1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp triển khai dịch vụ bao thanh toán tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh quảng nam (tt)

23 148 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 162,5 KB

Nội dung

Dựa trên thực tế cung cấpcác dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả đưa ra cách hiểu về dịch vụ ngân hàng như sau: Dịch vụ ngân hàng là toàn bộ hoạt động tiền t

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành ngân hàng đang hoạt động trong bối cảnh hội nhập vàtoàn cầu hóa Việc đa dạng hóa và phát triển sản phẩm mới là mộttrong những chiến lược để tồn tại và phát triển của bất cứ ngân hàngnào Để đạt được mục tiêu này, các ngân hàng Việt Nam không còncon đường nào khác là phải nhanh chóng áp dụng các sản phẩm dịch

vụ tài chính mới đã được áp dụng trên thế giới, trong đó có nghiệp

vụ bao thanh toán

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chinhánh Quảng Nam (Vietcombank Quảng Nam) đã triển khai dịch vụbao thanh toán từ năm 2009 nhưng đến nay việc triển khai còn gặpnhiều khó khăn, chưa hiệu quả Vậy Vietcombank Quảng Nam đãgặp những khó khăn gì khi triển khai dịch vụ này? Và đâu là giảipháp để triển khai hiệu quả dịch vụ bao thanh toán? Đó chính là lý

do tác giả chọn đề tài:“Giải pháp triển khai dịch vụ bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

 Làm rõ các vấn đề lý luận về dịch vụ bao thanh toán củangân hàng thương mại

 Đánh giá nhu cầu và khả năng triển khai dịch vụ bao thanhtoán tại Vietcombank Quảng Nam

 Định hướng các giải pháp nhằm góp phần triển khai dịch vụbao thanh toán tại Vietcombank Quảng Nam

3 Phạm vi nghiên cứu

Trang 2

Nghiên cứu dịch vụ bao thanh toán tại Vietcombank QuảngNam.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để thực hiệnnghiên cứu về dịch vụ bao thanh toán tại Vietcombank Quảng Nam

Để giải quyết các mục tiêu của luận văn, nguồn số liệu được tổnghợp từ cả số liệu thứ cấp và sơ cấp Các số liệu thứ cấp tổng hợp từcác tài liệu hiện có về bao thanh toán tại Vietcombank, từ các tạp chí

có liên quan Nguồn số liệu sơ cấp thông qua điều tra các khách hàngtiềm năng của Vietcombank Quảng Nam là các nhà sản xuất, doanhnghiệp xuất nhập khẩu để đánh giá nhu cầu, nhận thức của doanhnghiệp về dịch vụ bao thanh toán Ngoài ra, việc phỏng vấn trực tiếpmột số lãnh đạo của Vietcombank Quảng Nam cũng được tiến hành

để có cơ sở triển khai loại hình dịch vụ này tại đơn vị

5 Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài gồm 3 phần sau:

Chương 1 : Một số lý luận cơ bản về dịch vụ bao thanh toán củangân hàng

Chương 2 : Thực trạng triển khai dịch vụ bao thanh toán tạiNgân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chinhánh Quảng Nam

Chương 3 : Giải pháp triển khai dịch vụ bao thanh toán tại Ngânhàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánhQuảng Nam

Trang 3

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN

CỦA NGÂN HÀNG

1.1 CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

1.1.1 Khái niệm dịch vụ Ngân hàng

Cho đến nay, khái niệm dịch vụ ngân hàng chưa được định nghĩamột cách cụ thể trong bất kỳ từ điển nào Mỗi quốc gia đều có nhữngcách hiểu khác nhau về dịch vụ ngân hàng Dựa trên thực tế cung cấpcác dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, tác

giả đưa ra cách hiểu về dịch vụ ngân hàng như sau: Dịch vụ ngân

hàng là toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối… của hệ thống ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế.

1.1.2 Các dịch vụ ngân hàng

Bao gồm các dịch vụ ngân hàng truyền thống và các dịch vụ ngânhàng mới phát triển gần đây

1.2 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN

1.2.1 Khái niệm, chức năng và các hình thức bao thanh toán chủ yếu

1.2.1.1 Các khái niệm về bao thanh toán

Mặc dù bao thanh toán đã trở thành dịch vụ rất phổ biến trên thếgiới song vẫn có nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ này Ta cóthể đưa ra khái niệm bao thanh toán như sau:

bao thanh toán là việc người bán hàng chuyển nhượng cho đơn

vị bao thanh toán tất cả các quyền và lợi ích liên quan tới nhữngkhoản thu ngắn hạn của người bán hàng phát sinh từ việc mua bánhàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ giữa người bán và người mua để

Trang 4

người bán được đơn vị bao thanh toán cung cấp ít nhất một trong bốnchức năng chủ yếu của bao thanh toán như sau:

 Theo dõi sổ sách bán hàng của người bán

 Tài trợ dưới dạng tạm ứng cho người bán hàng dựa trêngiá trị các khoản phải thu

 Thu nợ hộ

 Bảo hiểm rủi ro tín dụng các khoản phải thu

1.2.1.2 Chức năng của bao thanh toán

Bao thanh toán có 04 chức năng cơ bản sau: Chức năng quản lý

sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, chức năng tài trợ thuầntuý, chức năng thu hộ nợ và chức năng bảo hiểm rủi ro trong thanhtoán

1.2.1.3 Các hình thức bao thanh toán chủ yếu

 Căn cứ vào chức năng của bao thanh toán: Bao thanh toánđầy đủ các chức năng và bao thanh toán thực hiện một số chức năng

 Căn cứ vào tính chất truy đòi: Bao thanh toán có quyền truyđòi và bao thanh toán miễn truy đòi

 Căn cứ theo phạm vi hoạt động địa lý: Bao thanh toán trongnước và bao thanh toán quốc tế

 Căn cứ theo số lượng đơn vị bao thanh toán tham gia: Baothanh toán trực tiếp (01 đại lý) và bao thanh toán 02 đại lý

 Căn cứ theo phạm vi giao dịch với người mua hàng: Baothanh toán kín và bao thanh toán công khai

 Căn cứ theo phạm vi bao thanh toán đối với số lượng hoáđơn của người bán: Bao thanh toán toàn bộ và bao thanh toán mộtphần

Trang 5

1.2.2 Quy trình thực hiện bao thanh toán

1.2.2.1 Hệ thống một đơn vị bao thanh toán

1.2.2.2 Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán

Về cơ bản, trình tự của dịch vụ bao thanh toán quốc tế cũngtương tự như trình tự bao thanh toán trong nước Điểm khác biệt làkhả năng có sự tham gia của hệ thống hai đại lý (hai đơn vị baothanh toán đứng ra làm đại lý cho nhau để cung cấp dịch vụ chongười xuất và người nhập) Các đại lý thường có trụ sở tại nước củangười xuất và nước của người nhập Bao thanh toán quốc tế thườngđược chia làm hai loại: Bao thanh toán xuất khẩu và Bao thanh toánnhập khẩu

1.2.3 Rủi ro phát sinh từ hoạt động bao thanh toán

Trong hoạt động bao thanh toán đơn vị bao thanh toán có thể đốimặt với các loại rủi ro sau: Rủi ro tín dụng, rủi ro gian lận, rủi ro tácnghiệp, rủi ro thu nợ, rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối, rủi ro pháp

lý Rủi ro phát sinh phụ thuộc vào vai trò của đơn vị bao thanh toán

và vào các thời điểm khác nhau

1.2.4 Lợi ích của bao thanh toán và lợi thế so với các sản phẩm khác

1.2.4.1 Lợi ích của bao thanh toán

 Đối với người bán: Có nguồn vốn ứng trước của đơn vị bao

thanh toán để hoạt động, giảm rủi ro trong thanh toán, giảm chi phíquản lý, thời gian và sức lực trong việc thu hồi nợ, nâng cao sức cạnhtranh và phá bỏ những rào cản trong thương mại quốc tế Tuy nhiênđiểm hạn chế là phí bao thanh toán tương đối cao, mối quan hệ giữa

Trang 6

doanh nghiệp với các khách hàng có thể bị ảnh hưởng bởi đơn vị baothanh toán.

 Đối với người mua: Không mất phí và thời gian để mở L/C

cho từng đơn hàng mua tại từng thị trường và thường không phải kýquỹ, được nhận hàng và sử dụng hàng mà chưa cần phải thanh toántiền hàng ngay, chỉ thanh toán hàng khi hàng hóa đáp ứng được cácyêu cầu của hợp đồng mua bán và được đơn vị bao thanh toán san sẻnhững khó khăn về bất đồng ngôn ngữ với người xuất khẩu Tuynhiên điểm hạn chế là giá hàng thanh toán bằng phương thức baothanh toán có thể cao hơn so với giá hàng thanh toán bằng phươngthức L/C

 Đối với đơn vị bao thanh toán: Bao thanh toán giúp tăng

các thu nhập cho ngân hàng thông qua các khoản thu từ phí, lãi suất

và các chi phí khác từ khách hàng, cho phép đa dạng hóa hệ sảnphẩm và giúp ngân hàng duy trì và mở rộng thị phần, nâng cao uy tínthanh toán trong nước và quốc tế Tuy nhiên điểm hạn chế là đơn vịbao thanh toán có thể gặp các rủi ro khi quá hạn khoản phải thu màngười mua không thanh toán hoặc mất khả năng thanhh toán, khi cótranh chấp giữa người mua và người bán

 Đối với nền kinh tế: Bao thanh toán giúp đẩy mạnh hoạt

động thương mại, sản xuất, tạo ra môi trương kinh doanh ổn địnhcho doanh nghiệp và nền kinh tế…

1.2.4.2 Lợi thế của bao thanh toán so với một số sản phẩm khác

Để thấy được lợi thế của bao thanh toán, luận văn đã tiến hành sosánh bao thanh toán với các phương thức tài trợ khác Đó là:

 So sánh bao thanh toán với các phương thức tài trợ và quản

lý tín dụng thương mại khác

Trang 7

 So sánh bao thanh toán với các sản phẩm tín dụng thôngthường

 So sánh bao thanh toán với tài trợ các khoản phải thu

1.2.5 Các điều kiện triển khai dịch vụ bao thanh toán

 Điều kiện bên ngoài: Hệ thống pháp luật, nhu cầu của thị

trường

 Điều kiện bên trong: Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng,

bộ máy tổ chức triển khai, nhân sự, các điều kiện khác về công nghệ,mạng lưới cung cấp dịch vụ, tổ chức tiếp thị quảng bá…

1.2.6 Hoạt động bao thanh toán trên thế giới và kinh nghiệm phát triển

1.2.6.1 Hoạt động bao thanh toán trên thế giới

Hoạt động bao thanh toán đã xuất hiện từ lâu và trở thànhphương thức thanh toán phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Nhìnchung, doanh thu bao thanh toán trên thế giới đều tăng trong nhữngnăm vừa qua Điều này chứng tỏ hoạt động bao thanh toán ngày càngphát triển và trở thành sản phẩm tài chính không thể thiếu đối vớidoanh nghiệp và ngân hàng

1.2.6.2 Kinh nghiệm phát triển hoạt động bao thanh toán trên thế giới

Để có cơ sở triển khai dịch vụ bao thanh toán thì việc rút kinhnghiệm hoạt động của các nước đã triển khai dịch vụ này là rất quantrọng Kinh nghiệm phát triển hoạt động bao thanh toán trên thế giớiđược rút ra trên các mặt sau:

 Về thị trường

 Vấn đề nhận thức của đơn vị bao thanh toán và khách hàng

Trang 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM 2.1 GIỚI THIỆU VỀ VIETCOMBANK QUẢNG NAM

2.1.1 Vài nét về Vietcombank Quảng Nam

Vietcombank Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số216/QĐ-NHNT-TCCB-ĐT và chính thức khai trương đi vào hoạtđộng vào ngày 03/07/2006 trên cơ sở nâng cấp chi nhánh cấp 2 Tam

Kỳ Tính đến ngày 31/12/2009, Vietcombank gồm Trụ sở chính, 05Phòng giao dịch

2.1.2 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của Vietcombank Quảng Nam

là tiền đề thúc đẩy các dịch vụ ngân hàng phát triển trong đó có dịch

vụ bao thanh toán

 Tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn:

Tính đến cuối năm 2009 có 20 ngân hàng thương mại được thành lậptrong đó có 4 ngân hàng thương mại quốc doanh và 16 ngân hàngthương mại cổ phần tư nhân Các dịch vụ do các ngân hàng cung cấp

Trang 10

ngày càng đa dạng Hoạt động cho vay của các ngân hàng chủ yếuphục vụ cho các doanh nghiệp trong khi đó khả năng tiếp cận nguồnvốn thông các kênh tín dụng truyền thống còn gặp nhiều khó khănđặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Dịch vụ bao thanh toán vớinhững ưu việt của nó sẽ là một kênh mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầucủa doanh nghiệp.

2.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Quảng Nam

Mặc dù là Chi nhánh còn non trẻ nhưng đã có sự phát triển rấtmạnh mẽ, các chỉ tiêu về tín dụng, huy động vốn, thanh toán xuấtnhập khẩu… luôn đạt kế hoạch được giao, mạng lưới hoạt độngkhông ngừng được mở rộng Nhìn chung hiện nay Vietcombank

Quảng Nam đã tạo dựng được thương hiệu khá tốt trên địa bàn 2.2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI VIETCOMBANK QUẢNG NAM

2.2.1 Khái quát quá trình triển khai dịch vụ bao thanh toán tại Vietcombank Quảng Nam

2.2.1.1 Quá trình triển khai của Vietcombank:

Dịch vụ bao thanh toán của Vietcombank được Ngân hàngNhà nước cấp phép hoạt động từ ngày 06/12/2005 Do đây là dịch

vụ còn mới mẻ đối với khách hàng, quá trình triển khai còn gặpnhiều khó khăn nên nhìn chung kết quả đạt được thời gian qua cònthấp, chưa tương xứng với kỳ vọng của Ban lãnh đạo Vietcombank

2.2.1.2 Quá trình triển khai của Vietcombank Quảng nam

Vietcombank Quảng Nam bắt đầu triển khai cung cấp chokhách hàng từ năm 2009 nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn

Trang 11

không đạt được kết quả Việc triển khai dịch vụ bao thanh toán tạiVietcombank Quảng Nam còn nhiều bất cập, hạn chế nên cần phải

có các giải pháp triển khai hiệu quả hơn

2.2.2 Một số quy định về hoạt động bao thanh toán của Vietcombank Quảng Nam

Bao gồm các quy định về loại hình bao thanh toán, điều kiện cáckhoản phải thu, mức bao thanh toán, phương thức bao thanh toán,thời hạn bao thanh toán, lãi suất bao thanh toán, phí bao thanh toán

2.2.3 Quy trình nghiệp vụ bao thanh toán tại Vietcombank Quảng Nam

Hiện nay, Vietcombank đã ban hành quy trình hoạt động baothanh toán trong hệ thống, bao gồm quy trình bao thanh toán xuấtkhẩu, quy trình bao thanh toán nhập khẩu và quy trình bao thanh toántrong nước

2.2.4 Cơ cấu tổ chức hoạt động bao thanh toán tại Vietcombank Quảng Nam

Theo quy định của Vietcombank thì Phòng Quan hệ khách hàng

và bộ phận tác nghiệp bao thanh toán là 02 bộ phận tác nghiệp trựctiếp ở Chi nhánh Tuy nhiên hiện nay tại Vietcombank Quảng Namvẫn chưa thành lập bộ phận bao thanh toán mà chức năng của bộphận này được nhập chung với phòng Quan hệ khách hàng

2.2.5 Nguồn nhân lực, công nghệ, mạng lưới cung cấp dịch vụ bao thanh toán

 Nguồn nhân lực: Chi nhánh chưa có cán bộ chuyên trách về

dịch vụ bao thanh toán

Trang 12

 Công nghệ: Sử dụng phần mềm quản lý bao thanh toán

HPD (Anh) và đã được tích hợp vào hệ thống chung của ngân hàng

 Mạng lưới cung cấp dịch vụ: Mạng lưới cung cấp dịch vụ

của Vietcombank Quảng Nam bao gồm các Chi nhánh trong cùng hệthống, các đại lý bao thanh toán trong tổ chức FCI và Chi nhánh

2.2.6 Về mặt khách hàng

Khách hàng của Vietcombank Quảng Nam bao gồm các doanhnghiệp, các chi nhánh khác cùng hệ thống và các đại lý bao thanhtoán quốc tế Đối với khách hàng là doanh nghiệp đến nay Chi nhánhvẫn chưa xây dựng cho mình các khách hàng tiềm năng

2.2.7 Về công tác quảng bá tiếp thị dịch vụ bao thanh toán

Năm 2009 Chi nhánh đã một lần tiến hành tiếp thị dịch vụ baothanh toán đến với các khách hàng đang có quan hệ VietcombankQuảng Nam thông qua hình thức đưa cán bộ tiếp thị trực tiếp đếndoanh nghiệp Tuy nhiên vẫn không đạt được kết quả

2.3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM VỀ

SỬ DỤNG DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN

Để triển khai dịch vụ bao thanh toán - một dịch vụ mới ởVietcombank Quảng nam thì công tác đánh giá, điều tra nhu cầukhách hàng về nhận thức đối với sản phẩm này là hết sức cần thiết.Thông qua cách điều tra chọn mẫu, một số kết quả phân tích được rút

ra như sau:

2.3.1 Sự hiểu biết về dịch vụ bao thanh toán của các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Nam

Trang 13

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hầu hết làchưa có hiểu biết về dịch vụ này, còn mới mẻ đối với họ, thậm chínhiều khách hàng không biết ngân hàng mình đang giao dịch có cungcấp dịch vụ này hay không

2.3.2 Phương thức thanh toán và khoản phải thu của doanh nghiệp

Phương thức thanh toán của doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủyếu là trả chậm và tín dụng chứng từ Mức độ bán hàng trả chậm củadoanh nghiệp diễn ra thường xuyên Hầu hết các doanh nghiệp muốnchuyển những khoản phải thu chưa đến hạn thành tiền ngay để đápứng nhu cầu vốn kinh doanh và hạn chế rủi ro trong thanh toán thôngqua sử dụng dịch vụ của NH

2.3.3 Nhu cầu sử dụng dịch vụ bao thanh toán của doanh nghiệp

Số lượng khách hàng từ chối sử dụng ngay lập tức rất ít trongkhi số khách hàng có nhu cầu và muốn tìm hiểu thêm chiếm tỷ lệ rấtcao trong tổng số khách hàng điều tra Có lẽ do ít hiểu biết về dịch

vụ này nên khách hàng còn phân vân, muốn tìm hiểu rõ hơn về dịch

vụ này Điều này cũng đặt ra yêu cầu đối với Vietcombank QuảngNam trong quá trình triển khai dịch vụ bao thanh toán là làm saogiúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiểu rõ về dịch

vụ này, từ đó thấy được lợi ích mà doanh nghiệp thu được khi sửdụng dịch vụ này

2.4 NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI VIETCOMBANK QUẢNG NAM

2.4.1 Về phía nhà nước

Ngày đăng: 17/08/2017, 15:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w