Biện pháp

Một phần của tài liệu ĐẦU tư TRỰC TIẾP RA nước NGOÀI của SINGAPORE THỰC TRẠNG và TÌNH HÌNH đầu tư tại VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

III – TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA SINGAPORE TẠI VIỆT

3.3.3 Biện pháp

Trong thời gian tới, để tiếp tục duy trì về lượng và nâng cao hiệu quả thu hút vốn nước ngoài, nhất là dòng FDI , cần tập trung vào các giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn chỉnh và ban hành quy định quản lý các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, gồm cả các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (theo Luật Đầu tư) để áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (như về quản lý đầu tư xây dựng, một đầu mối liên thông cải cách thủ tục hành chính…). Tình hình triển khai các dự án đầu tư có vốn nước ngoài cũng cần có nhiều chuyển động tích cực. Các cơ quan quản lý nhà nước cả cấp trung ương lẫn địa phương, song song với

cải cách thủ tục hành chính, phải chủ động bám sát dự án để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc, đôn đốc nhà đầu tư.

Thứ hai, tiếp tục điều chỉnh và ổn định các quy hoạch thu hút vốn nước ngoài theo hướng phát triển bền vững, tránh chạy theo lợi ích trước mắt, địa phương và cá nhân, đồng thời đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thích hợp nhằm khuyến khích áp dụng hình thức đầu tư mới có sử dụng vốn nước ngoài như BOT/BTO/BT, PPP… trong đầu tư xây dựng các công trình kết cầu hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, nhằm xúc tiến một số dự án lớn, trọng điểm quốc gia và địa phương.

Thứ ba, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài, cập nhật, bổ sung nội dung thông tin mới về môi trường, chính sách đầu tư và danh mục dự án kêu gọi vốn nước ngoài; Đẩy mạnh áp dụng các phần mềm chuyên dụng hiện đại trong quản lý dự án có vốn nước ngoài; tăng cường cung cấp thông tin, quảng bá môi trường đầu tư, hỏi đáp và đối thoại với các nhà đầu tư…

Thứ tư, đổi mới căn bản phương thức quản lý và sử dụng vốn vay, tích cực phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng. Đặc biệt, cần xúc tiến sự phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan trong việc điều chỉnh, ban hành bổ sung các quy định cụ thể về định mức các khoản chi phí, cũng như về thủ tục thanh quyết toán đối với các dự án đầu tư cho phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của các nhà tài trợ để tránh kéo dài thủ tục thanh toán, làm ảnh hưởng đến hiệu quả dự án..

Thứ năm, tích cực đào tạo nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp, nhà maý để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư quốc tế.

KẾT LUẬN

Singapore là một trong bốn “Con rồng châu Á”, nền kinh tế của nước này rất phát triển, đặc biệt là trong vấn đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Chính vì vậy, đối với vấn đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, chính phủ Singapore đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đi đầu tư và đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Tuy vẫn còn tồn đọng một số hạn chế nhưng Singapore vẫn luôn là một nước đi đầu trong vấn đề này, đặc biệt là đối với thị trường châu Á. Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm của nước bạn để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước mình.

- Xu hướng trong thời gian tới của Singapore:

+ Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore tiếp tục hướng đến lĩnh vực dịch vụ và sản xuất, chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông vận tải, lưu trữ và truyền thông), trung gian tài chính và các lĩnh vực bảo hiểm, thực hiện theo định hướng trở thành trung tâm tài chính và thương mại, đầu tư ở châu Á của quốc gia này.

+ Châu Á vẫn là khu vực được các nhà đầu tư Singapore hướng đến chủ yếu + Khả năng hợp tác đầu tư giữa Singapore và Việt Nam có nhiều triển vọng

Các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Singapore nói riêng đánh giá cao tiềm năng cũng như môi trường tại Việt Nam. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư nước ngoài ngần ngại bỏ tiền của mình cho các công trình dự án tại Việt Nam, đơn giản là do Việt Nam tài nguyên thiên nhiên nhiều, lao động nhiều nhưng kém chất lượng, thủ tục hành chính rườm rà, quá nhiều phí bôi trơn làm các nhà đầu tư nản chí.Vấn đề này không chi mới được nhận ra mà chúng ta đã quá quen với những lỗi, những khó khăn ngăn cản thu hút đầu tư nước ngoài nhưng việc khắc phục qua bao nhiêu năm vẫn chưa tiến triển là bao..

Vì vậy, Việt Nam cần không ngừng hoàn thiện các khung pháp lý, chính sách và môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung cũng như là duy trì và phát triển mức độ đầu tư của các nhà đầu tư Singapore nói riêng nhằm phát triển nền kinh tế xã hội đất nước, thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Báo cáo đầu tư nước ngoài của tổng cục thống kê - Báo cáo đầu tư nước ngoài của Singapore

- http://vneconomy.com - http://tailieu.vn

- http://cia.gov.org

Một phần của tài liệu ĐẦU tư TRỰC TIẾP RA nước NGOÀI của SINGAPORE THỰC TRẠNG và TÌNH HÌNH đầu tư tại VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w