châu Phi ngày càng được khẳng định vàđược trân trọng gìn giữ trên con đường xây dựng và phát triển đất nước Do dó,chính sách đối ngoại của Việt Nam, quan hệ với các nước Châu Phi vượt lêntrên mối quan hệ đơn thuần dựa trên lợi ích Xây dựng, gìn giữ và phát triển mốiquan hệ hữu nghị này không những là nghĩa vụ tình cảm, là trách nhiệm mà còn
là thể hiện tinh thần bền vững, trước sau như một của dân tộc Việt Nam
Từ mối quan hệ đồng lòng đấu tranh giải phóng dân tộc, quan hệ Việt Nam vàChâu Phi đã bước sang một trang mới của sự hợp tác Quan hệ hợp tác kinh tếcùng phát triển Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 51 trên tổng số
54 quốc gia Châu Phi Chúng ta cũng đã ký hiệp định khung về hợp tác thươngmại, bảo hộ đầu tư, văn hóa - kinh tế - công nghệ với nhiều nước Châu Phi.Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký hiệp định thương mại song phương với 15 quốcgia, trong những hiệp định song phương đều có kèm điều khoản liên quan đến
Trang 25bảo hộ đầu tư, các điều khoản liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng…Các hiệp định trên đã tạo ra một hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụcho hoạt động của các doanh nghiệp Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp có nhu cầu đầu tư hoặc kinh doanh tại đây.
Không chỉ dừng lại ở đó, từ những năm 90, Việt Nam đã cử những đội ngũchuyên gia, lao động lâu năm tại nhiều nước Châu Phi Họ chắc chắn có sự hiểubiết nhất định về mỗi quốc gia, con người, nhu cầu và thị hiếu của họ dành chohàng hóa như thế nào Hiện nay Việt Nam có khoảng trên 3500 lao động làmviệc tại các nước Châu Phi, riêng trong ngành nông nghiệp đã có hơn 200 người,ngành được coi là thiết yếu tại Châu Phi Mặc dù so với lượng lao động ViệtNam trên toàn thế giới là tương đối ít, nhưng đây là một trong những lợi ích lớn
và mang lại tín hiệu tốt cho quan hệ Việt Nam – Châu Phi Quan hệ chính trịtruyền thống tốt đẹp và lâu bền giữa Việt Nam và cộng đồng các quốc gia ChâuPhi được xem như là một ưu thế lớn nhất của Việt Nam trong phát triển quan hệkinh tế với châu lục này
2.2.1.2 Việt Nam và Châu Phi có nhiều điểm tương đồng
Việt Nam và Châu Phi đều có những điểm tương đồng về lịch sử Cả haiđều đã từng là thuộc địa và mới dành được độc lập Vừa tập trung xây dựng pháttriển đất nước nhưng lại vừa phải khắc phục hậu quả của chiến tranh Sau khidành độc lập, cả Châu Phi và Việt Nam đều lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hộitrong một thời gian dài Và chỉ từ sau những năm 1990 trở lại đây, cả hai mớithực sự có thể tập trung xây dựng phát triển kinh tế, mở cửa nền kinh tế, xóa đói
và các tệ nạn xã hội, hội nhập vào nền kinh tế thế giới Không chỉ là ở lịch sử,văn hóa kinh doanh và thói quen trong quản lý ở Châu Phi cũng có điểm tương
tự ở Việt Nam, thủ tục hành chính phức tạp, quản lý nhiều tầng lớp là hai đặcđiểm đặc trưng có thể nêu lên ở đây Điều này là một vấn đề thuận lợi cho doanhnghiệp Việt Nam khi phải thích nghi với môi trường mà họ có ý định thực hiệnđầu tư
Cho đến nay, cả Việt Nam và Châu Phi đều nằm trong số những quốc gia
có tốc độ tăng trưởng cao, là nơi hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trên thế giới Tuynhiên, cả hai đều được cảnh báo là những nền kinh tế thiều bền vững Do vậy,thông qua quá trình hợp tác, những cuộc hội thảo cả Việt Nam và Châu Phi đềumong muốn có thể tìm ra những giải pháp chung cho sự phát triển sau này
Trong công cuộc toàn cầu hóa như hiện nay, chúng ta cũng vui mừng khi
51 trên 54 quốc gia Châu Phi là thành viên của tổ chức thương mại thế giớiWTO và Việt nam cũng là thành viên của tổ chức này Đây vừa là cơ hội, vừa làthách thức cho cả Việt Nam và Châu Phi Nhưng với mối quan hệ hữu nghị hợp
Trang 26tác vốn có giữa Việt Nam và Châu Phi thì đây lại là cơ hội phát huy tối đanhững tiềm tàng vốn có và sự đoàn kết giữa cả hai phía, tránh được những nguy
cơ tụt hậu và hướng tới phát triển lâu dài
Những điểm tương đồng về lịch sử và nền kinh tế hiện nay là điều kiệnthuận lợi để Viêt Nam và Châu Phi mở rộng quan hệ hợp tác, đặc biệt là trongthương mại và đầu tư, trên cơ sở giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau
2.2.1.3 Lợi thế trong quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi
Cùng với chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại của Việt Nam với cácnước Châu Phi và sự năng động của các doanh nghiệp trong việc khai thác cácthị trường mới, kim ngạch buôn bán Việt Nam - Châu Phi đã có bước tăngtrưởng nhanh Cho đến nay, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với 15 nướcchâu Phi Hầu hết các hiệp định đều có quy chế tối huệ quốc và thuế quan, đây
là hành lang pháp lý cơ bản để doanh nghiệp hai phía tiếp xúc hoạt động thươngmại trong những năm tiếp theo Nhiều chương trình khảo sát thị trường châuPhi, tham gia hội chợ triển lãm một số nước ở châu Phi thuộc chương trình xúctiến thương mại quốc gia đã được Chính phủ thông qua, cơ quan chủ trì là BộCông Thương Những hoạt động trên đã tạo ra hiệu quả cho các doanh nghiệp,nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hiệp hội ngành hàng khi giaodịch và kinh doanh với thị trường châu Phi Hàng năm, các doanh nghiệp ChâuPhi cũng đầu tư rất nhiều vào Việt Nam Điều này tạo điều kiện cho các doanhnghiệp Việt Nam có cơ hội thăm dò, tìm hiểu thị trường Châu Phi dễ dàng hơn,
có khả năng nắm bắt được nhu cầu nơi đây Ngoài ra, từ sự hợp tác trong thươngmại, đầu tư và các lĩnh vực khác Điều này làm khăng khít hơn mối quan hệ hợptác lâu dài của Việt Nam - Châu Phi, khả năng sẽ đạt hiệu quả cũng sẽ cao hơnkhi đầu tư tại đây
2.2.1.4 Châu Phi là một thị trường rộng lớn và dễ tính
Châu Phi là một thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn 800 triệu dân, mứccầu về các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày, yêu cầu về chất lượng vàmẫu mẫ sản phẩm không khắt khe, các rào cản kỹ thuật chưa nhiều như ở cácnước phát triển Những yếu tố trên hoàn toàn phù hợp với trình độ sản xuất vàkhả năng của các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện hoạt động đầu tư vàoChâu Phi Đặc biệt là từ sau khi Việt Nam ra nhập WTO, các doanh nghiệptrong nước chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà đầu tư nước ngoài, buộc cácdoanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư mạnh mẽ vào những thị trường tiềm năngmới như Châu Phi để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầuphát triển So với hầu hết hàng hóa của Châu Mỹ và Châu Âu tại thị trườngChâu Phi, các sản phẩm của Việt Nam vẫn được đánh giá cao bởi giá nguyên
Trang 27liệu đầu vào và nhân công đều rẻ Đặc biệt khi mà nguyên liệu và nhân công tạiChâu Phi được tận dụng trong các dự án đầu tư của Việt Nam, thì giá các sảnphẩm này lại trở nên dễ chịu hơn rất nhiều Do vậy, thị trường Châu Phi chắcchắn sẽ dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư Việt Nam.
Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến đầu tư nướcngoài của các nước Châu Phi đang trong quá trình hình thành và có nhiều thayđổi, do vậy cũng rất khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìmhiểu những ưu đãi dành cho họ
2.2.2.2 Khoảng cách địa lý xa xôi và những vấn đề xã hội nổi cộm
Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam làm cản trở nhu cầu đầu tư của ViệtNam Các doanh nghiệp muốn đầu tư chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,năng lực tài chính chưa cao Chi phí cho những hoạt động thăm dò, tiếp xúcchiếm tỉ trọng rất lớn, do vậy làm tăng chi phí khảo sát môi trường đầu tư tạiChâu Phi Trong khi đó, đặc điểm của kinh doanh trên thị trường Châu Phi làphải có sự tiếp xúc trực tiếp chứ không chấp nhận liên lạc từ xa Theo tâm lý củacác nhà đầu tư thì gần vẫn an toàn hơn là xa xôi Từ đó lại phát sinh ra rất nhiềunhững chi phí khác, điều này làm các doanh nghiệp rất đau đầu trong quyết địnhđầu tư của mình
Bên cạnh khoảng cách địa lý thì hoạt động đầu tư vào Châu Phi còn gặpphải rào cản từ cơ sở kinh tế - xã hội yếu kém Giao thông vẫn còn rất lạc hậu,theo đánh giá của ngân hàng thế giới WB, năm 1997, toàn Châu Phi ( trừ NamPhi) chỉ có 12.9% đường bộ được dải nhựa, năm 2005 là 16%, 85% đường nôngthôn trong tình trạng tồi tàn Dân số hằng năm tăng quá nhanh và chăm sóc sứckhỏe ít thiếu hiệu quả là nguyên nhân chính làm chất lượng nguồn nhân lực
Trang 28Châu Phi trong tình trạng kém nhất thế giới Nạn đói, bệnh dịch (chủ yếu làAIDS) diễn ra tràn lan
Quá trình các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Châu Phi phải đối mặtvới nhiều rủi ro kinh doanh Đó là rủi ro tình hình xung đột vẫn đang diễn ra trênnhiều khu vực; tình hình chính trị có nhiều bất ổn; các chỉ số kinh tế quốc giathiếu bền vững; tỉ lệ lạm phát; nợ nước ngoài cao…
2.2.2.3 Sự thiếu hụt thông tin về môi trường Châu Phi
Có rất nhiều nguồn khác nhau về thông tin thị trường Châu Phi, đơn cử từhoạt động xúc tiến của Việt Nam, từ các kênh internet, từ các nhà đầu tư ChâuPhi tại Việt Nam… Tuy nhiên, những nguồn này lại là những nguồn khôngchính thức, tính xác thực không cao Cũng có những nguồn chính thức, nhưngthông tin lại cập nhật chậm và nhiều khi cơ hội đã rơi vào tay nhà đầu tư khác.Kinh doanh tại Châu Phi, doanh nghiệp Việt Nam cũng không nhận được nhiều
sự hỗ trợ từ phía các cơ quan Việt Nam, sự can thiệp mặc dù có nhưng khôngmấy tích cực Có thể nói, từ lời nói, từ qui định của nhà nước đến những hànhđộng cụ thể của những người có quyền hành pháp tại Việt Nam là khoảng cáchđáng kể và khó có thể thay đổi nhanh chóng
Mặt khác, các doanh nghiệp cũng chưa chủ động tìm hiểu thông tin thịtrường Châu Phi Một phần nguyên nhân là do họ vẫn còn do dự với những rủi
ro có thể gặp phải tại thị trường này
Bên cạnh những thuận lợi mà theo đó Việt Nam nên đầu tư tại Châu Phi,chúng ta cũng vấp phải không ít những khó khăn thách thức Tuy nhiên, với thịtrường tiềm năng như Châu Phi, Việt Nam luôn cố gắng khắc phục những khókhăn hạn chế để thực hiện tốt mục tiêu đầu tư của mình Để có thể tồn tại, chúng
ta cần phải biết tận dụng triệt để những lợi thế, phát huy thế mạnh của mình để
có thể cạnh tranh với các đối thủ tại Châu Phi
2.3 THỰC TRẠNG ĐTRNN CỦA VIỆT NAM SANG CHÂU PHI
Mặc dù Việt Nam chưa có nhiều dự án đầu tư tại Châu Phi, chủ yếu là các
dự án hợp tác thông qua các tổ chức quốc tế, các thành phần chủ thể tham giavẫn còn hạn chế nhưng dựa trên những tiềm năng của cả hai bên, thì chúng tahoàn toàn có thể tin tưởng vào triển vọng trong mối quan hệ này
2.3.1 Tình hình thực hiện
Tại thời điểm hiện tại, Việt Nam có 642 dự án đầu tư tại 58 quốc gia vàvùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký đạt trên trên 10 tỷ USD Riêng đầu tư sangChâu Phi hiện có 16 dự án tại 9 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tưđăng ký đạt 780.323 triệu USD Trong đó, đứng đầu về tiếp nhận FDI của Việt
Trang 29Nam là An-giê-ri, với 01 dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí có tổng vốn 562triệu USD; tiếp đến là Madagascar có 1 dự án trong lĩnh vực dầu khí với tổngvốn đầu tư 117.3 triệu USD; Cameroon có 2 dự án với tổng vốn đầu tư 42.7triệu USD; Tuy-ni-di có 1 dự án với tổng vốn đầu tư 33.2 triệu USD; Công-gô
có 1 dự án với tổng vốn đầu tư 15.3 triệu USD; Angola có 6 dự án với tổng vốnđầu tư đăng ký 5.3 triệu USD; và Nam Phi 2 dự án với tổng vốn đầu tư gần 1.7triệu USD Ngoài ra, mới đây nhất cuối năm 2011, có hai dự án tại Tanzania vàGhana với tổng số vốn đăng ký lên đến 7.3 triệu USD, 2 dự án này tập trung chủyếu vào ngành dịch vụ tài chính ngân hàng và công nghiệp chế tạo
Trong nhiều năm qua, có rất nhiều đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộcnhiều thành phần kinh tế đến một số quốc gia như Ai Cập, Nam Phi để tìmhiểu thị trường, khách hàng và môi trường đầu tư nơi đây cho các dự án thươngmại và dịch vụ Hiện tại, những dự án trên chỉ mới đi vào hoạt động, vốn thựchiện lũy kế chưa cao, dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại An-giê-ri đạt 1/3 sốvốn đăng ký là 203 triệu USD và dự án khai thác dầu khí tại Công-gô có số vốnthực hiện 14.74 triệu chiếm 90% số vốn đăng ký Ngoài ra còn có dự án côngnghiệp chế tạo tại Nam Phi mới đi vào hoạt động được 7 năm, với số vốn thựchiện đạt trên 50% so với vốn đăng ký ban đầu
Trang 30Bảng 04: Tổng hợp các dự án đầu tư tại Châu Phi của Việt Nam giai đoạn 1989-2011
Ngày cấp Địa bàn
đầu tư (quốc gia)
Vốn dự án (USD)
Vốn VN (USD)
Thời hạn hoạt động(năm)
Vốn đã thực hiện lũy kế (USD)
21/11/2002 Angiêri 562.400 224.960.000 32 202.930.000 15/08/2005 Nam Phi 950.000 950.000 20 550.000 03/08/2006 Angola 972.960 972.960 50
03/08/2006 Angola 575.981 575.981 50
03/08/2006 Angola 983.446 983.446 50
18/06/2007 Angola 900.000 900.000 20
09/10/2007 Madagascar 117.360.000 117.360.000 33 1.490.000 09/04/2008 Angola 300.000 300.000 30 300.000 21/08/2008 Cameroon 41.880.000 10.470.000 1
26/09/2008 Cameroon 905.714 443.800 50
17/12/2008 Tuynidi 33.270.000 33.270.000 3 14,710,000 29/07/2009 Công gô 15.310.000 15.310.000 0 14,740,000 23/03/2010 Angola 1.600.000 800.000 10 0 10/05/2011 Nam Phi 715.000 715.000 50
04/10/2011 Tanzania 300.000 300.000 15
05/11/2011 Ghana 1.900.000 7.000.000 30
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư
Trang 31Hoạt động ĐTRNN của Việt Nam đã được thực hiện từ đầu những năm
90, tại Châu Phi, từ năm 1996, Việt Nam đã thành công trong các dự án nôngnghiệp tại Châu Phi thông qua sự hỗ trợ của tổ chức lương thực Liên Hợp Quốc(FAO), trong đó FAO cung cấp thiết bị, máy móc nông nghiệp còn Việt Nam cửcác chuyên gia và nhân viên kỹ thuật sang các quốc gia Châu Phi thực hiện cácchương trình trồng cây lương thực, nhất là trồng lúa Đồng thời, Việt Nam cũngtham gia vào các dự án của FAO trong hoạt động xây dựng hệ thống thủy lợi,tưới tiêu cho các khu nông nghiệp, khai thác nước ngọt Những chương trìnhhợp tác ngày một nhiều, các dự án đem lại những thành công đáng kể, thể hiện ởnhững dự án trồng lúa, rau, hoa màu đều có năng suất tăng, góp phần đẩy lùi nạnđói tại một số quốc gia như Senegal, Madagasca, Su-đăng Việc thành công củacác dự án nông nghiệp trên không chỉ nâng cao uy tín cho Việt Nam tại ChâuPhi mà còn được xem như là nền tảng cho mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa ViệtNam và Châu Phi trong tương lai Từ bảng trên chúng ta có thể thấy các dự án
có vốn đầu tư của Việt Nam chỉ mới thực sự đi vào hoạt động từ năm 2002, thờigian hoạt động của các dự án này tương đối lâu dài, vốn đầu tư lớn và chúng tahoàn toàn có thể yên tâm về khả năng thu hồi vốn cũng như lợi nhuận tại châulục tiềm năng này
So với con số 642 dự án và tổng số vốn đăng ký hơn 25 tỷ USD, thì 16 dự
án với tổng vốn đăng ký hơn 780 triệu USD tại Châu Phi là con số rất nhỏ Tuynhiên, với những điều kiện, tiềm năng và nhu cầu hợp tác giữa hai bên, trongtương lai, con số này chắc chắn sẽ tăng lên hơn nữa
2.3.2 Tình hình đầu tư sang Châu phi theo ngành
Dù có khá ít dự án đầu tư tại Châu Phi nhưng xét trên phương diện ngànhnghề đầu tư, các dự án của Việt Nam cũng đa dạng và mang tính chuyên sâucao Những ngành mà Việt Nam thực hiện đầu tư đều phù hợp với nhu cầu vàđiều kiện thực tế của Châu Phi
2.3.2.1 Nông nghiệp
Mặc dù chưa có một dự án nào có vốn đầu tư của Việt Nam nhưng thờigian qua, hợp tác về nông nghiệp với các quốc gia châu Phi đã có bước pháttriển mới Nhiều quốc gia châu Phi rất quan tâm học hỏi kinh nghiệm phát triểnnông nghiệp của Việt Nam Chuyên gia và kỹ thuật viên nông nghiệp – thuỷ sảncủa Việt Nam đã tham gia trong các dự án hợp tác Nam – Nam giúp đảm bảo anninh lương thực tại 10 quốc gia châu Phi với sự hỗ trợ của (FAO) hoặc với sựgiúp đỡ của một nước thứ ba từ năm 1996 đến nay, được cộng đồng quốc tế vàbản thân các quốc gia châu Phi đánh giá cao Tuy nhiên, quan hệ hợp tác về