III – TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA SINGAPORE TẠI VIỆT
3.3.1 Thành công
Qua số liệu về đầu tư trực tiếp của Singapore trong những năm qua cho thấy:
- Nhìn chung các doanh nghiệp Singapore đầu tư tại Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Đầu tư tại Việt Nam hòa nhập với cộng đồng và có thể nói đầu tư của họ đã thành công tại Việt Nam, đã đóng góp vào phát triển một số lĩnh vực như đầu tư kinh doanh bất động sản; dịch vụ lưu trú, ăn uống, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng… đây cũng chính là các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp Singapore vào Việt Nam thời gian qua.
- Cũng như các nhà đầu tư khác, các dự án đầu tư của Singapore tập trung phần lớn tại các địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển như Hà Nội (chiếm 33,8% tổng vốn đăng ký), Tp.HCM (chiếm 22,2% tổng vốn đăng ký), Bình Dương (chiếm 9,7% tổng vốn đăng ký), trong đó tập trung nhiều nhất tại Hà Nội với 69 dự án, tổng vốn đầu tư là 3,07 tỷ USD, tiếp theo là Tp.HCM với 198 dự án và 2,09 tỷ USD vốn đầu tư, Bình Dương với 85 dự án và 876 triệu USD vốn đầu tư.
3.3.2 - Hạn chế và để xuất giải pháp
Hạn chế Giải pháp đề xuất
1. Các nhà đầu tư Singapore tuy có đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam nhưng đó chỉ là môi trường về tài nguyên, địa lý còn phần vốn và nhân lực thì còn hạn chế và còn kém hấp dẫn, khiến các nhà đầu tư phía Singapore còn ngần ngại.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Lên chương trình đào tạo cho các ngành, lĩnh vực mới hay ở Việt Nam còn hạn chế mà có xu hướng thu hút FDI để đáp ứng về chuyên môn cho người lao động..
2. Tác động kinh tế-xã hội và môi trường tổng hợp của các dự án FDI, nhất là các dự án dùng nhiều đất nông nghiệp, tạo áp lực thất nghiệp và là nguồn phát thải, gây ô nhiễm môi trường lớn trong tương lai. Đặc biệt, các dự án xây dựng sân golf ở đồng bằng, vùng đất màu mỡ và những dự án “bán bờ biển” cho các nhà kinh doanh du lịch nước ngoài rất dễ làm tổn thương đến lợi ích lâu dài của các thế hệ tương lai.
Chú trọng trong vấn đề cải thiện và bảo vệ môi trường. Đưa ra các bộ luật và có hình thức xử phạt hợp lý, nghiêm khắc.
Cân nhắc các dự án, không nên quá lạm dụng các dự án mà lấy đi đất nông nghiệp của người dân..
3. Các nhà đầu tư Singapore quan tâm rất nhiều đến việc phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam, nhưng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp trình độ còn kém so với các nước và khu vực khác.
Cần nâng cao cạnh tranh về nguồn nhân lực thông qua hình thức đào tạo và đào tạo lại chuyên môn cần thiết cho người lao động để thích ứng được với công nghệ cũng như công việc..
Thách thức lớn nhất là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của từng ngành và từng doanh nghiệp nói riêng còn yếu.Cụ thể:
+Việt Nam đi sau rất nhiều nước trên đường phát triển. Cơ chế thị trường còn đang trong quá trình hình thành, các khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
+Còn tồn tại nhiều bất hợp lý trong cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, trong việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế, trong việc vận dụng các chính sách, quy định, trong việc quy hoạch chiến lược phát triển các ngành kinh tế.
+Sự hiểu biết về các tổ chức cần hội nhập còn rất hạn chế, đội ngũ cán bộ còn thiếu lại bị hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng hoạt động đàm phán đa phương. +Mở cửa kinh tế còn làm cho nền kinh tế trong nước dễ bị tác động bởi sự biến động không thuận lợi diễn ra từ các nước khác, gây ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam cũng như các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có Singapore.
+Các nước ASEAN có những lợi thế tương đồng giống Việt Nam do vậy việc hợp tác thông qua sự phân công lao động sẽ trở nên khó khăn phức tạp và mang tính cạnh tranh gay gắt hơn.
+Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là nông sản chưa qua chế biến. Đây là những mặt hàng giảm thuế chậm, trong khi đó những mặt hàng công nghiệp, xuất nguyên liệu là những mặt hàng giảm thuế nhanh lại là sản phẩm xuất khẩu của các nước AFTA khác và là sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam.
+Cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà nhiều nước trong khu vực đã vực dậy sau cơn khủng hoảng