Nhận thấy rõ sự cần thiết hơn bao giờ hết của việc nghiên cứu về quản trị rủi ro hoạt động nói chung và trong thanh toán quốc tế nói riêng nhằm đưa ra các giải pháp góp phần tăng cường q
Trang 11 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập ngày nay, bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới, trong đó hội nhập
về kinh tế luôn đóng vai trò chủ đạo Do khoảng cách về địa lý, trong các giao dịch thương mại quốc tế, các nhà xuất nhập khẩu thường không thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, vì vậy, cần có sự tham gia của hệ thống ngân hàng với các chi nhánh rộng khắp trên toàn cầu Từ đó, hoạt động thanh toán quốc tế với sự tham gia của các ngân hàng chính là một phần vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
Tuy nhiên, so với các nghiệp vụ khác trong ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế tiềm ẩn khá nhiều rủi ro Ngoài những rủi ro hay được đề cập đến như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản…, còn có loại rủi ro nữa là rủi ro hoạt động
Đối với VCB, thanh toán quốc tế được coi là một trong những hoạt động mũi nhọn, mang lại doanh thu và uy tín cho VCB tại thị trường trong nước cũng như quốc tế Tuy nhiên, việc triển khai công tác quản trị rủi ro hoạt động trong mảng nghiệp vụ này vẫn còn khá hạn chế
Nhận thấy rõ sự cần thiết hơn bao giờ hết của việc nghiên cứu về quản trị rủi
ro hoạt động nói chung và trong thanh toán quốc tế nói riêng nhằm đưa ra các giải pháp góp phần tăng cường quản trị rủi ro hoạt động trong mảng nghiệp vụ này tại
VCB, đề tài “Tăng cường quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” đã được lựa chọn để
nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung giải đáp các vấn đề sau:
- Làm rõ những vấn đề có tính lý luận về quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM
Trang 2- Làm rõ thực trạng công tác quản trị rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế tại VCB hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế của VCB
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Về hoạt động thanh toán: giới hạn ở công tác quản trị rủi ro hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế
- Về quản trị rủi ro hoạt động: tập trung nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến quy trình, hệ thống và con người
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu về rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế tại VCB Các dữ liệu sử dụng để phân tích được thu thập trong giai đoạn từ 2010 đến nay
4 Những đóng góp của đề tài
- Về quy trình nội bộ: Đề tài làm rõ những vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro hoạt động mà hệ thống văn bản quy trình nội bộ đã đạt được đồng thời cũng nêu lên những vấn đề còn tồn tại, cần hoàn thiện
- Về công nghệ: Đề tài chỉ ra những mặt thuận lợi và khó khăn do công nghệ mang lại để từ đó đưa ra những kiến nghị về việc xây dựng một hệ thống công nghệ hiện đại, phù hợp với yêu cầu xử lý và quản trị rủi ro hoạt động
- Về con người: Đề tài cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến rủi ro hoạt động là con người Chính vì vậy đề tài cũng đưa ra kiến nghị để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để giảm thiểu rủi ro hoạt động xảy ra có liên quan đến nhân tố này
5 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, các Phụ lục, đề tài gồm 3 chương có nội dung như sau:
Trang 3Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
Chương 2: Công tác quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Trang 4CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế
1.1.1 Thanh toán quốc tế
Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, tác giả lựa chọn chỉ phân tích rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động liên quan đến ba phương thức thanh toán quốc tế sau: Chuyển tiền, Nhờ thu và Tín dụng chứng từ Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra:
- Khái niệm về TTQT
- Đặc trưng của TTQT: chủ thể tham gia, môi trường pháp luật, hệ thống công nghệ
1.1.2 Rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế
Trong phần này, tác giả tập trung làm rõ những nội dung sau:
- Khái niệm rủi ro hoạt động: theo khái niệm mà hiệp ước Basel II đưa ra Rủi ro hoạt động được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất do các quy trình nội bộ, con người, hệ thống công nghệ không đầy đủ, không phù hợp hoặc do các sự kiện bên ngoài
Thực tiễn hoạt động và an toàn nơi làm việc, Khách hàng, sản phẩm và thông lệ kinh doanh, Thiệt hại tài sản hữu hình, Ngưng trệ kinh doanh và lỗi hệ thống, Thực hiện, phân phối và quản lý quy trình)
nguyên nhân gây rủi ro (rủi ro xuất phát từ cán bộ ngân hàng, từ quy trình nội bộ,
từ hệ thống công nghệ của ngân hàng, từ các nguyên nhân bên ngoài)
rủi ro hay thay đổi, rủi ro ẩn, rủi ro cố hữu, rủi ro không lường trước được
1.1.3 Hậu quả của rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế của NHTM
Trang 5- Rủi ro hoạt động gây thiệt hại cho ngân hàng về mặt tài chính
- Rủi ro hoạt động làm giảm uy tín, danh tiếng của ngân hàng, từ đó làm gia tăng tổn thất về tài sản mà ngân hàng phải gánh chịu
1.2 Quản trị rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế của NHTM
1.2.1 Sự cần thiết của quản trị rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế của
NHTM
vững
1.2.2 Khái niệm quản trị rủi ro hoạt động
Quản trị rủi ro hoạt động là quá trình Tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động tác động đến rủi ro hoạt động, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý rủi ro hoạt động để thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó
là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra kiểm soát rủi ro hoạt động nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra
1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro hoạt động
Thực hiện theo khuyến nghị của Basel, trong thanh toán quốc tế, để quản trị tốt rủi
ro hoạt động, các ngân hàng cần thực hiện bốn nội dung: xác định, đánh giá, giám sát và kiểm soát rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế
1.2.4 Các biện pháp quản trị rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế
- Tự đánh giá và kiểm soát rủi ro hoạt động
- Báo cáo sự cố
- Thiết lập quy trình xây dựng sản phẩm mới
- Thiết lập quy trình tác nghiệp theo chuẩn mực kiểm soát rủi ro
1.2.5 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro hoạt động trong thanh
toán quốc tế của NHTM
Trang 6 Nhận thức của Ban lãnh đạo ngân hàng về vai trò của công tác quản trị rủi ro hoạt động
Mô hình tổ chức bộ máy quản trị rủi ro hoạt động
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng
Bản chất của rủi ro hoạt động
Trang 7CHƯƠNG 2 CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.2 Khái quát hoạt động thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động truyền thống của VCB, và được khái quát qua ba thời kỳ sau:
2.2.1 Thời kỳ 1963-1988: ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực đối ngoại 2.2.2 Thời kỳ 1989-1997: Thời kỳ đổi mới
2.2.3 Thời kỳ 1997 đến nay
2.3 Tổng quan công tác quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động thanh
toán quốc tế
2.3.1 Chính sách quản trị rủi ro hoạt động
Đối với rủi ro hoạt động, Chính sách quản trị rủi ro của VCB đã làm rõ các vấn đề: phân loại rủi ro hoạt động, các nội dung quản trị rủi ro cơ bản, phân định trách nhiệm phối hợp giữa các phòng ban và quy định cụ thể với cán bộ nhân viên Theo đó, công tác quản trị rủi ro hoạt động trong mọi mảng nghiệp vụ của ngân hàng, bao gồm cả thanh toán quốc tế đều được thực hiện nhất quán theo chính sách quản trị rủi ro hoạt động chung của VCB
cán bộ ngân hàng, hệ thống công nghệ thông tin, tác động bên ngoài)
VCB đều phải tham gia vào hoạt động quản lý rủi ro hoạt động
2.3.2 Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro hoạt động
Trang 8Bộ máy tổ chức quản lý rủi ro hoạt động không nằm ngoài mô hình tổ chức quản
lý rủi ro nói chung của VCB, gồm các bộ phận sau:
2.4 Thực trạng công tác quản trị rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế
2.4.1 Nhận dạng rủi ro
Hiện tại, VCB đang thực hiện nhận dạng rủi ro thông qua một số biện pháp sau:
2.4.2 Đo lường rủi ro hoạt động
Hiện tại, VCB chưa có quy định chính thức về tiêu chí, phương pháp đo lường rủi
ro hoạt động Việc đo lường rủ ro hoạt động được thực hiện theo hướng dẫn của Phòng quản lý rủi ro hoạt động trong các buổi hội thảo đánh giá rủi ro, cụ thể như sau:
2.4.3 Giám sát rủi ro hoạt động
Công tác giám sát rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế đang được Vietcombank triển khai thông qua việc theo dõi, rà soát để từ đó cập nhật các quy chế, quy trình nghiệp vụ và chương trình tác nghiệp Phòng Tổng hợp thanh toán tại Hội sở chính là đầu mối thực hiện
2.4.4 Kiểm soát rủi ro hoạt động
Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, Vietcombank đang kiểm soát rủi ro hoạt động bằng cách kết hợp nhiều biện pháp như tránh né rủi ro, giảm nhẹ rủi ro…
2.5 Thực trạng quy trình nghiệp vụ, hệ thống công nghệ và đội ngũ cán bộ
trong thanh toán quốc tế
Để có thêm cơ sở đánh giá về rủi ro hoạt động và công tác quản trị rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế tại VCB, ngoài phân tích thực trạng quản trị rủi ro hoạt
Trang 9động ở trên, tác giả sẽ đi sâu phân tích thêm các chốt chặn trong quy trình nghiệp vụ, hệ thống công nghệ và đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, là những nhân tố cơ bản có khả năng gây rủi ro hoạt động trong lĩnh vực này
Để có thêm thông tin đánh giá, tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát với người tham gia khảo sát là các cán bộ, kiểm soát viên hoặc lãnh đạo phòng của các Chi nhánh lớn như: Sở giao dịch, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Trên cơ sở đó, tác giả đã rút ra kết luận những mặt đạt được và còn tồn tại của quy trình nghiệp vụ, hệ thống công nghệ và cán bộ tác nghiệp
2.6 Đánh giá công tác quản trị rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế
2.6.1 Ưu điểm
nhánh đến Hội Sở chính và chương trình hỗ trợ quản lý các sự cố
2.6.2 Hạn chế
tồn tại cần khắc phục
cho toàn hệ thống
quy định của Basel II
2.6.3 Nguyên nhân
Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế và công tác quản trị rủi ro hoạt động trong lĩnh vực này chưa thực sự được ưu tiên chú trọng
Đội ngũ cán bộ chuyên trách quản trị rủi ro hoạt động còn mỏng và thiếu kinh nghiệm
Trang 10- Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân cơ bản nhất là môi trường pháp lý chưa hoàn thiện
Trang 11CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG
TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
3.1.1 Định hướng tổng quát
xuất chính sách phù hợp
khách hàng
3.1.2 Mục tiêu tăng cường quản trị rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế
Ngoài mục tiêu chung, công tác quản trị rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế
của VCB còn đảm bảo định hướng sau:
quốc tế
là đồng bộ giữa các chi nhánh và đồng bộ với các nghiệp vụ khác
3.2 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc
tế
3.2.1 Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro hoạt động
hội thảo, tập huấn và phát động các cuộc thi
Trang 123.2.2 Tăng cường kiểm tra giám sát tuân thủ
Bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm tra giám sát tuân thủ cần phải được đào tạo chuyên nghiệp và hoạt động độc lập Bên cạnh đó, hoạt động của bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ phải đảm bảo nguyên tắc tất cả các giao dịch đều phải được kiểm tra để khắc phục tình trạng bỏ sót do kiểm tra xác suất
3.2.3 Tăng cường đội ngũ chuyên trách quản trị rủi ro hoạt động
Việc tăng cường bao gồm cả về lượng và chất, nghĩa là cần bổ sung thêm cán bộ cho Phòng Quản lý rủi ro hoạt động, đồng thời thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về quản trị rủi ro hoạt động cho các cán bộ của Phòng thông qua các khóa đào tạo trong nước, nước ngoài về lĩnh vực này
3.2.4 Đổi mới hệ thống công nghệ
Hệ thống TTQT mới, ngoài việc đáp ứng được những yêu cầu chung về khả năng
xử lý giao dịch nhanh, mạnh, không bị treo, chậm, làm ngừng giao dịch mà còn phải hỗ
trợ khả năng quản trị rủi ro
3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế
VCB cần thực hiện tốt những công việc sau:
công việc cụ thể)
3.2.6 Hoàn thiện và bổ sung Quy trình nội bộ
nhận diện rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế
3.3 Kiến nghị
hoạt động
động
Trang 13KẾT LUẬN
Trong phạm vi của Đề tài nghiên cứu này, tác giả đã trình bày quan điểm về khái niệm “Rủi ro hoạt động” và “Quản trị rủi ro hoạt động” theo cách hiểu hiện đại Đặc biệt, tác giả đã gắn kết những rủi ro hoạt động và phương pháp quản trị rủi ro hoạt động với ba sản phẩm thanh toán quốc tế truyền thông của VCB: chuyển tiền nước ngoài, tín dụng chứng từ và nhờ thu chứng từ để từ đó khái quát lên thực trạng quản trị rủi ro trong toàn
bộ nghiệp vụ thanh toán quốc tế của VCB
Mục đích chính của đề tài là phân tích được những rủi ro hoạt động đã xảy ra và
có khả năng xảy ra, đồng thời tìm ra được những kẽ hở mà rủi ro hoạt động có thể xuất hiện Từ đó, tác giả ra được những giải pháp khả thi nhất trong công tác quản trị rủi ro hoạt động trong thanh toán quốc tế
Tác giả tin tưởng rằng việc áp dụng đồng bộ những giải pháp mà tác giả đã đưa ra
sẽ giúp cho VCB hoàn thiện được mô thức quản trị rủi ro hoạt động hiện đại trong thanh toán quốc tế nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung, tiến tới phát triển bền vững và
ổn định, luôn luôn giữ vững vai trò ngân hàng hàng đầu trong thanh toán quốc tế
Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định Tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp để bổ khuyết cho hoạt động thực tiễn tại ngân hàng