Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
248 KB
Nội dung
Đề án môn học Khoa: Khoa học quản lý MỤC LỤC SV: Trần Anh Quốc Lớp: Quản lý Kinh tế Đề án môn học Khoa: Khoa học quản lý LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được đòi hỏi phải hoàn thiện và phát triển vượt bậc để đáp ứng nhu cầu thanh toán đang ngày càng mở rộng của các quốc gia trên thế giới, hoạt động thanh toán quốc tế là một vấn đề quan trọng trong công tác hoạt động của các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương Chương Dương nói riêng. Do vậy em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương” SV: Trần Anh Quốc Lớp: Quản lý Kinh tế 1 Đề án môn học Khoa: Khoa học quản lý CƠ SỞ LÝ LUẬN I - Lý thuyết quản lý tài chính . 1 – Khái niệm . Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tăng lãi cổ tức của cổ đông. 2 – Công tác quản lý tài chính . Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty. Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh. Lập kế hoạch tài chính sẽ cho phép qụyết định lượng nguyên liệu thô doanh nghiệp có thể mua, sản phẩm công ty có thể sản xuất và khả năng công ty có thể tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường. Khi có kế hoạch tài chính, bạn cũng có thể xác được nguồn nhân lực doanh nghiệp cần. “Việc quản lý tài chính không có hiệu quả là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của các công ty, không kể công ty vừa và nhỏ hay các tập đoàn công ty lớn.” Lập kế hoạch tài chính gồm lập kế hoạch trong ngắn hạn và lập kế hoạch trong dài hạn. Kế hoạch tài chính ngắn hạn là việc lập kế hoạch về lợi nhuận và ngân quỹ công ty trong khi kế hoạch dài hạn thường mang tính chiến lược và liên quan đến việc lập các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong vòng từ 3 đến 5 năm. 3 - Kế hoạch tài chính ngắn hạn . Các công cụ dùng trong việc lập kế hoạch ngắn hạn thường dùng là: báo cáo thu nhập chiếu lệ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích tình hình ngân quỹ và chiến SV: Trần Anh Quốc Lớp: Quản lý Kinh tế 2 Đề án môn học Khoa: Khoa học quản lý lược giá cả. Kế hoạch tài chính ngắn hạn nên được lập theo từng tháng để có được cái nhìn sát hơn và đưa ra được biện pháp nâng cao tình hình tài chính. 4 - Các bước tiến hành kế hoạch tài chính ngắn hạn hiệu quả • Xác định mục tiêu cá nhân và sự ảnh hưởng của mục tiêu cá nhân đến các mục đích tài chính của công ty để có thể điều chỉnh mục tiêu cá nhân cho phù hợp với mục đích của công việc. • Thiết lập mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu về lợi nhuận trên vốn đầu tư và hướng mở rộng phát triển doanh nghiệp. Những mục tiêu này phải được thể hiện bằng các con số cụ thể. Hãy sử dụng kế hoạch tài chính dài hạn để đưa ra các dự báo về lợi nhuận, doanh số và so sánh với kết quả thực sự đạt được. • Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản trị nên tập trung vào các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời phải phát triển các chiến lược dựa trên kết quả phân tích các yếu tố có liên quan (chiến lược giá, tiềm năng về thị trường, cạnh tranh, so sánh chi phí sử dụng vốn đi vay và vốn tự có…) để có thể đưa ra hướng đi đúng đắn nhất cho sự phát triển của công ty. • Chú ý tới nhu cầu về tài chính, nhân lực và nhu cầu về vật chất hạ tầng cần thiết để hoàn thành kế hoạch tài chính bằng cách đưa ra những dự báo về doanh số, chi phí và lợi nhuận không chia cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm. • Trau dối phương pháp điều hành hoạt động doanh nghiệp, nắm bắt các cơ hội về thị trường và phát triển sản phẩm mới để có thể tìm ra biện pháp tốt nhất nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của công ty. • Cập nhật kế hoạch tài chính thông qua các báo cáo tài chính mới nhất của công ty. Thường xuyên so sánh kết quả tài chính công ty thu được với các số liệu hoạt động của các công ty trong cùng ngành để biết được vị trí của công ty trong ngành. Tìm ra và khắc phục điểm yếu của công ty. Không ngại thay đổi kế hoạch tài chính nếu mục tiêu bạn đề ra quá thụ động hoặc vượt quá khả năng của công ty. II - Thanh toán Quốc tế . 1 - Khái niệm : Thanh toán quốc tế có thể được hiểu theo 2 khái niệm : SV: Trần Anh Quốc Lớp: Quản lý Kinh tế 3 Đề án môn học Khoa: Khoa học quản lý Thứ nhất, thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghiã vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước. Thứ hai, thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau. 2. Vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế Trong các mối quan hệ thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian tiến hành thanh toán. Nó giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn, nhanh chóng và thuận lợi đồng thời giảm thiểu chi phí cho khách hàng. Với sự uỷ thác của khách hàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các giao dịch thanh toán mà còn tư vấn cho họ nhằm tạo nên sự tin tưởng, hạn chế rủi ro trong quan hệ thanh toán với các đối tác nước ngoài. Thanh toán quốc tế không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng, mở rộng vốn, đa dạng các dịch vụ mà còn nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế. Trong quá trình lưu thông hàng hoá, thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng, do vậy nếu thanh toán thực hiện nhanh chóng và liên tục, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện sẽ có tác dụng thúc đẩy tốc độ thanh toán và giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Thông qua thanh toán quốc tế còn tạo nên các mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được các ngân hàng tài trợ vốn trong trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh toán với các đối tác. Thanh toán quốc tế còn có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gia tăng qui mô hoạt động, tăng khối lượng hàng hoá giao dịch và mở rộng quan hệ giao dịch với các nước. SV: Trần Anh Quốc Lớp: Quản lý Kinh tế 4 Đề án môn học Khoa: Khoa học quản lý Về phương diện quản lý của Nhà nước, thanh toán quốc tế giúp tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạo điều kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nước, quản lý hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu theo chính . 3 – Các phương thức thanh toán quốc tế . 3.1 - Phương thức chuyển tiền:Khi có một khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định thì gọi là chuyển tiền của ngân hàng. 3.2 - Phương thức nhờ thu:Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra. 3.3 - Phương thức tín dụng chứng từ:Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoã thuận mà trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ 3 hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ 3 này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. 3.4 - Phương thức COD & CAD :CAD Cash against documents , hay COD: Cash on delivery là phương thức thanh toán trong đó tổ chức nhập khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng ngọai thương sẽ yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở một tài khoản tín thác (Trust account) để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo thỏa thuận. 4 - Các phương tiện thanh toán quuóc tế : - Thương Phiếu . - Hồi Phiếu . - Lệnh phiếu . - Séc . - Thẻ . SV: Trần Anh Quốc Lớp: Quản lý Kinh tế 5 Đề án môn học Khoa: Khoa học quản lý CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương Tháng 08/1988 Chi nhánh ra đời trên cơ sở tách Ngân hàng Nhà nước Huyện Gia Lâm thành Ngân hàng Công thương Chương Dương và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trâu Quỳ. Ngân hàng Công thương Chương Dương khi đó với số vốn ban đầu chỉ 13 tỷ đồng là một Ngân hàng cấp huyện có Trụ sở chính tại số 01- Ngõ Quân Chính - Huyện Gia Lâm - Hà Nội - Tháng 06/1993: Ngân hàng Công Thương- Huyện Gia Lâm mở rộng mạng lưới thành lập Phòng Giao dịch Yên Viên. - Tháng 01/1994: Thành lập Phòng Giao dịch Đức Giang - Tháng 01/1995: Ngân hàng mở thêm Phòng Giao dịch Đông Anh - Tháng 01/1996: Phòng Giao dịch Đông Anh được nâng cấp lên thành Chi nhánh Đông Anh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Ngang hàng Chi nhánh Chương Dương). - Tháng 02/2001: Hai Phòng Giao dịch Yên Viên và Đức Giang được nâng cấp thành Chi nhánh thuộc Ngân hàng Công thương Chương Dương. - Tháng 04/2003: Hai Phòng Giao dịch Yên Viên và Đức Giang tiếp tục được nâng cấp thành Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương là Chi nhánh cấp I của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, có con dấu và bảng tổng kết tài sản riêng, hạch toán kế toán và quản lý tài chính theo quy định chung của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật. Hoạt động của Chi nhánh tập trung vào 04nhóm: +Huy động vốn + Tín dụng SV: Trần Anh Quốc Lớp: Quản lý Kinh tế 6 Đề án môn học Khoa: Khoa học quản lý + Thanh toán + Dịch vụ ngân quỹ + Các hoạt động Ngân hàng khác 1.2- Chức năng và nhiệm vụ: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trực thuộc quản lý của Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng Thương Mại nên chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Công thương Chương Dương là thực hiện các quy định về quản lý ngân hàng do nhà nước ban hành tạo điều kiện phát triển nền kinh tế. Những chức năng chủ yếu là: + Hoạt động tín dụng + Hoạt động kế toán + Hoạt động thanh toán quốc tế + Hoạt động kho quỹ + Tổng hợp tiếp thị…. Cụ thể những chức năng và nhiệm vụ của từng hoạt động sẽ được nêu trong phần 4 - Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàngCông thương Chương Dương những năm gần đây. 1.3- Cơ cấu tổ chức: Từ đầu năm 2005, hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện hiện đại hoá, chuyển đổi từ mô hình tổ chức cũ sang mô hình tổ chức mới. SV: Trần Anh Quốc Lớp: Quản lý Kinh tế 7 Đề án môn học Khoa: Khoa học quản lý TỔ CHỨ C HÀN HCH ÍNH KẾ TOÁ N TÀI CHÍ NH KHÁ CH HÀN G SỐ 1 KHÁ CH HÀN G SỐ 2 KHÁ CH HÀN G CÁ NHÂ N TÀI TRỢ THƯƠ NG MẠI TIỀN TỆ KHO QUỸ TỔN G HỢP TIẾP THỊ PGD HÀ THÀ NH 1.4- Một số hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng Công thương Chương Dương những năm gần đây. * Hoạt động tín dụng: Hoạt động huy động vốn tăng trưởng khá qua các năm nhưng tốc độ tăng giảm dần. Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động tăng 36% so với năm 2006(vượt kế hoạch 16% và cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình toàn ngành 19%). Sang năm 2008 và 2009 do những khó khăn chung của nền kinh tế: Chỉ số giá cả tăng liên tục, thị trường tài chính Thế giới nhiều biến động nên tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, Chỉ đạt 13% năm 2008 và 9,3% năm 2009. Cơ cấu nguồn vốn từng bước có sự thay đổi hợp lý. Năm 2008 với các chính sách ưu đãi khu vực dân cư, tỷ trọng tiền gửi dân cư tăng mạnh. Nhưng nhìn chung tiền gửi dân cư tăng chậm. SV: Trần Anh Quốc Lớp: Quản lý Kinh tế BAN GIÁM ĐỐC QTK 59 ĐGD 60 QKT 61 QKT 62 QKT 63 ĐGD 67 QTK 68 ĐGD 69 ĐGD 78 8 Đề án môn học Khoa: Khoa học quản lý Dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương tăng trưởng đều nhưng không cao. Mặc dù tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chưa đạt chỉ tiêu của Ngân hàng Công thương Việt Nam (40%). Nhưng trong những năm gần đây cơ cấu dư nợ đã có những bước biến chuyển tích cực. Chi nhánh chú trọng mở rộng tín dụng ngắn hạn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có tài sản đảm bảo, phương án cho vay khả thi. Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp (Trung bình 29,34%). Tín dụng doanh nghiệp nhà nước chiếm 70,66% tổng dư nợ. Trong tương lai gần chi nhánh cần đa dạng hoá khách hàng tập chung mở rộng tín dụng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đảm bảo xây dựng cơ cấu cho vay hợp lý và bền vững. Chất lượng tín dụng được cải thiện qua các năm. Năm 2007 doanh số thu nợ của chi nhánh đạt 1.462 tỷ đồng tăng mạnh so với năm 2006 là do thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng 24tỷ đồng. Trong năm 2008, một mặt chi nhánh thực hiện thẩm định cho vay chính xác và kỹ càng mặt khác tiếp tục thu hồi 6,838 tỷ đồng nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn /tổng dư nợ đạt 0,29%(còn 4,383 tỷ đồng nợ quá hạn chưa thu hối). Năm 2009, chất lượng tín dụng được nâng cao hơn nữa, không có một khoản vay nào bị chuyển nợ quá hạn. Chi nhánh thu hồi 3,998 tỷ đồng nợ tồn. Tỷ lệ nợ quá hạn /tổng dư nợ bằng 0; tỷ trọng nợ nhóm 3 đến nhóm 5 là 3% (49,5/1649) SV: Trần Anh Quốc Lớp: Quản lý Kinh tế 9 [...]... phát hành L/C, thanh toán L/C … ngày càng phát triển Hoạt động Thanh toán quốc tế đã đóng góp ngày càng tăng vào thu nhập của Chi nhánh Hoạt động Thanh toán quốc tế ngày càng phát triển đa dạng các phương thức, loại hình Thanh toán quốc tế chủ yếu nhằm đưa hoạt động Thanh toán quốc tế từng bước thích ứng được hoạt động thanh toán với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới Sự phát triển hoạt động. .. Anh Quốc 12 Lớp: Quản lý Kinh tế Đề án môn học Khoa: Khoa học quản lý CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 2. 1- Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Công thương Chương Dương 2.1. 1- Nghiệp vụ chuyển tiền: 2.1.1. 1- Đối với chuyển tiền đi: Khi có nhu cầu chuyển tiền ngoại tệ, khách hàng lập lệnh yêu cầu chuyển tiền và. .. Kinh tế Đề án môn học Khoa: Khoa học quản lý CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHCT - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 3. 1- Phương hướng hoạt động kinh doanh của NHCT Chương Dương: Tiếp tục thực hiện phương châm: “ Phát triển - An toàn - Hiệu quả ”; “ Hội nhập và phát triển bền vững ” Hoạt động của chi nhánh NHCT Chương Dương phải hướng tới mục tiêu là: “ Xây dựng chi nhánh NHCT Chương Dương. .. và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế là một tất yếu nói chung với hệ thống ngân hàng cũng như với chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương Trong quá trình phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nảy ra nhiều vấn đề, do đó việc tìm ra những giải pháp có ý nghĩa thực tiễn và lâu dài không chỉ là yêu cầu bức xúc mà còn là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế SV: Trần Anh Quốc. .. quốc tế tại chi nhánh, đảm bảo doanh số hoạt động năm 2010 tăng 10% so với năm 2009 Tỷ lệ dịch vụ phí so với lợi nhuận hạch toán tăng từ 18% trong năm 2009 lên 20% trong năm 2010 3. 2- Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT Chương Dương: Hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế đối với NHCT Chương Dương có tầm quan trọng đặc biệt Điều đó sẽ tạo ra ưu thế và. .. Chi nhánh NHCT Chương Dương cũng đem lại thu nhập đáng kể so với thu nhập chung của toàn Chi nhánh đặc biệt là thu từ phí dịch vụ 2. 2- Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT Chương Dương: 2.2. 1- Thành tựu đạt được: Trong những năm qua, NHCT Chương Dương nói chung và Phòng Tài trợ Thương mại nói riêng trong hoạt động Thanh toán quốc tế đã từng bước hoàn thiện và khẳng định mình Các hoạt động. .. triển khai và thực hiện tốt chi n lược kinh doanh đối ngoại mà trọng tâm là đẩy mạnh hoạt động TTQT - Triển khai tốt các sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển hệ thống các sản phẩm Ngân hàng bán lẻ tự động tại trụ sở và các điểm giao dịch ngoài Ngân hàng - Nâng cao chất lượng công tác thanh toán XNK, đảm bảo cạnh tranh được với các NHTM trong nước và trên thế giới - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc. .. giao chứng từ cho khách hàng Chi nhánh phải lập điện thanh toán (MT202) sau đó hạch toán ghi nợ tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiền vay của khách hàng, truyền bảng kê thanh toán theo chỉ dẫn chuyển tiền trên thư đòi tiền của Ngân hàng nước ngoài lên Ngân hàng Công thương Việt Nam, sau khi Ngân hàng Công thương Việt Nam nhận được điện thanh toán của Chi nhánh sẽ tính ký hiệu mật và truyền bảng kê ra... thanh toán L/C xuất khẩu, Chi nhánh kiểm tra và hạch toán số tiền báo có về tài khoản của khách hàng xuất khẩu đồng thời thông báo cho khách hàng biết Trường hợp L/C trả chậm, khi nhận được điện chấp nhận thanh toán, Chi nhánh phải theo dõi ngày đến hạn thanh toán và thông báo cho khách hàng Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh NHCT Chương Dương trong những năm gần đây thực sự được mở rộng và phát. .. quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh) Chúng ta có thể thấy rõ hơn hoạt động thanh toán quốc tế của từng phương thức thanh toán tại NHCT Chương Dương thông qua số liệu ở bảng 4 Bảng 4: Doanh số thực hiện các phương thức thanh toán tại NHCT Chương Dương Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 1 -Thanh toán hàng nhập khẩu - L/C nhập khẩu (bộ) + Số tiền (triệu USD) - Nhờ thu nhập khẩu (bộ) + Số tiền (triệu USD) - Chuyển . thương Chương Dương nói riêng. Do vậy em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương SV:. Anh Quốc Lớp: Quản lý Kinh tế 12 Đề án môn học Khoa: Khoa học quản lý CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 2. 1- Thực trạng phát triển. THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương Tháng 08/1988 Chi nhánh ra đời trên