chất lượng tay nghề, không chủ động tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán, nâng cao ngoại ngữ của chính bản thân người lao động, dẫn đến việc bất đồng ngôn ngữ và những xung đột không đáng có.
- Người lao động thiếu chủ động trong việc tiếp xúc với thông tin về thị trường tuyển dụng lao động nước ngoài nên dễ bị lừa đảo.
- Tâm lí lao động không kiên định thường xuyên đòi chuyển xưởng bởi nhiêu lí do chủ quan cá nhân như không hài lòng với mức lương , điều kiện phúc lợi...
- Người lao động đang được hưởng mức thu nhập cao không muốn về nước sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng lao động
- Lao động không đủ sức khỏe làm việc nặng nhọc: Người lao động không đủ điều kiện về sức khỏe và không có nguyện vọng làm việc trong ngành đã đăng ký (nông nghiệp và ngư nghiệp) đã bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh Hàn Quốc.
2.2.5.3.2 Từ phía Hàn Quốc
- Doanh nghiệp Hàn Quốc có những hành vi cố ý che dấu cho lao động để tiếp tục làm việc hoặc bỏ trốn
- Các cơ quan quản lí người lao động nước ngoài của Hàn Quốc còn chưa có các biện pháp bảo vệ cho người lao động làm việc trong điều kiện nguy hiểm.
2.2.5.4. Những vấn đề đặt ra
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động thông qua việc tiến hành các đợt kiểm tra tiếng Hàn
- Ưu tiên tuyển dụng những lao động đã về nước đúng hạn và thực hiện nghiêm túc hợp đồng.
- Quy định nhiều ràng buộc đối với người lao động chuẩn bị xuất khẩu sang Hàn Quốc:
+ người xuất cảnh phải có khoản tiền đặt cọc để thực hiện đúng quy định
+ người lao động trở về nước đúng hạn sẽ được hưởng trợ cấp 5 tháng lương do Hàn Quốc chi, nếu không sẽ xung quỹ Nhà Nước.
- Tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động cho những lao động tại Hàn Quốc để kêu gọi những người đang bỏ trốn trở về nước.
- Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội khuyến cáo một số địa phương nếu không giảm được tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại hàn Quốc thì phải tạm dừng tiếp nhận hồ sơ lao động đăng kí tham gia xuất khẩu.
- tình trạng bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp vẫn diễn ra. - yêu cầu trách nhiệm của cơ quan quản lí
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG HÀN QUỐC ĐỘNG SANG HÀN QUỐC
3.1. Định hướng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc
Hiện Việt Nam vẫn bị Hàn Quốc ngừng cấp hạn ngạch tuyển dụng lao động mới năm 2013 do vẫn chưa cải thiện được tình hình lao động Việt Nam bỏ trốn. Phía Hàn Quốc cho biết nếu không giảm tỉ lệ bỏ trốn xuống 40% thì lao động mới của Việt Nam vẫn không được tuyển dụng. Tuy nhiên trong năm 2013 có hơn 5000 lao động Việt Nam đã hoàn thành đúng thời hạn sẽ được quay trở lại làm việc.
Việt Nam và Bộ Việc làm Lao động Hàn Quốc vừa ra thông báo về mức lương tối thiểu áp dụng cho người lao động nước ngoài từ 1-1-2013 đến 31-12-2013 khá cao. Thu nhập trung bình của người lao động làm việc tại Hàn Quốc ở mức trung bình cao nhất sẽ từ 1.300-1.700 USD/tháng (khoảng 26-35 triệu đồng/tháng), còn phổ biến cũng từ 1.000-1.500 USD/tháng.Đây thực sự là mức lương rất hấp dẫn và Việt Nam nếu không cải thiện được tình hình sẽ là một sự thất thoát lớn nguồn ngoại tệ chảy về đất nước. Và hiện Bộ lao động thương binh xã hội cũng như chính phủ đang có những biện pháp mạnh nhằm giảm tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp bên Hàn Quốc.
3.2. Giải pháp
3.2.1. Phía Việt Nam
3.2.1.1. Giải pháp từ phía Nhà Nước
3.2.1.1.1. Biện pháp chung
- Tuyên truyền phổ biến rộng rãi các chương trình cấp phép cho lao động làm việc tại Hàn Quốc.
- Xử phạt nghiêm các doanh nghiệp lừa đảo, cò mồi người lao động sang thị trường Hàn Quốc thông qua trung gian không phải Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lí lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài nhằm giảm thiểu các rủi ro có xảy ra do việc quản lí lao động gây nên.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động bổ sung và sửa đổi những cơ chế, chính sách còn thiếu hoặc không phù hợp, như Luật Xuất nhập cảnh, Chính sách đầu tư mở thị trường, Chính sách hỗ trợ đâò tạo và tín dụng cho người lao động đi xuất khẩu, Chính sách tín dụng cho người đi làm việc ở nước ngoài, Chính sách bảo hiểm xã hội, Chính sách khuyến khích chuyển tiền và hàng hóa về nước, Chính sách tiếp nhận lao động trở lại sau khi hoàn thành nhiệm vụ. - Trang bị đầy đủ các kiến thức cho người lao động về : an toàn lao động, yêu cầu công việc, môi trường sống....
3.2.1.1.2. Một số giải pháp đang đề xuất
- Áp dụng chế độ bảo hiểm hưu trí cho người lao động Việt Nam: người lao động sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm này sau khi hoàn thành hợp đồng lao động và về nước đúng hạn (nếu làm việc 5 năm được nhận số tiền khoảng 5000 USD).
- Lao động bỏ trốn bất hợp pháp cũng sẽ chịu các chế tài của Việt Nam:
Bộ LĐTBXH đã soạn thảo dự thảo nghị định về xử phạt hành chính đối với LĐVN đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có thị trường Hàn Quốc, đang lấy ý kiến, trong đó 4 đối tượng sẽ “lọt” vào khung xem xét xử phạt, gồm: LĐ hết hạn hợp đồng không về nước; LĐ tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài; LĐ vừa nhập cảnh vào Hàn Quốc đã bỏ trốn và LĐ có hành vi dụ dỗ, lôi kéo LĐ khác vi phạm pháp luật. Theo dự thảo, tùy vào mức độ vi phạm, LĐ có thể bị phạt từ 10-50 triệu đồng, nhưng nhiều ý kiến cho rằng mức phạt trên còn nhẹ và đề nghị nâng mức phạt lên 50-100 triệu đồng.
+ Áp dụng hình phạt bổ sung là buộc về nước;
+ Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh; + Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn hai (02) năm
3.2.1.2. Từ phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động
- Hoàn thiện quy trình tuyển chọn, đào tạo lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài: cần lưu ý tuyển chọn những nhân lực có trình độ tay nghề cao tham gia xuất khẩu lao động, trước hết từ các trường đào tạo nghề có chất lượng cao phục cụ cho xuất khẩu lao động.
- Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ doanh nghiệp làm dịch vụ xuât khẩu lao động. Đội ngũ này, cần phải được chuyên môn hóa, được đào tạo một cách cơ bản về nghiệp vụ xuất khẩu lao động, phải có những kiến thức, kĩ năng và hiều biết tốt về luật.
- Doanh nghiệp cần đầu tư vốn, cơ sở vật chất phục vụ cho xuất khẩu lao động,
từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp làm dịch vụ xuất
khẩu lao động.
- Triển khai có hiệu quả mô hình liên kết về xuất khẩu lao động nhằm giảm phiền hà và tốn kém người lao động. Thông qua mô hình liên kết, doanh nghiệp đến với người lao động có sự giám sát hỗ trợ của địa phương. Các doanh nghiệp công khai minh bạch với chính quyền địa phương và người lao động về các điều kiện của hợp đồng, đặc biệt là các khoản đóng góp của người lao động
3.2.1.3. Từ phía người lao động
- Người lao động chủ động tìm hiểu thông tin về thị trường xuất khẩu lao động để có thể tham gia thông qua luồng chính thức, giảm thiểu rủi ro bị cò mồi lừa đảo, phải cẩn trong tìm hiểu thông tin chính thống từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, sở Lao động Thương Binh và Xã hội địa phương.
- Tự nâng cao tinh thần nghiêm túc chấp hành pháp luật, quy định của Hàn Quốc.
- Nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, đặc biệt cải thiện trình độ ngoại ngữ của bản thân.
3.2.2. Từ phía Hàn Quốc
Để giải quyết tình trạng lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp, chính phủ cũng có những biện pháp hỗ trợ cho Việt Nam:
- Phạt các chủ sử dụng lao động có sử dụng lao động cư trú bất hợp pháp từ 18.000USD đến 20.000USD.
- Hàn Quốc cũng sẽ tổ chức các đợt truy quét để trục xuất LĐ Việt Nam cư trú bất hợp pháp về nước.Lao động cư trú bất hợp pháp sẽ bị phạt 40 triệu won và phạt tù 12 tháng.