0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Giai đoạn đề xuất những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác và Ăngghen thời kỳ 1844

Một phần của tài liệu SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH MÁC VÀ ĂNGGHEN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (Trang 60 -60 )

- Những quan điểm về thực tiễn trong triết học trước Mác

2.1.4 Giai đoạn đề xuất những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác và Ăngghen thời kỳ 1844

hội khoa học của Mác và Ăngghen thời kỳ 1844 - 1846

Trong thời kỳ hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học cái có ý nghĩa nhất trước hết là việc luận chứng nó về mặt triết học. Trong những tác phẩm quan trọng nhất của Mác và Ăngghen thời kỳ này như: “Bản thảo kinh tế - triết học” (1844), “Gia đình thần thánh” hay “Phê phán sự phê phán có tính chất phê phán” (1845), “Hệ tư tưởng Đức” (tháng 11 năm 1845 đến tháng 4 năm 1846) thì việc luận chứng cho chủ nghĩa xã hội khoa học về mặt chính trị của Mác và Ăngghen được đưa lên hàng đầu. Đồng thời thực tiễn chính trị đương thời cũng trở thành yếu tố quan trọng nhất để các ông chuyển hẳn sang thế giới quan mới.

Tuy nhiên nếu nghĩ rằng Mác và Ăngghen đã xây dựng những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học thuần túy bằng con đường phân tích lô-gic thì không đúng. Bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ XIX, giai cấp công nhân ở Anh và Pháp đã không ngừng được mọi người chú ý và tỏ rõ là một lực lượng

chính trị và xã hội độc lập mới. Điều đó không thể không thu hút sự chú ý của Mác và Ăngghen, khi mà trong thời gian đó đang nghiên cứu lịch sử của những cuộc cách mạng và phong trào cách mạng của giai cấp vô sản.

Trong thời gian ở Pháp, Mác nghiên cứu sâu học thuyết của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng và những đại biểu của học thuyết đó như: Ê-chiên Ca-bê, Lu-I Blang, Pi-e Pru-đông và những người khác. Ông cũng luôn liên hệ với các tổ chức và các hội công nhân khác nhau.

Trong những tác phẩm về sau của Mác và Ăngghen khái niệm “sứ mệnh xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản” không ngừng được mở rộng và làm phong phú thêm theo đà hai ông ngày càng đi sâu nghiên cứu những mối quan hệ xã hội của xã hội tư bản, cũng như theo đà phát triển của những sự kiện cách mạng 1848.

Mác xác định, mặc dù còn dưới hình thức chung, khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa coi đó là cách mạng xã hội và cách mạng chính trị do giai cấp vô sản thực hiện. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó là làm thay đổi căn bản những mối quan hệ xã hội và chính trị. Về sau, phạm trù cách mạng xã hội chủ nghĩa được cụ thể hóa trong các tác phẩm của Mác và Ăngghen.

Có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành quan điểm mới về xã hội là tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học” (1844) của Mác. Trong đó, ông nêu lên những tư tưởng cực kỳ quan trọng về xã hội và cách mạng xã hội, dù vẫn còn dấu vết của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoi-ơ-bách và những quan điểm của Hê-ghen.

Đây là tác phẩm có tính chất quá độ. Tác phẩm đã nêu lên sự phê phán chế độ tư hữu với tính cách là cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội bóc lột, nêu lên tính chất đối kháng của những mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, sự thủ tiêu chế độ tư hữu và chủ nghĩa tư bản, cũng như nêu lên chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa nhân đạo v.v.. Giữ một trong những vị trí trung tâm trong tác phẩm đó là việc phân tích phạm trù tha hóa. Khi khắc phục những quan điểm duy tâm của Hê-ghen và những quan điểm nhân bản chủ nghĩa của Phoi-ơ-bách về vấn đề tha hóa, Mác đồng thời phát triển quan điểm mới của mình. Lúc bấy giờ, Hê-ghen dùng thuật ngữ tha hóa để cắt nghĩa quá

trình vận động của ý niệm tuyệt đối tha hóa thành giới tự nhiên và xã hội. Còn Phoi-ơ-bách coi tôn giáo, chúa trời là sự “tha hóa” bản chất tộc loài của con người, vì vậy, chống lại tôn giáo là chống lại con người. Nhưng Mác lại phân tích phạm trù lao động bị tha hóa, cắt nghĩa lao động tha hóa và khắc phục sự tha hóa đó. Lao động bị tha hóa là thứ lao động trong đó sản phẩm do con người sản xuất ra tách khỏi con người, trở thành lực lượng tất yếu, ở bên ngoài, độc lập với con người; rút ngắn đời sống và sự hưởng thụ của con người. Nghĩa là, lao động bị tha hóa dẫn đến sự tha hóa lao động, tha hóa con người. Phạm trù tha hóa ở Mác khác căn bản với phạm trù tha hóa ở Hê-ghen và Phoi-ơ-bách. Mác coi lao động là hoạt động bản chất của con người, do đó nghiên cứu sự tha hóa của lao động là nghiên cứu sự tha hóa của bản chất con người lao động trong quá trình vận động và biến đổi của nó đến một trình độ nhất định mới bị tha hóa. Thời kỳ nguyên thủy lao động chưa bị tha hóa. Lao động bị tha hóa biểu hiện ra dưới hình thức là sở hữu tư nhân.

Nhiều nhà lý luận trước Mác đã thấy sự tha hóa bản chất con người là do chế độ tư hữu, nhưng vì sao có chế độ tư hữu thì chưa mấy ai giải thích được. Mác cắt nghĩa sở hữu tư nhân là do lao động tha hóa tạo nên. Sở hữu tư nhân vừa là kết quả, vừa là hình thức biểu hiện lao động bị tha hóa, nhưng đồng thời nó còn là điều kiện để lao động càng bị tha hóa hơn. Đỉnh cao nhất của lao động bị tha hóa biểu hiện ở chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa vì: thứ nhất, sức lao động của người công nhân vốn quý nhất của họ, nhưng lại thuộc về quyền sử dụng của nhà tư bản. Thứ hai, hoạt động của người công nhân đúng ra thể hiện bản chất của họ thì trong lao động bị tha hóa, hoạt động lao động trở thành hình phạt, trở thành nỗi cực nhọc của người công nhân. Thứ ba, sản phẩm của người công nhân do lao động tạo ra lại trở thành cái thống trị lại chính họ; của cải họ làm ra càng nhiều bao nhiêu thì bản thân họ càng bị tha hóa bấy nhiêu.

Ở đây, phạm trù tha hóa đã trở thành phương tiện để Mác phê phán những mối quan hệ xã hội hiện có do thế giới tư hữu đẻ ra. Khi phê phán xã hội tư sản và những cơ sở của nó, ông sử dụng phạm trù tha hóa như phạm trù

cho phép ông đi sâu vào cơ cấu của xã hội tư bản. Phạm trù đó, như vậy, có tính chất phương pháp luận.

Mác chỉ ra rằng cơ sở của sự tha hóa của con người trong xã hội hiện tại là sự tha hóa của con người về kinh tế, do sự xuất hiện của chế độ tư hữu. Phạm trù lao động bị tha hóa phản ánh những mối quan hệ kinh tế dựa trên chế độ tư hữu và do đó vạch ra khả năng thủ tiêu sự tha hóa về kinh tế bằng con đường biến chế độ tư hữu thành chế độ công hữu.

Mác chỉ ra rằng: “Tôn giáo, gia đình, nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật v.v.. chỉ là những hình thức đặc biệt của sản xuất và phục tùng quy luật phổ biến của sản xuất. Cho nên sự xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu với tính cách là sự chiếm hữu sinh hoạt của con người là sự xóa bỏ một cách tích cực mọi sự tha hóa, nghĩa là việc con người từ tôn giáo, gia đình, nhà nước v.v.. quay trở về tồn tại con người của mình, nghĩa là tồn tại xã hội của mình”[4, tr. 589]. Ông khẳng định: cùng với sự sụp đổ của tha hóa trong lĩnh vực những mối quan hệ kinh tế bằng con đường xóa bỏ chế độ tư hữu thì mọi sự tha hóa cũng đều mất đi. Bằng phạm trù tha hóa. Mác đã chứng minh sự cần thiết phải thủ tiêu những mối quan hệ xã hội dựa trên chế độ tư hữu. Tuy khái niệm tha hóa trong tác phẩm còn chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân bản của Phoi-ơ-bách, thì đối với Mác, phạm trù tha hóa biểu hiện như một phạm trù lịch sử phản ánh tình cảnh của con người trong xã hội đối kháng và giải thích sự bóc lột đang tồn tại trong xã hội . Mác viết trong xã hội tư bản, người công nhân có “quan hệ với sản phẩm lao động của mình, với lao động đã vật hóa của mình như … với một vật xa lạ, đối địch, có uy lực, không phụ thuộc vào mình…”[4, tr. 568].

Lao động vốn là hoạt động sáng tạo của con người, thì dưới chủ nghĩa tư bản trở thành lao động bắt buộc, lao động cưỡng bức. “..lao động sản xuất ra những vật dụng kỳ diệu cho những người giàu, nhưng nó lại sản xuất ra sự bần cùng hóa người công nhân. Nó sáng tạo ra lâu đài, nhưng cũng tạo ra cả những túp lều lụp xụp cho công nhân. Nó sáng tạo ra cái đẹp, nhưng cũng làm công nhân xấu xí đi. Nó thay thế lao động chân tay bằng máy móc, nhưng trong khi đó thì một bộ phận công nhân bị ném trở lại đằng sau, trở lại lao

động dã man, còn một bộ phận công nhân khác thì biến thành cái máy. Nó sản sinh ra sự thông minh, nhưng cũng sản sinh cả sự đần độn, ngu ngốc, coi như số phận của công nhân”[4, tr. 562].

Từ đó Mác đi đến kết luận: xóa bỏ chế độ tư hữu là cơ sở để xóa bỏ những mối quan hệ đối kháng trong xã hội. Nhưng sự xóa bỏ chế độ tư hữu đó gắn với hình thức chính trị giải phóng công nhân đưa đến giải phóng toàn thể loài người. Việc phá hủy những mối quan hệ cũ được thực hiện trong quá trình thực tiễn chính trị, nhờ cách mạng. Ông viết: “Muốn xóa bỏ tư tưởng về chế độ tư hữu thì chỉ cần có tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản là hoàn toàn đủ rồi. Còn muốn xóa bỏ chế độ tư hữu trong hiện thực thì đòi hỏi phải có hành động cộng sản chủ nghĩa hiện thực. Lịch sử sẽ đem theo mình hành động cộng sản chủ nghĩa ấy, và sự vận động mà chúng ta đã nhận thức được trong tư tưởng như một cái tự mình xóa bỏ mình thì sẽ thực hiện một quá trình rất khó khăn và lâu dài trong hiện thực”[4, tr. 606].

Như vậy, trong “Bản thảo kinh tế - triết học”, Mác đã thực hiện một bước nữa trong việc phát triển lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học. Ông đã đưa ra những luận cứ về kinh tế và triết học để chứng minh cho tính tất yếu của sự xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ những mâu thuẫn xã hội đối kháng và sự ra đời của một xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ông coi giai cấp công nhân là lực lượng xã hội sẽ thực hiện quá trình xóa bỏ sự tha hóa của con người và sẽ thông qua cách mạng đưa con người đến chủ nghĩa cộng sản là chế độ sẽ tạo mọi điều kiện để cho cá nhân phát triển một cách toàn diện. Do đó, chủ nghĩa cộng sản có nghĩa là chủ nghĩa nhân đạo.

Song trong tác phẩm này, Mác chưa gọi mình là người cộng sản và ông cũng chưa gọi học thuyết của mình là chủ nghĩa cộng sản mà gọi là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực. Theo Mác, nếu có chủ nghĩa cộng sản thì đó là chủ nghĩa nhân đạo hoàn bị, là học thuyết vạch ra sự phát triển của con người hài hòa với sự phát triển của tự nhiên. Do đó, nó cũng được coi là chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị.

Mác cũng phê phán thứ chủ nghĩa xã hội thô thiển, không tưởng trong lịch sử, đó là thứ “chủ nghĩa xã hội bình quân”, định xây dựng một xã hội tự

do, công bằng nhưng trên cơ sở triệt tiêu mọi nhu cầu. Tư tưởng của Mác là tìm ra cơ sở lý luận cho chủ nghĩa nhân đạo hiện thực.

Mặc dù những tư tưởng của Mác trình bày trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học” là hết sức phong phú, nhưng vẫn còn phải luận chứng thêm nhiều mới có thể tiến tới sự toàn diện và sâu sắc của lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học. Những luận điểm được Mác vạch ra trong tác phẩm tiếp tục được ông phát triển và luận chứng trong các tác phẩm chín muồi hơn về sau này.

Đến mùa thu năm 1844, Mác và Ăngghen gặp nhau tại Pari và hai ông hoàn toàn nhất trí với nhau về những vấn đề lý luận và chính trị.

Đó là thời điểm phong trào công nhân ở Đức bắt đầu bùng nổ. Năm 1844 diễn ra cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Slê-di-en. Đây là cuộc đấu tranh có quy mô lớn đầu tiên của công nhân. Những người thợ dệt ở đây phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”; một mặt họ bị tầng lớp thương nhân, chủ xưởng bóc lột sức lao động với giá nhân công rẻ mạt, mặt khác họ lại phải đóng thuế cho bọn địa chủ địa phương thì mới được quyền dệt vải. Đời sống của thợ dệt trong vùng cực kỳ nghèo khổ. Nhật báo Cảnh sát và hình sự Béc-lin số 4, năm 1844 đã viết: Để có miếng bánh mì ăn cho đỡ đói, thợ dệt đã phải bán giường tủ bàn ghế, áo quần của mình. Một bản tin khác của nhật báo Slê-di-en đã đưa tin: Thợ dệt đi lang thang khắp làng xóm như những bóng ma. Đỉnh điểm của sự phẫn nộ được tích tụ trong bài hát “Sự khủng bố đẫm máu” – đây được xem như bài hát “Mác-xây-e” của thợ dệt ở Slê-di-en. Đó là tiếng hô dũng cảm chiến đấu mà “… trong đó giai cấp vô sản dõng dạc tuyên bố ngay lập tức, một cách dứt khoát lạnh lùng, một cách gay gắt, mạnh mẽ và thẳng tuột ra rằng nó đối lập với xã hội tư hữu”[23, tr. 38]. Một người công nhân đã hát vang bài hát này trước cửa nhà một tên chủ xưởng. Ngay lập tức anh bị bắt và đánh đập tàn nhẫn. Hành động tàn ác của tên chủ xưởng đã khiến cho những thợ dệt địa phương càng thêm tức giận. Ngày 4 tháng 6 năm 1844, một số công nhân đã kéo đến đập phá nhà xưởng và kho tàng của tên chủ xưởng đó. Ngày 5 tháng 6, số đông thợ dệt đã tham gia khởi nghĩa.

Các đơn vị quân đội lập tức được điều động đến vùng khởi nghĩa. Trong cuộc đụng độ đầu tiên quân khởi nghĩa đã giành được thắng lợi và buộc binh

lính phải rút lui. Nhưng khi đơn vị lớn của quân đội kéo đến đàn áp thì cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Hơn 70 thợ dệt bị bắt và bị tra tấn nhục hình.

Nhận xét về nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa, Mác và Ăngghen cho rằng cũng giống như cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Ly-ông Pháp “công nhân nước này đã bày tỏ sự bất mãn của mình bằng nhiều cuộc nổi dậy nhưng không có mục tiêu rõ ràng nên không đạt được kết quả gì”[20, tr. 778].

Mác đánh giá cao cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Slê-di-en, coi nó là một hiện tượng mở đầu cho phong trào công nhân đấu tranh mang tính chất quần chúng ở Đức. Nó góp phần thức tỉnh và đoàn kết công nhân Đức, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển phong trào vô sản ở Đức lúc bấy giờ.

Về tác động to lớn của cuộc khởi nghĩa đến phong trào công nhân trên toàn nước Đức lúc bấy giờ, Ăngghen nhận xét: khi những người thợ dệt ở S lê-di-en nổi dậy thì những người thợ in vải hoa ở Béc-lin, những người công nhân xây dựng đường sắt ở Bô-hem và Xác-xô-ni và hầu hết công nhân công nghiệp trên toàn nước Đức đã đáp lại bằng những cuộc bãi công và làn sóng phản đối.

Cuộc khởi nghĩa ở Slê-di-en đã thể hiện ý thức giác ngộ ngày càng cao của giai cấp vô sản Đức. Mác và Ăngghen đã nhận xét: “không có một cuộc nổi dậy nào của công nhân Anh và Pháp có được tính cách lý luận và giác ngộ

Một phần của tài liệu SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH MÁC VÀ ĂNGGHEN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (Trang 60 -60 )

×