chuyển xưởng làm giảm uy tín của lao động Việt Nam.
+ Trong số các lao động nước ngoài thì lao động Việt Nam chiếm tỉ lệ chuyển xưởng cao nhất, chiếm 35% đứng dầu trong số 15 quốc gia phái cử trong khi Thái Lan 8,0%, Philippin 10,1%, Indonessia 11,7%.
+ tỉ lệ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc cũng chiếm một lượng lớn và tăng nhanh qua các năm: Theo thống kê của Bộ Tư pháp Hàn Quốc, năm 2010: có khoảng 12.618 người lao động Việt Nam sống bất hợp pháp ở Hàn Quốc, trong đó, số lao động di cư theo chương trình cấp phép lao động nước ngoài hết hạn ở lại hoặc trốn ra nước ngoài là 8.640 người, lao động đi theo chương trình tu nghiệp sinh la 4.044 người và thuyền viên làm việc trên các tàu đánh cá là 114 người. Năm 2011: có khoảng 15.000 người VN đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, trong đó, khoảng gần 13.000 lao động thì số lao động đi theo chương trình cấp phép lao động nước ngoài (EPS) hết hạn ở lại hoặc trốn ra ngoài hiện có khoảng hơn 8.000 người. Năm 2012: quý II-2012, trong số khoảng 2.000 lao động hết hạn hợp đồng vẫn có trên 1.200 lao động không về nước, quý III-2012, khoảng 1.500/2.500 lao động hết hạn hợp đồng tiếp tục bỏ trốn...
+ tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ hợp đồng trốn ra nước ngoài làm việc khá cao, làm cho quản lí nước ngoài có nhận thức không tốt về kỉ luật lao động của người lao động Việt Nam.
- Mặc dù lao động Việt Nam luôn đạt điểm cao trong các kì thi tiếng Hàn (gần 80% ứng viên dự tuyển trong các đợt kiểm tra) nhưng thực tế khi nhập cảnh Hàn Quốc, có những lao động thậm chí không nói được câu nào tiếng Hàn.
- Tình hình lao động trở về từ Hàn Quốc sau khi đã hoàn thành thời gian làm việc vẫn chưa được tận dụng trong khi nguồn lao động này có kĩ năng, có kinh nghiệm làm việc hiệu quả tại Hàn Quốc ước tính chỉ khoảng 20% lao động trở về tìm được công việc ổn định đúng với tay nghề.
- Hiện nay chỉ có duy nhất Trung tâm lao động ngoài nước đưa lao động sang Hàn Quốc theo chương trình EPS, vẫn còn nhiều “công ty ma” xuất hiện lừa đảo lao. Riêng lao động là thuyền viên cá nghề cá (nhất là đánh bắt xa bờ), Hiệp hội nghề cá Hàn Quốc vẫn tiếp nhận lao động Việt Nam thông qua các doanh nghiệp xuât khẩu lao động. Nhưng các doanh nghiệp này làm ăn còn nhiều bất cập, gần đây liên tiếp xảy ra các vụ việc liên quan đến thuyền viên Việt Nam tử nạn hoặc mất tích khi đang làm việc trên các tài đánh bắt xa bờ, trong khi đó thu nhập của nghề này thấp.
- Quá trình làm thủ tục cho lao động nhập cảnh từ khi có hợp đồng tuyển dụng của chúng ta vẫn còn chậm so với các nước khác. Theo Bộ lao động Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia có đông lao động được tuyển dụng nên việc kéo dài quá trình làm thủ tục nhập cảnh cho lao động vào Hàn Quốc sẽ làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình phân bổ chỉ tiêu hàng năm.
2.2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại
2.2.5.3.1. Từ phía Việt Nam
a.Xuất phát từ phía nhà nước
- Nhà nước chưa thực sự quan tâm tới đào tạo chất lượng lao động nên chưa đáp ứng được nhu cầu của chủ doanh nghiệp.
- Thủ tục xuất nhập cảnh còn rườm rà, còn chưa minh bạch
- Quản lí doanh nghiệp xuất khẩu lao động còn lỏng lẻo, nhiều khẽ hở tạo chơ hội cho các doanh nghiệp lừa đảo xuất hiện.
- Việc tìm hiểu phổ biến pháp luật, quy đinh chính sách từ phía Hàn Quốc đối với người lao động nước ngoài cho các đối tượng tham gia hoạt động xuất khẩu lao động còn hạn chế.
b.Xuất phát từ phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động
- Nhiều doanh nghiệp chú trọng số lượng mà không quan tâm về mặt chất lượng do cơ sở vật chất để đào tạo nguồn lao động xuất khẩu còn hạn chế.
- Doanh nghiệp còn tắc trách trong việc tìm hiểu thông tin về chủ sử dựng lao động, về mức lương và điều kiện làm việc của người lao động.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên quản lí lao động tại Hàn Quốc còn yếu kém.
c.Xuất phát từ người lao động