Bước chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường chủ nghĩa xã hội của Mác và Ăngghen trên cơ sở thống nhất giữa

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 50)

- Những quan điểm về thực tiễn trong triết học trước Mác

2.1.2 Bước chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường chủ nghĩa xã hội của Mác và Ăngghen trên cơ sở thống nhất giữa

trường chủ nghĩa xã hội của Mác và Ăngghen trên cơ sở thống nhất giữa lý luận và thực tiễn xã hội trong giai đoạn 1842 - 1843

Khi còn là những nhà dân chủ cách mạng, Mác và Ăngghen đã tỏ ra quan tâm đến những vấn đề chính trị - xã hội. Trong các tác phẩm đầu tiên, hai ông đã nhìn thấy những mối quan hệ về chính trị và xã hội trong xã hội đương thời. Sự tiến triển về mặt triết học của Mác và Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm đến chủ nghĩa duy vật xét về mặt lịch sử tất yếu phải đi đôi với bước chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa. Không có bước chuyển đó thì không thể phát triển hơn nữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Hơn nữa, bản thân bước chuyển từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản khoa học tất yếu cũng đòi hỏi một cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết học. Không thể xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng nếu không xây dựng chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng như xây dựng một quan điểm mới về kinh tế chính trị học.

Ở đây không có sự đối lập lý luận với thực tiễn của cuộc đấu tranh xã hội và đấu tranh chính trị. Hai mặt này gắn chặt và thống nhất với nhau trong quá trình Mác và Ăngghen chuyển sang lập trường của chủ nghĩa cộng sản. Hai mặt đó là: kết quả Mác và Ăngghen quan sát và tham gia những cuộc đấu

tranh giai cấp trong xã hội, đồng thời sử dụng những tư tưởng tiến bộ trong lĩnh vực triết học, xã hội học và kinh tế - chính trị học để diễn đạt quan niệm mới – quan niệm duy vật về thế giới.

1- Bước đầu hoạt động lý luận và chính trị của Mác

Sau khi hoàn thành luận án tiến sỹ, lúc đầu Mác dự kiến trở thành giáo sư đại học ở Bon. Nhưng do chính phủ Phổ đàn áp trí thức bất đồng chính kiến, Mác thấy, với cương vị này không thể trình bày công khai quan điểm của mình. Sau đó, ông từ bỏ nghề dạy học và dấn thân vào con đường đấu tranh chính trị thực tiễn. Ông đi Cô-lô-nhơ, chẳng bao lâu sau trở thành biên tập viên báo “Sông Ranh” – cơ quan ngôn luận của phái dân chủ cách mạng.

Hoạt động với tư cách là biên tập viên tờ báo đã thúc đẩy Mác nghiên cứu những vấn đề xã hội và kinh tế thực tế. Dù vẫn còn là nhà duy tâm trong lĩnh vực thế giới quan, nhưng trong các bài báo “Cuộc thảo luận về tự do báo chí”, “Cuộc thảo luận về đạo luật ăn cắp gỗ rừng”…, Mác đã phát biểu ngày càng nhiều về hiện thực các mối quan hệ giai cấp, những hành động và chính sách của nhà nước hiện đại, về sự bất công xã hội v.v.. Chẳng hạn như Mác đã viết: “Không có nơi nào mà tinh thần đẳng cấp đặc biệt lại biểu hiện rõ ràng hơn, dứt khoát hơn và đầy đủ hơn là ở cuộc thảo luận về báo chí. Đặc biệt điều đó đúng đối với phái đối lập chống tự do báo chí cũng giống như nói chung ở phái đối lập chống tự do nói chung thì tinh thần của một giới nào đó, lợi ích cá nhân của một đẳng cấp nào đó, tính phiến diện tự nhiên được biểu hiện một cách mạnh mẽ nhất, dữ tợn nhất và gớm ghiếc nhất”[17, tr 36].

Mác phê phán nhà nước phong kiến, những thể chế và luật lệ của nó vì những cái đó mâu thuẫn với bản thân chúng. Vì chúng rơi vào tình trạng bảo vệ lợi ích của một vài đẳng cấp riêng biệt. Ông nhận thấy chính nhà nước và những luật lệ của nó là sự thể hiện của lý trí, là sự phù hợp các hoạt động của thể chế xã hội với lợi ích của nhân dân.

Nhưng chẳng bao lâu sau, Mác đã phát hiện ra những mâu thuẫn trong thế giới quan của mình. Trong bài viết về những cuộc thảo luận của hội đồng dân biểu vùng sông Ranh về đạo luật chống ăn cắp gỗ rừng, Mác đã nhận thấy pháp luật khi đó coi việc nông dân nhặt củi khô là phạm tội ăn cắp là pháp

luật theo tập quán, bảo vệ quyền lợi của chủ rừng. Ông đã thấy rằng nhà nước là một tổ chức giai cấp và nó phục vụ lợi ích kinh tế của bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Từ đó ông nhìn thấy hiện thực xã hội có giai cấp chỉ đầy rẫy những luật lệ bảo vệ lợi ích của các đẳng cấp thống trị và là công cụ của các đẳng cấp ấy.

Mác cho rằng nhà nước phải thực hiện những quyền tự do dân chủ chung, phải thể hiện quyền tự do lý trí nhân dân. Ông đòi hỏi phải có một nền dân chủ rộng rãi.

Chính từ những mâu thuẫn nảy sinh trong thế giới quan dân chủ cách mạng của mình, dần dần Mác đã đi đến thừa nhận tính giai cấp của nhà nước. Ông cũng dần phát hiện những mâu thuẫn giữa sở hữu và bần cùng, giữa những người có của và những người không có của, giữa nhà tư sản và người công nhân. Tất cả những điều đó buộc Mác phải xem xét lại quan điểm triết học của mình.

Nhưng thời điểm đó, ông vẫn chưa xây dựng cho mình một lý tưởng chính trị. Đối với chủ nghĩa cộng sản văn hoa của E. Bau-ơ ông có thái độ hoài nghi. Còn trong cuộc bút chiến với tờ “Allgemeine Literatur - Zeitung”*, Mác nhấn mạnh rằng chủ nghĩa cộng sản phải được coi là một “vấn đề quan trọng hiện nay”. Ông bác bỏ lời buộc tội rằng báo “Sông Ranh” tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản. Ông khẳng định tờ báo không có ý định thực hiện chủ nghĩa cộng sản trên lý luận và trên thực tiễn.

Mác muốn biến báo “Sông Ranh” thành cơ quan chính trị hiện thực đứng trên lập trường của chủ nghĩa dân chủ cách mạng. Ông nhận thức một cách rõ ràng là cần phải gắn những vấn đề tự do và luật pháp với hiện thực cụ thể, với sự bảo vệ của xã hội đối với quần chúng nhân dân không có của, với cuộc đấu tranh chống thế lực phản động Phổ.

*"Allgemeine Literatur-Zeitung" ("Báo văn học phổ thông") là tạp chí tiếng Đức ra hàng tháng, do B. Bauer thuộc phái Hegel trẻ chủ biên, phát hành ở Charlottenburg từ tháng Chạp 1843 đến tháng Mười 1844.

Trong quá trình bảo vệ những người nghèo khổ - nông dân, thợ thủ công vùng Mô-den -, Mác dần dần tìm thấy nguồn gốc của sự đối lập giữa giàu có và nghèo khổ - biểu hiện của chế độ tư hữu. Đó là cái đầu tiên thúc đẩy ông nghiên cứu những vấn đề kinh tế. Điều này tất yếu đã đưa ông đến chỗ xét lại những quan niệm duy tâm của mình.

Thời kỳ đó Mác chưa có một quan niệm rõ ràng về chủ nghĩa cộng sản, nhưng ông đã cho rằng vấn đề chủ nghĩa cộng sản đáng được nghiên cứu nghiêm túc trên cơ sở hiện thực cụ thể.

Đến mùa xuân năm 1843, báo “Sông Ranh” bị đóng cửa do chính phủ Phổ quy cho tờ báo này tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Vì vậy, Mác phải rời Cô-lô-nhơ đến Crây- txơ-nách. Tại đây ông tăng cường nghiên cứu lịch sử chính trị - xã hội của nước Anh và Pháp. Trong thời gian ở Crây-txơ-nách, ông ghi chép rất nhiều, đến 5 quyển vở. Mác đặc biệt nghiên cứu lịch sử cách mạng tư sản Pháp 1789-1794, các tác phẩm của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng như: Rút-xô, Mông-tét-ski-ơ, v.v.. Nhờ vậy, ông nhận thấy cần phải dứt khoát đoạn tuyệt với triết học Hê-ghen. Đồng thời, đây cũng là thời gian cần thiết để Mác chuẩn bị kiến thức viết tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen”.

Như vậy, một mặt, bản thân đời sống chính trị - xã hội và thực tiễn công tác tại tờ báo, mặt khác, sự nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, lịch sử chính trị - xã hội và triết học đã đưa Mác đến những quan điểm lý luận mới – quan niệm duy vật về lịch sử và chủ nghĩa cộng sản. Sự tiến triển đó diễn ra hết sức nhanh chóng. Quá trình đó kéo theo sự thay đổi những quan điểm triết học chung, và nó gắn liền một cách chặt chẽ với sự hình thành những tư tưởng mới về chính trị - xã hội và kinh tế. Đó là một quá trình thống nhất giữa tư tưởng và thực tiễn hoạt động chính trị của Mác.

2- Bước đầu hoạt động lý luận và thực tiễn của Ăngghen

Quá trình Ăngghen trẻ đi đến lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học thực ra khá giống với sự tiến triển của Mác, tuy nhiên cũng có một vài đặc điểm riêng.

Ngay trong những tác phẩm đầu tiên, Ăngghen đã quan tâm đến những vấn đề chính trị - xã hội. Trong “Những bức thư từ Vúp-péc-tan”, ông mô tả

sự bần cùng kinh khủng của các giai cấp bên dưới, vạch trần những thói xấu vốn có của chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa. Song ông chưa thấy rằng tình trạng đó là hậu quả tất yếu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ông chưa thấy nguyên nhân kinh tế của sự nghèo khổ của quần chúng nhân dân.

Từ những quan sát sự kiện của đời sống xã hội, Ăngghen đã rút ra nhiều kết luận hiện thực và bày tỏ sự phản kháng có tính chất cách mạng: đó là, đòi nhân dân được tham gia quản lý nhà nước, đòi thủ tiêu mọi chế độ quý tộc gia truyền, mọi sự cưỡng bức của tôn giáo.

Trong những bức thư gửi cho Gơ-rê-béc, Ăngghen mơ ước một cơn bão táp cách mạng. Ông tham gia phong trào Hê-ghen trẻ và tán thành những tư tưởng tiến bộ nhất của phong trào đó. Nhưng khác với phái Hê-ghen trẻ, ông luôn đòi hỏi trong chính trị phải xuất phát từ hiện thực, kêu gọi đấu tranh chống lại đời sống xã hội ngột ngạt đang tồn tại tại Đức.

Ăngghen chịu nhiều ảnh hưởng của triết học Hê-ghen. Nhờ những tư tưởng của Hê-ghen, ông đã phát triển tư tưởng về quy luật khách quan, cũng như quan điểm biện chứng về tự do và tất yếu. Trong lịch sử, ông nhìn thấy quá trình mâu thuẫn của sự thực hiện khái niệm tự do. Đối với nước Đức, điều đó có nghĩa là tất yếu phải đấu tranh chống chế độ phong kiến.

Quan điểm về sự cần thiết phải gắn những tư tưởng chính trị với thực tiễn của đời sống được biểu hiện ra một cách đặc biệt rõ ràng trong việc Ăngghen giải quyết vấn đề thống nhất dân tộc Đức. Trong bài “Éc-nơ-x tơ Mô-rít Ác-nơ-đơ-tơ” năm 1841, Ăngghen viết: Sự tiêu diệt thực sự tinh thần say mê dân tộc Đức hoặc đúng hơn là tiêu diệt sức sống của nó bắt đầu từ cách mạng tháng Bảy và đã được đặt trong cuộc cách mạng đó. Nhưng cũng trong thời gian đó xảy ra sự thất bại của quốc tịch thế giới, bởi vì ý nghĩa quan trọng nhất của tuần lễ vĩ đại chính là ở sự phục hồi dân tộc Pháp với tư cách là một cường quốc, điều đó cũng kích thích các dân tộc khác cố gắng đi đến đoàn kết nội bộ mạnh mẽ hơn. Theo đó, Ăngghen coi nền cộng hòa dân chủ đã có những hình ảnh đầu tiên do cuộc cách mạng Pháp phác họa.

Ăngghen ngày càng thấy rõ ràng hơn sự cần thiết phải hiểu lịch sử như là một quá trình khách quan – và quá trình đó tuyệt nhiên không phải là kết

quả của sự độc đoán của các cá nhân. Từ cuối năm 1842, Ăngghen biểu lộ dần bước chuyển từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản.

Thời kỳ này Ăngghen chú ý nhiều đến những tư tưởng của Môi-xây Ghe-xơ, người đã tuyên truyền chủ nghĩa xã hội không tưởng và coi cách mạng là không tránh khỏi. Nhưng chẳng bao lâu Ăngghen đã vượt lên trước M. Ghe-xơ. Ở trung tâm cuộc đấu tranh tư tưởng tại Đức, Ăngghen ngày càng chú ý nhiều hơn đến những tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và dần từ bỏ những tính chất không tưởng của những tư tưởng trước đó. Còn Ghe-xơ thì trái lại, tiến về phía chủ nghĩa xã hội đạo đức.

Giai đoạn mới trong sự tiến triển của những quan điểm của Ăngghen gắn liền với việc ông chuyển đến sống tại Anh. Lênin viết: “Chỉ ở Anh, Ăngghen mới trở thành người xã hội chủ nghĩa. Ở Man-se-xtơ, ông liên hệ với những người hoạt động trong phong trào công nhân Anh lúc bấy giờ và bắt đầu viết trong các xuất bản phẩm xã hội chủ nghĩa Anh”[48, tr. 8].

Ở Anh, Ăngghen làm quen với hoàn cảnh xã hội mà ở đấy sự có mặt của những cực xã hội – giai cấp tư sản và giai cấp vô sản – và sự đối kháng của hai cực đó biểu hiện một cách hết sức gay gắt. Việc phân tích những mối quan hệ đó về mặt kinh tế - xã hội tất yếu đưa Ăngghen đến những kết luận theo tinh thần của chủ nghĩa xã hội khoa học tương lai. Tháng 12 năm 1842, Ăngghen viết trong báo “Sông Ranh”: “xét về số lượng thì giai cấp đó đã trở thành giai cấp hùng mạnh nhất ở Anh và đau khổ thay cho những kẻ giàu có ở Anh khi nó nhận thức được điều đó”[1, tr. 501-502]. Đó là bước tiến lớn của Ăngghen về phía thừa nhận sứ mệnh xây dựng xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản.

Ăngghen cho rằng cách mạng xã hội là kết quả của những mâu thuẫn xã hội và kinh tế gay gắt. Ông nhận thấy cuộc đấu tranh giai cấp giữa đảng bảo thủ, đảng tự do chủ nghĩa và đảng dân chủ cấp tiến – tức những người theo phong trào Hiến chương. Ông dành thiện cảm cho những người theo phong trào Hiến Chương, đem thế giới quan chính trị của ông gắn với hoạt động của phong trào này. Ông coi giai cấp vô sản là tương lai của sự tiến bộ xã hội. Trong bài “Những cuộc khủng khoảng nội bộ”, sau khi vạch ra sự thất bại của

phong trào công nhân mùa hè năm 1842, Ăngghen viết: “…những người nghèo khổ cũng rút ra từ những sự kiện đó một điều bổ ích cho mình: đó là ý thức cho rằng cách mạng không thể thực hiện được bằng phương pháp hòa bình, và chỉ có sự lật đổ bằng bạo lực những mối quan hệ trái với tự nhiên hiện có, chỉ có sự lật đổ triệt để giới quý tộc địa chủ và giới quý tộc công nghiệp mới có thể cải thiện được tình cảnh vật chất của những người vô sản”[1, tr. 502-503].

Ăngghen chỉ ra mặt yếu của phong trào Hiến Chương – đó là sự cự tuyệt cái gọi là “những biện pháp bất hợp pháp”, tính không rõ ràng của những mục đích cuối cùng của phong trào, lòng tin vào sức mạnh kỳ diệu của quyền đầu phiều phổ thông. Ông nhận xét: “mỗi ngày giai cấp công nhân càng thấm nhuần hơn những nguyên tắc dân chủ - cấp tiến của phong trào Hiến chương và ngày càng thừa nhận những nguyên tắc đó là biểu hiện của ý thức tập thể của mình. Tuy nhiên, hiện nay đảng đó mới trong quá trình hình thành, vì vậy nó chưa thể đấu tranh thật kiên quyết”[2, tr.505].

Trong các bài viết của mình, Ăngghen luôn đặt vấn đề cần phải kết hợp phong trào của quần chúng công nhân với tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Khía cạnh đó được ông không ngừng phát triển và chứng minh.

Trong bài báo “Những thành tích của phong trào đòi cải tạo xã hội trên lục địa”, đăng trên tờ báo của các nhà xã hội chủ nghĩa thuộc phái Ô-oen ở Anh vào tháng 11 năm 1843, Ăngghen đã phân tích các phong trào xã hội chủ nghĩa ở Anh, Pháp và Đức. Ông đã đi đến kết luận: “Chính ba cường quốc văn minh ở Châu Âu – Anh, Pháp và Đức – đã đi đến kết luận rằng cuộc cách mạng triệt để trong cơ cấu xã hội mà cơ sở là chế độ tư hữu tập thể, hiện nay

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)