Thành công

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động việt nam sang hàn quốc, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

- Thị trường Hàn Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu lao động Việt Nam lớn hiện tại đứng thứ hai chỉ sau Đài Loan, Việt Nam cũng đứng đầu trong 15 quốc gia theo chương trình EPS xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc.

- Cơ cấu ngành nghề có sự dịch chuyển sang các ngành nghề chứa hàm lượng chuyên môn cao, kĩ thuật cao, 85% lao động Việt Nam làm lĩnh vực chế tạo.

- Trong những năm gần đây, Việt Nam và Hàn Quốc đã kí kết các Hiệp định thỏa thuận về hợp tác lao động với các nước và vùng lãnh thổ có tiếp nhận lao động Việt Nam nhằm tạo khung pháp lí để đưa lao động đi và quản lí, bảo vệ quyền lợi của người lao động ở Hàn Quốc: Chương trình thẻ vàng - Chương trình “ thẻ vàng” về hợp tác lao động kỹ thuật cao, do tổ chức Công nghệ-Công nghiệp Hàn Quốc (KOTEF) quản lí (năm 2005); Chương trình thuyền viên cá- Hiệp hội Thương mại Thủy sản Hàn Quốc (KFTA); Chương trình EPS- Thực hiện thỏa thuận giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động Hàn Quốc bắt đầu triển khai thực hiện từ tháng 8/2004.

- Xuất khẩu lao động cũng đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho quôc gia mỗi năm người lao động ở Hàn Quốc gửi về trung bình 760 triệu USD. Nhờ có nguồn tiền này mà cuộc sống của thân nhân gia đình có người đi xuất khẩu được cải thiện rõ rệt, giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nước, mở rộng sản xuất kinh doanh, Người lao động sau một thời gian làm việc ở Hàn Quốc được nâng cao tay nghề, trình độ ngoại ngữ, rèn luyện được tính kỉ luật và có tác phong công nghiệp. Đó là một hiêu quả to lớn từ việc xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc nói riêng và các thị trường khác nói chung.

- Công tác quản lí, bảo vệ quyền lợi của lao động Việt Nam ở Hàn Quốc được tăng cường, chú trọng, Hệ thống quản lí lao động Việt nam làm việc Hàn Quốc bao gồm: Cơ quan đại diện ngoại giao, Ban quản lí lao động hoặc tùy viên lao động, cán bộ chuyên trách quản lí lao động và đại diện của các doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp đưa lao động sang Hàn Quốc đều có văn phòng đại diện để quản lí lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động.

- Công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động xuất khẩu lao động được đẩy mạnh. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức của cơ quan chính quyền giúp người lao động về hoạt động xuất khẩu lao động, tăng cường sự công khai, minh bạch trong xuất khẩu lao động, góp phần hạn chế được tình trạng lừa đảo trong xuất

khẩu lao động. Người lao động và doanh nghiệp Việt Nam đưa người đi làm ciệc ở nước ngoài sẽ phải tuân thủ theo Bộ quy tắc ứng xử do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội giới thiệu sau khi hoàn thiện dựa trên cơ sở pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế về lao động di cư, các công ước quốc tế..

2.2.5.2. Tồn tại

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động việt nam sang hàn quốc, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w