Nghĩa của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển lý luận về xã hộ

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 44)

- Những quan điểm về thực tiễn trong triết học trước Mác

1.3 nghĩa của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển lý luận về xã hộ

với sự phát triển lý luận về xã hội

Từ mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, chúng ta thấy ý nghĩa của sự thống nhất này đối với sự phát triển lý luận về xã hội là phải xem xét xã hội trong trạng thái vận động, phát triển không ngừng của nó.

Do vậy, lý luận không những phải xuất phát từ thực tiễn mà còn phải phản ánh trung thực hiện thực khách quan. Khi phản ánh trung thực hiện thực khách quan, lý luận sẽ đề cập đến mọi yếu tố của bức tranh tổng thể về sự vận động của xã hội với những mối liên hệ phức tạp của nó. Và chỉ khi đó, lý luận mới chỉ rõ được sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau của các yếu tố, từ đó

vạch ra được bản chất cũng như dự đoán được đường hướng phát triển tương lai của xã hội. Đây chính là yếu tố làm cho hoạt động của con người đáp ứng được những yêu cầu khách quan của xã hội.

Lý luận phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, nghiên cứu nhu cầu của thực tiễn một cách toàn diện và khách quan. Chỉ có như vậy lý luận mới có thể làm nhiệm vụ dẫn dắt thực tiễn, vạch đường cho sự vận động của thực tiễn xã hội. Đáp ứng được yêu cầu này thì lý luận về xã hội mới chỉ ra được bản chất của sự vận động và phát triển của xã hội loài người, với vị trí cũng như vai trò của các giai cấp trong xã hội, từ đó xác định xu thế biến đổi tất yếu trong tương lai.

Lý luận phải luôn hướng vào thực tiễn để phục vụ và bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu của thực tế. Bởi tại mỗi một giai đoạn lịch sử, thực tiễn lại đặt ra những yêu cầu khác biệt và riêng có, lý luận phải bám sát những sự vận động của lịch sử ấy mà có những bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế xã hội. Sự khác biệt và riêng có ấy thể hiện ở vai trò và thế lực của các giai cấp trong xã hội ở từng thời kỳ. Điều đó cũng xác định vị trí và vai trò của giai cấp trong các phong trào xã hội đương thời. Do đó, lý luận cần bao hàm hết các yếu tố đó trong nội dung của mình thì mới đảm bảo được tính khoa học, cách mạng và đúng đắn.

Đây là một yếu tố không thể bỏ qua đối với sự phát triển lý luận về xã hội: coi trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, bám sát thực tiễn để không ngừng đổi mới lý luận. Như ở trên đã trình bày, con đường hình thành lý luận chính là tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Do đó, lý luận luôn có xu hướng chậm hơn sự vận động của thực tiễn. Mà lý luận lại chỉ phản ánh khái quát nhất, mang tính trừu tượng về sự vật, hiện tượng; trong khi thực tiễn là phong phú, muôn hình muôn vẻ. Chính vì vậy, liên tục tổng kết thực tiễn để bổ sung và phát triển lý luận là một hoạt động vô cùng quan trọng. Bởi nếu không có sự bổ sung, điều chỉnh lý luận một cách kịp thời, loại bỏ những yếu tố lạc hậu, kề thừa một cách biện chứng những nội dung trước đó, thì lý luận khó có thể phát triển và phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan.

Ngược lại, khi lý luận phản ánh đúng đắn và khoa học về hiện thực khách quan thì nó có thể đề ra những dự báo vượt trước so với thực tế đang tồn tại. Từ chỗ nhận định đúng đắn vai trò, vị trí và nhiệm vụ của các giai cấp trong xã hội lý luận có thể vạch ra được đường hướng phát triển của xã hội trong tương lai.

Ngoài ra, cần chú trọng kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý luận trong thực tiễn. Bởi, lý luận xuất phát từ thực tiễn, dựa vào thực tiễn để bổ sung và xây dựng, nên chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá tính đúng đắn của lý luận.

Tóm lại, thông qua việc trình bày những vấn đề lý luận chung về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, đặc biệt là quan niệm của Mác và Ăngghen về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, chúng ta thấy lý luận luôn bám sát thực tiễn, từ thực tiễn mà vận động, biến đổi cho phù hợp với nhu cầu khách quan. Chỉ như vậy lý luận mới có thể dẫn đường cho sự phát triển của thực tiễn. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, lý luận phải luôn nắm được hướng đi cơ bản của thực tiễn lịch sử, từ đó xác định xu thế phát triển tất yếu trong tương lai của thực tiễn xã hội.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)