khách hàng đến với ngân hàng, đặc biệt khuyến khích khách hàng gửi bộ L/C xuất khẩu qua ngân hàng.
Chú trọng hơn nữa đến công tác tiếp thị, điều tra nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng. Thu hút thêm khách để tăng doanh thu, đặc biệt là tìm kiếm những khách hàng xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ cho Chi nhánh. Ví dụ như quảng cáo tiếp thị khách hàng, giảm phí thông báo L/C, giảm lãi suất cho vay ứng trước, tăng lãi suất chiết khấu bộ chứng từ… Tăng cường hoạt động của phòng tiếp thị tổng
hợp. Mở rộng mạng lưới đại lý, bàn thu đổi ngoại tệ, áp dụng Marketing chủ động hiệu quả hơn. Thực hiện chiến lược khách hàng linh hoạt, phân loại khách hàng để đưa ra những chính sách cụ thể, phù hợp với từng doanh nghiệp nhất là đối với những doanh nghiệp thường xuyên giao dịch có mức dư nợ cao nhằm thích ứng với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
3.2.4- Đổi mới công nghệ ngân hàng đáp ứng đòi hỏi thực tiễn:
Cần nhanh chóng đầu tư, đổi mới, hiện đại hoá hệ thống thanh toán, coi đây là nhiệm vụ cấp thiết và cấp bách hiện nay để mở rộng và hoàn thiện mạng lưới thanh toán của Ngân hàng, rút ngắn tối đa thời gian thanh toán, tiện ích, nhanh chóng, chính xác và an toàn, tạo năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác, ngày càng đáp ứng nhu cầu và sự lựa chọn của khách hàng. Triển khai sử dụng chương trình phần mềm mới INCAS có hiệu quả, đạt yêu cầu của hoạt động thanh toán quốc tế: Trình độ hiện đại, tốc độ sử lý cao, đồng bộ, khai thác được nhiều chức năng, đồng thời giải quyết các tồn tại kỹ thuật của các ứng dụng đó.
3.2.5- Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế:
Phương thức thanh toán L/C là phương thức thanh toán được khách hàng sử dụng phổ biến hiện nay, tuy nhiên nó cũng có một số rủi ro nhất định mà ngân hàng gặp phải vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể để quản lý và giảm thiểu rủi ro từ khâu phát hành L/C, phải tuân thủ đúng các quy định của Ngân hàng trong việc phát hành L/C và bảo lãnh tín dụng. Bên cạnh đó chi nhánh không ngừng tư vấn cho khách hàng trước và trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, đặc biệt là với những hợp đồng được tài trợ bằng vốn vay của chi nhánh như việc lựa chọn phương thức thanh toán, điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng, bảo lãnh, lựa chọn ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận.
Trong quá trình thực hiện thanh toán Chi nhánh cần bám sát quá trình chuyển giao hàng hoá và tiền tệ. Khi có trục trặc xảy ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể, chi nhánh phải phối hợp với khách hàng và Hội sở chính để sử lý trên nguyên tắc tôn trọng quy tắc tập quán quốc tế nhưng phải đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng và quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
3.2.6- Các biện pháp khác:
- Học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước và quốc tế - Phát triển thêm nhiều sản phẩm mới thu hút khách hàng
- Đẩy mạnh quan hệ đại lý nhằm phát triển hệ thống đại lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán.
- Nên đề xuất và có ý kiến để hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động Thanh toán Quốc tế.
- Tổ chức tốt thanh toán ngoại tệ liên Ngân hàng, tiến tới góp phần hoàn thiện thị trường ngoại hối ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong suốt thời gian qua cùng sự phát triển bền vững của ngân hàng, thanh toán quốc tế đã đóng góp một phần không nhỏ trong quỹ lợi nhuận và sự lớn mạnh thành đạt của chi nhánh và cả hệ thống NHCT Việt Nam. Ngày nay khi xu thế hội nhập, nền kinh tế mở của giao lưu, các quan hệ đối ngoại ngày càng cần thiết và được chú trọng thì hoạt động thanh toán quốc tế càng không thể thiếu trong vai trò là chiếc cầu nối giúp các quan hệ hợp tác quốc tế phát triển hiệu quả hơn, góp phần vào việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế là một tất yếu nói chung với hệ thống ngân hàng cũng như với chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương . Trong quá trình phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nảy ra nhiều vấn đề, do đó việc tìm ra những giải pháp có ý nghĩa thực tiễn và lâu dài không chỉ là yêu cầu bức xúc mà còn là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.