1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 4

46 870 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 172,43 KB

Nội dung

KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 4

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 4

Sinh viên: NGUYỄN THỊ TÌNH

Mã số sinh viên: 030526100451 Lớp: ĐH26KT01

GV hướng dẫn: NGUYỄN THỊ THỤC ĐOAN

Tp Hồ Chí Minh, 03/2014

Trang 2

DANH M C ỤC VI T ẾT T T ẮT

Nhập Khẩu Việt NamEIB

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến thầy cô trường Đại học Ngânhàng TP.HCM đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho chúng em trongsuốt các năm học qua Dưới sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô đã giúp chúng

em có được một nền tảng kiến thức và có được hành trang để vững bước trêncon đường tương lai Đặc biệt là cô Trần Thị Thục Đoan, đã hết lòng trực tiếphướng dẫn, quan tâm và dạy dỗ, truyền đạt nhiều kinh nghiệm cũng như cho emnhiều ý kiến, kiến thức quý báu trong suốt quá trình chuẩn bị, thực hiện và hoàn

Em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến Ban lãnh đạo, các anhchị trong các phòng/ban của Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh 4 đãtận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho em được tiếp cận với thực tiễn tại ngânhàng, giúp cho em đạt được những kiến thức quý báu trong quá trình thực tập Với kiến thức còn hạn hẹp, khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn chưađược tốt Do đó trong quá trình xây dựng bài báo cáo thực tập không tránh khỏinhững sai sót và những hạn chế Em rất mong nhận được những đóng góp, ýkiến của quý thầy cô cùng các anh chị để em hoàn chỉnh kiến thức của mình Cuối cùng, em xin gửi đến các thầy cô ở khoa Kế toán – kiểm toán trườngĐại học Ngân hàng TP.HCM; các anh, chị trong bộ phận kế toán nội bộ tại Ngânhàng TMCP Công Thương – chi nhánh 4 những lời chúc sức khỏe, lòng biết ơnsâu sắc Kính chúc ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh và thịnhvượng

Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Tình

Trang 4

L I M Đ U ỜI MỞ ĐẦU Ở ĐẦU ẦU

1 Đặt vấn đề

Trong xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới diễn ra mạnh

mẽ, các quốc gia trên thế giới không ngừng hoạt động giao lưu với nhau Hoạt độngngân hàng của nước ta không ngừng tăng lên, ngày càng hoàn thiện và phát triển,trong đó phải kể đến đóng góp không nhỏ của hệ thống Ngân hàng thương mạitrong việc làm trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nước và nướcngoài Để giúp các NHTM giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong suốt quátrình hoạt động, nhất thiết phải xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) cónăng lực và hoạt động hiệu quả Hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ bảo đảm tài sản củacác NHTM được sử dụng một cách hợp lý, bảo đảm và duy trì mức độ tin cậy củathông tin tài chính và sự tuân thủ luật lệ, quy định, qua đó tạo niềm tin cho kháchhàng, cổ đông và đối tác

Ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank) cũng không là ngoại lệ Ngânhàng luôn quan tâm đến việc hạn chế những rủi ro ảnh hưởng đến ngân hàng Ngânhàng đã và đang dần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình, đặc biệt làtrong hoạt động thanh toán nói chung và thanh toán điện tử liên ngân hàng nóiriêng Bởi vì đây là hoạt động xuyên suốt và có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận cũngnhư vị thế của ngân hàng Với nhiều ngân hàng ở Việt Nam, việc ứng dụng côngnghệ thông tin vào thanh toán là điều khá mới mẻ do đó quá trình thanh toán điện tửliên ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro mà ngân hàng không thể lường hết được

Từ những kiến thức được học tại trường cùng với sự giúp đỡ tận tình của các anh

chị tại Phòng Kế toán – Bộ phận Kế toán nội bộ của ngân hàng Vietinbank – chi

nhánh 4 tôi quyết định chọn đề tài: “Hệ thống Kiểm soát nội bộ hoạt động thanh

toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh 4”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Chuyên đề sẽ tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng về kiểm soát nội hoạtđộng thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Công Thương – chi nhánh4.Từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thanhtoán điện tử liên ngân hàng tại chi nhánh

3 Đối tượng nghiên cứu

Chuyên đề tìm hiểu về công tác kiểm soát nội bộ và các quy trình liên quanđến quá trình thanh toán điện tử liên ngân hàng tại chi nhánh

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu thu thập được

từ nhiều nguồn để làm rõ tình hình tổ chức công tác kiểm soát nội bộ tại Ngân hàngCông Thương Việt Nam- chi nhánh 4

5 Phạm vi nghiên cứu

Trang 5

Chuyên đề nghiên cứu trong phạm vi là: hoạt động công tác Kiểm soát nội

bộ thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chinhánh 4 trong 3 năm 2011– 2013

6 Kết cấu nội dung nghiên cứu: Gồm 3 phần

Phần 1: Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng và kiểm soát

nội bộ hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Phần 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động thanh toán điện tử liên

ngân hàng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- chi nhánh 4.

Phần 3: Nhận xét và kiến nghị.

Trang 6

PH N 1: C S LÝ ẦU Ơ SỞ LÝ Ở ĐẦU LU N ẬN V HO T Đ NG THANH TOÁN ĐI N T Ề HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ỆN TỬ Ử

1.1 Khái quát v ho t đ ng ề hoạt động ạt động ộng thanh toán đi n t liên ngân hàng ện tử liên ngân hàng ử liên ngân hàng

1.1.1 Đ nh nghĩa ịnh nghĩa

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định về việc quản lý, vậnhành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để thực hiện việcthanh toán và quyết toán giữa các đơn vị tham gia hệ thống thanh toán điện tử

liên ngân hàng trong Thông tư số 23/2010/TT-NHNN như sau:

Thanh toán liên ngân hàng là phương thức thanh toán giữa các ngân hàng

khác hệ thống có thể thực hiện bằng thanh toán bù trừ hoặc thanh toán từng lần quaNHNN Kỹ thuật thanh toán liên ngân hàng có thể thực hiện bằng thủ công hoặcthông qua mạng máy tính

Thanh toán điện tử liên ngân hàng là quá trình xử lý các giao dịch thanh toán

liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo Lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất thực hiệnLệnh thanh toán, được thực hiện qua mạng máy tính

Lệnh thanh toán là một tin điện do đơn vị thành viên lập và sử dụng để thực

hiện một giao dịch thanh toán trong Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.Lệnh thanh toán có thể là một Lệnh thanh toán Có hoặc một Lệnh thanh toán Nợ

Tin điện là thông tin điện tử thể hiện nội dung của Lệnh thanh toán hay thông

báo liên quan đến giao dịch thanh toán cần thực hiện và được truyền qua mạng máytính giữa các đơn vị tham gia Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

1.1.2 Các phương thức thanh toán điện tử liên ngân hàng

Hiện nay, ở Việt Nam có năm phương thức thanh toán điện tử liên ngân hàng:1

 Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH): Được thiết kế theogiải pháp tập trung hoá tài khoản, mỗi ngân hàng thành viên chỉ mở và sử dụng mộttài khoản duy nhất tại NHNN Đây là hệ thống thanh toán được thiết kế hiện đạinhất Việt Nam, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và chuẩn mực quốc tế

 Hệ thống chuyển tiền điện tử liên ngân hàng: Do Ngân hàng nhà nước(NHNN) tự xây dựng và vận hành trước khi có hệ thống thống thanh toán điện tửliên ngân hàng Đây là hệ thống chuyển tiền điện tử trong nội bộ NHNN, được thiết

kế theo giải pháp tài khoản phân tán, nghĩa là mỗi chi nhánh của các NHTM thamgia hệ thống này bắt buộc phải mở một tài khoản thanh toán tại chi nhánh NHNNcùng địa bàn

 Hệ thống thanh toán bù trừ tại tỉnh, thành phố do chi nhánh NHNN tỉnh,thành phố chủ trì: Hệ thống này đang hoạt động ở hai cấp độ kỹ thuật khác nhau:

1Theo Tạ Quang Tiến, (2007) “Bàn về hệ thống thanh toán ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí

ngân hàng, (số 3+4), tr.44-47.

Trang 7

thực hiện chuyển lệnh thanh toán bằng các thiết bị điện tử (bù trừ điện tử) và thựchiện bù trừ giấy theo phương pháp thủ công Có một đến hai phiên giao dịch mộtngày Phần lớn các lệnh thanh toán được bù trừ trong địa bàn Những khoản thanhtoán ngoài địa bàn sẽ phải chuyển qua hệ thống chuyển tiền điện tử để thực hiện.

 Hệ thống thanh toán song biên: Đây là hệ thống phục vụ nhu cầu thanh toángiữa các khách hàng của hai ngân hàng hoặc của bản thân ngân hàng thông qua hệthống thanh toán kết nối trao đổi lệnh thanh toán điện tử giữa hai ngân hàng

 Hệ thống chuyển tiền quốc tế (S.W.I.F.T), thường gọi là hệ thống thanh toánquốc tế, thực hiện các dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng Việt Nam và các ngânhàng trên thế giới thông qua mạng thanh toán quốc tế SWIFT

Lệnh thanh toán phải được lập theo đúng mẫu, đáp ứng các chuẩn dữ liệu và

đủ số liên (nếu là chứng từ giấy) theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước

1.1.4 Tài khoản sử dụng

 Các tài khoản sử dụng trong Hệ thống TTĐTLNH:

- Tài khoản tiền gửi thanh toán của các thành viên;

- Tài khoản thanh toán bù trừ;

- Tài khoản thu hộ, chi hộ;

- Tài khoản thích hợp khác

 Đối với thành viên

 Tại Hội sở chính sử dụng các tài khoản:

- Tài khoản thu hộ, chi hộ (mở tài khoản chi tiết cho từng đơn vị thành viêncủa mình có tham gia Hệ thống TTĐTLNH);

- Tài khoản thanh toán bù trừ;

- Các tài khoản thích hợp khác liên quan (Tài khoản tiền gửi thanh toán củakhách hàng, các tài khoản nội bộ khác);

- Đối với các thành viên không có các chi nhánh thì không phải mở Tàikhoản thu hộ, chi hộ

 Tại các đơn vị thành viên sử dụng các tài khoản:

- Tài khoản thu hộ, chi hộ (mở tài khoản chi tiết thanh toán với Hội sở

chính);

Trang 8

- Tài khoản thanh toán bù trừ;

- Tài khoản tiền gửi thanh toán;

- Các tài khoản thích hợp khác liên quan (tài khoản tiền gửi thanh toán củakhách hàng, các tài khoản nội bộ khác)

 Đối với Trung tâm Xử lý Quốc gia sử dụng các tài khoản:

- Tài khoản tiền gửi thanh toán của các thành viên tham gia Hệ thốngTTĐTLNH;

- Tài khoản thanh toán bù trừ;

- Tài khoản thích hợp khác

1.1.5 Thời gian làm việc áp dụng trong Hệ thống TTĐTLNH

Các thời điểm áp dụng trong Hệ thống TTĐTLNH được quy định trongThông tư số 23/2010/TT-NHNN như sau:

- Thời điểm thực hiện kiểm tra kỹ thuật và khởi tạo dữ liệu đầu ngày của Hệthống TTĐTLNH là 7 giờ 30 của ngày làm việc;

- Thời điểm các đơn vị ngừng gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp là 15 giờ 00phút và ngừng gửi Lệnh thanh toán giá trị cao là 16 giờ 00 phút của ngày làm việc;

- Từ 15 giờ 10 phút trở đi, thực hiện quyết toán bù trừ các khoản giá trị thấptheo quy định tại Điều 28 Thông tư số 23/2010/TT-NHNN;

- Từ 16 giờ 15 phút trở đi, thực hiện các công việc cuối ngày, đối chiếu, xácnhận số liệu với Trung tâm Xử lý Quốc gia;

- Trường hợp đặc biệt do sự cố kỹ thuật, truyền tin hoặc do khối lượng chứng

từ phát sinh quá nhiều vào cuối giờ giao dịch, Trung tâm Xử lý khu vực và Ngânhàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể đề nghịTrung tâm Xử lý Quốc gia kéo dài thời gian chuyển tiền đi của Hệ thốngTTĐTLNH (bằng điện thoại, hoặc các hình thức khác theo thỏa thuận) để xử lý tiếpchứng từ thanh toán đã nhận trong ngày, nhưng thời gian kéo dài không quá 15phút

1.2 Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ

1.2.1 Khái quát chung về hệ thống kiểm soát nội bộ

a Khái ni m ệm

Theo điều 40, Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, “Hệ thống kiểmsoát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổchức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợpvới hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảmphòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.”

Trang 9

Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) “Hệ thống kiểm soát nội bộ là một

hệ thống chính sách và thủ tục đựơc thiết lập nhằm đạt đựơc bốn mục tiêu sau: bảo

vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiệncác chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động”

Theo COSO2: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồngquản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sựđảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu:

 Hoạt động hiệu lực và hiệu quả

 Báo cáo tài chính đáng tin cậy

 Các luật lệ được tuân thủ.”

Quá trình kiểm soát là phương tiện giúp đơn vị đạt được mục tiêu của mình

b M c tiêu ục tiêu

Đối với báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ phải đảm bảo tính trung thực vàđáng tin cậy, bởi vì chính người quản lý đơn vị phải có trách nhiệm lập báo cáo tàichính phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

Đối với tính tuân thủ, kiểm soát nội bộ trước hết phải đảm bảo hợp lý việcchấp hành luật pháp và các quy định Bên cạnh đó, hướng mọi thành viên trong đơn

vị vào việc tuân thủ những quy định, chính sách nội bộ của đơn vị, qua đó đảm bảođược những mục tiêu của đơn vị

Đối với mục tiêu sự hiện hữu và hiệu quả của các hoạt động, kiểm soát nội

bộ giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nângcao uy tín, mở rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh…

Như vậy, các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ rất rộng và bao trùmlên mọi mặt hoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển củađơn vị

c Nhiệm vụ

Trong ngân hàng thương mại, một hệ thống KSNB được thiết lập nhằm thựchiện những nhiệm vụ sau:

- Ngăn ngừa những sai sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ

- Giúp bảo vệ ngân hàng trước những thất thoát về tài sản có thể tránh được

- Đảm bảo việc chấp hành tốt các chính sách kinh doanh

1.2.2 Những bộ phận cấu thành

2 COSO (Committee of Sponsoring Organization) là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc tế gia Hoa Kỳ về việc chống gian

lận về báo cáo tài chính Ủy ban này gồm đại diện của hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội kế toán viên nội bộ (IIA), Hiệp hội quản trị viên tài chính (FEI), Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA) COSO được thành lập nhằm nghiên cứu về kiểm soát nội bộ.

Trang 10

Bảng 1.1 – Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ3

rủi ro liên quan

- Xác định mục tiêu của đơn vị

thiết đối với rủi ro nhằm đạt

được các mục tiêu của đơn vị

- Phân chia trách nhiệm đầy đủ

- Kiểm soát quá trình xử lý thông tin

- Kiểm soát vật chất

- Kiểm tra độc lập việc thực hiện

- Phân tích rà soát hay soát xét lại việc thực hiện

Thông

tin và

truyền

thông

Hệ thống thông tin được thiết

kế để mọi thành viên trong đơn

vị có khả năng nắm bắt và trao

đổi thông tin cần thiết cho việc

điều hành, quản trị và kiểm soát

các hoạt động

- Hệ thống thông tin, bao gồm bao gồm cả hệ thống thông tin kế toán phảiđảm bảo chất lượng thông tin

- Truyền thông bảo đảm các thông tin bên trong, bên ngoài đều hoạt động hữu hiệu

Trang 11

phải có khả năng phản ứng

năng động, được thay đổi theo

yêu cầu của môi trường bên

trong và bên ngoài

1.2.3 Thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng

a S c n thi t c a h th ng ki m soát n i b đ i v i ho t đ ng thanh toán ết của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thanh toán ủa hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thanh toán ệm ống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thanh toán ểm soát nội bộ đối với hoạt động thanh toán ội bộ đối với hoạt động thanh toán ội bộ đối với hoạt động thanh toán ống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thanh toán ới hoạt động thanh toán ạt động thanh toán ội bộ đối với hoạt động thanh toán

đi n t liên ngân hàng ệm ử liên ngân hàng

Trong giao dịch thanh toán liên ngân hàng, các ngân hàng thường tham giavào các giao dịch lớn, với số lượng tiền tệ rất lớn nên cần sử dụng phương pháp xử

lý dữ liệu trên mạng máy vi tính Sự phát triển của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử,trên thực tế đã nâng cao rất nhiều năng lực kiểm soát của ngân hàng nhưng điều nàyđang làm nảy sinh nhiều loại rủi ro khác xuất phát từ lỗi của máy tính và gian lậnmáy tính gây nên Từ đó đặt ra yêu cầu phải có một hệ thống kế toán tốt và tổ chức

hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, với đội ngũ cán bộ tinh thông nghề nghiệp đểhạn chế mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra

Các ngân hàng thường tổ chức hoạt động kinh doanh với một mạng lưới cácChi nhánh, các Phòng giao dịch trải rộng theo các khu vực hành chính Vì vậy, việcphân cấp quản lý, điều hành kinh doanh, chi tiêu tài chính…là điều tất yếu; nhưngcũng khó tránh khỏi tình trạng vượt quyền, sự tác động của chính quyền địa phươngtrong hoạt động kinh doanh, sự phân tán về hoạt động hạch toán kế toán, hoạt độngkiểm tra, kiểm soát , từ đó dẫn đến khó khăn trong việc duy trì tính đồng bộ, tínhthống nhất của các hoạt động nghiệp vụ thanh toán

Từ những đặc thù trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng Thương mại.Muốn uốn nắn và phát hiện sai sót kịp thời nhằm nâng cao chất lượng kinh doanhngân hàng, ngoài các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản

lý nhà nước trước hết đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có những biện pháp hữu hiệu, màbiện pháp quan trọng nhất là ngân hàng phải thiết lập được hệ thống kiểm soát nội

bộ chặt chẽ và có hiệu quả

b H n ch ti m tàng c a h th ng ki m soát n i b ạt động thanh toán ết của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thanh toán ềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ ủa hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thanh toán ệm ống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thanh toán ểm soát nội bộ đối với hoạt động thanh toán ội bộ đối với hoạt động thanh toán ội bộ đối với hoạt động thanh toán

hoàn hảo, mặc dù đã được thiết kế và vận hành thì hệ thống KSNB cũng không thểhữu hiệu tuyệt đối được Bởi vì nhân tố quyết định của hệ thống này là con người,

mà con người thì luôn có những sai sót, nhầm lẫn do vô tình hoặc cố ý cho dù hệthống có được thiết kế tốt đến đâu Như vậy, hiệu năng của hệ thống KSNB phụthuộc vào năng lực làm việc và đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên Một số hạnchế của hệ thống KSNB mà nguyên nhân xuất phát từ vấn đề con người như:

Trang 12

+ Một số nhân viên cố ý gian lận bằng cách thông đồng với nhau;

+ Sai sót bởi nhân viên do không hiểu rõ yêu cầu công việc, quy định, quytrình mà Ban lãnh đạo đã đề ra;

+ Khả năng người chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ lạmdụng đặc quyền của mình, phục vụ cho mục đích riêng;

+ Nhân viên thiếu thận trọng, sao nhãng, mất tập trung, sai lầm trong xétđoán dẫn đến sai sót trong quá trình xử lý giao dịch;

KSNB không được vượt quá những lợi ích mà hệ thống đó mang lại Do đó, để cânđối chi phí và lợi ích mang lại, việc kiểm tra, kiểm soát chỉ tập trung vào nhữngnghiệp vụ, giao dịch lặp đi lặp lại, những sai phạm dự kiến mà không chú ý đếnnhững sai phạm đột xuất và bất thường

cải tiến thường xuyên để có thể theo kịp những tác động từ cơ chế và yêu cầu quản

lý Nếu không, các thủ tục kiểm soát có nguy cơ lạc hậu hoặc bị vi phạm

nhiều phòng giao dịch Việc này gây khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động thanhtoán của các chi nhánh, phòng giao dịch cũng như việc kiểm soát việc phân quyềncho các nhà quản lý tại các điểm giao dịch Như vậy, chỉ có phân quyền một cách rõràng, cụ thể mới tránh khỏi việc lạm dụng quyền lực để gian lận

c M t s nguyên t c ch y u c n đ m b o ội bộ đối với hoạt động thanh toán ống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thanh toán ắc chủ yếu cần đảm bảo ủa hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thanh toán ết của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thanh toán ảm bảo ảm bảo

Trong một ngân hàng, giữa các bộ phận luôn có một mối quan hệ ràng buộclẫn nhau Khi một bộ phận gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đếncác bộ phận khác, chẳng hạn như nghiệp vụ thanh toán của bộ phận kế toán sẽ ảnhhưởng đến việc thu/chi tiền mặt của bộ phận ngân quỹ hoặc nghiệp vụ tiền gửi của

bộ phận khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân,… Phải thiết kế các chốtkiểm soát trong quy trình thật chặt chẽ vì mỗi nghiệp vụ muốn hoàn thành phảithông qua nhiều khâu, khâu này hoàn thành thì khâu tiếp theo mới thực hiện được.Các chốt kiểm soát cũng cần phải thực hiện ở tất cả các khâu: kiểm soát việc thanhtoán bằng tiền mặt hay chuyển khoản, kiểm soát việc nhập thông tin khách hàng,kiểm soát việc lập và bảo quản chứng từ,… Như vậy, việc thiết kế hoạt động kiểmkhông chỉ được thực hiện ở một bộ phận nào, mà cần thực hiện ở tất cả các khâu,các hoạt động của ngân hàng

Trang 13

Để phòng ngừa rủi ro thì hệ thống KSNB cần phải được thiết kế sao cho mọicông việc đều được kiểm tra từ ít nhất hai người trở lên Mọi giao dịch đều đượcthực hiện bởi Thanh toán viên (TTV) và được kiểm tra bởi Kiểm soát viên (KSV),đối với một số giao dịch cần thiết phải có sự kiểm tra và phê duyệt của Lãnh đạophòng (Trưởng phòng, phó phòng,…) Với việc tuân thủ đúng nguyên tắc “bốnmắt” thì sẽ giúp hạn chế được những sai sót, rủi ro do vô tình hay cố ý của nhânviên.

Cân nhắc giữa chi phí và lợi ích

Ngân hàng chỉ chấp nhận việc thiết kế hệ thống KSNB khi mà chi phí bỏ ra cho hoạt động này thấp hơn lợi ích mà nó mang lại Khi tính toán chi phí cho hoạt động này thì ngoài các chi phí trực tiếp như tiền lương cho KSV, bổ sung thêm TTV, chi phí khen thưởng, mua sắm thiết bị kiểm soát,… còn có những chi phí tiềm ẩn khác Các chi phí trực tiếp là chi phí mà ngân hàng có thể định lượng mà nhận thấy rõ ràng Còn những chi phí tiềm ẩn là những chi phí phát sinh trong quá trình thiết kế

và vận hành hệ thống kiểm soát Những chi phí này thường rất khó định lượng và xác định Việc cân đối giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại sẽ giúp ngân hàng thiết lập được một hệ thống KSNB có hiệu quả cao nhất

PH N 2: TH C TR NG H TH NG KI M SOÁT N I B HO T ẦU ỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ỆN TỬ ỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THANH ỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

2.1 Giới thiệu về đơn vị thực tập

2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank

- Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh, (theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).

- Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm

1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Là Ngân hàng thương mạilớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam Có hệ thốngmạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm

Có 9 Công ty hạch toán độc lập Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, địnhchế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Là ngân hàngđầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.Là ngân hàng đầu tiên

Trang 14

tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nềntài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới

Tính đến thời điểm hiện tại, VietinBank là ngân hàng có cơ cấu cổ đông nước ngoàimạnh nhất Việt Nam

Tầm nhìn

Đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng,theo chuẩn quốc tế.

Slogan: Nâng giá trị cuộc sống.

2.1.2 Sơ lược về Vietinbank – chi nhánh 4

Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank – chi nhánh 4

Vietinbank chi nhánh 4 có tiền thân là Ngân Hàng Nhà Nước Quận 4, Chinhánh 4 – TP.HCM ra đời và hoạt động 35 năm

Năm 2005, từ chi nhánh cấp II ngân hàng được Hội đồng quản trị nâng cấplên thành chi nhánh cấp I trực thuộc Hội sở

 Tên giao dịch nội địa: Vietinbank- chi nhánh 4

 Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank For Industry And – 4 Branch

 Địa chỉ: Số 57-59 Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4, Tp Hồ Chí Minh

 Điện thoại: 08.39.400.263

 SWIFT: ICBVVNVX908

 Website: www.Vietinbank.vn

Bảng 2.1 – Kết quả kinh doanh Vietinbank – CN.4 năm 2011-2013

Lợi nhuận

trước thuế 201070.59 68.12% 176101.75 60.04% 176291.36 58.7%Thuế 40455.40 40449.61 61213.93

Trang 15

thấp hơn 25 tỷ so với năm 2011 Lợi nhuận tăng nhưng rất ít do doanh thu và chí phítăng lên tư ơng đối Sự biến động của kết quả kinh doanh được giải thích bởi một sốnguyên nhân chính như: tình hình suy thoái kinh tế, cấu trúc ngân hàng, NHNNgiảm lãi suất, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp,

Mặc dù mức tăng trưởng có dấu hiệu chậm, nhưng với môi trường kinhdoanh gặp nhiều khó khăn như trong những năm gần đây thì mức lợi nhuận đạtđược là một nổ lực lớn từ ban lãnh đạo cùng CB-CNV toàn chi nhánh 4

2.2 Quy trình kiểm soát hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng

2.2.1 Thanh toán lệnh chuyển đi

Trang 16

TTV khởi tạo lệnh thanh

toán

KH gửi UNC/Lệnh thanh toán

Trưởng phòng duyệt điện CITAD cấp 3

KSV

In điện, giao dịch thành công

Trên Core banking

Trên CITAD

TTV nhập liệu upload điện từ Korebank và tạo điện trên giao diện CITAD

(Cấp 1)

Sơ đồ 2.1 – Quy trình kiểm soát quá trình thanh toán lệnh chuyển đi

CI-TAD ( Credit Institution) là phần mềm dành cho các Chi nhánh ngân hàng

nhà nước và các tổ chức tín dụng (gọi tắt là TCTD) tham gia vào Hệ thống thanh

toán liên ngân hàng (IBPS) do Ngân hàng nhà nước Việt Nam xây dựng Các TCTD

dùng phần mềm này để sử dụng các dịch vụ của IBPS như Lệnh chuyển tiền giá trị

thấp(LV), Lệnh chuyển tiền giá trị cao, Thanh toán bù trừ… CITAD cũng được sử

dụng để thực hiện một số công việc khác có liên quan đến hệ thống IBPS như các

loại vấn tin khác nhau và đối soát dữ liệu

Bước 1: Khách hàng đến ngân hàng gửi chứng từ thanh toán, yêu cầu ngân hàng

chuyển tiền từ tài khoản tại Vietinbank – chi nhánh 4 đến tài khoản tại ngân hàng

khác

Bước 2: TTV thực hiện khởi tạo Lệnh thanh toán qua các thủ tục trên hệ thống như

sau:

- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp chứng từ giao dịch thanh toán của khách hàng;

- Xác định, phân loại Lệnh thanh toán để xử lý;

- Đối chiếu, kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng;

- Nhập các dữ liệu theo mẫu quy định;

Trang 17

- Chuyển cho KSV duyệt.

Bước 3: KSV verify (duyệt) điện (tin điện):

- Căn cứ trên các chứng từ liên quan, nhập lại các yếu tố: đơn vị nhận lệnh, đơn vịphục vụ người phát lệnh, đơn vị phục vụ người nhận lệnh, số tiền để kiểm tra dữliệu do TTV đã nhập;

- Nếu phát hiện có sai sót, chuyển trả TTV chỉnh sửa;

- Nếu dữ liệu đúng, ký chữ ký điện tử (nội bộ) của mình vào Lệnh thanh toán, kýtrên chứng từ và chuyển cho TTV

(Ba bước trên được thực hiện trong môi trường Korebank)

Bước 4: TTV tiến hành nhập dữ liệu lệnh thanh toán lên CITAD4 với các dữ liệuhiển thị trên giao diện phần mềm CITAD

Sau đó, TTV chuyển cho KSV để ký duyệt CITAD cấp 2

Bước 5: KSV tiến hành kiểm tra các thông tin cần thiết, nếu sai sót chuyển trả TTV,nếu đúng thì ký chữ ký điện tử lên chứng từ điện tử

Bước 6: Trưởng phòng, Phó phòng hoặc BGĐ duyệt điện Citad cấp 3

Bước 7: TTV in lệnh chuyển có (Quá trình thanh toán thành công)

- Phiếu hạch toán, liên 1 Uỷ nhiệm chi (đóng mộc “Chứng từ gốc”, “Đã chuyểnhoá”, “Verify”), Lệnh chuyển có (cuối ngày in) Giấy báo Nợ (KH cá nhân ko cần

in, KH doanh nghiệp phải in để thể hiện mức phí)

- Phiếu hạch toán + Liên 1 Uỷ nhiệm chi  Lưu chứng từ

- Phiếu hạch toán + Liên 2 Uỷ nhiệm chi  Trả lại cho KH

- Thời gian duyệt điện Citad cấp cuối cùng: điện giá trị thấp (dưới 500 triệu) trước

15 giờ, điện giá trị cao (trên 500 triệu) trước 16 giờ

2.2.2 Thanh toán lệnh chuyển đến

Trang 18

Điện đến

KSV duyệt lần cuối

KSV

in điện

Trưởng phòng giải mã điện

TTV upload, kiểm tra và nhập thông tin KH

Ghi nhận vào TK KH

Điện tra soát hoặc trả điện cho NH khởi tạo

Sơ đồ 2.2 – Quy trình kiểm soát quá trình thanh toán lệnh chuyển đến

Các bước thực hiện

Bước 1: Ngân hàng khởi tạo lệnh gửi lệnh thanh toán (điện) đến Vietinbank – chi

nhánh 4 thông qua CITAD

Bước 2: Trưởng phòng, Phó phòng hoặc Ban giám đốc giải mã điện, chuyển cho

KSV in điện

Bước 3: KSV in điện rồi chuyển cho TTV thực hiện thanh toán

(Ba bước trên được thực hiện trên môi trường CITAD)

Bước 4: TTV upload điện đến, kiểm tra một số thông tin như tên, tài khoản khách

hàng và chuyển qua màn hình Kore để KSV duyệt điện

- Nếu đúng, TTV gửi lên cho KSV duyệt;

- Nếu sai, thực hiện thủ tục gửi điện tra soát hoặc trả điện về cho ngân hàng

khởi tạo

Bước 5: KSV thực hiện khâu kiểm tra điện cuối cùng

- Nếu đúng, KSV ký chữ ký điện tử và chuyển cho TTV thực hiện thanh toán

- Nếu sai, trả về cho TTV thực hiện lại bước 4

Trang 19

Bước 6: TTV ghi nhận vào tài khoản khách hàng (ghi nợ hoặc ghi có) và in điện

đến (xem hình 2.7) Quá trình thanh toán lệnh chuyển đến kết thúc.

2.2.3 Nhầm lẫn và điều chỉnh sai sót trong thanh toán chuyển tiền điện tử

Sai sót vàđi u ch nh t i NHPL: ềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ ỉnh tại NHPL: ạt động thanh toán

Sai sót được phát hiện khi chưa phê duyệt bằng ký hiệu mật:

Mọi sai sót phát hiện khi chưa ký ký hiệu mật, kế toán viên được phép sửa lại cho đúng

Sai sót phát hiện khi đã phê duyệt bằng ký hiệu mật:

Các sai sót phát hiện sau khi lệnh thanh toánđã được ký ký hiệu mật đều phải

đượcđiều chỉnh bằng bút toán Cụ thể như sau:

Đối với chuyển tiền thiếu:

Khi phát hiện chuyển tiền thiếu, kế toán viên căn cứ vào những chứng từ gốc

và lệnh thanh toán chuyển tiền thiếu đâ lập bổ sung Nội dung lệnh thanh toán đượclập bổ sung phải ghi rõ chuyển tiền bổ sung thanh toán số mấy, ngày nào và hạchtoán như các lệnh thanh toán đi thông thường

Đối với chuyển tiền thừa:

Khi phát hiện chuyên tiền thừa sau khi đã gửi lệnh thanh toánđi, NHPL ( Ngân hàngphát lệnh ) phải lập ngay điện thông báo và lập biên bản chuyển tiền thừa gửi NHPL

đề có biện pháp xử lý kịp thời Cụ thể như sau:

Trường hợp phát hiện chuyển tiền thừa sau khi đã gửi lệnh thanh toán đi nhưng NHNL (Ngân hàng nhận lệnh ) chưa kiểm tra ký hiệu mật:

Kế toán viên căn cứ vào các chứng từ gốc và lệnh thanh toán chuyển thừa để lập phiếu điều chỉnh và hạch toán:

 Đối với Lệnh thanh toán Có:

Nợ TK ĐCV chờ thanh toán (số tiền thừa)

Nợ TK đã trích thừa (số tiền thừa-bút toán đỏ)

Đồng thời lập điện tra soát gửi NHNL để yêu cầu hoàn trả số tiền thừa và nhậpghi sổ theo dõi chuyển tiền thừa chờ xử lý

Khi nhận được lệnh thanh toán Có chuyển trả số tiền thừa nói trên, NHPL hạch toán:

Nợ TK ĐCV trong kế hoạch (số tiền thu hồi được)

Trang 20

Có TK ĐCV chờ thanh toán (số tiến thu hồi được)

Đồng thời ghi xuất sổ theo dõi chuyển tiền thừa chờ xử lý

 Đối với Lệnh thanh toán Nợ:

Lập phiếu điều chỉnh hạch toán:

Có TK thích hợp (số tiền chuyển thừa – bút toán đỏ)

Có TK ĐCV chờ thanh toán (số tiền chuyển thừa)

Đồng thời lập Lệnh thanh toán Có chuyển đến NHNL để hủy số tiền chuyểnthừa trên Lệnh thanh toán Nợ:

Nợ TK ĐCV chờ thanh toán (số tiền chuyển thừa)

Có TK ĐCV trong kế hoạch (số tiền chuyển thừa)

Trường hợp phát hiện chuyển tiền thừa sau khi đã gửi lệnh thanh toán NHNL đã kiểm tra ký hiệu mật:

NHPL phải lập ngay điện thông báo gửi NHNL để có biện pháp xử lý kịp thời.Đồng thời, lập biên bản chuyển tiền thừa gửi NHPL, xác định nguyên nhân, quytrách nhiệm của những người có liên quan và xử lý hạch toán:

 Đối với Lệnh thanh toán Có:

Căn cứ biên bản chuyển tiền thừa và chứng từ gốc để lập phiếu điều chỉnh hạch toán:

Nợ TK Các khoản phải thu – tài khoản cá nhân gây sai sót (số tiền chuyển thừa)

Nợ TK thích hợp – tài khoảnđã trích thừa (số tiền chuyển thừa – bút toán đỏ)

Đồng thời lập điện tra soát gửi NHNL để yêu cầu hoàn trả số tiền thừa và nhập

sổ theo dõi chuyển tiền thừa chử xử lý Nếu NHNL đã chi trả số tiền thừa cho ngườihưởng NHPL gửi biên bản chuyển tiền thừa đến NHNL để tìm biện pháp thu hồi.Khi nhận được lệnh thanh toán Có chuyển trả số tiền thừa hoặc một phần số tiền thừa nói trên, NHPL hạch toán:

Nợ TK ĐCV trong kế hoạch (số tiền thu hồi)

Có Nợ TK Các khoản phải thu – tài khoản cá nhân gây sai sót (số tiền thu hồi)

Trường hợp NHNL trả lời không thu hồi được thì NHPL căn cứ vào biên bảncùng hồ sơ liên quan của NHNL gửi đến NHPL, kiểm tra, đối chiếu với biên bảnchuyển tiền thừa trước đây để xác định số tiền đã thu hồi được, số tiền còn phải thu

Trang 21

hồi, xác định người chịu trách nhiệm Đồng thời lập hội đồng để xử lý theo chế độhiện hành.

 Đối với Lệnh thanh toán Nợ:

Lập phiếu điều chỉnh hạch toán:

Có TK thích hợp (số tiền chuyển thừa – bút tooán đỏ)

Có TK ĐCV(điều chuyển vốn) chờ thanh toán (số tiền chuyển thừa)

Đồng thời lập Lệnh thanh toán Có chuyển đến NHNL để hủy số tiền chuyểnthừa trên Lệnh thanh toán Nợ

Nợ TK ĐCV chờ thanh toán (số tiền chuyển thừa)

Có TK ĐCV trong kế hoạch (số tiền chuyển thừa)

Chuyển tiền ngược vế:

Khi phát lệnh thanh toán bị sai ngược vế, NHNL phải lập ngay điện thông báocho NHNL, điện tra soát gửi NHNL để xử lý Đồng thời NHPL thực hiện điềuchỉnh hủy bỏ số tiền bị ngược vế sang TK ĐCV chờ thanh toán, sau đó tất toán TKnày chuyển đi NHNL để hủy toàn bộ lệnh thanh toán bị ngược vế và lập lệnh thanhtoán đúng và chuyển đi

Sai sót và đi u ch nh t i NHNL: ềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ ỉnh tại NHPL: ạt động thanh toán

Đối với Lệnh thanh toán sai do thiếu:

Khi nhận được lệnh thanh toán bổ sung chuyển tiền thiếu, NHNL kiểm tra lệnh thanh toán chuyển tiền thiếu trướcđó, đối chiếu với lệnh thanh toán chuyển bổ sung.Nếu đúng thì hạch toán nhưđối với lệnh thanh toán đúng bình thường khác

Đối với Lệnh thanh toán bị sai thừa:

Lệnh thanh toán bị sai thừa được phát hiện trước khi kiểm tra ký hiệu mật và hạch toán:

Nhận đuợc điện thông báo chuyển tiền thừa của NHPL trước khi kiểm tra kýhiệu mật và hạch toán, NHNL phải kịp thời ghi sổ theo dõi lệnh thanh toán bị saisót Khi nhận được lệnh thanh toánđến, NHNL phải kiểm soát, đối chiếu giữa lệnhthanh toán với nội dung thông báo nhận được nếu đúng thì xử lý:

 Đối với Lệnh thanh toán Có, hạch toán:

Nợ TK ĐCV chờ thanh toán (toàn bộ số tiền)

Có TK ĐCV trong kế hoạch (toàn bộ số tiền)

Trang 22

Sau khi nhận điện tra soát yêu cầu chuyển trả tiền thừa của NHPL, căn cứđiệntra soát, NHNL lập lệnh thanh toán Có chuyển đi hoàn trả NHPL, hạch toán:

Nợ TK ĐCV chờ thanh toán (số tiền thừa)

Có TK ĐCV trong kế hoạch (số tiền thừa)

Đồng thời lập phiếu để hạch toán số tiền đúng:

Nợ TK ĐCV chờ thanh toán (số tiền đúng)

Đối với Lệnh thanh toán Nợ, hạch toán:

Nợ TK ĐCV chờ thanh toán (toàn bộ số tiền)

Có TK ĐCV trong kế hoạch (toàn bộ số tiền)

Khi nhận được lệnh thanh toán Cóđến với nội dung thu hồi số tiền chuyển tiền thừa,NHNL hạch toán:

Nợ TK ĐCV trong kế hoạch (số tiền thừa)

Có TK ĐCV chờ thanh toán (số tiền thừa)

Đồng thời lập phiếu để hạch toánđúng số tiền

Có TK ĐCV chờ thanh toán (số tiền đúng)

Lệnh thanh toán bị sai thừa được phát hiện sau khi kiểm tra ký hiệu mật và hạch toán:

Nhận đượcđiện thông báo chuyển tiền thừa của NHPL sau khi đã kiểm tra kýhiệu mật và hạch toán, NHPL phải kịp thời ghi sổ theo dõi lệnh thanh toán bị saisót, nếu chưa thanh toán cho khách hàng thì phải giữ lại số tiền để xử lý

Nhận được điện thông báo chuyền tiền thừa của NHPL sau khi đã kiểm tra ký hiệu mật và hạch toán và trên tài khoản của KH đủ số tiền để xử lý, NHNL xử lý như sau:

 Đối với Lệnh thanh toán Có:

Trang 23

Căn cứ biên bản chuyển tiền thừa của NHPL, NHNL lập phiếu điều chỉnh, hạch toán:

Có TK thích hợp (số tiền thừa – bút toánđỏ)

Có TK ĐCV chờ thanh toán (số tiền thừa)

Khi nhận đượcđiện tra soát yêu cầu trả lại số tiền thừa của NHPL, NHNL lậplệnh thanh toán Có để trả số tiền thừa và hạch toán:

Nợ TK ĐCV chờ thanh toán (số tiền thừa)

Có TK ĐCV trong kế hoạch (số tiền thừa)

 Đối với Lệnh thanh toán Nợ:

Căn cứđiện thông báo chuyển tiền thừa của NHPL, NHNL lập phiếu điều chỉnh và hạch toán:

Nợ TK ĐCV chờ thanh toán (số tiền thừa)

Khi nhận được lệnh thanh toán Có của NHPL chuyển đến, để thu hồi số tiềnthừa trên, NHNL hạch toán:

Nợ TK ĐCV trong kế hoạch

Có TK ĐCV chờ thanh toán

Nhận đượcđiện thông báo chuyển tiền thừa của NHPL, sau khi đã kiểm tra kýhiệu mật và hạch toán nhưng trên tài khoản của KH không đủ số dư để thu hồi,NHNL xử lý như sau:

 Đối với Lệnh thanh toán Có:

Trường hợp trên TK chỉ còn lại một phần: xử lý như trường hợp trên.

Trường hợp trên TK không còn tiền:

NHNL lập sổ theo dõi chuyển tiền thừa đến chưa thu hổi để theo dõi

NHNL căn cứ biên bản chuyển tiền thừa của NHPL gửi đến, NHNL yêu cầu KH trảlại số tiền thừa hoặc nộp tiền vào tài khoản để thực hiện việc hoàn trả Khi nhận được tiền hoàn trả của KH, kế toán ghi xuất sổ theo dõi chuyển thừa đến, lập lệnh thanh toán Có hoàn trả số tiền chuyển thừa theo hướng dẫn xử lý hạch toán như trường hợp trên

Ngày đăng: 04/04/2014, 23:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2011), Kiểm toán, NXB Lao động xã hội; Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán
Tác giả: Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Lao động xã hội; Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2011
2. Đặng Kim Cương, (2008), Sổ tay kiểm toán nội bộ, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay kiểm toán nội bộ
Tác giả: Đặng Kim Cương
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
Năm: 2008
3. Nguyễn Thị Loan, Lâm Thị Hồng Hoa (2012), Kế toán ngân hàng, NXB Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán ngân hàng
Tác giả: Nguyễn Thị Loan, Lâm Thị Hồng Hoa
Nhà XB: NXB PhươngĐông
Năm: 2012
4. Tạ Quang Tiến, (2007), “Bàn về hệ thống thanh toán ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (số 3+4), tr.44-47. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về hệ thống thanh toán ngân hàng Việt Nam”, "Tạpchí ngân hàng
Tác giả: Tạ Quang Tiến
Năm: 2007
1. George H. Hempel, Donald G. Simonson (1999), Bank Management: Text and Cases, John Wiley – Sons, Inc. 5 th edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank Management: Text andCases
Tác giả: George H. Hempel, Donald G. Simonson
Năm: 1999
2. Peter S. Rose (1998), Commercial Bank Management, Irwin/McGraw-Hill, Inc.4th edition. Các trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Commercial Bank Management
Tác giả: Peter S. Rose
Năm: 1998
1. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Quốc hội ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
2. Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giao dịch điện tửsố 51/2005/QH11
3. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12, Quốc hội ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12
4. Thông tư số 12/2011/TT-NHNN Quy định về quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 17 tháng 05 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 12/2011/TT-NHNN Quy định về quản lý, sử dụng chữ ký số, chứngthư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước
5. Thông tư số 23/2010/TT-NHNN Quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 9 tháng 11 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 23/2010/TT-NHNN Quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụngHệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng
6. Thông tư số 44/2011/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 44/2011/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểmtoán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 – Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ 3 - KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 4
Bảng 1.1 – Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ 3 (Trang 10)
Bảng 2.1 – Kết quả kinh doanh Vietinbank – CN.4  năm 2011-2013 - KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 4
Bảng 2.1 – Kết quả kinh doanh Vietinbank – CN.4 năm 2011-2013 (Trang 14)
Sơ đồ 2.1 – Quy trình kiểm soát quá trình thanh toán lệnh chuyển đi - KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 4
Sơ đồ 2.1 – Quy trình kiểm soát quá trình thanh toán lệnh chuyển đi (Trang 16)
Sơ đồ 2.2 – Quy trình kiểm soát quá trình thanh toán lệnh chuyển đến - KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 4
Sơ đồ 2.2 – Quy trình kiểm soát quá trình thanh toán lệnh chuyển đến (Trang 18)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w