1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động thanh toán XNK bằng phương thức LC tại Agribank Tràng An giai đoạn 20082010

23 1,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 218 KB

Nội dung

Là một bộ phận trong hệ thống NHTM Việt Nam, Ngân hàng NNoPTNN Việt Nam là một ngân hàng lớn, giữ vị trí chủ đạo trong các hoạt động huy động vốn, cung cấp tín dụng, tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Mặc dù chỉ mới chính thức đi vào hoạt động không lâu, Agribank_Chi nhánh Tràng An đã góp phần không nhỏ vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, đặc biệt là việc sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Qua thời gian thực tập giữa khóa tại chi nhánh, em đã có điều kiện tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu do Phòng Kinh doanh Ngoại hối phụ trách. Nhận thấy những thành quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong phương thức thanh toán LC đang được áp dụng tại đây, em đã chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NNoPTNN_Chi nhánh Tràng An giai đoạn 20082010” làm đề tài cho báo cáo thực tập giữa khóa. Mục đích của đề tài là nhằm đánh giá thực trạng của hoạt động này tại chi nhánh, đưa ra những nhận xét, đánh giá của bản thân trong quá trình thực tập và đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn còn tồn tại và nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh toán XNK của chi nhánh.

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ngân hàng NNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

L/C : Tín dụng chứng từ -Letter of Credit

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank_Chi nhánh Tràng An

Hình 1.1: So sánh giá trị thanh toán hàng nhập bằng L/C và tổng giá trị thanh toán hàng nhập

Hình 1.2: So sánh giá trị thanh toán L/C xuất và L/C nhập

Bảng 1.1: Kết quả thanh toán L/C hàng NK

Bảng 1.2: Vai trò của thanh toán nhập khẩu bằng L/C trong tổng giá trị thanh toán hàng nhập khẩu (Đơn vị: USD)

Bảng 1.3: Kết quả thanh toán L/C hàng XK

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế xã hội cũng như nâng cao vị thế trên trường thế giới Trong đó, không thể không kể đến sự phát triển của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Là một bộ phận trong hệ thống NHTM Việt Nam, Ngân hàng NNo&PTNN Việt Nam là một ngân hàng lớn, giữ vị trí chủ đạo trong các hoạt động huy động vốn, cung cấp tín dụng, tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài Mặc dù chỉ mới chính thức đi vào hoạt động không lâu, Agribank_Chi nhánh Tràng An đã góp phần không nhỏ vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, đặc biệt là việc sử dụng phương thức tín dụng chứng từ

Qua thời gian thực tập giữa khóa tại chi nhánh, em đã có điều kiện tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu do Phòng Kinh doanh Ngoại hối phụ trách Nhận thấy những thành quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong phương thức thanh toán L/C đang được áp dụng tại đây, em đã chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng NNo&PTNN_Chi nhánh Tràng An giai đoạn 2008-2010” làm đề tài cho báo cáo thực tập giữa khóa Mục đích của đề tài là nhằm đánh giá thực trạng của hoạt động này tại chi nhánh, đưa ra những nhận xét, đánh giá của bản thân trong quá trình thực tập và đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn còn tồn tại và nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh toán XNK của chi nhánh Nội dung bài báo cáo gồm có ba phần chính như sau:

Chương 1: Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn_Chi nhánh Tràng An

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán XNK bằng phương thức L/C tại Agribank Tràng An giai đoạn 2008-2010

Chương 3: Đánh giá và ý kiến bản thân

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Thị Lý và các cán bộ tại chi nhánh Agribank Tràng An đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

Trang 4

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NHNO&PTNN

CHI NHÁNH TRÀNG AN

1 Quá trình hình thành và phát triển

Thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) hiện là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam

Cùng với sự ra đời và phát triển của nhiều chi nhánh NHNo&PTNN tại các thành phố lớn, ngày 15/01/2009 AGRIBANK Láng Thượng (cũ) từ chi nhánh cấp 2 được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 và chính thức nhận quyết định đổi tên thành AGRIBANK Tràng An và khai trương trụ sở làm việc mới tại địa chỉ số 99 đường Nguyễn Phong Sắc (kéo dài)- Cầu Giấy- Hà Nội

Chi nhánh chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tràng

An là chi nhánh mới được nâng cấp thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, được đánh giá là một trong các chi nhánh phát triển ở Hà Nội, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại, có uy tín trong và ngoài nước Dù là một chi nhánh mới, còn nhiều khó khăn nhưng đã được đi lên từ một chi nhánh cấp 2 nên chi nhánh Tràng An có thể tự tin vững bước trong công cuộc đổi mới, hòa mình với sự phát triển vượt bậc của hệ thống điện tử hiện đại, an toàn, tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đến nay, chi nhánh Tràng An đã có 3 phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, với mức lãi suất và phí dịch

vụ cạnh tranh, đa tiện ích, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng,

mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường sự hợp tác giữa các TCTD và các tổ chức khác, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương hiệu của chi nhánh trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế

Trang 5

Hiện nay, khi đã hoạt động được hơn 2 năm từ ngày đổi tên, chi nhánh Tràng

An là chi nhánh trẻ trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn Hà Nội Mặc dù ngay từ khi mới bước vào hoạt động đã gặp không ít khó khăn nhưng chi nhánh vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ và phấn đấu trở thành đơn vị hoạt động hiệu quả trong toàn hệ thống

Nhiệm vụ phòng tín dụng, đầu tư: cung cấp tín dụng theo chế độ tín dụng ban

hành, bảo lãnh, đầu tư khi được Tổng giám đốc ủy quyền

Nhiệm vụ phòng KD ngoại hối: thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ theo quy

định về quản lý ngoại hối của NHNN, thanh toán hàng XNK, công tác quan hệ quốc

tế, dịch thuật và thông dịch

Nhiệm vụ phòng kiểm toán, kiểm soát: thực hiện giao dịch, chuyển ngân, tác

kế toán tài vụ, tác kế toán tập trung

Nhiệm vụ phòng kế hoạch kinh doanh: Thực hiện công tác lên kế hoạch dựa

trên các số liệu năm trước, tình hình diễn biến thị trường, dự báo các biến động, lên các kế hoạch, chỉ tiêu để thực hiện Đưa ra các phương hướng, biện pháp cụ thể để thực hiện

Nghiệp vụ phòng hành chính nhân sự: công tác văn thư, lễ tân, quản trị, bảo

vệ, lao vụ

Nhiệm vụ phòng giao dịch: trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng,

chuyển tiếp khách hàng lên các phòng nghiệp vụ

Trang 6

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank_Chi nhánh Tràng An

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Agribank Tràng An)

3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Theo quy chế tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNN Việt Nam ban hàng theo quy định số 169/QĐ-02 của Hội dồng quản trị NHNo&PTNN Việt Nam, chi nhánh Tràng An là chi nhánh cấp I, có đầy đủ chức năng đáp ứng nhu cầu về vốn, tiền tệ tín dụng và thanh toán cho các tổ chức cá nhân và cụ thể hóa thông qua các nghiệp vụ sau:

Phòng giao dịch

số 1

Phòng giao dịch

số 2

Phòng giao dịch

số 3

Phòng

kế toán, kiểm soát

Phòng

kế hoạch kinh doanh

Phòng tín dụng, đầu tư

Phßng kinh doanh ngo¹i hèi

Trang 7

- Dịch vụ tiền gửi: thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu,

trái phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thứ, kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn

- Dich vụ tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với tất cả các thành

phần kinh tế Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ ủy thác, đầu tư các dự án trong nước và quốc tế, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực, cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, CNV và các đối tượng khác

- Dịch vụ thanh toán trong nước: thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ

(USD & EUR) cho các cá nhân và tổ chức kinh tế, chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước, phục vụ giải ngân các dự án; thu, chi hộ các đơn vị, các chi trả lương qua tài khoản

- Dịch vụ kinh doanh ngoại đối ngoại: Thanh toán xuất nhập khẩu theo các

hình thức : thư tín dụng (L/C), nhờ thu ( D/A, D/P, CAD), chuyển tiền (TTR), mua bán ngoại tệ, thanh toán phi thương mại, chi trả kiều hối và Western Union Chi trả cho người lao động xuất khẩu, thanh toán, chuyển tiền biên giới Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế, thu đổi ngoại tệ

- Các sản phẩm dịch vụ khác: dịch vụ gửi, rút tiền nhiều nơi, cung cấp chi trả

lương cho cán bộ công nhân viên chức của các DN, đơn vị tổ chức, phát hàng, chấp nhận thanh toán các thẻ nội địa SUCCESS và quốc tế MASTER CARD, các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác

Trang 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XNK BẰNG PHƯƠNG THỨC L/C TẠI NGÂN HÀNG NNO&PTNN_CHI

NHÁNH TRÀNG AN GIAI ĐOẠN 2008-2010

1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán XNK bằng L/C tại chi nhánh

1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán NK bằng L/C tại chi nhánh

Quy trình nghiệp vụ L/C NK diễn ra như sau:

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

- Tiếp nhận hồ sơ: Số dư mở L/C (loại trừ số tiền khách hàng đã ký quỹ tại chi nhánh) được tính trong hạn mức tín dụng của khách hàng

Thanh toán viên kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng, hồ sơ mở L/C gồm các giấy tờ sau:

+ Thư yêu cầu mở L/C (Phụ lục 01)

+ Hợp đồng nhập khẩu

+ Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành (đối với mặt hàng nhập khẩu có điều kiện)

- Kiểm tra hồ sơ:

Kiểm tra nội dung yêu cầu mở L/C, thư yêu cầu mở L/C phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng

Lưu ý khách hàng nếu có sự khác biệt giữa nội dung yêu cầu mở L/C với các điều kiện liên quan trong Hợp đồng nhập khẩu

Căn cứ vào hồ sơ mở L/C và ý kiến đề xuất của Phòng Thanh toán quốc tế, phòng tín dụng thẩm định lại phương án nhập khẩu khả năng nguồn vốn thanh toán của khách hàng, kiểm tra hạn mức tín dụng cho phép, đề nghị mức ký quỹ 100% hoặc dưới 100%

Trang 9

Bước 2: Phê duyệt và hạch toán mở L/C.

Bước 3: Mở L/C

- Thanh toán viên đăng ký tham chiếu L/C, vào sổ để theo dõi Sổ theo dõi hồ

sơ mở L/C phải ghi rõ những thông tin sau: Ngày mở L/C, số L/C, tên khách hàng

mở L/C, trị giá L/C, loại L/C, tỷ lệ ký quỹ, ghi chú khác (nếu cần)

- Chọn Ngân hàng thông báo/Ngân hàng thương lượng

- Nhập dữ liệu vào máy tính, mở L/C:

+ Mở bằng điện sử dụng mẫu SWIFT MT700, MT701

+ Chuyển toàn bộ hồ sơ cùng điện mở L/C trình phụ trách phòng, lãnh đạo chi nhánh ký duyệt

+ Giao 01 bản gốc L/C cho khách hàng, có dấu và chữ ký của lãnh đạo chi nhánh

+ Vào bìa hồ sơ L/C theo mẫu, lưu 01 bản điện đã chuyển đi có chữ ký của Thanh toán viên, phụ trách phòng và giám đốc chi nhánh vào hồ sơ theo dõi

Bước 4: Sửa đổi L/C (nếu có)

Bước 5: Nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ, thanh toán hoặc chấp nhận thanh

toán

- Chứng từ đòi tiền bằng thư:

Nhận, kiểm tra và đối chiếu chứng từ với hồ sơ L/C, sự phù hợp về nội dung,

số lượng chứng từ so với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C và các sửa đổi có liên quan (nếu có) Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau Thanh toán viên ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ (Phụ lục 02)

Sau khi kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ phù hợp thì chi nhánh thông báo cho khách hàng Nếu chứng từ không phù hợp thì chi nhánh gửi điện từ chối thanh toán

sử dụng mẫu điện MT734/MT799 Việc kiểm tra chứng từ, thông báo chứng từ không phù hợp phải được thực hiện trong vòng 03 ngày làm việc sau ngày chi nhánh nhận được bộ chứng từ

Trang 10

- Chứng từ đòi tiền bằng điện.

Bước 6: Ký hậu vận đơn, bảo lãnh nhận hàng.

Bước 7: Đóng hồ sơ L/C NK nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:

- L/C NK bị hủy bỏ

- L/C đã thanh toán, số dư còn lại ít và người bán không giao hàng tiếp nữa

- L/C đã hết hiệu lực

- Bị từ chối thanh toán và bộ chứng từ đã gửi trả lại NH gửi chứng từ

- Đóng hồ sơ do lỗi của Ngân hàng Agribank

Bước 8: Lưu trữ chứng từ.

1.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán XK bằng L/C tại chi nhánh

Quy trình nghiệp vụ L/C XK diễn ra như sau:

Bước 1: Tiếp nhận, xác thực L/C (sửa đổi L/C) trước khi thông báo cho khách hàng.

Chi nhánh sau khi nhận được L/C do ngân hàng nước ngoài gửi đến thì gửi về

Sở quản lý để xác thực và chịu trách nhiệm kiểm tra và lưu giữ bản gốc L/C (sửa đổi L/C) tại chi nhánh trong thời gian yêu cầu Sở Quản lý xác minh chữ ký ủy quyền

Bước 2: Thông báo L/C.

Ở bước này, chi nhánh có thể thực hiện một trong các công việc sau:

- Thông báo L/C cho khách hàng

- Thông báo sửa đổi L/C

- Thông báo sơ bộ L/C

- Hoặc từ chối thông báo

Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ và gửi chứng từ đi đòi tiền.

- Thanh toán viên tiếp nhận bộ chứng từ của khách hàng xuất trình kèm bản gốc L/C, các sửa đổi L/C liên quan (nếu có) cùng thư thông báo L/C, sửa đổi L/C có xác nhận mã/ chữ ký đúng của Ngân hàng thông báo và thư yêu cầu thanh toán

Trang 11

- Kiểm tra sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng từ so với các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C và sửa đổi L/C liên quan (nếu có) Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau, kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với UCP 600

- Nếu chứng từ phù hợp, thanh toán viên lập điện đòi tiền (sử dụng MT 742) theo chỉ dẫn trên L/C Nếu chứng từ không phù hợp, trước hết đề nghị khách hàng yêu cầu người mua sửa đổi L/C Trường hợp chứng từ sai sót không được Ngân hàng phát hành chấp nhận, chi nhánh đề nghị khách hàng chuyển sang hình thức thanh toán nhờ thu theo L/C hoặc trả lại chứng từ cho khách hàng

Bước 4: Theo dõi tình trạng bộ chứng từ và tra soát việc thanh toán chứng từ

hàng hóa XK

Bước 5: Nhận báo có và hạch toán

Bước 6: Đóng hồ sơ và lưu trữ bộ chứng từ L/C hàng XK.

2 Kết quả hoạt động thanh toán L/C hàng hóa XNK của ngân hàng

Agribank_Chi nhánh Tràng An

2.1 Kết quả thanh toán L/C hàng NK

Thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ là một trong những nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng tương đối lớn của ngân hàng Agribank_Chi nhánh Tràng An Doanh số thanh toán L/C hàng NK giai đoạn 2008-2010 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1: Kết quả thanh toán L/C hàng NK Năm Số món Doanh số Phí (VNĐ)

Giá trị (USD) Mức độ

tăng/giảm % so với năm trước

Trang 12

toán L/C và phí thanh toán tăng lên đột biến năm 2009 và giảm đi đáng kể ở năm

2010 Năm 2008 số món L/C thanh toán chỉ là 04 món với giá trị là 903,300.14$ nhưng đến năm 2009 con số này đã là 19 món với tổng giá trị là 4,939,405.09$ tăng 4,46% về doanh số so với năm 2008 Sự tăng lên cả về số món và giá trị thanh toán L/C trong năm 2009 được giải thích là do có sự thay đổi địa điểm kinh doanh, nâng cấp thành chi nhánh cấp I, sự ổn định về lượng khách hàng và uy tín của chi nhánh sau 1 năm hoạt động Hơn nữa, năm 2009 nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng và tăng trưởng trở lại đã có ảnh hưởng tích cực đến việc tăng doanh số thanh toán L/C Năm 2010 giá trị thanh toán giảm 0,47% so với năm 2009 mặc dù số món L/C vẫn tăng từ 19 lên 21, nguyên nhân do trị giá mỗi L/C (năm 2010) thấp Trong thời gian này, L/C chủ yếu là L/C trả ngay, L/C trả chậm, L/C xác nhận và L/C không hủy ngang Trong đó, L/C không hủy ngang chiếm tỷ trọng lớn chiếm 60% tổng số L/C phát hành Chi nhánh chú trọng L/C trả ngay và L/C trả chậm chiếm tỷ trọng thấp 25% (2008), 28% (2009), 30% (2010)

Để thấy rõ vai trò của thanh toán L/C NK đối với chi nhánh, ta xem tỷ trọng thanh toán bằng L/C NK so với tổng giá trị thanh toán hàng nhập thông qua bảng sau:

Trang 13

Bảng 1.2: Vai trò của thanh toán nhập khẩu bằng L/C trong tổng giá trị thanh toán hàng nhập khẩu (Đơn vị: USD)

Năm

L/C nhập khẩu Chuyển tiền thương

mại

Tổng giá trị thanh toán hàng nhập

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

2008 903,300.14 60,2 596,992.61 39,8 1,500,292.75

2009 4,939,405.09 38,6 7,847,892.24 61,4 12,787,297.33

2010 2,608,935.20 12,5 18,259,062.89 87,5 20,867,998.09

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán XNK Agribank_Tràng An)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy thanh toán L/C và chuyển tiền thương mại là hai hoạt động chủ đạo trong thanh toán hàng nhập khẩu Năm 2008, giá trị thanh toán L/C nhập khẩu cao chiếm 60,2 tổng giá trị thanh toán hàng nhập Tuy nhiên, thanh toán nhập khẩu bằng L/C có xu hướng giảm dần qua các năm và giá chuyển tiền thương mại tăng vọt trở thành phương thức thanh toán chính của ngân hàng trong những năm gần đây

Ngày đăng: 14/03/2015, 14:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w