1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh quảng nam (tt)

24 374 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 263 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬNCƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế 1.1.1 Khái niệ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN là một trong những ngânhàng hàng đầu về hoạt động TTQT Tuy nhiên, Chi nhánh QuảngNam mới ra đời cách đây 5 năm, nên hoạt động này còn khá mới mẻ

Vì vậy, phát triển hoạt động TTQT đóng vai trò rất quan trọng đối vớiVietcombank Quảng Nam nói riêng và hoạt động xuất nhập khẩu trênđịa bàn tỉnh nói chung

Phát triển theo xu hướng chung của cả nước, trong những năm gầnđây kim ngạch XNK của cả tỉnh liên tục tăng, hoạt động XNK của cácdoanh nghiệp trong địa bàn tỉnh ngày càng phát triển Điều này đặt racho các NH trên địa bàn tỉnh nói chung và Vietcombank Quảng Namnói riêng nhiều cơ hội và thách thức trong việc phát triển và thu hútkhách hàng từ chính lĩnh vực tìm năng này

Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Quảng Nam”

2 Mục đích nghiên cứu

+ Nghiên cứu những lý luận cơ bản về hoạt động TTQT của NHTM + Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tạiVCB Quảng Nam trong những năm qua

+ Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tạiVCB Quảng Nam trong thời gian tới

3 Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động TTQT của VietcombankQuảng Nam

Trang 2

+ Về không gian và thời gian: Thu thập và xử lý dữ liệu, tập trungphân tích hoạt động TTQT tại Vietcombank Quảng Nam trong giaiđoạn từ năm 2007 đến 2010 và đề xuất giải pháp cho thời kỳ tới.

4 Phương pháp nghiên cứu

+ Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng kết hợpvới thống kê, mô tả, tổng hợp, phân tích và so sánh

5 Những kết quả mới đạt được

Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hoạt động TTQT tạiVietcombank Quảng Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và tìm ranguyên nhân Từ đó có đề xuất, kiến nghị và đưa giải pháp góp phầnphát triển hoạt động TTQT tại Vietcombank Quảng Nam

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về phát triển hoạt độngthanh toán quốc tế của các NHTM

Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tạiNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-CN Quảng Nam

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tạiNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-CN Quảng Nam

Trang 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬNCƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế

1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế

1.1.1.1 Cơ sở hình thành thanh toán quốc tế

1.1.1.2 Khái niệm thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện chi trả các nghĩa vụ và quyềnhưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế giữa các

tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân giữa các nước khác,hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa cácngân hàng của các nước liên quan

1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế

Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, điều kiệnquy định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán nhận tiền

và giao hàng trong thương mại quốc tế

1.1.2.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance)

a, Khái niệm

Là phương thức mà trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêucầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho mộtngười khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định và trong thờigian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu

Trang 4

1.1.2.2 Phương thức ghi sổ (Open account)

Phương thức ghi sổ là phương thức được thực hiện sau khi nhàxuất khẩu hoàn thành việc giao hàng thì ghi nợ vào tài khoản cho bênnhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán này sẽ đượcthực hiện định kỳ như đã thoả thuận

1.1.2.3 Phương thức nhờ thu (Collection of payment)

a, Khái niệm và đặc điểm

Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán (nhà XK)sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ chokhách hàng, uỷ thác cho NH phục vụ mình xuất trình bộ chứng từthông qua NH thu hộ cho bên mua (nhà NK) để được thanh toán, chấpnhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác

b, Phân loại các phương thức nhờ thu

Nhờ thu trơn (Clean collections) và nhờ thu kèm chứng từ 1.1.2.4 Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit-L/c)

a, Khái niệm

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong

đó theo yêu cầu của khách hàng, NH sẽ phát hành một bức thư haybức điện cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho bên thứ ba

b, Giới thiệu về văn bản quốc tế điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ

Một số quy tắc được sử dụng thống nhất trong phương thức tíndụng như UCP 600 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007, ISBP-681 2007ICC-Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theothư tín dụng-phát hành số 681, sửa đổi năm 2007 của ICC tuân thủUCP 600 2007 ICC, URR255 1995 ICC-Quy tắc thống nhất về hoàntrả tiền giữa các ngân hàng theo thư tín dụng

Trang 5

c, Phân loại các LC

Hiện nay, có một số loại L/c như: thư tín dụng không huỷ ngang,thư tín dụng có xác nhận, thư tín dụng miễn truy đòi, thư tín dụng cóthể chuyển nhượng được, thư tín dụng giáp lưng, thư tín dụng đối ứng,thư tín dụng tuần hoàn, thư tín dụng dự phòng, thư tín dụng có điềukhoản đỏ

1.2 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế

1.2.1 Khái niệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế

Phát triển chính là tạo ra cái mới hoặc hoàn thiện, làm thay đổi vềcăn bản cái đã có để có cái tốt hơn, tiến bộ hơn Cái mới, cái đượchoàn thiện (tức phát triển) có thể có hai khía cạnh chính: Phát triển về

số lượng và phát triển về chất lượng Hay nói cách khác, phát triển chỉ

sự trưởng thành, lớn hơn về chất và về lượng

Từ nhận định trên, phát triển hoạt động TTQT chính là tất cả cáchoạt động tìm kiếm nhằm tạo ra cái mới, có thể làm tăng về số lượng,làm cho tốt hơn về chất lượng hoặc cả hai

1.2.2 Nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế

Nội dung phát triển hoạt động TTQT là tất cả các hoạt độngnhằm làm cho hoạt động TTQT tăng lên cả về chất lẫn về lượng

 Tăng trưởng doanh số TTQT về tương đối nghĩa là doanh số

kỳ này cao hơn kỳ trước, về tuyệt đối thì tốc độ phát triển phải dương.Tăng trưởng doanh số TTQT được thực hiện bằng nhiều cách như: mởrộng phạm vi, thành phần khách hàng, đối tượng khách hàng, đa dạnghóa các loại sản phẩm Qua đó, giúp cho các doanh nghiệp XNK tiếpcận được các sản phẩm của ngân hàng được dễ dàng hơn, đồng thờidoanh số TTQT của ngân hàng cũng được nâng lên

 Nâng cao chất lượng hoạt động TTQT chính là đáp ứngnhanh, kịp thời, đầy đủ các yêu cầu của khách hàng, nhằm thoả mãn

Trang 6

tốt nhất các nhu cầu của khách hàng về chất lượng hoạt động TTQT.Nâng cao chất lượng được thực hiện bằng nhiều cách như hệ thốngcông nghệ thông tin cũng được cập nhật và nâng cấp thường xuyên,nâng cao trình độ cán bộ…Như vậy, nâng cao chất lượng giúp chohiệu quả của hoạt động TTQT cũng được nâng lên.

 Xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro hiệu quả Trong hoạtđộng TTQT, việc xây dựng một quá trình quản lý rủi ro không chỉgiúp cho các NHTM giảm thiểu được rủi ro trong quá trình thanh toán,tối ưu hoá hiệu quả hoạt động cũng như tăng uy tín cho chính bản thânngân hàng Vì vậy, phát triển hoạt động TTQT phải đi đôi với việcquản lý rủi ro để có những biện pháp tốt để hạn chế phòng ngừa, hạnchế rủi ro giảm chi phí, tăng thu nhập cho ngân hàng

1.2.3 Tiêu chí phản ánh sự phát triển hoạt động TTQT tại các NHTM

Để đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT của một Ngân hàng, ta

có thể đánh giá bằng các tiêu chí mang tính định lượng hay định tínhthông qua việc thu thập số liệu hay việc tiếp cận bằng các phươngpháp mô tả và phân tích đặc điểm, tuy nhiên chúng đều phải đượcnhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện

 Sự phát triển của hoạt động TTQT về số lượng được phản ánhqua các chỉ tiêu về định lượng như chỉ tiêu về thị phần và một số chỉtiêu về hiệu quả hoạt động TTQT như: Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm vềdoanh số, doanh thu từ hoạt động TTQT, tỷ trọng của từng phươngthức TTQT, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động TTQT và so sánh giữa thịphần TTQT của NH mình với thị phần của các NH là đối thủ cạnhtranh và trong toàn hệ thống

 Sự phát triển hoạt động TTQT về chất lượng được phản ảnhqua các tiêu chí như:

Trang 7

Tốc độ gia tăng về công nghệ, mức độ đa dạng, quy mô của hoạtđộng TTQT Ngoài ra, chất lượng của hoạt động TTQT còn thể hiệnqua chất lượng của từng sản phẩm dịch vụ TTQT mà ngân hàng đưa

ra như: mức độ sai sót, mức độ áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc

tế, quy chế, quy trình trong TTQT, mức độ rủi ro trong khi thực hiệnnghiệp vụ Đặc biệt, công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro trong hoạtđộng TTQT là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng caochất lượng của hoạt động TTQT và là tiền đề thúc đẩy hoạt độngTTQT phát triển

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TTQT

1.2.4.1 Nhân tố khách quan

a, Chính sách vĩ mô của nhà nước

Các chính sách vĩ mô của Nhà nước như: chính sách quản lý ngoạihối, chính sách kinh tế đối ngoại và hoạt động kinh doanh ngoạithương, chính sách thuế và quản lý hàng hoá XNK, các chính sách nàyđóng vai trò hết sức quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến tìnhhình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanhnghiệp XNK

b, Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái tác động mạnh mẽ đến tình hình XNK của mộtquốc gia, cũng như hoạt động TTQT của các doanh nghiệp XNK tạicác NH Để duy trì tốt hoạt động TTQT thì hoạt động kinh doanhngoại tệ hiệu quả kết hợp với việc tận dụng những lợi thế đem lại từnhững biến động của tỷ giá hối đoái để hạn chế thấp nhất những rủi ro

từ sự biến động đó, đồng thời đẩy mạnh tình hình hoạt động TTQT

c, Tình hình chính trị xã hội và hành lang pháp lý

Một quốc gia có tình hình chính trị xã hội ổn định sẽ tạo môitrường hấp dẫn cho các nhà đầu tư XNK, và ngược lại sẽ gây ra tâm lý

Trang 8

lo ngại cho các nhà đầu tư Đồng thời, với hành lang pháp lý thôngthoáng, sẽ thu hút các nhà đầu tư, tạo tiền đề cho hoạt động kinhdoanh XNK phát triển và ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển và sự đầu

tư của các doanh nghiệp đó

1.2.4.2 Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển hoạt động TTQTnhư: Quy mô hoạt động của NH, thương hiệu và uy tín, chiến lượckinh doanh của NH, nền tảng công nghệ thông tin và trình độ nguồnnhân lực

1.2.5 Vai trò của việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế

1.2.5.1 Đối với nền kinh tế quốc dân

Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng trong quátrình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ thể thuộc các quốc giakhác nhau Vì vậy, phát triển hoạt động TTQT của một nước sẽ gópphần bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế

đó được phát triển

1.2.5.2 Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

Phát triển hoạt động TTQT tạo điều kiện cho các NHTM mở rộngmôi trường ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại trên thếgiới, mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tíntrên trường quốc tế cũng như uy tín đối với khách hàng trong và ngoàinước Từ đó, khai thác được các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tàichính quốc tế cũng như các ngân hàng nước ngoài, đáp ứng nhu cầu

về vốn trong kinh doanh, góp phần tăng cường khả năng cạnh tranhcủa ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời giúp cho hoạt độngngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với cộng đồng

NH thế giới

Trang 9

1.2.5.3 Đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu

TTQT là cầu nối giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thông quahành động chi trả lẫn nhau trong nghiệp vụ TTQT Thông qua đó, toàn

bộ hoặc một phần giá trị của hàng hoá và dịch vụ trao đổi được thựchiện Đồng thời, nó đảm bảo hoạt động thanh toán của bên mua và bánđược an toàn, nhanh chóng hơn nhờ có trung gian thanh toán là cácngân hàng Vì vậy, TTQT đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cácnhà kinh doanh XNK đồng thời tạo ra sự liên tục cho quá trình tái sảnxuất và đẩy nhanh quá trình giao thương hàng hoá quốc tế

1.3 Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng trên thế giới

Tại một số ngân hàng lớn trên thế giới đã xây dựng một trung tâmtài trợ thương mại, giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế đượcchuyên nghiệp, nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro với đội ngũcán bộ giỏi, dày dạn kinh nghiệm Đây là cách làm của một số ngânhàng lớn trên thế giới có nhiều chi nhánh ở các nước trên thế giới vàvới lượng giao dịch lớn như Citibank có trung tâm xử lý tài chínhthương mại ở Penang(Malaysia), Bank of New York có trung tâm xử

lý ở Thượng Hải (Trung Quốc), American Express Bank có trung tâmtại Singapore…Ngoài ra, tại một số ngân hàng ở Trung Quốc rất chútrọng đến việc phát triển và xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại vàthống nhất, đặc biệt vấn đề công nghệ thông tin và phát triển nâng cấpcác chương trình thanh toán

Trang 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT

NAM-CN QUẢNG NAM 2.1 Đặc điểm và tình hình chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-CN Quảng Nam

2.1.1 Đặc điểm hình thành và phát triển của Vietcombank Quảng Nam 2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động của Vietcombank Quảng Nam

Vietcombank Quảng Nam hoạt động với phương châm: “Ngân hàng

hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng” với các hoạt động kinh doanh chính:Huy động vốn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các cá nhân và tổ chức);Cung cấp tín dụng; Kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ và các dịch vụ trunggian như: Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước vàquốc tế, dịch vụ ngân quỹ, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối…

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Quảng Nam

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-CN Quảng Nam

có sự sụt giảm đáng kể từ 14,595 ngàn USD xuống còn 12,360 ngànUSD, giảm 15,31%

2.2.2 Hoạt động tín dụng

So với năm 2008, hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh năm 2009

có những bước phát triển đáng kể, tăng trưởng cao và ổn định Hoạtđộng cấp tín dụng ngoại tệ tăng mạnh trong hai năm vừa qua, tăng

Trang 11

71.07% đây là điều kiện tốt cho các Doanh nghiệp XNK trong việc đầu tưsản xuất và thanh toán tiền hàng cũg như việc phát triển hoạt động TTQTcủa chi nhánh Tỷ lệ nợ xấu có sự sụt giảm điều này cho thấy chính sáchquản lý nợ của chi nhánh có những bước cải thiện từ 1.02% nợ xấu xuốngcòn 0.47% nợ xấu, tỷ lệ dư nợ có TSĐB ở mức tương đối cao trên 80% dư

nợ, giữ vững được thị phần trên địa bàn

2.3 Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-CN Quảng Nam

2.3.1 Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế

Tổng doanh số 133 100% 158 100% 139 100%

Tốc độ tăng trưởng qua các năm

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của Vietcombank Quảng Nam)

Doanh số hoạt động TTQT của chi nhánh có sự tăng trưởng nhưng không ổn định qua các năm, các mặt XNK tập trung chủ yếu ở mặt hàng gạo, thủy sản; các mặt hàng NK có thị phần thanh toán lớn là các linh kiện ô tô, máy móc thiết bị, xe ô tô con, xe máy, máy điều hòa, nguyên phụ liệu may mặc Sự sụt giảm trong năm 2010 là do sự sự giảm doanh số thanh toán hàng nhập…

Trang 12

2.3.2 Thị phần thanh toán XNK của Vietcombank Quảng Nam trên địa bàn tỉnh

Từ năm 2008-2010 doanh số thanh toán XNK chi nhánh chiếmbình quân gần 21% so với Kim ngạch XNK của tỉnh, trong đó: Doanh

số thanh toán XK chiếm khoảng 10%, NK chiếm khoảng 22%, tốc độtăng trưởng qua các năm có xu hướng chậm lại Như vậy, với thị phầnthanh toán XNK như vậy chưa tương xứng với tiềm năng tỉnh và thếmạnh về thanh toán quốc tế của chi nhánh

2.3.3 Các phương thức TTQT tại Vietcombank Quảng Nam

2.3.3.1 Chuyển tiền bằng điện

Bảng 2.5 Doanh số thanh toán thông qua chuyển tiền bằng điện

ĐVT: triệu USD

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 t¨ng/gi¶m(%) Tû lÖ

2008-2009

Tû lÖ t¨ng/gi¶m(%) 2009-2010

( Nguồn: Báo cáo của phòng TTQT Vietcombank Quảng Nam)

Qua các năm, hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của các Doanhnghiệp qua VCB Quảng Nam đa số là thanh toán tiền hàng hoá,chuyển tiền dịch vụ cho các công ty du lịch và và chuyển tiền du họcsinh

2.3.3.2 Nhờ thu chứng từ

Thanh toán xuất nhập khẩu thông qua hình thức nhờ thu chủ yếu

là nhờ thu chứng từ hàng nhập nhưng lại phát sinh rất khiêm tốn tạiVCB Quảng Nam, tập trung chủ yếu ở một số công ty nhỏ

2.3.3.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Bảng 2.7 Doanh số thanh toán tín dụng chứng từ

Ngày đăng: 17/08/2017, 11:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w